Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010

.PDF
168
182
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ BÙI THỊ HẬU ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ BÙI THỊ HẬU ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Người thầy giáo đáng kính: PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các thầy cô và đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục thống kê, Cục Lưu trữ tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi về nguồn tư liệu, sách báo tham khảo. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học. Hà Nội, tháng /2014 Bùi Thị Hậu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của ai. Các tư liệu được trình bày có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc. Tác giả luận văn Bùi Thị Hậu DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban chấp hành Trung ƣơng CTQG : Chính trị quốc gia HĐND : Hội đồng nhân dân NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản UBND : Ủy ban nhân dân GD-ĐT : Giáo dục đào tạo GDCN : Giáo dục chuyên nghiệp CNKT : Công nhân kỹ thuật GDPT : Giáo dục phổ thông THCS : Trung học cơ sở THCN : Trung học chuyên nghiệp CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học DN : Dạy nghề TTDN : Trung tâm dạy nghề CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa LĐ-TBXH : Lao động – Thƣơng binh và Xã hội TTGDTX-DN : Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên và dạy nghề MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP THANH HOÁ TRƢỚC NĂM 1996....................................................................... 10 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống hiếu học của nhân dân Thanh Hoá. ............................................................................................................................. 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................................. 10 1.1.2. Điều kiện dân cư.................................................................................................................... 12 1.1.3. Kinh tế - xã hội....................................................................................................................... 12 1.1.4. Truyền thống hiếu học của nhân dân Thanh Hoá ............................................................. 14 1.2. Khái quát về tình hình giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa trƣớc năm 1996. ........ 17 1.2.1. Về hệ thống trường, lớp, quy mô, cơ cấu ngành đào tạo:................................................. 28 1.2.2. Về chất lượng và hiệu quả đào tạo của Giáo dục chuyên nghiệp.................................... 31 1.2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên ............................................................................................ 32 1.2.4. Về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho đào tạo ................................................... 34 1.2.5. Về công tác quản lý ngành học ............................................................................................ 34 Chƣơng 2 GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP THANH HÓA TƢ̀ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 ....................................................................................................................................... 37 2.1. Giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa trong những năm đầu đẩy mạnh sự nghi ệp CNH-HĐH đất nƣớc (1996 - 2000). ........................................................................................... 37 2.1.1.Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục GDCN. ..................... 37 2.1.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa quán triệt quan điểm của Đảng và đề ra chủ trương phát triển giáo dục chuyên nghiệp.......................................................................................................... 44 2.1.3. Quá trình thực hiện và kết quả............................................................................................. 46 2.2. Giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa trong 10 năm đầ u thế kỷ XXI (2001 2010) ………………………………………………………………………...65 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về đẩy mạnh phát triển giáo dục chuyên nghiệp trong điề u kiê ̣n mớ............................................................................................................. i 65 2.2.2. Kết quả cơ bản của GDCN Thanh Hóa trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010. ........................................................................................................................................ 73 Chƣơng 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM.................................. 89 3.1. Nhâ ̣n xét chung....................................................................................................................... 89 3.1.1. Về ưu điểm ............................................................................................................................. 89 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................................... 93 3.1.3. So sánh giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh Bắc Trung Bộ ...................... 99 3.2. Mô ̣t số kinh nghiệm............................................................................................................. 101 3.3. Nhƣ̃ng vấn đề đặt ra ............................................................................................................ 102 KẾT LUẬN................................................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO . ....................................................................................................... 115 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, không riêng gì ở Việt Nam, giáo dục - đào tạo đã đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiên tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi ―Dốt‖ là một trong ba thứ giặc cực kỳ nguy hiểm cần phải tiêu trừ ngay. Bởi vì: ―một dân tộc dốt là một dân tộc yếu‖, ―dốt thì dại, dại thì hèn‖ [55, tr.8]. Theo Hồ Chí Minh: ―Nay chúng ta giành quyền độc lập. Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí‖. Vì: ―Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài‖.[55, tr.36, tr.451]. Người nhấn mạnh: ―Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hoá.‖[55, tr.184]. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu. Như vậy, ngay từ sớm Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy vai trò của giáo dục đào tạo đối với cách mạng và sự phát triển của xã hội. Một nền giáo dục tốt sẽ là động lực thúc đẩy xã hội phát triển trên cả bình diện chiều sâu lẫn chiều rộng. Năm 1986, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi mới toàn diện đất nước, giáo dục – đào tạo do vậy có sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại các Đại hội đại biểu toàn quốc sau đó, trong đường lối lãnh đạo đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" (Đại hội VIII – 7/1996). "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện 1 để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".(Đại hội IX – 4/2001) Và gần đây nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1-2011), Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định lại quan điểm coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, tích cực đổi mới để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Trong phát triển nguồn nhân lực có hai vấn đề phải giải quyết thỏa đáng, đó là: mặt bằng học vấn và trình độ nghề nghiệp. Hai lĩnh vực này có quan hệ biện chứng với nhau. Trong các bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục phổ thông mới tạo ra mặt bằng học vấn, tạo ra ―vật liệu‖ cho đào tạo nhân lực; còn chính Giáo dục chuyên nghiệp mới tạo ra được nhân lực kỹ thuật. Mặt bằng học vấn tốt thì ―vật liệu‖ sẽ tốt, đào tạo chuyên nghiệp phải tốt thì mới có sản phẩm lao động kỹ thuật lành nghề. Có lực lượng lao động cân đối, được đào tạo ở trình độ chuyên môn lành nghề thì mới đưa được nền kinh tế đi lên, mới tạo ra được sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh lớn trên thị trường và khu vực, do đó mới hoàn thành được sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta phải có sự đầu tư thỏa đáng và cân đối cho cả hai lĩnh vực: mặt bằng học vấn và trình độ kỹ thuật. Về mặt bằng học vấn, Nhà nước đã có luật Phổ cập giáo dục tiểu học và đang chú ý đầu tư trung học. Nhưng về Giáo dục chuyên nghiệp, lĩnh vực trang bị trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề cho số đông trực tiếp làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, trực tiếp thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH, thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa cân đối với sự quan tâm về mặt bằng học vấn và chưa gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung thì công tác đào tạo ở các trường chuyên nghiệp chính là yếu tố gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường lao động. Chính vì vậy, công tác giáo dục chuyên nghiệp luôn luôn được Đảng đặt lên vị trí hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay giáo dục chuyên nghiệp của nước ta đang có nhiều bất cập cần được Đảng quan tâm, chỉ đạo hơn nữa. 2 Trong thực tế, từ khi Đảng đề ra đường lối đổi mới cho đến nay, trong sự phát triển chung của sự nghiệp giáo dục – đào tạo thì giáo dục chuyên nghiệp cũng có nhiều chuyển biến lớn và giành được nhiều kết quả quan trọng. Những thành tựu đạt được đó chính là nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, là sự đóng góp tích cực của nhiều địa phương trong cả nước. Thanh Hoá là tỉnh nằm ở đầu phía Bắc của dải đất miền Trung. Đất rộng, người đông, từ xưa vốn đã nổi tiếng là đất hiếu học. Là một tỉnh mà cuộc sống đang còn nhiều khó khăn nên đối với người dân nơi đây, học là cách duy nhất để thoát nghèo. Trên cơ sở kế thừa truyền thống hiếu học của quê hương, được sự chỉ đạo của các nghị quyết Đảng, hoà chung với quá trình đổi mới của cả nước với mong muốn xây dựng quê hương giàu đẹp, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá luôn quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đặc biệt là công tác giáo dục chuyên nghiệp. Với tất cả sự nỗ lực, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, là cái nôi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh Thanh Hoá vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, có nhiều vấn đề về giáo dục chuyên nghiệp đang trở thành mối quan ngại của nhiều người dân tỉnh Thanh, đòi hỏi Đảng bộ Thanh Hoá phải có sự chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa, quán triệt những nghị quyết đổi mới của Đảng để áp dụng vào thực tiễn địa phương nhằm đưa nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung, giáo dục chuyên nghiệp nói riêng phát triển hơn nữa xứng đáng với danh hiệu ―Đất Thanh đất học‖. Mặc dù, giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh đang được đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu CNH-HĐH đất nước và xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Vì vậy, đây là đề tài được tham luận, nghiên cứu nhiều nhưng vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa, cụ thể hơn nữa tại các địa phương nhằm đưa ra bài học kinh nghiệm, giải pháp để đưa giáo dục chuyên nghiệp nước ta đuổi kịp với các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới. Với mong muốn được góp một phần vào công tác nghiên cứu và sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo, là người con xứ Thanh, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo công tác giáo dục 3 chuyên nghiệp (1996 - 2010) làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Phải khẳng định rằng không có đề tài nào mà được toàn xã hội quan tâm như giáo dục – đào tạo, bởi nó là yếu tố quyết định sự sống còn, hưng thịnh của một quốc gia, một gia đình, một cá nhân. Không phải chỉ bây giờ, trong thời đại ngày nay, giáo dục đào tạo mới được nhắc đến, quan tâm như thế. Đã có rất nhiều công trình kinh điển về giáo dục – đào tạo được loài người nhắc đến như: các bộ kinh của Nho gia, chủ nghĩa Mác - Lênin… Là một lãnh tụ thiên tài, mà những tư tưởng của người đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên, ngay từ đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò của giáo dục, và sự cần thiết của một nền giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa bằng tác phẩm ―Bàn về công tác giáo dục‖, Nxb Sự thật, Hà nội, 1972. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nói chung, công tác giáo dục chuyên nghiệp nói riêng với sự phát triển của đất nước nên các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa” của Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội (1978); “Phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước‖ của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1991)...Các tác giả là những người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nên các công trình này đã hệ thống những quan điểm, tư tưởng của Đảng về giáo dục – đào tạo. Đảng Cộng sản Việt Nam với các Nghị quyết chuyên đề bàn về thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục – đào tạo như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lầ n thứ 4 (khóa VII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII), Nghị quyế t Hô ̣i nghi ̣Trung ương lầ n thứ 6 (khóa IX). Những tài liệu này là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng khoa học, bao gồm cả khái niệm, mục đích, nội dung, cách dạy, cách học, cách quản lý, cách lãnh đạo ngành giáo dục. Đây là cơ sở lý luận cho đường lối chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở nước ta, cho nền 4 khoa học giáo dục Việt Nam, cho chiến lược xây dựng con người mới của đất nước Việt Nam XHCN, là kim chỉ nam cho Đảng bộ các địa phương lãnh đạo thực hiện hoạt động giáo dục – đào tạo cụ thể. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của các cơ quan như Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Giáo dục – Đào tạo; các công trình của các đồng chí đã từng là lãnh đạo ngành giáo dục – đào tạo như: tác phẩm “ Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Nxb Khoa học xã hội (1996) của Phạm Minh Hạc; “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 9 (2002) của Trần Hồng Quân; “Đổi mới về nhận thức vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo‖, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 1 (1992) của Nguyễn Minh Hiển…cũng là cơ sở quan trọng giúp cho người viết có được cái nhìn rõ nét về định hướng chiến lược phát triển, quá trình tổ chức thực hiện đường lối phát triển GD - ĐT của Đảng để từ đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới GD - ĐT. Ngoài ra, còn có dự án của Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) ―Nghiên cứu tổng thể giáo dục - đào tạo, phân tích nguồn nhân lực VIE89/022‖ và ―Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay‖, được tiến hành trong 2 năm (1991-1992) nghiên cứu về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Riêng đối với giáo dục – đào tạo Thanh Hoá, đã có một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu là: “50 năm giáo dục và đào tạo Thanh Hoá (1945 - 1995), sự kiện và thành tựu”, Nxb Thanh Hoá, 1995, do tập thể những người làm công tác giáo dục ở địa phương biên soạn nhân dịp kỉ niệm 50 năm giáo dục và đào tạo Thanh Hoá. Cuốn sách đã nhìn lại những sự kiện và thành tựu chính của nền giáo dục Thanh Hoá suốt nửa thế kỉ qua, đồng thời phác hoạ về hướng phát triển của 15 năm tiếp theo; “Danh sĩ Thanh Hoá và việc học thời xưa”, Nxb Thanh Hoá xuất bản năm 1995 do Trần Văn Thịnh chủ biên, tuy chưa phải viết riêng về lĩnh vực giáo dục nhưng cũng đã đề cập đến vai trò của tài năng và bồi dưỡng tài năng nhằm chuẩn bị cho Thanh Hoá trong thời kỳ mới; Nhân kỉ niệm 60 năm ngày thành lập 5 trường, tập thể giáo viên trường THPT Lam Sơn biên soạn “60 năm Collège de Lam Sơn - Đào Duy Từ - Lam Sơn 1931 – 1991” năm 1991… Ngoài ra, gần đây có luận án thạc sỹ của Nguyễn Thị Hường "Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ (1954 – 1975)"; mô ̣t số các tham luận, nghiên cứu khoa học của những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong tỉnh. Các văn bản, nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, các báo cáo của Tỉnh ủy Thanh Hoá, UBND tỉnh, HĐND tỉnh về phát triển Giáo dục đào tạo nói chung và phát triển giáo dục chuyên nghiệp nói riêng thời kỳ từ năm 1996 đến năm 2010. Đây là nguồn tư liệu thể hiện những quan điểm, chính sách phát triển Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. Những báo cáo hàng năm của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tóm tắt tình hình phát triển Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục chuyên nghiệp nói riêng qua các năm, nêu lên những thành tựu, hạn chế, đề ra vướng mắc cần được tháo gỡ hay phương hướng nhiệm vụ cho những năm tiếp theo. Khai thác các tư liệu trên sẽ phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn. Như vậy, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về giáo dục chuyên nghiệp một cách chuyên sâu và tổng quát, nhấ t là các công trình nghiên cứu về đường lối, chủ trương phát triển công tác giáo dục chuyên nghiệp của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ đổi mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu và trình bày có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến 2010 (chủ trương, đường lối, biện pháp thực hiện đổi mới giáo dục chuyên nghiệp). - Đánh giá khách quan, khoa học về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân quá trình lãnh đạo công tác phát triển giáo dục chuyên nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 6 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Tập hợp, hệ thống hóa những tư liệu về chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong công tác GDCN của tỉnh. Nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản trong chủ trương, đường lối, chính sách GDCN của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và các giải pháp, cách thức thực hiện chủ trương, đường lối đó trong quá trình phát triển GDCN nh÷ng n¨m 1996 2010. Thông qua việc phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế về GDCN của tỉnh rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo phát triển GDCN . 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cƣ́u: + Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với công tác giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh thông qua Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về giáo dục chuyên nghiệp và quá trình triể n khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết đó của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành liên quan. + Rút ra một số nhâ ̣n xét và kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục chuyên nghiệp trong giai đoạn (1996- 2010). 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: bao gồ m các trường đại học , cao đẳ ng , trung ho ̣c chuyên nghiê ̣p và dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. + Thời gian: trong thời kỳ từ năm 1996 đến 2010. Mố c 1996: Đa ̣i hô ̣i Đảng lầ n th ứ VIII và đặc biệt là khi Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 12 - 1996) ra Nghị quyết: “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000‖. Mố c cuố i là năm 2010, năm kế t thúc nhiê ̣m kỳ Đa ̣i hô ̣i X của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luâ ̣n : luâ ̣n văn dựa vào quan điể m của chủ nghiã Mác -Lênin, quan điể m của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam , tư tưởng Hồ Chí Minh về cách ma ̣ng xã hô ̣i chủ nghĩa nói chung, về vấ n đề giáo du ̣c - đào ta ̣o nói riêng. - Các phương pháp chủ yếu: phương pháp lịch sử và phương pháp logic - Các phương pháp khác: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp... để làm rõ những vấn đề cần thiết trong quá trình nghiên cứu. 5.2. Nguồ n tài liệu Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ lịch sử, tác giả sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu sau: - Về kinh điển: tác giả chọn lựa các bài nói, bài viết của Các Mác, Ăng ghen, Lênin và Hồ Chí Minh bàn về giáo dục. - Các Văn kiện, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước; của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Thanh Hoá về giáo dục - đào tạo nói chung và công tác giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. - Một số bài phát biểu, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ GD - ĐT; Tỉnh ủy, Sở GD - ĐT tỉnh Thanh Hoá. - Các văn bản, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục chuyên nghiệp. - Các báo cáo của Sở GD - ĐT tỉnh Thanh Hoá, Phòng Giáo dục các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. - Các công trình, bài viết của các chuyên gia nghiên cứu, các luận văn, luận án về lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Châu Á, Việt Nam trong những năm gần đây. - Các bài báo, tạp chí số ra hàng ngày, hàng tháng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng… 6. Đóng góp của luận văn - Trình bày một cách hệ thống quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện đổi mới giáo dục chuyên nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 1996 - 2010. - Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. 8 - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh trong thời gian tới, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá nói riêng. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài. 7. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chươnng: Chƣơng 1: Thực trạng và yêu cầu phát triển giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hoá trƣớc năm 1996. Chƣơng 2: Giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa tƣ̀ năm 1996 đến năm 2010. Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm. 9 Chƣơng 1 THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP THANH HOÁ TRƢỚC NĂM 1996 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống hiếu học của nhân dân Thanh Hoá. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thanh Hoá là một tỉnh (xưa là bộ, là thừa tuyên, là trấn) của đất nước Việt Nam, đã hiện diện trên bản đồ Việt Nam từ thời Hùng Vương và luôn có vị trí đặc biệt trong quá trình tiến hoá của lịch sử. Các triều đại luôn thừa nhận đây là một dải đất phên dậu để bảo vệ Tổ quốc. Vùng đất này đã chia sẻ với cả dân tộc những chiến công chiến đấu và xây dựng suốt ngàn năm lịch sử. Thanh Hoá là tỉnh địa đầu miền Trung - cửa ngõ của Trung Bộ nơi tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn phì nhiêu, với dải đất dài và hẹp về phía Nam. Là một tỉnh lớn và đông dân, Thanh Hoá có diện tích đất liền 11.168km 2, bằng 3,3 diện tích cả nước, có 70% đất đai là núi đồi và rừng. Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175 km. Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài 192km. Phía Đông, mở rộng ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với đường bờ biển dài hơn 102 km. Thanh Hoá có hai miền là trung du - miền núi và đồng bằng – ven biển; trung du - miền núi gắn với hệ núi cao phía Tây bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Như Thanh; với tổng diện tích tự nhiên trên 800.000 ha (chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh); dân số gần 1 triệu người, mật độ dân số hơn 90 người/km2. Đồng bằng – ven biển Thanh Hoá thuộc kiểu đồng bằng bồi tụ gồm 13 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố là: huyện Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, 10 Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn và thị xã Bỉm Sơn và thành phố Thanh Hoá. Các tài nguyên của tỉnh rất phong phú đã, đang được quy hoạch khảo sát và khai thác sử dụng bao gồm: Tài nguyên nước dồi dào cả về bề mặt và nước ngầm. Trên bề mặt, có hệ thống các sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng, sông Chu, sông Bưởi với diện tích lưu vực là 39.756 km2 . Cùng với hệ thống nước ngầm, chúng cung cấp lượng nước sạch đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của tỉnh. Thanh Hoá có vùng đồng bằng khá rộng (3.100km2), là đồng bằng rộng nhất trong các tỉnh miền Trung, bằng 1/5 diện tích đồng bằng Bắc Bộ, do phù sa sông Mã tạo thành. Đồng bằng Thanh Hoá có một số núi đá vôi và đồi phiến thạch xen kẽ. Tài nguyên nông nghiệp rất lớn, là thị trường lớn để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ sản xuất, chế biến tiêu thụ. Sản lượng lương thực ngày càng tăng, đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và một phần cho xuất khẩu. Diện tích trồng cây công nghiệp tăng nhanh, đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh và phân bố đều khắp các vùng miền trong tỉnh. Tài nguyên khoáng sản có nhiều, đã khảo sát được 23 điểm có quặng: quặng sắt – măng gan phân bố ở các huyện miền núi với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, sa khoáng biển khoảng 1 triệu tấn,… Tài nguyên rừng với 2/3 diện tích toàn tỉnh cũng là nguồn lợi hàng năm cung cấp khoảng 100.000 tấn nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến gỗ… Tài nguyên biển với bờ biển dài hơn 100 km, hải sản phong phú, hiện tại mới khai thác được từ 18 đến 20% trữ lượng tôm, cá hàng năm. Các tiềm năng khác về giao thông vận tải với gần 5000 km đường bộ; đường sắt chạy qua tỉnh là 100 km; đường sông và ven biển có chiều dài 1.770 km. Về điện năng đã có trạm và hệ thống phân phối điện năng toàn tỉnh phân bổ điện cho sản xuất và sinh hoạt. Về mặt khí hậu, Thanh Hoá nằm ở vĩ tuyến 20 trong vùng nhiệt đới gió mùa rõ rệt của Đông Nam Á mưa nhiều, nắng lắm. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoa màu cây cối phát triển quanh năm. Khí hậu Thanh Hoá vừa mang đặc điểm 11 của Bắc Bộ (có một mùa đông ngắn, khô và lạnh, mùa xuân mưa phùn âm u và thiếu nắng do sương mù), vừa mang đặc điểm của khí hậu Trung bộ (khô nóng, có gió Tây Nam). Nhìn chung tiềm năng tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá là rất lớn, có đủ điều kiện để phát triển thành một tỉnh kiểu mẫu về các lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong khoảng 10 năm trở lại đây nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối ổn định, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 6%. Cơ cấu kinh tế phát triển ngày càng phù hợp với các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như: mía đường, xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng,… tăng mạnh, Thanh Hoá có thể tham gia vào các tam giác phát triển kinh tế phía Bắc. 1.1.2. Điều kiện dân cƣ Về cư dân, Thanh Hoá có khoảng 3,6 triệu người, là tỉnh đông dân thứ 2 trong 61 tỉnh thành (sau thành phố Hồ Chí Minh). Huyện có số dân đông nhất tỉnh là Quảng Xương với gần 300.000 người, ít dân nhất là huyện Mường Lát khoảng 29.000 người. Quy mô trung bình của mỗi đơn vị hành chính trong tỉnh là 13 vạn người. Thanh Hoá là một cộng đồng gồm nhiều các dân tộc anh em: Kinh, Thái, Mường, Hmông, Dao, Khơ mú, Tày, Nùng, … trong đó người Kinh chiếm đa số cư dân với hơn 85% dân số. Người Thái có khoảng 20 vạn người gồm Thái trắng và Thái đen, người Mường có 29 vạn người, người Hmông khoảng 5000 người, sống ở vùng cao biên giới Thanh Hoá, người Tày có khoảng 7642 người sống ở Như Xuân… Dân số đông là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Là một tỉnh có diện tích rộng và dân số đông, Thanh Hoá có một thành phố, hai thị xã, 27 huyện, 30 thị trấn huyện lỵ, 9 thị trấn nông trường, 587 xã, 22 phường và được chia thành 3 vùng cơ bản: đồng bằng ven biển, trung du và miền núi. 1.1.3. Kinh tế - xã hội 1.1.3.1 . Kinh tế. Với đặc điểm địa hình và khí hậu như trên, nên Thanh Hoá chủ yếu sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước ngoài ra, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương 12 nghiệp cũng khá phát triể n. Trong nhiều thế kỷ, Thanh Hoá có nhiều trung tâm nổi tiếng với các nghề đúc đồng, làm dụng cụ bằng đá, chiếu cói,… Trước năm 1986, cũng giống như nhân dân cả nước, Thanh Hoá gặp nhiều khó khăn nhưng từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hoà chung với không khí của cả nước Thanh Hoá đã dần dần khắc phục được khó khăn, đời sống nhân dân dần được cải thiện, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm tăng 6%. Thanh Hoá đang cùng cả nước tiến hành CNH, HĐH đất nước. Hiện nay, Thanh Hoá đang hình thành bốn khu công nghiệp lớn là Bỉm Sơn - Thạch Thành phía Bắc, Nghi Sơn ở phía Nam, khu công nghiệp Lam Sơn ở phía Tây và khu công nghiệp Lễ Môn ở phía Bắc. Kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng ở mức khá cao, giai đoạn 2006 - 2010 là 11,3%. GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 1,7 lần 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 810 USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo đúng hướng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Từ năm 2005 đến 2010: tỉ trọng nông nghiệp đã giảm từ 32,3% xuống còn 21,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng đã tăng từ 34,6% lên 44,1%; tỉ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4%. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế cũng có sự tiến bộ ngày càng phù hợp với tiềm năng kinh tế địa phương. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực tăng trưởng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng miền. Việc huy động vốn đầu tư phát triển tăng rõ nét. Năm 2010, tổng vốn huy động ước đạt 85. 395 tỉ đồng tăng 55% so mục tiêu đề ra. Trong đó vốn tín dụng nhà nước giảm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng. Nhờ vậy, đời sống của nhân dân địa phương cũng không ngừng được nâng cao. Nhưng nhìn chung Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nghèo. Năm 2008, cả nước có 62 huyện nghèo, riêng Thanh Hoá có 7 huyện, bình quân thu nhập GDP/người năm 2009 so với cả nước vẫn còn rất thấp (ước 720 USD/1.200 USD). Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2001 – 2010 là tập trung đẩy mạnh CNH nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển các ngành chế biến nông – lâm - thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, công 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan