Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch s...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 đến năm 2010

.PDF
142
292
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- NGÔ THỊ NGÀ ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGÔ THỊ NGÀ ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: TS Chu Đức Tính HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 Chương 1 CÔNG TÁC BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC NĂM 2001 ....... 12 1.1.Cơ sở lý luận chung về di tích lịch sử văn hóa ....................................... 12 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 12 1.1.2. Phân loại di tích ................................................................................ 15 1.1.3. Đặc điểm di tích ................................................................................ 18 1.2. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 2001 ...................................................................... 21 1.2.1.Khái quát về vùng đất và con người Thái Nguyên ............................... 21 1.2.2. Một số hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 2001 .............................................................................. 29 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỪ NĂM 2001 - 2010 ................................................................................................. 47 2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 - 2010 ..................... 47 2.1.1. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (1 - 2001) với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ................................. 47 2.1.2. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (11 - 2005) với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa .......................... 50 2.1.3. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (10 - 2010) với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa .......................... 53 2.2. Quá trình thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2010) ....................................... 56 2 2.2.1. Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2010) ............................................................................................... 56 2.2.2. Công tác phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2010) ............................................................................................... 69 Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU .............................. 82 3.1. Một số nhận xét về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2010) ....................................... 82 3.1.1. Những thành tựu cơ bản .................................................................... 82 3.1.2. Một số hạn chế .................................................................................. 85 3.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra .................................................... 87 3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................... 87 3.2.2. Một số vấn đề đặt ra .......................................................................... 91 KẾT LUẬN ............................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105 PHỤ LỤC ................................................................................................. 113 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật Di sản văn hóa năm 2001 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 có viết: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [53, tr. 29]. Vì vậy, để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử là công việc cần thiết, cấp bách. Từ thời cổ đại xa xưa cho đến hàng trăm năm gần đây, loài người đã nhận thức được rằng không thể thiếu di sản văn hóa trong việc phát triển tri thức. Lênin đã dạy: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa do chế độ tư bản để lại và dùng những nền văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải tiếp thu toàn bộ nền khoa học kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật, không có cái đó chúng ta không thể xây dựng cuộc sống xã hội cộng sản được” [12, tr.9-10]. Di sản văn hóa của bất cứ quốc gia nào cũng được cấu thành bởi di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa (gọi tắt là di tích) là bộ phận cấu thành quan trọng nhất, là bằng chứng cụ thể, sinh động về phát triển lịch sử, văn hóa, khoa học lâu đời của mỗi dân tộc, là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia. 4 Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại hàng nghìn di tích có giá trị. Tuy nhiên, các di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ bị mai một vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: Sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, con người chưa có nhận thức đầy đủ về giá trị các di tích,… Những di tích này không những là bằng chứng chắc chắn cho việc nghiên cứu lịch sử và nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta, mà còn là cơ sở cần thiết cho việc xây dựng nền văn hóa mới, tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước sâu hơn nữa trong quần chúng nhân dân. Do đó, nếu để hư hại hoặc làm mất đi một di tích là một tổn thất rất đáng tiếc, thậm chí không bao giờ lấy lại được. Bởi vậy, việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa là trách nhiệm của toàn thể cán bộ và nhân dân ta đối với lịch sử và với thế hệ sau này. Ở Thái Nguyên trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ngày càng được quan tâm, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đặc biệt hiện nay, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, việc bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa ở Thái Nguyên được coi trọng hơn bao giờ hết, với mong muốn góp phần làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, mở ra những triển vọng to lớn phát triển nền văn hóa đa dân tộc, phong phú, đặc sắc trên quê hương Thái Nguyên. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa là một vấn đề nhận được sự quan tâm từ nhiều ngành, nhiều nhà khoa học, trong đó có một số cuốn sách, bài báo đăng trên tạp chí và luận văn, luận án nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: + Các bài đăng trên tạp chí có: - Trịnh Thị Hòa (2004), “Vài suy nghĩ về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam trong gần 6 thế kỷ qua”, Tạp chí di sản văn hóa. - Nguyễn Quốc Hùng (2004), “Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta”, Tạp chí di sản văn hóa. - Trịnh Đắc Tâm (2005), “Bảo tồn Di tích lịch sử văn hóa ở Thổ Hà những sai lầm cần tránh”, Tạp chí Xưa và Nay. - Hà Văn Tấn (2005), “Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. - Đặng Văn Bài (2006), “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành”, Tạp chí Di sản văn hóa. + Về sách có: - Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. - Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1996), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VII. - Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. - Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. 6 - Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. - Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. - Hoàng Vinh (1996), Một số lý luận văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Văn hóa - Thông tin. - Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội. - Bộ Văn hóa Thông tin (2005), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Hà Nội. - Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên) (2008), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa (giáo trình dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng ngành Bảo tàng), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. + Luận văn, luận án có: - Trần Văn Thắng (1995), Đánh giá khả năng khai thác các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ mục đích du lịch, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Địa lý địa chất. - Từ Mạnh Lương (2003), Một số chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích lịch sử văn hóa của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất nước, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. - Doãn Thị Mai Thủy (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và sự vận dụng vào 7 xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ khoa học chính trị, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những bài báo, cuốn sách và luận văn, luận án trên có điểm chung đều đề cập đến vấn đề di sản văn hóa, các lý luận chung đối với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Nhưng để có một công trình nghiên cứu cụ thể về công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử dưới sự lãnh đạo của một Đảng bộ tỉnh nhất định thì chưa có. Kế thừa quan điểm chung cùng một số lý luận và kinh nghiệm của tác giả đi trước, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Trên cơ sở tiếp thu một phần lý luận chung về di tích, các nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo di tích của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, tác giả luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử trong mười năm từ 2001 đến 2010. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Từ những vấn đề cơ bản của công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và qua thực tiễn, đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị và nguyên nhân tồn tại, khó khăn của các di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, qua đó thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với vấn đề trên từ năm 2001 - 2010. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Nêu lên thực trạng công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 2001. 8 - Hệ thống hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 2010. - Đánh giá khách quan, toàn diện về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2001 2010. 3.3. Đối tƣợng của luận văn Luận văn tập trung tìm hiểu chủ trương và công tác chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 - 2010. 3.4. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu trong mười năm, từ năm 2001 2010. Tháng 1 năm 2001, diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI. Tháng 12 năm 2010, diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Thông qua các Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, luận văn muốn đề cập đến chủ trương của Đảng bộ tỉnh đối với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 2010. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 - 2010 trên địa bàn toàn tỉnh. Nhưng do hạn chế về thời gian khảo sát, tư liệu, trình độ nên đề tài không đề cập đến toàn bộ các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh, mà chỉ tập trung tìm hiểu thực tế ở một số di tích tiêu biểu, lấy đó làm dẫn chứng phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài. - Về nội dung: Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 - 2010. 9 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu - Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa. - Một số Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và Báo cáo tổng kết của các ban, ngành trong tỉnh có liên quan đến vấn đề văn hóa cùng một số công trình của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát điền dã (chụp ảnh) để đối chiếu, đảm bảo độ chính xác, tin cậy của các dữ liệu làm cơ sở cho việc nhận định, khái quát vấn đề trong luận văn. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thực trạng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 2001. Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 - 2010. Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 - 2010. Để hoàn thành bài luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều cá nhân, cơ quan, đoàn thể tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán bộ Phòng Di sản (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên); Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên; cán bộ lãnh đạo Khu Di tích Lịch sử ATK Định Hóa - Thái Nguyên; Bảo tàng - Thư viện tỉnh Thái Nguyên. 10 Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo, Tiến sỹ Chu Đức Tính - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội), những người đã có công dạy dỗ, tư vấn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành bài luận văn của mình. 11 Chƣơng 1 CÔNG TÁC BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 2001 1.1. Cơ sở lý luận chung về di tích lịch sử văn hóa 1.1.1. Khái niệm Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Chúng là những bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi quốc gia, ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, về kỹ năng, kỹ xảo và tâm linh con người. Theo quy định trong Hiến chương Venise (vơnije) - Italia năm 1964, khái niệm di tích lịch sử văn hóa bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử. Ở nước ta, theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 thì di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xã hội. Diễn giải cụ thể ra thì: Di tích lịch sử văn hóa là những nơi ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ, những địa điểm; khung cảnh ghi dấu về dân tộc học; những nơi diễn ra sự kiện quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy lịch sử đất nước, lịch sử địa phương phát triển (kể cả những nơi do đế quốc, phong kiến gây ra tội ác nhằm phá hoại, kìm hãm lịch sử); những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược; chống áp bức; những nơi ghi dấu sự vinh quang lao động, những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa khoa học; những công trình nghệ thuật có giá trị toàn 12 quốc hoặc khu vực,… Những quy định trên bao gồm cả những di vật được sản sinh ra trong quá trình hoạt động hình thành di tích và những giá trị tưởng niệm do các lớp người đời sau tạo dựng nên ở di tích. Như vậy: Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử; do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Từ định nghĩa mang tính khoa học trên, ta thấy di tích là không gian vật chất cụ thể, khách quan vì không gian đó ngoài ý muốn của chúng ta, không do chúng ta quy định mà do quá trình hoạt động hình thành nên di tích quy định. Di tích lịch sử cần phải được bảo vệ, khai thác sử dụng tại chỗ, gắn liền với khung cảnh của nó. Bảo tồn là những hoạt động nhằm bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích. Điều đó nói lên rằng những người hoạt động bảo tồn di tích không tạo ra di tích mà chỉ có thể hoạt động bảo tồn sao cho hợp lý, cho đúng với đối tượng khách quan đó. Việc tự tạo ra di tích là đánh lừa cảm giác đối với khách thăm quan. Khi di tích được xác định bảo tồn nghĩa là di tích đó phải có những giá trị điển hình (trong sự so sánh với dấu tích lịch sử khác): Điển hình về sự kiện chính trị, quân sự đối với cả nước hoặc địa phương; điển hình về giá trị lưu niệm nhân vật lịch sử anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa khoa học, điển hình về kiến trúc nghệ thuật. Nếu không có những giá trị điển hình tiêu biểu thì không được xếp hạng, không được công nhận là di tích. Tôn tạo là quá trình thực hiện những thiết kế bổ sung vào di tích hiện có và xây dựng mới các công trình, bổ sung phương tiện kỹ thuật nhằm mục đích tôn vinh thêm giá trị của di tích. 13 Phát huy giá trị (hay khai thác di tích) là những hoạt động nhằm giới thiệu các giá trị vật chất và tinh thần chứa đựng trong di tích, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Mục đích của việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là giữ gìn, bảo quản, bảo vệ chúng một cách thích đáng nhất về mặt pháp lý và khoa học nhằm giữ lại các di tích đó cho thế hệ chúng ta và mai sau, sử dụng chúng vào việc nghiên cứu khoa học, giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và truyền thống, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Với mục đích trên, khi bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cần đảm bảo các nguyên tắc: - Phải tiến hành nghiên cứu khoa học toàn diện và cụ thể về di tích, mọi quy trình phải được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học. - Cố gắng giữ lại nguyên vẹn các yếu tố gốc của di tích, không làm thay đổi hiện trạng di tích, không gây biến dạng di tích. - Giữ gìn đến mức tối đa cảnh quan vốn có của di tích. Mọi việc tu sửa hoặc tôn tạo di tích phải đảm bảo hài hòa giữa di tích và cảnh quan. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tác dụng của di tích, song không làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ, bảo quản di tích, không gây lấn át, biến dạng di tích. - Bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có di tích. Di tích lịch sử văn hóa bao gồm các thuộc tính như: Môi trường, cảnh quan thiên nhiên xen kẽ hoặc bao quanh di tích; những công trình kiến trúc đã chứng kiến sự kiện lịch sử; hoặc bản thân kiến trúc hoặc những tác phẩm mỹ thuật chứa đựng trong đó là những tiếng nói về di tích; những hiện trạng chứng kiến sự kiện lịch sử vừa kết thúc hoặc nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa vừa mới ngừng hoạt động ở di tích; và bộ phận hữu cơ nữa là những di 14 vật lịch sử được sản sinh ra trong quá trình hoạt động hình thành di tích. Tùy theo mỗi loại di tích mà một trong những thuộc tính trên đây tạo thành sự hoàn chỉnh các di tích. Theo quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hóa năm 2009, di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. - Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu. - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật. Như vậy, di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm của lịch sử và được lịch sử khẳng định, vì thuộc về lịch sử nên di tích bao giờ cũng tồn tại theo một không gian nhất định, khẳng định một thời gian nhất định và chứa đựng một nội dung lịch sử, giá trị văn hóa nhất định. Hoạt động bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên cơ sở nội dung, đặc điểm lịch sử dân tộc, đất nước được ghi dấu lại ở mỗi di tích. 1.1.2. Phân loại di tích Việc phân loại di tích có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích một cách hiệu quả nhất. Theo Luật Di sản văn hóa năm 2009, di tích được phân loại như sau: Thứ nhất, căn cứ vào giá trị tiêu biểu nhất mà di tích chứa đựng thì di tích được phân thành 4 loại, gồm: 15 Loại hình di tích lịch sử, bao gồm: Những công trình, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước; gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến1. Di tích kiến trúc nghệ thuật, bao gồm: Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử như di tích đền, nghè, miếu, phủ, đình làng2,… Di tích khảo cổ học là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong thời kỳ lịch sử cổ đại3. Di tích danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người trong lịch sử để lại, có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học 4. Thứ hai, theo đầu mối quản lý và giá trị của di tích gồm có 3 loại là: Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Các di tích này được địa phương lập hồ sơ xếp hạng và trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin 5, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và quyết định đề nghị các tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản thế giới. 1 Ở Thái Nguyên có tất cả 15 di tích lịch sử thuộc loại hình di tích này: Nơi thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 1936, xã La Bằng, huyện Đại Từ hay di tích nhà tù chợ Chu, thị trấn chợ Chu, huyện Định Hóa,… 2 Ở Thái Nguyên có di tích đình Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình. 3 Ở Thái Nguyên có di tích khảo cổ học thời đại đồ đá cũ ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (bao gồm hang Phiêng Tung, mái đá Ngườm và một số hang khác). 4 Ở Thái Nguyên có hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai và thắng cảnh chùa Hang thuộc thị trấn chùa Hang, huyện Đồng Hỷ là hai danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh. 5 Từ ngày 1/1/2007 là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. 16 Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Các di tích này được địa phương lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng di tích quốc gia. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Địa phương lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xếp hạng di tích cấp tỉnh. Thứ ba, dựa vào hình thức quản lý, di tích được chia thành 3 loại: Di tích do Nhà nước trực tiếp quản lý: Là các di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia do các ban quản lý di tích được Nhà nước thành lập trực tiếp quản lý. Di tích do cộng đồng dân cư (tập thể) trực tiếp quản lý: Là các di tích quốc gia, di tích địa phương cấp tỉnh được giao cho tổ chức nhân dân trực tiếp quản lý như đình làng, các chùa, đền thờ,… Di tích do các nhân, gia đình trực tiếp quản lý như nhà thờ dòng họ, nhà ở dân cư trong các khu phố cổ. Thứ tư, theo điều kiện khai thác của di tích, di tích được phân làm hai loại: Di tích có khả năng khai thác: Là các di tích có điều kiện thuận lợi khách quan1 hấp dẫn khách thăm quan, có nguồn thu tại di tích và có khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác như di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích gắn với tín ngưỡng của nhân dân nằm ở những khu vực có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi, thuộc các tuyến thăm quan du lịch. 1 Do bản chất của di tích quy định, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người. 17 Di tích chưa có khả năng khai thác: Là các di tích chưa có điều kiện thuận lợi khách quan về hấp dẫn khách thăm quan, không có nguồn thu tại di tích và rất khó huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo, khai thác di tích như các di tích cách mạng, di tích khảo cổ học, di tích lưu niệm danh nhân nằm ở những khu vực không có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi, không thuộc các tuyến thăm quan du lịch. Như vậy, bên cạnh việc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích một cách hiệu quả thì việc phân loại di tích còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo tồn di tích. Phân loại là để xếp loại và gọi tên cho di tích đúng nhất, từ đó xác định đúng nội dung giá trị chứa đựng ở di tích. Mặt khác việc phân loại cũng cho thấy tính đa dạng, phong phú chứa đựng ở di tích, trên cơ sở đó các nhà quản lý cần có chính sách chính xác giúp cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo, khai thác di tích một cách hiệu quả. 1.1.3. Đặc điểm di tích a. Đặc điểm chung các di tích ở Việt Nam Thứ nhất, các di tích được hình thành từ hoạt động lao động sáng tạo của con người trong quá trình dựng nước và giữ nước, tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, với các loại hình phong phú và đa dạng. Sự phong phú về các sản phẩm do lao động của con người trong quá khứ sáng tạo ra phản ánh sự đa dạng về các loại hình di tích. Có di tích phản ánh sự gửi gắm, lòng tin ước nguyện của con người về những vị thần thánh, luôn cứu giúp con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cái ác như các đình, chùa, đền, miếu thờ. Và lại có những di tích phản ánh lòng yêu nước, ý chí kiên cường của con người trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược như nhà tù, địa đạo,… 18 Thứ hai, di tích phản ánh trung thực quá trình phát triển lịch sử, kinh tế xã hội của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Di tích là sản phẩm do lao động của con người trong quá khứ để lại và khi được xem xét là di tích thì chúng không bị ràng buộc về thời gian. Có những di tích đã có từ hàng trăm năm như đình Tây Đằng (Hà Tây) tồn tại cách ngày nay hơn 500 năm nhưng cũng có di tích chỉ mới có trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc như ATK chiến khu Việt Bắc, đồi A1, địa đạo Củ Chi,… Thứ ba, di tích là bằng chứng vật chất sinh động phản ánh trung thực quá trình ra đời trong lịch sử của sản phẩm đó trên các phương diện như: Nó được tạo ra trong hoàn cảnh nào, với mục đích gì, do ai tạo ra,… nghiên cứu điều đó sẽ phát hiện ra thời kỳ lịch sử của sản phẩm đó ra đời. Ví dụ: Cố đô Huế ra đời cách đây hơn 300 năm nhằm phục vụ sự cai trị đất nước và hưởng thụ của các vua quan triều Nguyễn, nó phản ánh quá trình lịch sử sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, cũng như trình độ khoa học, kỹ thuật, hội họa, điêu khắc của người Việt Nam thời kỳ đó. Thứ tư, di tích phản ánh tính đa dạng về văn hóa của các dân tộc. Mỗi quốc gia thường có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có lịch sử, văn hóa, khoa học phát triển khác nhau. Nghiên cứu các di tích do các dân tộc khác nhau sáng tạo ra trong quá khứ không những thấy được sự phát triển về lịch sử, văn hóa, khoa học của từng dân tộc mà còn thấy được tính đa dạng về văn hóa của mỗi quốc gia. Ví dụ: Tháp Chàm là bằng chứng về sự phát triển văn hóa của dân tộc Chăm. Thứ năm, các di tích đều bao gồm hai mặt giá trị tiêu biểu là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn gọi là vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất của di tích là cái mà chúng ta nhìn thấy, nó tồn tại trong một không gian vật chất nhất định như đình, chùa, lăng tẩm, tượng,… 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan