Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến n...

Tài liệu Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2013

.PDF
142
341
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- ĐOÀN THỊ THÚY ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- ĐOÀN THỊ THÚY ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trọng Thơ Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan, chưa được công bố trong công trình khoa học nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những vốn kiến thức quý báu làm nền tảng cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới TS. Trần Trọng Thơ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - người hướng dẫn nhiệt tâm - đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn và trưởng thành hơn trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành hữu quan đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình vừa qua. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. Người thực hiện Đoàn Thị Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................. 6 6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn .............................................................. 6 7. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 6 NỘI DUNG ................................................................................................... 8 Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005.................... 8 1.1 Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................................ 8 1.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế công nghiệp ........................ 8 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thanh Hóa............................................................................................................... 13 1.1.3 Tình hình kinh tế công nghiệp Thanh Hóa trước năm 1996 ................. 18 1.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 1996 - 2005.......................................................................................... 20 1.2.1. Chủ trương và phương hướng phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ....................................................................................... 20 1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Thanh Hóa về phát triển kinh tế công nghiệp25 1.3. Những chuyển biến và hạn chế trong phát triển công nghiệp ................. 37 1.3.1 Chuyển biến......................................................................................... 37 1.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 40 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 42 Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2013.................. 43 2.1. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.................................................................................................... 43 2.1.1. Tình hình và chủ trương mới của Đảng .............................................. 43 2.1.2. Đảng bộ Thanh Hóa chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp theo những định hướng mới của Đảng. ............................................. 45 2.2. Đảng bộ Thanh Hóa đẩy mạnh chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong tình hình mới ....................................................................................... 49 2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, bổ sung quy hoạch về phát triển công nghiệp .......................................................................................................... 49 2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới cơ chế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp.......................................................................................... 57 2.2.3. Chỉ đạo xúc tiến mạnh mẽ triển khai xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp .................................................................................................. 62 2.2.4. Chỉ đạo tăng cường đầu tư, thu hút vốn, đa dạng hóa các sản phẩm .. 66 2.3. Những kết quả và hạn chế ..................................................................... 68 2.3.1. Kết quả ............................................................................................... 68 2.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 74 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 76 Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM........................................... 77 3.1 Một số nhận xét ...................................................................................... 77 3.1.1 Thành tựu ............................................................................................ 77 3.1.2 Hạn chế ............................................................................................... 87 3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................... 92 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 97 C. KẾT LUẬN ............................................................................................ 98 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 100 E. PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành BTV : Ban Thường vụ CN - XD : Công nghiệp - xây dựng CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa CCN : Cụm công nghiệp CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNĐP : Doanh nghiệp địa phương DNQD : Doanh nghiệp quốc doanh DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNTW : Doanh nghiệp Trung ương FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế HTX : Hợp tác xã NQD : Ngoài quốc doanh UBND : Ủy ban nhân dân VLXD : Vật liệu xây dựng DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.2 : Giá trị sản xuất CN - XD tăng từ năm 1991 đến năm 2005.......... 38 Bảng 1.3: Tỷ trọng hộ và lao động của các ngành trong nền kinh tế ............. 39 Bảng 2.1: Biểu đồ GTSXCN từ năm 2000 đến năm 2009............................. 69 Bảng 2.2: Cơ cấu công nghiệp theo phân ngành cấp I giai đoạn 2000 - 2008 70 Bảng 2.3: Biểu đồ tỷ trọng về GTSXCN của các khu vực kinh tế từ năm 2005 - 2009 và kế hoạch năm 2010 (%) ................................................................ 71 Bảng 2.4: Hiện trạng phát triển công nghiệp theo 3 vùng kinh tế .................. 72 Bảng 2.5: Số lao động tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2007 .................................................................................................. 73 Bảng 3.1: GDP tỉnh Thanh Hóa từ năm 1995 đến năm 2013 ........................ 83 Bảng 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP tỉnh Thanh Hóa ................ 84 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" phục vụ nhu cầu xã hội về tiêu dùng hoặc kinh doanh. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, tạo ra một khối lượng hàng hóa dồi dào, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học và công nghệ. Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, phát triển công nghiệp là con đường tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Là sản phẩm của sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tiên tiến, công nghiệp ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc phát triển của các ngành kinh tế, đồng thời, tạo ra những hình mẫu để các ngành kinh tế khác phát triển. Trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp trong nền sản xuất quốc dân trở thành thước đo sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thức được vai trò của kinh tế công nghiệp, từ khi khởi xướng và lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những chủ trương mới về phát triển kinh tế công nghiệp, tiến hành sự nghiệp CNH gắn với HĐH đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII (2001) chủ trương đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước. Đại hội IX tiếp tục đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. CNH, HĐH được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Thực hiện chủ trương của Đảng, sự nghiệp CNH, HĐH trong đó có phát triển kinh tế công nghiệp của nước ta, đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nảy sinh nhiều vấn đề, sự phát triển của kinh tế công nghiệp xuất hiện nhiều khó khăn, vướng mắc cả trong nhận thức, trong hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, rất cần được nghiên cứu và luận giải từ nhiều góc độ. Thanh Hóa là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nằm gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên mạch máu giao thông của cả nước, nối liền hai miền Nam - Bắc. Với vị trí là một tỉnh đất rộng, người đông, có nhiều tiềm năng, Thanh Hóa luôn có vai 1 trò quan trọng trong tiến trình lịch sử, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của vùng Bắc trung bộ nói riêng và cả nước nói chung. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có nhiều chủ trương nhằm phát triển công nghiệp như thành lập các KCN, tạo vốn cho vay doanh nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư,... làm cho kinh tế địa phương có nhiều khởi sắc. Bên cạnh những thuận lợi và nỗ lực nội tại, ngành kinh tế công nghiệp Thanh Hóa lại được hưởng lợi và thúc đẩy từ sự hình thành và phát triển khu kinh tế trọng điểm quốc gia đặt trên địa bàn tỉnh, như tổ hợp kinh tế Nghi Sơn với nhiều công trình kinh tế quan trọng đang tạo ra cục diện phát triển mới, mở ra cơ hội mới để công nghiệp Thanh Hóa bứt phá trong thời gian tới. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, sự hiện đại trong công nghiệp chưa được định hình rõ nét, sức cạnh tranh còn hạn chế, các KCN quy mô còn nhỏ, rời rạc, các doanh nghiệp ra đời chủ yếu ở mức độ vừa và nhỏ... Những hạn chế trên đòi hỏi Đảng bộ tỉnh cần có chủ trương, gải pháp và bước đi thích hợp mang tính đột phá, phát huy hết mọi nội lực để đưa nền kinh tế Thanh Hóa phát triển, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu và phản ánh hiện thực quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH là cần thiết, góp phần đúc kết kinh nghiệm có thể vận dụng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế chuyển từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đưa Thanh Hóa phát triển. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, học viên chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến 2013” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về công nghiệp và công nghiệp hóa Tác giả Phạm Viết Muôn trong cuốn Công nghiệp Việt Nam 1945 - 2010 [70] với 589 trang đã cung cấp cho bạn đọc tư liệu về chặng đường 50 năm phát 2 triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Đề ra mục tiêu trong thời gian tới nhằm cùng với cả nước tạo dựng Việt Nam giàu đẹp, phồn thịnh. Tác phẩm “Đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” của TS. Lê Quang Phi [74] trình bày một cách có hệ thống quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH, HĐH đất nước và sự chỉ đạo thực hiện trong những năm qua. Với 244 trang, tác giả đã làm rõ những yếu tố tác động đến tư duy của Đảng về CNH, HĐH; những nhận thức và đổi mới tư duy của Đảng về CNH, HĐH từ 1986 đến đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Lê Bàn Thạch và Trần Thị Tri [88] trong cuốn Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, đã nêu lên đặc điểm, bước đi, thành tựu và bài học của các nước Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan trong quá trình thực hiện CNH và việc vận dụng kinh nghiệm của các nước này vào Việt Nam. Sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, phác thảo, lộ trình, PGS.TS Trần Đình Thiên [90] với 308 trang tác giả đã phác thảo lộ trình của CNH ở Việt Nam. Theo đó, do đặc thù lịch sử và điều kiện, CNH ở Việt Nam không thực hiện theo các bước mà các nước trên thế giới thường phải trải qua, mà thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, và phát triển kinh tế thị trường. Hội thảo khoa học về CNH, HĐH đất nước tổ chức năm 2001. Các tham luận tại Hội thảo được tập hợp trong Kỷ yếu gồm 13 bài viết, trong đó: Trần Khánh Đức, phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH; Trần Ngọc Hiên, Những bài học kinh nghiệm của quá trình CNH, HĐH ở một số nước - suy nghĩ vận dụng vào Việt Nam; Nguyễn Đình Hương, Một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH những năm đầu thế kỷ XXI ở nước ta. Những công trình trên đã khái quát những vấn đề có tính chất lý luận về công nghiệp và vai trò của nó trong sự nghiệp CNH, HĐH. 3 2.2 Nhóm các công trình đề cập đến ngành công nghiệp Thanh Hóa Cuốn Địa chí Thanh Hóa, tập III Kinh tế [52] cung cấp một khối lượng tư liệu khá lớn về bức tranh kinh tế chung của tỉnh Thanh Hóa cũng như của các huyện trên địa bàn. Gồm hơn 1000 trang, sách đã cho người đọc thấy được nguồn lực phát triển kinh tế, quá trình phát triển kinh tế Thanh Hóa qua các thời kỳ; các ngành và các lĩnh vực kinh tế, sự phân hóa kinh tế theo lãnh thổ và định hướng kinh tế Thanh Hóa trong những năm tới. Hội thảo Quy hoạch phát triển công nghiệp địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010, dự báo đến năm 2020 (Báo cáo thuyết trình trích lược Quy hoạch điều chỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV) của Sở Công nghiệp Thanh Hóa. Quy hoạch phát triển mạng lưới CCN - TTCN vừa và nhỏ tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001-2010 [109] đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với sự phát triển ngành công nghiệp, đánh giá thực trạng công nghiệp thời kỳ 1996 - 2000, từ đó đề ra quy hoạch phát triển thời kỳ 2002 - 2010. Cuốn Thanh Hóa - thế và lực mới trong thế kỷ XXI [26] gồm 8 chương, được dịch sang tiếng Anh. Cung cấp những thông tin về bức tranh toàn cảnh trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị, nhấn mạnh trọng tâm phát triển của huyện; doanh nghiệp tiêu biểu, những nhân tố mới trong sản xuất kinh doanh, thực trạng kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế trọng điểm, các thành phần kinh tế và làng nghề truyền thống, các KCN, việc huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế. Công nghiệp Thanh Hóa - tiềm năng và triển vọng phát triển [22] giới thiệu về tiềm năng, hiện trạng và triển vọng của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa thông qua việc phác họa một số điển hình: cơ khí, Liên minh HTX, ngành nghề truyền thống. Những công trình trên đã vẽ nên bức tranh công nghiệp Thanh Hóa, từ tiềm năng đến hiện trạng phát triển. Đây là tư liệu quan trọng được chúng tôi sử dụng trong việc phác họa thành công của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nhấn mạnh vai trò của Đảng bộ tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển 4 ngành công nghiệp tỉnh nhà nhất là từ sau chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH. Có thể xem đây là một “khoảng trống” mà đề tài đi sâu nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến 2013” nhằm làm sáng rõ quá trình Đảng bộ Thanh Hóa vận dụng chủ trương của Đảng, lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến 2013, khẳng định những thành tựu, chỉ ra các hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa tư liệu về lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến 2013. - Trình bày và phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến 2013 . - Đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến 2013. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: - Chủ trương và biện pháp phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến 2013. - Những hoạt động của các cấp bộ Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và quần chúng Thanh Hóa thực hiện chủ trương của Đảng bộ về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến 2013. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: từ năm 1996 đến năm 2013. - Không gian: địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Nội dung: khái niệm kinh tế công nghiệp hiện nay cũng như hoạt động phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mang nội dung rất rộng. Luận văn tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế công 5 nghiệp, chủ trương, phương hướng, biện pháp và chỉ đạo thực tiến của Đảng bộ Thanh Hóa về phát triển các ngành công nhiệp, KCN, xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1 Phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện tên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội; sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điền dã và các phương pháp liên ngành khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh… để thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. 5.2 Nguồn tài liệu Với tính chất nghiên cứu khu vực, đề tài đã sử dụng nguồn tài liệu chủ yếu: các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và các Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2013. Ngoài ra, đề tài còn dựa vào các Báo cáo tổng kết của chính quyền, các ban ngành hữu quan lưu trữ tại Chi cục văn thư - lưu trữ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thư viện Tỉnh... cùng một số tài liệu khác có liên quan. 6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn - Tập hợp, hệ thống hóa một khối lượng tư liệu về kinh tế công nghiệp và sự lãnh đạo của một Đảng bộ địa phương cụ thể về phát triển kinh tế công nghiệp trong công cuộc thực hiện CNH, HĐH đất nước. - Luận văn tái hiện quá trình lãnh đạo, phân tích và luận giải những thành công và hạn chế, đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2013. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa; tài liệu tham khảo về vấn đề phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: 6 CHƯƠNG 1. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2005 CHƯƠNG 2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2013 CHƯƠNG 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm 7 NỘI DUNG Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 1.1 Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thanh Hóa 1.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế công nghiệp 1.1.1.1. Vài nét về vị trí, vai trò của kinh tế công nghiệp Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì kinh tế công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất “to lớn và độc lập”. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên được bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII ở nước Anh với “ba đòn bẩy lớn” là sự phân công lao động, việc sử dụng sức nước, nhất là sức hơi nước và việc ứng dụng máy móc, cùng với nó là sự hình thành của kinh tế công nghiệp đã “làm lay chuyển nền tảng của thế giới cũ”. [24; tr. 354]. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nội hàm kinh tế công nghiệp cũng có những biến đổi và ngày càng mở rộng. Từ chỗ bao gồm các lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản (than, đá và dầu khí), chế tạo, chế biến (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ), sản xuất và phân phối năng lượng (điện, khí đốt và nước)..., ngày nay, kinh tế công nghiệp, ngày càng được hiểu là hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa. Theo đó, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành kinh tế công nghiệp, như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, điện ảnh… Kinh tế công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế công nghiệp ngày càng tác động mạnh đến quan hệ sản xuất, nhất là tác động tới quá trình phân công lao động xã hội trong phạm vi từng quốc gia; thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; tạo tiền đề vật chất để xây dựng những giá trị văn hoá mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần bảo đảm sự tiến bộ và công bằng xã hội, tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. Có thể nói, GTSXCN trong nền sản xuất quốc dân là một thước đo sự phát triển của mỗi quốc gia. 8 Trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta do Đảng lãnh đạo, kinh tế công nghiệp có vai trò và vị trí rất quan trọng. Trước hết, kinh tế công nghiệp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bởi có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn, điều kiện phát triển không bị hạn chế. Kinh tế công nghiệp đóng vai trò thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH, HĐH, vừa tạo thị trường vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Sản xuất công nghiệp sử dụng các sản phẩm của nông nghiệp, cung cấp các yếu tố cần thiết và kéo theo là nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất nông nghiệp, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp qua đó phân công lại lao động ở nông thôn. Kinh tế công nghiệp phát triển thúc đẩy quá trình đô thị hóa do sự phân bố lại dân cư đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu sản xuất. Sự phát triển của công nghiệp phát triển thúc đẩy gia tăng giá trị xuất khẩu nhất là sản phẩm từ công nghiệp chế biến đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế công nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân bao gồm vốn tài chính, vốn con người, trình độ khoa học, công nghệ, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp với sự hình thành những KCN tập trung, trang thiết bị sản xuất hiện đại điều kiện để nâng cao chất lượng và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam. 1.1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế công nghiệp Cùng với bắt tay thực hiện công cuộc CNH ở nước ta theo chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9 - 1960), Đảng và Nhà nước đã xác định sản xuất công nghiệp là trọng tâm: “nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta là CNH XHCN mà mấu chốt là ưu tiên phát triển nền công nghiệp nặng” [46; tr. 925] và “Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển công nghiệp và công nghiệp nhẹ” [46; tr.926]. 9 Trước tình hình nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái mà một trong những nguyên nhân chính là cơ cấu kinh tế bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng, Đại hội Đảng toàn quồc lần thứ V (3 - 1982) đã bước đầu hiệu chỉnh cơ cấu và cơ chế đầu tư trong nền kinh tế quốc dân và trong kinh tế ngành công nghiệp. Theo đó, Đảng chủ trương tập trung sự phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN, đồng thời “ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng” [39; tr. 62]. Từ năm 1986, với chủ trương đổi mới đường lối xây dựng đất nước được khởi đầu từ Đại hội Đảng toàn quồc lần thứ VI (12 - 1986), Đảng ngày càng xác định rõ và sát hơn vị trí vai trò của kinh tế công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời, từng bước xác lập cơ cấu kinh tế công nghiệp phù hợp với thực tiễn đất nước. Từ Đại hội Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1 - 1994), cùng với chủ trương “đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy tới một bước CNH, HĐH đất nước” [42; tr.22], Đảng có những chủ trương mới về CNH và về kinh tế công nghiệp. Theo đó, “CNH không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng nhanh hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân" [47; tr.406]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (7 - 1996) xác định nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập kỷ 90 thế kỷ XX, trong đó, chỉ rõ: Phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa tàu thủy, luyện kim, hóa chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập, tự chủ về kinh tế và quốc phòng.(…) 10 Cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. Xây dựng mới một số KCN, phân bố rộng trên các vùng [43, tr. 88]. Đại hội cũng đề ra những định hướng về phát triển công nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Theo đó, trong khu vực nông thôn, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp. Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ tư, tháng 12 - 1997, BCH Trung ương (khóa VIII) nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư (...) phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao” [44, tr.129]. Tiếp nối chủ trương trên, Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương (lần 1) họp tháng 10 - 1998 tiếp tục đề ra các chính sách, biện pháp tập trung cao hơn nữa cho nhiệm vụ phát triển kinh tế công nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH: Tập trung sản xuất các sản phẩm công nghiệp có lợi thế, có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động; phát triển các ngành công nghiệp then chốt phục vụ nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế như dầu khí, than, điện, thép, xi măng; chú trọng đầu tư cải tạo các cơ sở cơ khí hiện có theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa, phục vụ tốt hơn yêu cầu của nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và hàng tiêu dùng; chuẩn bị dự án xây dựng một số cơ sở mới về cơ khí, hóa chất, luyện kim... khi có điều kiện [44; tr. 199]. Tháng 4 - 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn ra tại Hà Nội. Đại hội chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của nước ta trong giai đoạn hiện tại. Đại hội nhất trí rằng để bảo đảm xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ trước hết là độc lập, tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Đối với ngành kinh tế công nghiệp, Nghị quyết Đại hội nêu rõ: 11 Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng trong sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, VLXD. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và HĐH [45; tr.93]. Đại hội cũng đề ra chủ trương tiến hành quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước, phát triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các CCN lớn và khu kinh tế mở. Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phải phát huy lợi thế biển và ven biển, khai thác có hiệu quả các tuyền đường trục Bắc - Nam, các tuyến đường ngang, các tuyến đường xuyên Á, các cảng biển, các KCN - thương mại tổng hợp và phát triển kinh tế trên các cửa khẩu và hành lang dọc các tuyến đường. Phát triển các ngành công nghiệp lọc, hóa dầu, VLXD, công nghiệp chế biến và chế tạo, các loại hình dịch vụ. Xây dựng theo quy hoạch một số cảng nước sâu với tiến độ hợp lý [45; tr.184]. Triển khai và cụ thể hóa chủ trương của Đại hội, Hội nghị BCH TW lần thứ 5 ra Nghị quyết 13 NQ/TW về tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể; Nghị quyết 14 NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 15 NQ/TW về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về kinh tế công nghiệp trên đây là những định hướng quan trọng để các Đảng bộ địa phương trong cả nước, trong đó có Đảng bộ Thanh Hóa vận dụng, xác định phương hướng và lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Bên cạnh đó, những cơ chế vận hành của nền kinh tế quốc dân ngày càng được đổi mới cũng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy kinh tế công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa phát triển. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan