Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền thời kỳ 1954 - 1...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền thời kỳ 1954 - 1975

.PDF
127
346
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TƢƠI §¶ng bé tØnh Th¸i B×nh l·nh ®¹o x©y dùng vµ cñng cè chÝnh quyÒn thêi kú 1954-1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TƢƠI §¶ng bé tØnh Th¸i B×nh l·nh ®¹o x©y dùng vµ cñng cè chÝnh quyÒn thêi kú 1954-1975 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Thu Hƣơng Hà Nội, 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ ..................................................................................................... 7 1.1. Khái quát tình hình chính quyền tỉnh Thái Bình trước năm 1954........... 7 1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử của tỉnh Thái Bình tác động đến quá trình xây dựng và củng cố chính quyền ............. 7 1.1.2. Tình hình chính quyền ở tỉnh Thái Bình trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) ....................................................................... 10 1.1.2.1. Xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945-1946) ........................................ 10 1.1.2.2. Xây dựng củng cố chính quyền trong giai đoạn toàn quốc kháng chiến (1946-1954) ............................................................................. 16 1.2. Lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền trong những năm tiếp quản, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1954-1965) ................................................. 21 1.2.1. Xây dựng và củng cố chính quyền thực hiện nhiệm vụ Tiếp quản và khôi phục kinh tế (1954-1957) ................................................... 21 1.2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960)............... 33 1.2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền trong thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)........... 39 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN TRONG BỐI CẢNH CẢ NƢỚC CÓ CHIẾN TRANH VÀ KHÔI PHỤC KINH TẾ TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ....................................................................... 54 2.1. Xây dựng củng cố chính quyền đáp ứng nhiệm vụ “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu” từ năm 1965 đến năm 1968 ..................................... 54 2.1.1. Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra với chính quyền tỉnh ................. 54 2.1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng, củng cố chính quyền trong bối cảnh “vừa sản xuất, vừa chiến đấu” (1965-1968) ............ 56 2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựn, củng cố chính quyền khôi phục kinh tế và sẵn sàng chiến đấu (1969-1972) .................. 62 2.2.1. Sự chuyển biến của tình hình và những nhiệm vụ dặt ra đối với xây dựng, củng cố chính quyền tỉnh Thái Bình (1969-1972) .............. 62 2.2.2. Xây dựng và củng cố chính quyền tỉnh Thái Bình phục vụ nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh và tiếp tục chi viện cho các chiến trường ......... 63 2.3. Xây dựng, củng cố chính quyền khắc phục hậu quả chiến tranh ổn định và phát triển kinh tế xã - hội, dồn sức chi viện cho chiến trƣờng từ năm 1973 đến năm 1975 .................................................. 84 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .......................... 98 3.1. Nhận xét ............................................................................................... 98 3.1.1. Thành quả .................................................................................... 98 3.1.2. Một số hạn chế ........................................................................... 103 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................. 106 KẾT LUẬN ............................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 114 PHỤ LỤC.................................................................................................. 122 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. BCH - Ban chấp Hành 2. CĐRĐ - Chế độ ruộng đất 3. CNXH - Chủ nghĩa xã hội 4. CTQG - Chính trị quốc gia 5. DCND - Dân chủ nhân dân 6. HĐND - Hội đồng nhân dân 7. HTX - Hợp tác xã 8. KHXH - Khoa học xã hội 9. Nxb - Nhà xuất bản 10. UBHC - Ủy ban hành chính 11. UBKC - Ủy ban kháng chiến 12. UBND - Ủy ban nhân dân 13. XHCN - Xã hội chủ nghĩa LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tiễn cách mạng thế giới đã chỉ ra rằng: chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Và vì vậy Làm cách mạng cốt yếu là để giành chính quyền, giữ chính quyền, kiện toàn chính quyền để dùng chính quyền ấy thực hiện nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Ngay từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đến nay, không một nhà nước cách mạng nào trên thế giới lại không phải đương đầu với sự phản kích của kẻ thù trong và ngoài nước. Với giai cấp công nhân và nông dân việc giành chính quyền mới chỉ là nhiệm vụ bước đầu và cũng chưa phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Việc không ngừng xây dựng và củng cố chính quyền thật sự vững mạnh đủ sức tổ chức công cuộc cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới, chống lại mọi thế lực thù địch đặt ra rất nặng nề và lâu dài. Thực tiễn cách mạng ở nhiều nước đã chứng minh lời nhận định của Lênin: “Giành chính quyền đã khó, việc giữa chính quyền lại càng khó hơn. Khi chưa có chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam phải lãnh đạo giành cho được chính quyền về tay nhân dân. Khi đã có chính quyền phải luôn luôn củng cố, giữ vững chính quyền, tăng cường sức mạnh của chính quyền về mọi mặt. Nghiên cứu về chính quyền có nhiều nội dung, trong đó nội dung về xây dựng và củng cố chính quyền là một nội dung quan trọng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (năm 1954), miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Trong sự nghiệp chung của cả nước, nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân Thái Bình nói riêng cũng bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và từng bước phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Bên cạnh những kết quả mà nhân dân Thái Bình nói riêng đã đạt được qua các đợt cải cách ruộng đất, sửa chữa sai lầm trong cải cách, nhất là thời kỳ 1954-1957 và hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong giai đoạn 1958-1960, hoàn 1 thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (giai đoạn 1961-1965); bước sang thời kỳ 1965-1975 - một thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trên thực tế, công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền DCND ở Thái Bình trong giai đoạn 1954-1975 đã đạt được những thành tựu to lớn và để lại cho ngày nay rất nhiều bài học mang ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Việc nghiên cứu vấn đề này nhằm lý giải một số vấn đề quá khứ đặt ra, để soi rọi vào hiện tại, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hôm nay của Thái Bình. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền thời kỳ 1954-1975” làm đề tài cho bản Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về lý luận, các học thuyết về Nhà nước của chủ nghĩa Mác- Lênin là một trong những vấn đề được các nhà khoa học xã hội ở các nước nghiên cứu nhiều, để vận dụng vào cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước đã có những bài nói và viết quan trọng về củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền Nhà nước. Bên cạnh đó, suốt hơn 60 năm qua kể từ ngày cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đã có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề chính quyền Nhà nước của Việt Nam. Dưới nhiều góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu đó, đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến các vấn đề của công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Có thể chia các công trình theo nhóm sau: Nhóm thứ nhất, công trình phản ánh những vấn đề lý luận chung về chính quyền trong các giai đoạn lịch sử. Những nghiên cứu này tương đối nhiều, vì tầm quan trọng của vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước trong lịch sử cách mạng Việt Nam. 2 Có thể thấy vấn đề được đề cập trong các sách, bài viết của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, được đề cập ít nhiều trong hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về lịch sử Việt Nam hiện đại. Trong các tác phẩm này, tính khái quát thực tiễn và tổng kết lý luận về giành, giữ và xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, trên bình diện chung và ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể được thể hiện rất rõ nét. Có thể coi đây, từ những nhận thức chung về vấn đề chính quyền của chủ nghĩa Mác Lênin, thực tiễn vấn đề giành chính quyền, giữ chính quyền, xây dựng và củng cố chính quyền ở Việt Nam được tổng kết mang ý nghĩa lý luận cao. Tiêu biểu như các công trình: của đồng chí Đỗ Mười (1995) Xây dựng và hoàn thiện chính quyền ngang tầm phát triển của đất nước, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân, Tạp chí Cộng sản số 3; của tác giả Thanh Sơn (1995), 50 năm xây dựng và hoàn thiện chính quyền nhân dân, Tạp chí Cộng sản số 11; của Hồ Chí Minh (1986), Về Đảng cầm quyền, NXB Sự Thật; của Phạm Văn Đồng (1964), Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam; của Trường Chinh (1985), Mấy vấn đề về nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến quan điểm, đường lối lãnh đạo xây dựng chính quyền trên các phương diện và là một vấn đề rất cần thiết mà luận văn có thể kế thừa được khi giải quyết đề tài, Nhóm thứ hai, những công trình phản ánh những nội dung liên quan đến hoạt động của chính quyền trong các giai đoạn lịch sử, ở các địa phương cụ thể. Những nghiên cứu này bao gồm các công trình mang tính thông sử và đặc biệt là các bộ sách về lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình như: của tác giả Lê Ngọc (1985), Một số kinh nghiệm về xây dựng và bảo vệ chính quyền trong 40 năm qua Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 4; “Trách nhiệm nhân dân và cán bộ đối với chính quyền cách mạng”, NXB Sự thật, Hà Nội năm 1971; PGS. Lê Mậu Hãn (chủ biên): “Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960-1976”, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003);…. Nhóm công trình này đã cung cấp cho đề tài tư liệu và sự nhìn nhận mang tính khái quát về xây dựng chính quyền nói chung. 3 Nhóm thứ ba, các công trình liên quan trực tiếp đến quá trình xây dựng, củng cố chính quyền ở tỉnh Thái Bình trong các thời kỳ. Nguồn tư liệu chính phục vụ cho nội dung luận án là các tài liệu đang lưu trữ tại trung tâm lưu trữ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, trong Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, trung tâm lưu trữ Báo Thái Bình. Đó là các văn bản gốc, gồm các báo cáo, các nghị quyết, biên bản cuộc họp… của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong những năm 1954-1975. Nguồn tư liệu này khá phong phú và một số bộ phận quan trọng chưa được xử lý. Bên cạnh đó, các tư liệu mang tính chất tổng kết chung như: “Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thái Bình”; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình”, tập 1, 2, Nxb CTQG Hà Nội năm 1999 và năm 2002. Những phần tài liệu trên, giúp cho tôi có những hiểu biết rộng hơn, rõ hơn những vấn đề thuộc về lý luận chính quyền Nhà nước. Những tác phẩm, bài viết trên đây chủ yếu mang tính tổng kết và định hướng cho độc giả đang tìm hiểu về vấn đề cần nghiên cứu. Về lịch sử địa phương tỉnh Thái Bình đã có những công trình mang tính khái quát, hay dưới góc độ biên niên. Còn viết về một thời kỳ lịch sử cụ thể, về lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương có tính hệ thống, mới chỉ thực sự là bước đầu. Nhìn chung, các nhóm công trình nói trên rất cần thiết đối với thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là vấn đề tư liệu. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề nội dung của đề tài. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975, Luận văn cung cấp những cứ liệu lịch sử co sở khoa học cho việc xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền của tỉnh Thái Bình trong điều kiện hiện nay, đáp ứng với yêu cầu cách mạng trong tình hình mới. 4 * Nhiệm vụ: - Tổng hợp, sưu tầm và hệ thống hóa các tư liệu lịch sử liên quan đến vấn đề Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ năm 1954 đến năm 1975, dựa trên cơ sở đó trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với vấn đề này. - Làm rõ đặc điểm tỉnh Thái Bình từ năm 1954 đến năm 1975 tác động đến quá trình xây dựng, củng cố chính quyền từ tỉnh đến xã. - Tổng kết thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền và rút ra những kinh nghiệm để phục vụ công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những nhận thức, chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực xây dựng, củng cố chính quyền nói chung, xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền nói riêng từ năm 1954 đến năm 1975. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền nói riêng và xây dựng và bảo vệ chính quyền ở tỉnh Thái Bình nói chung cũng như kết quả, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo công tác này. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng chính quyền từ khi tiếp (năm 1954) đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả nước chuyển sang thời kỳ mới: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (năm 1975). - Về không gian: Luận văn xác định địa bàn nghiên cứu tỉnh Thái Bình từ năm 1954 đến năm 1975. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đã thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề Nhà nước, về vai trò chính quyền của Nhà nước trong cách mạng XHCN. 5 Về phương pháp nghiên cứu, chủ yếu luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, đặc biệt là khảo sát thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề. 6. Đóng góp của Luận văn Cung cấp những tư liệu được hệ thống hóa về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thái Bình đối với công tác xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến 1975. Góp phần làm sáng tỏ tiến trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây dựng và củng cố chính quyền từ năm 1954 đến 1975. Từ đó việc đánh giá kết quả, luận văn đã đúc kết một số kinh nghiệm trong việc lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền ở cả nước nói chung và góp phần phục vụ nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền của Thái Bình hiện tại. Đồng thời đây cũng là một nguồn tư liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng Bộ Thái Bình nói riêng và lịch sử Đảng nói chung trên lĩnh vực xây dựng và củng cố chính quyền. 7. Kết cầu của luận văn Ngoài phần “Lời mở đầu”; “Bảng chữ viết tắt”; “Kết luận”; “Danh mục tài liệu tham khảo”; “Phụ lục”, bố cục luận văn được chia làm 3 chương, 7 tiết: 6 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH XÂY DỰNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965 1.1. Khái quát tình hình chính quyền tỉnh Thái Bình trước năm 1954 1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử của tỉnh Thái Bình tác động đến quá trình xây dựng và củng cố chính quyền Thái Bình là tỉnh được thành lập tương đối muộn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (21-3-1890). Thái Bình cũng là miền Châu thổ Bắc Bộ cổ, đã hình thành có niên đại cách ngày nay khoảng vài chục vạn năm. Phía Bắc và Tây Bắc giáp với các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Đất đai của tỉnh được bao bọc bằng các con sông lớn và biển cả. Phía Tây Bắc là sông Luộc, phía Đông Bắc là sông Hóa, phía Tây Nam là sông Hồng. Có bờ biển Thái Bình dài 54 km với 3 cửa sông lớn đổ ra là cửa sông Thái Bình, cửa sông Trà Lý và cửa Ba Lạt của sông Hồng. Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng, nằm ở tọa độ từ 20017’đến 20049’ vĩ độ Bắc và 106006’ đến 106039’ kinh độ Đông, diện tích tự nhiên 1.546 km2. Dân số có 1.842.800 người với mật độ dân số 1.195 người/km² [115, tr.68], so với cả nước chỉ đứng sau hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Hầu hết cư dân là người Kinh, sống chủ yếu bằng nghề nông. Là một tỉnh đồng bằng duy nhất không có rừng núi, đất đai phì nhiêu, hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện. Quốc lộ 10 đi qua tỉnh nối liền hai thành phố lớn là Hải Phòng và Nam Định, đường 39 nối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay tỉnh có: 1 thành phố và 7 huyện (Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy) với tổng số 285 xã, 7 phường, thị trấn. Sông Trà Lý, một nhánh của sông Hồng, bắt nguồn từ cửa Phạm Lỗ chảy ra biển, dài 63 km, trông như dải lụa xanh chia tỉnh ra làm hai miền Bắc và Nam một cách tự nhiên. Phía Bắc có 4 huyện (Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy); phía Nam có 1 thành phố và 3 huyện (Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải). Khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Thái Bình có nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 84008500ºC, số giờ nắng từ 1600-1800h, tổng lượng mưa trong năm 17002200mm, độ ẩm không khí từ 80-90%. Gió mùa mang đến một mùa đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Tài liệu địa chí tra cứu địa vực trong thời dựng nước và 10 thế kỷ Bắc thuộc sau công nguyên hết sức hiếm hoi, chúng ta vẫn có thế phác họa bước đầu về địa bàn hành chính cổ của tỉnh qua tham khảo một số văn bản thư tịch. Trước công nguyên, đất đai nằm trong bộ Lục Hải của nước Văn Lang, Âu Lạc. Đầu công nguyên, tỉnh Thái Bình nằm trong vùng đất phía Nam cuối cùng của huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Thế kỷ Ngô Quyền xưng vương, thuộc đất Đằng Châu (bao gồm cả Thái Bình, Hưng Yên sau này). Thời nhà Đinh, được nhắc đến trong sử cũ qua sự kiện Trần Lãm tụ quân ở miền Bố Hải khẩu, tự xưng là Trần Minh Công là một trong 12 sứ quân lúc đó. Thời tiền Lê, năm Ứng Thiên thứ 9 (1002) Lê Đại Hành đổi đạo làm lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là hương. Lê Ngọa Triều (1005-1009) lên ngôi đổi Đằng Châu là phủ. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: tên phủ Thái Bình có từ đấy. Thời Lý (1010- 1225) chia nước làm 24 lộ, trong đó có hai lộ Long Hưng và Kiến Xương. Năm 1969, trước yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng quốc phòng, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 93/QĐ-CP ngày 17/6/1969 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện. Từ đây Thái Bình còn 7 huyện và 1 thị xã (thành phố ngày nay). Ngoài sự thay đổi về địa giới một số huyện, thị, do sự mở rộng địa giới Thị xã, cắt một số xã ở Kiến Xương về 8 Tiền Hải còn hầu hết các số lượng và phạm vi quản lý của các huyện vẫn không thay đổi [17]. Với đặc điểm hình thành đất đai, từ sớm Thái Bình - miền đất Hạ lưu sông Hồng đã luôn chứa đựng trong mình cả hai yếu tố song hành: thuận lợi và khó khăn. Đó là sự hứa hẹn to lớn về cuộc sống định cư mở mang trước vùng đất vốn là sản phẩm bồi tụ màu mỡ của thiên nhiên. Với địa hình ba mặt là sông lớn, một mặt là biển lại chằng chịt những sông ngòi nhỏ, những người dân đến cư tụ ở Thái Bình đã sớm thích nghi, xử trí thông minh, biến yếu tố vốn thường coi là đứng đầu trong các hiểm họa (thủy, hỏa, đạo, tặc) trở thành điều kiện, biện pháp hàng đầu trong kỹ thuật thâm canh trồng lúa.. Không chỉ có truyền thống lao động sản xuất, còn chứa đựng cả đời sống sinh hoạt văn hóa truyền thống Thái Bình vừa mang những nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của cư dân đồng bằng sông Hồng, vừa có sắc thái riêng do tác động sâu sắc của đặc điểm hình thành đất đai - dân cư. Biểu hiện văn hóa này trước hết đã được hội tụ sâu sắc qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ảnh rõ nét nhất là các hội lễ, hội làng truyền thống có sức cuốn hút sự tham gia đông đảo tự giác của các cộng đồng người trong mỗi làng xã của Thái Bình. Với vị trí địa lý mang tính đặc thù của một tỉnh thuần nông, với truyền thống cách mạng, đặc biệt là tính cần cù lao động sản xuất của nhân dân đã tạo dựng lên những giá chị lịch sử tác động sâu sắc đến quá trình hình thành xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng trong các thời kỳ lịch sử. Ngay từ khi có Đảng ra đời nhân dân và Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã một lòng đi theo Đảng góp phần làm nên cao trào cách mạng1930-1931, điển hình là tiếng trống năm 1930 đề lại tiếng vang trong lịch sử dân tộc. Sau 15 năm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình cùng với nhân dân cả nước vùng dậy giành chính quyền. 9 1.1.2. Tình hình chính quyền ở tỉnh Thái Bình trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) 1.1.2.1. Xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945-1946) Những khó khăn thách thức những ngày đầu xác lập chính quyền cách mạng ngày 13/8 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào. Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Đảng chủ trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương. Hội nghị cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do đồng chí Trường Chinh phụ trách; đề ra đường lối đối nội và đối ngoại trong tình hình mới và kiện toàn Ban chấp hành Trung ương. Đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp, nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh: quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí minh làm Chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước phát triển mạnh mẽ. Ở Thái Bình, trưa ngày 18-8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp phiên bất thường tại làng Thượng Tầm, phủ Thái Ninh quyết định khởi nghĩa trong toàn tỉnh (*) giải tán lớp cán bộ quân chính An Ký, giao nhiệm vụ cho các đồng chí cán bộ các phủ, huyện về ngay các địa phương lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa. Trước hết là tập trung giành chính quyền ở các phủ huyện. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 đã nổ ra kịp thời, nhanh gọn và thắng lợi chỉ trong vòng một tuần lễ từ ngày 18-8 đến ngày 25-8-1945, chính quyền cách mạng từ tỉnh xuống các phủ huyện, các làng xóm đã hình thành, hệ thống chính quyền tay sai của Phát xít Nhật đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Sáng ngày 25-8-1945, trong hoàn cảnh cả tỉnh bị ngập lụt hơn một vạn người ở thị xã Thái Bình và các phủ, huyện lân cận đã tổ chức mít tinh mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, chào mừng Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh ra mắt trước quốc dân đồng 10 bào. Ông Ngô Duy Cảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh và ông Ngô Duy Đông, Chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thái Bình bước ra trước lễ đài. Sau bài diễn văn chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám của ông Ngô Duy Cảo, ông Ngô Duy Đông đọc lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi toàn thể đồng bào hãy đoàn kết chặt chẽ muôn người như một để giữ vững thành quả của cách mạng vừa mời giành được, trước mắt là phải ra sức chống giặc lụt, giặc đói, chống các thế lực phản động chống phá cách mạng để bảo vệ cuộc sống cho nhân dân. Trong niềm tự hào chung của toàn dân tộc, nhân dân Thái Bình có quyền tự hào rằng cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Thái Bình đã góp phần quan trọng quyết định kết thúc nhanh chóng quá trình tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, trong biển cờ hoa, trước cuộc mít tinh rầm rộ chào đón chính phủ cách mạng của hàng vạn đồng bào cả nước tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố cùng thế giới nền độc lập của Việt Nam và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau khi Việt Nam giành được độ lập, trên gianh nghĩa lực lượng đồng minh vào giải phóng quân đội Nhật, các thế lực bên ngoài đánh quân đội vào Việt Nam từ Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Nhìn lại lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, chưa bao giờ dân tộc ta lại cùng một lúc phải đương đầu với nhiều thù trong, giặc ngoài như giai đoạn lịch sử này. Việc bọn đế quốc đem quân vào nước ta với dã tâm chống phá cách mạng của chúng không phải là điều bất ngờ đối với Đảng và nhân dân ta. Nhưng sự có mặt của quân đội đồng minh: Mỹ - Anh - Tưởng; bọn Việt Quốc, Việt Cách, thực dân Pháp; quân đội Nhật, bọn địa chủ phản động đội lốt tôn giáo đang tìm cách cách mạng non trẻ. Sau khi giành được chính quyền về tay, các cơ sở đảng, các đoàn thể quần chúng trong mặt trận Việt Minh do số lượng quá ít, không đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của phong trào cách mạng trong tỉnh; lực lượng vũ trang còn 11 rất non trẻ, trang bị vũ khí còn quá thô sơ, đội ngũ cán bộ chính quyền và đoàn thể tuy rất hăng say công tác nhưng do thiếu nhiều về số lượng, năng lực trình độ lại có hạn…nên ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, Đảng bộ tỉnh Thái Bình ra đời sớm, qua thực tiễn đấu tranh, Đảng bộ đã sớm rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong nhiệm vụ giáo dục lãnh đạo quần chúng; có đội ngũ cán bộ, đảng viên được thử thách rèn luyện, có ý thức trách nhiệm và luôn nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân. Đảng bộ và nhân dân luôn nhận được theo dõi, giúp đỡ kịp thời của Xứ ủy Bắc Kỳ và Liên khu ủy khu III. Dù mới được thành lập, chính quyền cách mạng lâm thời các cấp được nhân dân ủng hộ, từng bước làm tròn chức năng và nhiệm vụ là tổ chức và huy động sức người, sức của toàn dân xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng tuy còn gặp nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Hồ Chí Minh, có đường lối chính trị đúng đắn, sách lược mền dẻo, sáng tạo, có cả một dân tộc anh hùng, nhân dân cả nước nói chung, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình nói riêng nhất định nhanh chóng vượt qua những thác ghềnh nguy hiểm, phát huy triệt để những thuận lợi, đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục đi lên. Chính vì thế, Đảng bộ chú trọng công tác xây dựng, củng cố chính quyền tỉnh, huyện và cơ sở ngày càng vững mạnh. Sau khi Ủy ban cách mạng lâm thời từ tỉnh, huyện, cơ sở được thành lập, thực hiện chủ trương: đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước, các nhân sĩ tiến bộ, Ủy ban cách mạng lâm thời các cấp đổi thành Ủy ban nhân dân lâm thời và rút một số ủy viên của Mặt Trận Việt Minh trong chính quyền các cấp thay vào đó là một số thân hào, thân sĩ tiến bộ. Đồng thời, ở tỉnh và huyện thành lập Hội đồng cố vấn bên cạnh Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh, huyện, ở cơ sở mời các thân hào, thân sĩ làm cố vấn với tư cách cá nhân. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chính quyền cách mạng lâm thời chỉ đạo của nhân dân trong tỉnh thực hiện những nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ 12 Chí Minh đã nêu trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945. Đã tiến hành điều chỉnh đội ngũ cán bộ giữa các huyện; thành lập các đội công tác để lãnh đạo phong trào cách mạng ở các địa phương; động viên nhân dân hăng hái tham gia chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, chính quyền cách mạng còn thực hiện nhiều công việc khẩn cấp như: Cứu đói, thực hiện bình dân học vụ, lập lại trật tự xã hội, thực hiện tăng gia sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, đưa hoạt động của chính quyền vào nề nếp. Khẩn trương xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, chủ động đấu tranh có hiệu quả các hoạt động chống phá của bọn phản động, nhất là Việt quốc, đấu tranh với những hành động sách nhiễu của quân Tưởng… Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt được chính quyền cách mạng và nhân dân trong tỉnh xác định là tham gia Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội khóa I và lập Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào đầu năm 1946. Nhằm chuẩn bị cho công tác bầu cử, ngay từ những ngày cuối năm 1945, nhân dân trong tỉnh đã sôi nổi hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày hội lớn của dân tộc, khắp các ngả đường, nơi công cộng, đình chùa lớn, các địa điểm dự định đặt hòm phiếu nổi bật các khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”. “ Hồ Chủ tịch muôn năm”. “ Tất cả các cử tri hãy đến nơi bỏ phiếu” [1, tr.359]. Nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức cho cử tri tìm hiểu về trách nhiệm, quyền hạn cử tri. Đoàn thanh niên trong tỉnh tổ chức lớp bình dân học vụ cấp tốc để trong một thời gian ngắn nhất, các cử tri có thể viết trọn vẹn lá phiếu của mình. Một số địa phương có sáng kiến xếp tên các ứng cử viên theo vần, hoặc học thuộc lòng để cử tri dễ nhớ. Trong lúc toàn dân tỉnh sôi nổi chuẩn bị cho ngày bầu cử thì bọn phản động Việt Nam Quốc dân Đảng, đội lốt tôn giáo, địa chủ cường hào ráo riết hoạt động để phá hoại. Nhưng âm mưu thủ đoạn của chúng bị quần chúng phát hiện, chính quyền các địa phương đã xử lý kịp thời. Đặc biệt, ở thị xã 13 bọn Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức in truyền đơn, áp phích tập trung vũ khí để phá cuộc bầu cử. Nhờ có tinh thần cảnh giác cao, ta đã đột nhập, tịch thu tang vật và bắt bọn đầu sỏ để giáo dục. Càng đến gần ngày bầu cử, khí thế cách mạng trong tỉnh ngày càng sôi nổi, các hoạt động cổ động tuyên truyền càng nhộn nhịp. Tất cả các địa phương trong tỉnh đã tổ chức mít tinh, dựng cổng trào treo cờ Tổ quốc, niêm yết danh sách cử tri các ứng cử tri và các ứng cử viên. Đến ngày bầu cử, từ sáng sớm ngày 6/1/1946 mọi cử tri từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, lương, giáo, mặc những bộ quần áo mới nhất nô nức đến địa điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân. Nhận lá phiếu có in hình quốc huy, mọi cử tri nêu cao tinh thần trách nhiệm, lựa chọn những đại biểu xứng đáng bầu vào Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Dưới chế độ cũ người phụ nữ phải chịu thiệt thòi cả về quyền lợi kinh tế lẫn chính trị, suốt cả cuộc đời họ chỉ lo toan cho công việc gia đình, thì nay dưới chế độ mới, họ được bình đẳng như nam giới, được đi bầu cử và có quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng bầu vào Quốc hội. Những cử tri tuổi cao, được con cháu đưa ra địa điểm bỏ phiếu để thực hiện nhĩa vụ công dân của mình. Kết quả, toàn tỉnh đã có trên 95% số cử tri đi bỏ phiếu, nhiều nơi đạt 100%. Ở những vùng có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa, việc bầu cử có gặp khó khăn nhưng cũng có trên 80% số cử tri đi bầu. Mười ba đại biểu thuộc khu vực Thái Bình đã trúng với số phiếu cao. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc tuy không ứng cử ở khu vực Thái Bình nhưng vẫn được 100% số cử tri tín nghiệm ghi vào lá phiếu [1, tr.360]. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I giành thắng lợi, các cử tri trong tỉnh lại phấn khởi đi bỏ phiếu bầu cử HĐND tỉnh khóa I (tháng 3/1946). 30 đại biểu chính thức và 13 đại biểu dự khuyết HĐND tỉnh Thái Bình đã được bầu. HĐND họp và bầu ra UBHC tỉnh do ông Nguyễn Văn Ngọ là Chủ tịch. 14 Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội, HĐND không chỉ có ý nghĩa bắt đầu thực hiện quyền dân chủ của quần chúng nhân dân lao động mà còn là cuộc vận động chính trị rộng lớn và sâu sắc nhằm biểu dương sức mạnh đoàn kết, ý chí quyết tâm của nhân dân, lòng yêu nước, tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm của người dân một nước độc lập.Thắng lợi này còn là một đòn đánh vào âm mưu chia rẽ và lật đổ kể thù, đồng thời làm cho uy tín của chính quyền cách mạng ngày càng cao. Sau khi ổn định về nhân sự, tháng 4/1946, HĐND tỉnh họp phiên đầu tiên. Tại phiên họp này, HĐND tỉnh quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc đổi tên các đơn vị cũ: phủ, tổng thành làng, xã; thống nhất các đơn vị hành chínhmới: Huyện, xã, thôn, xóm và điều chỉnh địa giới một số huyện trong tỉnh. Theo quyết định của HĐND tỉnh kỳ họp thứ I, toàn tỉnh hiện có 829 xã, 12 huyện, thị xã và quyết định tiến hành bầu cử HĐND xã khóa I trong tháng 4/1946, thành lập Uỷ ban hành chính xã thay cho Ủy ban nhân dân lâm thời được bầu tháng 8/1945. Đồng thời với nhiệm vụ kiện toàn chính quyền cơ sở, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo bầu cử Ủy ban hành chính các huyện, gồm 7 ủy viên theo nguyên tắc, các đại biểu HĐND các xã trong toàn huyện bỏ phiếu kín bầu trực tiếp chức Chủ tịch huyện, để tiện cho việc chỉ đạo được chia thành các khu, miền. Các ủy viên phụ trách các khu hoặc miền do các ủy viên, Ủy ban nhân dân huyện, đại biểu của mặt trận Việt Minh, quân sự, thanh niên, phụ nữ cử ra. Như vậy, bằng việc phổ thông đầu phiếu, chính quyền các cấp từ tỉnh tới huyện, xã được củng cố một bước. Số đông cán bộ chính quyền là những đại biểu xứng đáng, có uy tín được HĐND các cấp cử ra thay mặt cho nhân dân giải quyết mọi công việc ở địa phương. Riêng một số xã vùng yếu thuộc các huyện Thư Trì, Phụ Dực, Thụy Anh, Đông Quan những phần tử xấu vẫn tìm cách lọt vào chính quyền gây khó khăn trở ngại cho việc thi hành các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ hoặc gây mất trật tự ở nông thôn. Những âm mưu và việc làm của chúng từng bước được chính quyền ngăn chặn. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan