Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử (1997-2012)

.PDF
134
203
136

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n §µO THïY D¦¥NG §¶NG Bé TØNH VÜNH PHóC L·NH §¹O C¤NG T¸C B¶O TåN Vµ PH¸T HUY GI¸ TRÞ C¸C DI TÝCH LÞCH Sö (1997 - 2012) luËn v¨n th¹c sÜ LÞCH Sö Hµ Néi, 2013 1 §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n §µO THïY D¦¥NG §¶NG Bé TØNH VÜNH PHóC L·NH §¹O C¤NG T¸C B¶O TåN Vµ PH¸T HUY GI¸ TRÞ C¸C DI TÝCH LÞCH Sö (1997 - 2012) Chuyªn ngµnh: LÞch sö §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam M· sè: 60 22 03 15 luËn v¨n th¹c sÜ lÞch sö ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. TRÇN VIÕT NGHÜA Hµ Néi, 2013 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành BVHTT : Bộ Văn hóa Thông tin BVHTT&DL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn HĐND : Hội đồng nhân dân PVHTT&DL : Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch SVHTT&DL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TCN : Trước công nguyên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Viết Nghĩa. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2013 Tác giả luận văn Đào Thùy Dương 4 LỜI CẢM ƠN Lời trước nhất, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Viết Nghĩa người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ, nhân viên của Phòng Lưu trữ trữ tư liệu, Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; cán bộ, chuyên viên của Ban Quản lý Di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc; cán bộ, nhân viên của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc; các cán bộ thư viện tỉnh Vĩnh Phúc; cán bộ của Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Yên Lạc đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình khai thác tư liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên cổ vũ, động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 8 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 9 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 11 6. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 12 7. Bố cục của luận văn ................................................................................. 12 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI VÀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĨNH PHÚC ......................................... 13 1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ..................... 13 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 13 1.1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................... 17 1.2. Hệ thống di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc ................................................ 21 1.2.1. Một số khái niệm về di sản văn hóa, di tích lịch sử- văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa....................................................... 21 1.2.2. Hệ thống di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc ............................................. 25 1.2.3. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử trước năm 1997......................................................................................... 30 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 34 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN 1997-2005................................................................................. 35 2.1. Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2006) .............. 35 2.2. Sự lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................. 39 6 2.2.1. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử........................................... 39 2.2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc ...................................................... 42 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 54 Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN 2006 - 2012............................................................................... 56 3.1. Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2006-2012)................ 56 3.2. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ..................................................... 60 3.3. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc ......................................................... 63 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 87 Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........ 89 4.1. Một số nhận xét về sự lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2012 ....................... 89 4.2. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................. 95 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 115 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử. Bề dày này được tạo thành và vun đắp trong suốt quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân Vĩnh Phúc. Đến nay, Vĩnh Phúc đã có được một hệ thống di tích lịch sử ở khắp các địa phương trong tỉnh. Hệ thống di tích này vừa là niềm tự hào, vừa là một tài sản vô giá của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc còn quan tâm đến công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Nhiều di tích đã được đầu tư chống xuống cấp, tu sửa, tôn tạo. Việc xây dựng hồ sơ khoa học, xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di tích cũng được chú trọng thực hiện. Các di tích lịch sử không chỉ phục vụ đời sống tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương mà còn là một động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là ngành kinh tế du lịch. Xác định di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ cha ông để lại, là phần hồn của văn hóa dân tộc, là động lực để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự quan tâm đáng kể đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử (1997 - 2012)” làm luận văn Thạc sỹ Lịch sử của mình, với mục đích làm rõ thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Vĩnh Phúc. 8 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong nhiều năm qua đã có khá nhiều nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ về di tích lịch sử ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giới thiệu hoặc mô tả dưới góc độ đơn lẻ từng di tích như di tích danh thắng Tây Thiên ở Tam Đảo, đền Thính ở Yên Lạc, đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh (nay là Hà Nội), đình Hương Canh ở Bình Xuyên… Trước năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú đã xuất bản sách “Địa chí văn hóa Vĩnh Phú. Văn hóa dân gian vùng đất Tổ” (1986) của Xuân Thiêm và Ngô Quang Nam. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về các di tích lịch sử và lễ hội cổ truyền của Vĩnh Phú. Từ năm 1997 đến nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến di tích lịch sử ở tỉnh và được xuất bản thành sách. Cụ thể như sau: Công trình “Danh nhân Vĩnh Phúc” (1999) của Lê Kim Thuyên đã giới thiệu khá đầy đủ về các danh nhân ở Vĩnh Phúc từ thời Hai Bà Trưng cho đến trước thời đại Hồ Chí Minh, nơi thờ tự và tổ chức lễ hội của các danh nhân. Trong sách “Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo)” (2000), Lê Kim Thuyên đã đề cập về vùng đất và con người Vĩnh Phúc nói chung và di tích lịch sử nói riêng. Trong công trình “Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc” (2007), Bùi Đằng Sinh đã giới thiệu về các loại hình văn hoá dân gian trên địa bàn Vĩnh Phúc, trong đó khái lược về các di tích lịch sử của địa phương. Trong sách “Di tích - Danh thắng Vĩnh Phúc” (2007), Nguyễn Thị Diện đã giới thiệu chi tiết lịch sử, điển tích gắn với những di tích, danh thắng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời mô tả khá tường tận “hình ảnh” của các di tích này. 9 Cuốn “Địa chí Vĩnh Phúc” (2012), là công trình nghiên cứu mới nhất về Vĩnh Phúc. Cuốn địa chí này dành một chương mô tả chi tiết các di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã thống kê, xác lập hệ thống di tích lịch sử của tỉnh, đồng thời bước đầu nêu lên thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương. Ngoài ra nó còn cung cấp những tư liệu về tiềm năng và lợi thế từ việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích của Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu, thống kê, giới thiệu, mô tả hệ thống các di tích lịch sử nhưng chưa đề cập cụ thể đến những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trong giai đoạn (1997 - 2012) và những thành quả bước đầu của công tác đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. - Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 - 2012. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu và phân tích những tác động của những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tới công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử. - Làm rõ những thành công và hạn chế trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, qua đó rút ra những kinh nghiệm chủ yếu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Những chủ trương và chính sách của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương. 10 - Sự lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. - Không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 1997 - 2012. Mốc khởi đầu nghiên cứu của luận văn là thời điểm tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập (01-01-1997) trên cơ sở tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh phúc và Phú Thọ. Mốc kết thúc của luận văn là năm 2012, thời điểm gần nhất để thấy được rõ hơn kết quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của tỉnh Vĩnh Phúc. - Do tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều các di tích lịch sử nên luận văn chỉ có thể đề cập đến một số di tích lớn của địa phương như: cụm di tích danh thắng Tây Thiên gồm khu di tích danh thắng Tây Thiên và Thiền viện Trúc Lâm (Tam Đảo), đền thờ Hai Bà Trưng (Mê Linh), chùa Hà Tiên (Vĩnh Yên), đền Thính, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu (Yên Lạc), đền Trần Nguyên Hãn (Lập Thạch). 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chủ yếu mà luận văn sử dụng là các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI; các hội nghị Trung ương Đảng; các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XII, XIII, XIV, XV; các nghị quyết, kết luận hội nghị của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển văn hóa du lịch, các báo cáo; các quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; các báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tài liệu từ các sách và tạp chí nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. 11 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp: nghiên cứu điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp điền dã để thực hiện luận văn này. 6. Đóng góp mới của đề tài - Luận văn đánh giá khái quát quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử (1997 - 2012). - Rút ra những kinh nghiệm về công tác lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ Vĩnh Phúc. - Góp phần nghiên cứu lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 4 chương như sau: Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống di tích lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lich sử giai đoạn 1997 - 2005. Chương 3: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử giai đoạn 2006 - 2012. Chương 4: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm. 12 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI VÀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĨNH PHÚC 1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, có tọa độ: từ 210 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 210 19’ (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 1050 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 1050 47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông. Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý giáp với bốn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phía Bắc giáp với hai tỉnh là Tuyên Quang và Thái Nguyên với đường ranh giới tự nhiên là dãy núi Tam Đảo. Phía Nam giáp thành phố Hà Nội với đường ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới là sông Lô. Phía Đông tiếp giáp hai huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội là Đông Anh và Sóc Sơn. Vĩnh Phúc là vùng giao điểm của nhiều vùng miền ở miền Bắc. Từ Vĩnh Phúc có thể xuống phía Đông Bắc, lên biên giới Việt Trung phía Bắc, lên biên giới Việt Lào phía Tây - Tây Bắc, còn đóng vai trò cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội [26]. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 123.650,05 ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 86.718,73 ha, chiếm 70,13%; đất phi nông nghiệp: 34.768,78 ha, chiếm 28,12%; đất chưa sử dụng: 2.162,54 ha, chiếm 1,75%. Nhìn chung đất đai canh tác ở Vĩnh Phúc không màu mỡ, một số vùng đất bị nghèo hoá, năng suất thấp, vì vậy vẫn còn nhiều tiềm năng cho thâm canh cây trồng và vật nuôi trên diện tích đất đang sử dụng [27]. 13 Tính đến năm 2012, Vĩnh Phúc có 1 thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện (Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường) với 137 đơn vị cấp xã gồm 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã [106, tr 7]. Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và xa hơn là với Trung Quốc, Vĩnh Phúc chịu sự tác động rất lớn của quá trình phát triển vùng, có nhiều thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ. Vĩnh Phúc nằm trên trục quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, nằm ở điểm đầu trục giao thông đường sắt và đường bộ Đông - Tây từ trung tâm miền Bắc thông ra cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân. Ở vị trí này rất tiện lợi về giao thông tỏa đi khắp mọi miền đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển kinh tế, như phát triển các khu công nghiệp và ngành công nghiệp xuất khẩu. Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi. Vĩnh Phúc thuộc vùng địa - văn hóa thềm phù sa cổ, một trong những nơi khởi nguồn của nền văn minh sông Hồng. Về mặt thủy văn, trên địa bàn Vĩnh Phúc, hệ thống sông suối khá đa dạng, trong đó lớn nhất là hai hệ thống sông Lô và sông Hồng. Sông Lô ở phía Tây với chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 37 km, trở thành ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ở phía nam, sông Hồng là ranh giới phân tách giữa Hà Nội với Vĩnh Phúc với chiều dài chảy qua là 40 km. Ngoài ra, trên địa phận Vĩnh Phúc còn có nhiều sông ngòi nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy xuống vùng đồng bằng như sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Sông Lô) đến xã Sơn Đông (Lập Thạch) rồi đổ vào sông Lô dài 55 km, sông Cà Lồ, sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ. 14 Vĩnh Phúc có nhiều đầm, hồ lớn được hình thành bởi kiến tạo địa lý hoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sau này, như đầm Vạc (Vĩnh Yên), đầm Dưng, Vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường), đầm Đông Mật, hồ Đại Lải, hồ Thanh Hương, Xạ Hương, Vân Trục, đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuân, hồ Bò Lạc, Vân Trục, suối Sải (Lập Thạch), hồ Đại Lải (Phúc Yên), hồ Xạ Hương (Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam Dương)… Đây là những đầm, hồ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, du lịch của tỉnh. Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành bốn mùa, trong đó có hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3. Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 1.700 mm, vùng cao có lượng mưa đến 300 mm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5 - 250C, nhiệt độ cao nhất là 38,50C, nhiệt độ thấp nhất là 20C. Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Vùng núi Tam Đảo, ở độ cao 1000 m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình năm khoảng 18,20C. Độ ẩm trung bình 84 - 85%. Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng. Tổng số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm nhất là tháng 3; riêng vùng núi Tam Đảo số giờ nắng thấp hơn 1.000 - 1.400 giờ. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.400 đến 1.600 mm, trong đó lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du là 1.323,8 mm, vùng núi là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Trong năm có hai loại gió 15 chính: gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có một số loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng nhưng trữ lượng nhỏ, phân tán không đồng đều do đó gây khó khăn cho việc đầu tư khai thác. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng đáng kể dùng cho ngành xây dựng như đá xây dựng, đá granít (khoảng 50 triệu m3) nhưng phần lớn nằm ở khu vực có tiềm năng du lịch và rừng Quốc gia Tam Đảo nên không có điều kiện khai thác. Ngoài ra còn có cát, sỏi, than bùn, cao lanh giàu nhôm, đất sét làm gạch, ngói,… có khối lượng lớn, có khả năng khai thác lâu dài. Vĩnh Phúc có diện tích rừng tự nhiên không lớn, nhưng do làm tốt công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc nên quỹ rừng tự nhiên được bảo tồn, diện tích rừng trồng tăng. Tính đến năm 2009 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32.800 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10.800 ha, rừng phòng hộ là 6.600 ha và rừng đặc dụng là 15.400 ha. Độ che phủ của rừng được thay đổi theo hướng tích cực. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn quốc gia Tam Đảo với trên 15.000 ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó về thực vật có cả gỗ pơmu, nhiều cây thuốc và rau có giá trị, về động vật có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn, báo, gấu, voọc, sơn dương... Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch [106, tr 8-15]. Với vị thế và điều kiện tự nhiên như vậy, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng đó là những tiền đề quan trọng trong quá trình đi lên của tỉnh. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đó có tác động đáng kể đến mật độ, sự phân bố cũng như công tác bảo 16 tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Vĩnh Phúc. Nằm ở vị trí giao điểm của nhiều vùng miền phía Bắc, từ xưa Vĩnh Phúc sớm đã trở thành nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi của nhân dân các vùng miền, cho nên các di tích lịch sử, di tích văn hóa ở Vĩnh Phúc vừa nhiều về số lượng, vừa đa dạng về loại hình. Mặc dù sự phân bố các di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc khá đều, nhưng khu vực đồng bằng và trung du số di tích lịch sử nhiều hơn một chút. Với đặc thù thời tiết nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, tác động mạnh đến tuổi thọ của di tích. Điều đó đặt ra cho nhân dân và các cấp quản lý bài toán về chất liệu, quy trình xây dựng và nhất là công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của địa phương. 1.1.2. Kinh tế - xã hội Từ năm 1997, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao, đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt là 18,0%/năm. Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp (52%), dịch vụ (36%), công nghiệp (12%), thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng. Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%); Cuối năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - xây dựng (56,03%), dịch vụ (30,23%); nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là (13,74%), thu ngân sách 15.800 tỷ đồng. Thu hút được 681 dự án, trong đó có 127 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.420,9 triệu USD và 554 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 32.829,8 tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây [106, tr 20-23]. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000, GDP/người của tỉnh mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng đồng bằng sông Hồng và 17 67,2% so với cả nước. Đến năm 2007, GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng, cao hơn so mức trung bình đồng bằng sông Hồng (14,5 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (13,421 triệu đồng). Năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 22,2 triệu đồng (tương đương khoảng 1.300 USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nước (17,2 triệu đồng). Năm 2010, chỉ số này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh ĐBSH là 25,5 triệu đồng. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2000 USD, tăng 15 lần so với năm 1997. Tính đến năm 2008, GDP của Vĩnh Phúc xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước (chỉ thấp hơn các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu và Cần Thơ) [106, tr 25-30]. Bên cạnh thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Vĩnh Phúc sớm đạt được các chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (từ năm 2002), tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh: năm 2005 là 28%; 2010 là 51,2%. Duy trì được vị trí là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt những kết quả đáng tự hào. Hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Vĩnh Phúc cũng là xứ sở của nhiều làn điệu dân ca đặc sắc như Xoan ghẹo, Xa mạc, Trống quân…; của nhiều trò chơi, sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo như lễ hội Tây Thiên, chọi trâu (Hải Lựu), kéo song (Hương Canh), hát Sọng cô của dân tộc Sán Dìu…Phong trào xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan văn hoá được đẩy mạnh và đạt nhiều thành tựu. 18 Mạng lưới y tế trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều năm qua không để xẩy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời thuốc phòng bệnh và chữa bệnh có chất lượng. Công tác xã hội hoá y tế bước đầu đã được triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực khám chữa bệnh - đa dạng các loại hình dịch vụ y tế, góp phần tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Các chính sách xã hội được tỉnh quan tâm thực hiện, hàng năm giải quyết việc làm khoảng 20.000 lao động. Tỉnh đã xoá hộ đói, mỗi năm giảm từ 2-3% hộ nghèo. Công tác xã hội được duy trì thường xuyên, chăm sóc và giải quyết tốt chế độ, chính sách cho các đối tượng được hưởng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đối với người có công được quan tâm; Công tác chăm sóc thương binh, bố mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sỹ, mồ côi đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội quan tâm qua nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, quốc phòng được củng cố, tăng cường. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên về nhiều mặt. Bộ mặt của đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới. Vĩnh Yên từ một thị xã nhỏ, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp đã trở thành một thành phố công nghiệp năng động, đầy tiềm năng phát triển; thị xã Phúc Yên trở thành một trung tâm công nghiệp lớn; Bình Xuyên từ huyện nông nghiệp trở thành huyện công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh [106, tr 40-56]. Theo tổng điều tra dân số ngày 01-4-2009, số dân cả tỉnh là là 1.003.000 người, năm 2010 là 1.010.400 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc khá cao, năm 2008 là 14,92‰, năm 2009 là 14,13‰, năm 2010 là 14,1‰. Toàn tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, 19 Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái... chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm tới dưới 0,08% dân số. Các dân tộc có phong tục tập quán với những đặc trưng văn hoá dân tộc riêng, sống tập trung thành các làng, bản, ở 14 xã thuộc bốn huyện, thị xã là: huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên [106, tr 16-18]. Văn hoá của mỗi dân tộc trên đều đa dạng và phong phú, với những bản sắc riêng, thể hiện trên các lĩnh vực văn hoá vật thể (làng bản, nhà cửa, trang phục, ẩm thực, công cụ, phương tiện vận chuyển, vũ khí và văn hoá phi vật thể (tín ngưỡng dân ca, dân nhạc, dân vũ, văn nghệ dân gian...). Một số sản phẩm văn hoá phi vật thể của các dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc được các nhà nghiên cứu đánh giá cao như hát sọng cô, đi cà kheo, kéo co, đánh khăng, đánh cẩu của dân tộc Sán Dìu, múa tết nhảy, các điệu hát vi đường, gia hội, phong đăng, lồ xấy của dân tộc Dao, các điệu hát như sinh ca, vèo ca, các điệu múa đèn, múa chim gâu, múa xúc cá, múa kéo quân của người Cao Lan... Tất cả đều mang một nét văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú. Trong công cuộc CNH-HĐH hiện nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, bước đầu đi vào ổn định, tạo môi trường và động lực cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của địa phương. Trong thời gian qua, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã được hồi sinh. Nhiều di tích lịch sử đã có điều kiện được tu sửa, nâng cấp, bảo tồn, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa quan trọng của nhân dân trong tỉnh. Nhiều di tích lịch sử trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn khách du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch Vĩnh Phúc, đồng thời đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, thiết thực góp phần vào công cuộc CNH-HĐH của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, trong quá trình phát triển của mình, Vĩnh Phúc cũng còn những khó khăn và hạn chế. Một trong những 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan