Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2010

.PDF
122
114
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYÔN THÞ NH¦ §¶NG Bé TØNH TH¸I NGUY£N L·NH §¹O PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP §ÞA PH¦¥NG Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2010 LUËN V¡N TH¹C SÜ LÞCH Sö Hµ NéI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYÔN THÞ NH¦ §¶NG Bé TØNH TH¸I NGUY£N L·NH §¹O PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP §ÞA PH¦¥NG Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2010 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 602256 LUËN V¡N TH¹C SÜ LÞCH Sö Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Vinh Hµ NéI - 2013 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH : Ban Chấp hành CCN : Cụm công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp HĐH : Hiện đại hóa HĐH : Hiện đại hóa LNTT : Làng nghề truyền thống UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 9 5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 10 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 10 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 11 NỘI DUNG ....................................................................................................... 12 Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phƣơng đầu thời kỳ tái lập tỉnh (1997 – 2001) ....................................... 12 1.1. Thái Nguyên: Vùng đất, con người và tình hình phát triển công nghiệp trước năm 1997 ................................................................................................ 12 1.1.1. Vị trí địa lý, hành chính và những nguồn lực phát triển công nghiệp .... 12 1.1.2.Tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997 ..... 19 1.2. Chủ trương phát triển công nghiệp địa phương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2001 ............................ 24 1.2.1.Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng ......................................... 24 1.2.2. Chủ trương phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2001 ................................................................. 27 Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phƣơng từ năm 2001 đến năm 2010. ....................................................... 34 2.1. Chủ trương của Đảng và sự lãnh đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong những năm 2001 đến năm 2010 ..... 34 2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp ................................... 34 2.1.2. Chủ trương phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong những năm 2001 đến năm 2010 ................................................. 42 1 2.2. Quá trình chỉ đạo việc thực hiện phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010 ................................... 54 2.2.1. Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương............................................................................................................... 54 2.2.2. Tình hình phát triển công nghiệp địa phương từ năm 2001 đến năm 2010. ... 58 Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm. .............................................. 65 3.1. Một số nhận xét. ......................................................................................... 65 3.1.1 Những ưu điểm ......................................................................................... 65 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 75 3.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................... 80 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ để nhanh chóng bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất cho sự thay đổi đó chính là sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam. Đất nước ta đang chuyển mình từ một nước nông nghiệp với cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp chuyển sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và dịch vụ với sự chiếm lĩnh và phát triển của nền công nghiệp có nhiều lợi thế. Những chuyển biến tích cực đó đang chứng tỏ rằng chúng ta đang từng bước tiến tới mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra “phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta thành một nước công nghiệp với trình độ phát triển cao…”. Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu quan trọng đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, toàn Đảng và toàn dân ta còn cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được bằng sự phát triển của tất cả các ngành, nhất là những ngành kinh tế được xem là trụ cột quyết định tiến độ và chất lượng của sự phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp. Trong những năm qua, ngành công nghiệp nước ta đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt trong đó phải kể tới sự chuyển biến của ngành công nghiệp địa phương. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng ngày càng lớn của ngành công nghiệp địa phương những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối và chính sách quan trọng nhằm khuyến khích thúc đẩy và tạo điều kiện cho ngành này phát huy vai trò của nó trong sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Công nghiệp địa phương là một bộ phận quan trọng cấu thành ngành công nghiệp nói chung. Ngành công nghiệp được chia thành 4 nhóm chính là: 3 Công nghiệp quốc doanh Trung ương, công nghiệp quốc doanh địa phương, công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, nếu hiểu theo khái niệm rộng thì trừ công nghiệp quốc doanh Trung ương gồm có các Tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của các Bộ, ngành thì 3 bộ phận còn lại đều được hiểu là công nghiệp địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, công nghiệp địa phương còn được hiểu theo nghĩa hẹp khác chỉ bao gồm công nghiệp quốc doanh địa phương, công nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp) nằm dưới sự quản lý trực tiếp của các Sở Công nghiệp hoặc nhiều tỉnh là Sở Công Thương. Tuy vậy, xét theo yêu cầu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thì Bộ Công nghiệp và các Sở Công nghiệp vẫn là cơ quan chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương. Và như thế, chúng ta có thể thống nhất cách hiểu như sau: Công nghiệp địa phương bao gồm tất cả các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) kể cả các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà hiện nay chưa nằm dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của các Sở Công nghiệp. Những năm gần đây vai trò, vị trí của công nghiệp địa phương đang ngày càng được nâng cao. Công nghiệp địa phương có sự hiện diện của hầu hết các ngành kinh tế. Xu hướng tăng của tỷ trọng công nghiệp địa phương trong ngành công nghiệp là một xu hướng vững chắc và tốc độ chuyển dịch này sẽ tăng nhanh trong thời gian tới do tiến trình cổ phần hóa, đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước đang được chú trọng. Trong nhiều ngành, công nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với công nghiệp Trung ương về năng lực sản xuất, sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, thu hút lao động... Trên thực tế, công nghiệp Trung ương, nếu xét về sản lượng, chỉ còn giữ ngôi vị chủ đạo ở một số ngành công nghiệp nặng như công nghiệp năng lượng (dầu khí, điện, than), phân bón và hóa chất cơ bản..., hoặc ngành mà 4 Nhà nước phải giữ vai trò độc quyền như thuốc lá. Một xu hướng rất đáng lưu ý là với chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước, với một môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp ngày càng có nhiều doanh nghiệp công nghiệp địa phương có quy mô lớn được hình thành và hoạt động, nhất là trong khu vực dân doanh. Nếu như 5 - 7 năm trước, các nhà đầu tư tư nhân trong nước chỉ đầu tư cầm chừng vào công nghiệp, ít có dự án lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí..., thì nay đã xuất hiện những doanh nghiệp tầm cỡ. Đặc biệt, đã hình thành một số doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Tất cả những chuyển dịch quan trọng đó trong ngành công nghiệp nước ta đang chứng tỏ vị thế của ngành công nghiệp địa phương ngày càng lên ngôi. Công nghiệp địa phương đang dần chứng tỏ ưu thế của mình trong nền công nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, để thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của công nghiệp địa phương trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta cần không ngừng quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp hơn nữa tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thành phần công nghiệp này. Là một tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi phía Bắc, với một vị trí quan trọng về kinh tế và chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, Thái Nguyên đang từng bước khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế và xã hội của khu vực miền núi phía Bắc. Thái Nguyên – vùng đất thép ngay từ những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã là một tỉnh có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn tài nguyên khoáng sản và lâm sản, Thái nguyên đã sớm phát huy thế mạnh đó. Đồng thời, Thái Nguyên cũng là một tỉnh có nền công 5 nghiệp phát triển khá sớm so với cả nước. Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghiệp Thái Nguyên. Nhiều nhà máy xí nghiệp của Trung ương đã và đang tiếp tục được khởi công xây dựng tại Thái Nguyên với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Đặc biệt là gần đây với sự hiện diện của một số khu công nghiệp với quy mô khá lớn, đã chứng tỏ những chuyển biến quan trọng của ngành công nghiệp Thái Nguyên nói chung theo chiều hướng tích cực. Trong diện mạo chung đó của ngành công nghiệp, bộ phận công nghiệp địa phương của tỉnh cũng đang có những chuyển biến tích cực và đang từng bước khẳng định vị thế không thể thay thế của mình trong nền công nghiệp tỉnh nhà. Đặc biệt hiện nay, với những cơ chế, chính sách ngày càng tích cực của Nhà nước, công nghiệp địa phương trong tỉnh đang ngày càng chứng tỏ sức mạnh và tầm quan trọng của mình. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra những chủ trương, đường lối chính xác, kịp thời để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên là một vấn đề quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế nói chung của tỉnh. Có thể nói công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên vẫn còn là một vấn đề lớn chưa được nghiên cứu sâu sắc trên phương diện đường lối lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có những chuyển biến sâu sắc. Một trật tự thế giới mới đang dần được hình thành thay thế cho trật tự hai cực trước đây, đó chính là trật tự thế giới đa cực với xu hướng hòa bình hợp tác hóa và đa phương hóa, kéo theo đó là xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ lôi cuốn mọi quốc gia, mọi khu vực không phân biệt ranh 6 giới và thể chế chính trị. Toàn cầu hóa đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra những cơ hội vàng cho mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm và đưa ra những chủ trương đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế tránh nguy cơ tụt hậu. Trong bối cảnh đó, kinh tế công nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi quốc gia. Công nghiệp phản ánh diện mạo cũng như trình độ phát triển của một quốc gia. Trong những năm qua, công nghiệp địa phương luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta. Vì công nghiệp có gắn bó mật thiết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở những góc độ, khía cạnh và phạm vi khác nhau. Vấn đề phát triển công nghiệp địa phương được đề cập trong nhiều tác phẩm nghiên cứu về công nghiệp nói chung. Vấn đề phát triển công nghiệp địa phương đã được nhiều học giả nghiên cứu trong nhiều tác phẩm chuyên khảo: Tác giả Trần Quang Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000 với tác phẩm “Lý thuyết về lợi thế và so sánh: Sự vận dụng trong chính sách công nghiệp và thương mại của Nhật Bản”. Đề cập về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và con đường cải cách nền kinh tế ở góc độ kinh tế học; PGS.TS Đỗ Đức Định có tác phẩm “Kinh tế học phát triển về công nghiệp hóa và cải cách nền kinh tế”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004. Ngoài ra còn một số tác phẩm quan trọng và tiêu biểu khác như: “Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (PGS.TS Đỗ Hoài Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000); Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Phác thảo lộ trình” (PGS.TS Trần Đình Thiên, Nhà xuất bản Chính trị quốc Gia, 2002); “Tăng trưởng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (TS. Võ Trí Thành, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007). Bên cạnh những công trình trên, còn có rất nhiều những công trình cũng đã đề cập tới vấn đề phát triển công nghiệp địa 7 phương như: “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010” (Bộ Thương mại, Hà Nội, 8/2003); “20 năm đổi mới cơ chế, chính sách thương mại Việt Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm” (Bộ Thương mại, Hà Nội, 2006); “Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đến năm 2005” ( PGS.TS Nguyễn Cúc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng” (PGS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, Hà Nội, 2005). Trên các tạp chí chuyên ngành, cũng đã có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp địa phương như: “Đổi mới, phát triển và quản lý doanh nghiệp Nhà nước” (Ngô Xuân Lộc, Tạp chí Lịch sử Đảng, số ra 11/1998); “Tìm hiểu quan điểm của Đại hội VII về phát triển công nghiệp Việt Nam” (Phạm Ngọc Anh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số ra 1/1997); “Mô hình năng động về xây dựng khu công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” (Lê Công Huỳnh, Tạp chí Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số ra 1/2003); “Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Cơ hội và thách thức”, Nguyễn Hải Bắc, Tạp chí Công nghiệp Thái Nguyên, 2010).... Một số luận án, luận văn đã được công bố và công nhận liên quan tới vấn đề công nghiệp địa phương như: “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa” (Luận án tiến sĩ của Trần Minh Yến, Hà Nội, 2003); “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” ( TS Dương Bá Phương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); “Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương” (Luận án tiến sĩ kinh tế của Bùi Vĩnh Kiên, Hà Nội, 2009);…; Về ngành công nghiệp Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Hải Bắc đã có luận án tiến sỹ “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh 8 Thái Nguyên”, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010, Hà Nội; “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2007” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thùy Dung, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, 2012);“Đánh giá chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010”, (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Đại học Thái Nguyên, 2011). Tất cả những tác phẩm trên đều đề cập, nghiên cứu ở khía cạnh này hay khía cạnh khác về vấn đề phát triển công nghiệp địa phương. Một số công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp địa phương của một số tỉnh. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể, riêng biệt, khái quát và có hệ thống về chủ trương đường lối phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái nguyên cũng như tình hình phát triển công nghiệp địa phương của tỉnh Thái Nguyên từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2010. 3. Mục đích nghiên cứu - Khái quát và phân tích tình hình phát triển kinh tế công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên thời kì 1997 - 2010. Từ đó làm rõ sự đổi mới và bước phát triển của công nghiệp địa phương trong nền công nghiệp toàn tình cũng như nền kinh tế xã hội nói chung của tỉnh. - Phân tích và làm rõ những tác động của đường lối lãnh đạo công nghiệp của Đảng nói chung đến quá trình phát triển kinh tế công nghiệp địa phương của tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. - Đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối và những vấn đề còn hạn chế cần khắc phục. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 9 thông qua các Báo cáo, Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Công Thương và các Ban ngành liên quan đến vấn đề kinh tế công nghiệp địa phương giai đoạn 1997 – 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đường lối phát triển công nghiệp nói chung của Đảng, những chủ trương đường lối phát triển những ngành, những cơ sở công nghiệp nằm dưới sự quản lý của Sở Công Thương Thái Nguyên. Qua đó đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình phát triển công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên. 5. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn sử liệu - Các Văn kiện của Đảng lãnh đạo về vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 1997 - 2010. - Các Nghị quyết, Chỉ thị, các sách khảo cứu, các bài viết về vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp địa phương được đăng trên các tạp chí và một số nhà xuất bản giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010. - Các Nghị quyết, Báo cáo sơ kết, tổng kết, Chỉ thị, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các ban ngành có liên quan được lưu trữ tại Tỉnh ủy Thái Nguyên, Sở Công Thương Thái Nguyên, Chi cục Văn thư Lưu trữ là những nguồn sử liệu quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn này. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp thống kê, trong đó phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đưa ra cái nhìn khái quát, toàn diện có hệ thống về tình hình kinh tế công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010. 10 - Phân tích, đánh giá được vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự phát triển của kinh tế công nghiệp nói chung nhất là công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên nói riêng. - Đúc rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đường lối công nghiệp địa phương của Đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia thành 3 chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương đầu thời kỳ tái lập tỉnh (1997 – 2001) Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương từ năm 2001 đến năm 2010 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 11 CHƢƠNG 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƢƠNG ĐẦU THỜI KỲ TÁI LẬP TỈNH (1997 – 2001) 1.1. Thái Nguyên: Vùng đất, con ngƣời và tình hình phát triển công nghiệp trƣớc năm 1997 1.1.1. Vị trí địa lý, hành chính và những nguồn lực phát triển công nghiệp Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Đông Bắc với diện tích tự nhiên 3541,1 km². Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi Đông Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa phận tỉnh Thái Nguyên tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương với tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội của tỉnh nhất là các ngành khai thác, chế biến nông, lâm sản và khoáng sản, tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền công nghiệp nói chung và công nghiệp địa phương nói riêng. Thái Nguyên nằm trong giới hạn 20020’ – 22025’ vĩ độ Bắc và 10025’ – 106016’ kinh độ Đông. Thái Nguyên tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển, nằm gần nhiều cảng sông, cảng biển, sân bay và cửa khẩu biên giới (cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80km và cảng Hải Phòng 200 km). Thái Nguyên kết 12 nối với các tỉnh thành bằng hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt lấy thành phố Thái Nguyên làm đầu mối. Với vị trí trên, Thái Nguyên dễ dàng giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh bằng nhiều con đường. Đây là một lợi thế lớn cho nền kinh tế toàn tỉnh. Tiếp giáp thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80km là một lợi thế lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Hà Nội không chỉ là một thị trường lớn đầy tiềm năng trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Thái Nguyên mà còn là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử lớn của cả nước, nơi chuyển giao công nghệ cho Thái Nguyên nói chung cũng như các tỉnh miền núi Đông Bắc nói riêng thông qua tỉnh Thái Nguyên. Cùng với những thuận lợi về vị trí địa lý, Thái Nguyên có nhiều nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp: Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai. Tỉnh Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi thấp dạng bát úp với diện tích tự nhiên 3541,1 km2 chiếm 1,1% diện tích tự nhiên cả nước. Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông, lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thuỷ văn của hai con sông này. Nếu được khai thác tốt, đây sẽ là một lợi thế lớn không chỉ cho vấn đề thủy lợi mà còn là một đường vận chuyển hàng hóa thuận tiện cho tỉnh góp phần phát triển nền kinh tế thương mại, dịch vụ và công nghiệp. 13 Thái Nguyên là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, đây là một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên. Kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân. Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít. Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi, đá vôi xây dựng có ở mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang, đất sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng khoáng sản tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng…. để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước. Nguồn lực kinh tế xã hội cũng là một thế mạnh phát triển công nghiệp địa phương Thái Nguyên. Trước tiên là thế mạnh của nguồn nhân lực. Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 7 Trường Đại học, 2 khoa đại học thuộc Đại học Thái Nguyên,10 trường Cao đẳng, hơn 50 trường dạy nghề và trường chuyên nghiệp với quy mô đào tạo khoảng 16.000 – 18.000 người mỗi năm. Cũng theo số liệu năm 2009, lực lượng lao động của tỉnh có trên 681.600 người. Tỷ lệ lao động trẻ (dưới 35 14 tuổi) chiếm hơn 58% tổng số lao động. Số lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên chiếm 28% vào cuối năm 2009. Cơ cấu lao động của tỉnh cụ thể như sau: + Công nhân kỹ thuật có bằng: 24.561 người + Trình độ sơ cấp: 6.053 người + Trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học: 17.827 người. Với vai trò là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước, nguồn nhân lực Thái Nguyên được xem là một lợi thế lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung với một nguồn lao động có chất lượng cao. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nguồn lao động vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Nguồn lao động là những doanh nhân giỏi, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tìm ra giải pháp nhằm nhanh chóng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đó kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động là một bài toán lớn mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái nguyên đang cố gắng tìm lời giải. Thái Nguyên là tỉnh có một số cơ sở công nghiệp lớn và vừa của Trung ương với nhiều lĩnh vực, ngành nghề được xây dựng từ thập niên 60, 70. Điều này tạo cho Thái Nguyên một lợi thế lớn để phát triển công nghiệp lớn so với những tỉnh khác trong cả nước. Khu công nghiệp luyện kim (Lưu Xá) có tổng diện tích 520 ha có 2 doanh nghiệp lớn là công ty gang thép Thái Nguyên và công ty luyện kim màu được nhà nước đầu tư từ thập niên 60, 70. Khu công nghiệp cơ khí, chế tạo máy Sông Công: tổng diện tích 220 ha, có 5 nhà máy chế tạo máy phụ tùng, máy động lực, dụng cụ y tế. Những khu công nghiệp này đã và đang được đầu tư mở rộng và nâng cao công nghệ, vừa là đầu tàu vừa là lực đẩy cho công nghiệp địa phương của Thái Nguyên phát triển. 15 Giao thông được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh tế. Nền kinh tế một quốc gia hay một tỉnh muốn phát triển thì giao thông luôn phải đi trước một bước. Thái Nguyên có hệ thống đường giao thông tương đối thuận tiện cho sự phát triển và giao lưu kinh tế nói chung. Thái Nguyên có các hệ thống đường quốc lộ 3, quốc lộ 37, 18, 259. Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ: 183 km, tỉnh lộ: 105,5km, huyện lộ: 659 km. Đường liên xã: 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa và phân bố khá hợp lý. Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước. Các tuyến đường sắt quan trọng như tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội; tuyến đường sắt Lưu Xá Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Quảng Ninh; tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản. Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt được phân bố tương đối hợp lý thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách trong và ngoài tỉnh. Hệ thống điện được xem là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung nhất là công nghiệp địa phương. Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn, huyện có lưới điện hoàn chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Theo số liệu năm 2001, toàn tỉnh có tổng số 155/180 xã, phường, trị trấn có lưới điện quốc gia, 16 chiếm tỷ lệ 86%. Toàn tỉnh có 1 trạm biến áp 220KV, 4 trạm biến áp 110KV, với tổng dung lượng 311MVA, có 17 trạm biến áp trung gian 35/10/6KV với tổng dung lượng 102.200KVA. Tổng chiều dài lưới trung áp 974km, có 549 trạm biến áp 35/22/10/6/0,4KV với tổng dung lượng 132.800KVA. Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc và quốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số. Với tổng đài 27.000 số hiện nay đã đạt dung lượng 18.000 thuê bao . Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ, vì vậy công nghiệp nhất là công nghiệp địa phương đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Từ những thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX, Đảng ta đã xác định: “Công nghiệp địa phương ngày càng giữ một vai trò quan trọng, cần được củng cố và phát triển một cách rộng rãi” (theo Chỉ thị Ban bí thư số 191 – CT/TƯ, ngày 3 -3 -1960 về xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương). Dựa trên tinh thần đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng ban hành những chủ trương chính sách quan trọng góp phần phát triển công nghiệp địa phương. Những chủ trương, chính sách đó của Đảng và Nhà nước đã là cơ sở định hướng, kim chỉ nam hướng dẫn cho Đảng bộ các địa phương trong cả nước lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương. Sự phát triển theo xu hướng ngày càng tích cực của công nghiệp địa phương nước ta trong những năm qua đã chứng tỏ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Đây là một điều kiện quan trọng cho công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên phát triển. Cùng với những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên là nhân tố quan trọng trực tiếp đối với sự phát triển của công nghiệp địa phương trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có tiền thân là Đảng bộ tỉnh Bắc Thái 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan