Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010

.PDF
160
194
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH TÚ ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA Là NH ĐẠO CHUYỂN DICH ̣ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2011 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT.............................................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... 5 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 Chương 1: BƢỚC ĐẦU LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996 - 2000)................................................................ 16 1.1. Điều kiêṇ tƣ̣ nhiên, xã hội và thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La trƣớc năm 1996 ......................................................................................... 16 1.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên - xã hội ................................................................... 16 1.1.2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Sơn La trước năm 1996 và nhu cầu chuyển dich ̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p ...................................................... 25 1.2. Đảng bộ Sơn La chỉ đạo chuyển dịch cơ cấ u kinh tế nông nghiệp (1996 - 2000) .................................................................................................... 32 1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Sơn La......................................................... 32 1.2.2. Quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Sơn La (1996 - 2000)...................................................................................38 1.2.2.1. Chỉ đạo huyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ngành...........................................38 1.2.2.2. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và kinh tế thành phần ........47 Chương 2: TĂNG CƢỜNG CHỈ ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (2001 - 2010)................................................................ 54 2.1. Tăng cƣờng chỉ đa ̣o chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiêp̣ (2001 2005)................................................................................................................. 54 2.1.1. Chủ trương của Đảng bô ̣ Sơn La ......................................................... 54 2.1.2. Quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bô ̣ Sơn La (2001 - 2005) .................................................................................. 65 2.1.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành..........................................65 2.1.2.2. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và kinh tế thành phần ........71 2.2. Chỉ đa ̣o đẩ y ma ̣nh chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiêp̣ (2006 - 2010)................................................................................................................. 77 2 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Sơn La......................................................... 77 2.2.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Sơn La........................................................................................ 84 2.2.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành..........................................84 2.2.2.2. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và kinh tế thành phần ........93 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .......................... 101 3.1. Một số nhâ ̣n xét ..................................................................................... 101 3.1.1. Về ưu điểm ........................................................................................... 101 3.1.2. Về hạn chế ........................................................................................... 108 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ................................................................ 114 KẾT LUẬN ................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 126 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 138 3 DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT BCH: Ban chấ p hành CCKT: Cơ cấ u kinh tế CNH: Công nghiê ̣p hóa ĐBKK: Đặc biệt khó khăn HĐH: Hiê ̣n đa ̣i hóa HĐND: Hô ̣i đồ ng nhân dân HTX: Hơ ̣p tác xã PTNT: Phát triển nông thôn SL: Sản lƣợng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh sự phát triển về diện tích và sản lƣợng của một số loại cây công nghiệp với các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch năm 1995........................................................................................................trang 41 Bảng 1.2: Khối lƣợng khai thác lâm sản từ 1990 - 1998 trên địa bàn tỉnh Sơn La............................................................................................trang 46 Bảng 1.3: Cơ cấu tổng sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Sơn La từ 1996 - 1999...........................................................................trang 46 Bảng 2.4: Mô ̣t số chỉ tiêu phát triể n của ngành thủy sản Sơn La trong nhƣ̃ng năm 2001 - 2005..............................................................trang 67 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu phát triển của ngành lâm nghiệp Sơn La (2001 - 2005)..........................................................................................trang 69 Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Sơn La trong nhƣ̃ng năm 2001 - 2005....................................................................................trang 70 Bảng 2.7: Tình hình chăn nuôi tỉnh Sơn La 2001 đến 2005...trang 88 Bảng 2.8: Mô ̣t số chỉ tiêu phát triể n của ngành thủy sản Sơn La trong nhƣ̃ng năm 2006 - 2010..............................................................trang 89 Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu phát triển của ngành lâm nghiệp Sơn La (2006 - 2010)..........................................................................................trang 91 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình tất yếu để chuyển một nền nông nghiệp lạc hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn là cách thức ứng xử khoa học và tích cực với quá trình công nghiê ̣p hóa và đô thị hóa đang diễn ra ngày một mạnh mẽ. Trên thế giới, quá trình này đã diễn ra thành công ở nhiều nƣớc và đƣợc khái quát thành những kinh nghiệm, mô hình hấp dẫn. Việt Nam bƣớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với điểm xuất phát là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Bởi vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống nông dân là một nhiệm vụ chiến lƣợc, có tầm quan trọng đặc biệt hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân cả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý và phù hợp với xu thế chung của thời đại cũng nhƣ điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phƣơng. Theo đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam tập trung chuyển dịch theo cả ba hƣớng : chuyển dịch cơ cấu theo ngành (trồ ng tro ̣t và chăn nuôi ); chuyển dịch cơ cấu theo vùng, lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế. Với những chủ trƣơng đúng đắn đó, trải qua hơn 20 năm đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng góp phần tạo ra bộ mặt nông thôn mới và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Sơn La là một tỉnh ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên là 14.055 km2, trong đó diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp là 21 vạn ha, chiếm 15% tổng diện tích đất; lại có nhiều điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, cùng với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng 6 của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn cũng nhƣ phát triển kinh tế của toàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã đề ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng và phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của cả nƣớc. Việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sơn La nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng không chỉ có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của Tỉnh mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cả khu vực Tây Bắc. Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Sơn La và khẳng định tính đúng đắn của chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng là một vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc . Mặt khác, nhƣ̃ng thành tựu , khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công và chƣa thành công… trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Sơn La về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng là những vấn đề của một số tỉnh, thành phố khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tƣơng tự, cần đƣợc nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, để thực hiện thành công chủ trƣơng của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Từ đó tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc cụ thể hoá đƣờng lối của Đảng đối với từng địa phƣơng, trong đó có Sơn La. Với những ý nghĩa đó, tôi đã chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, đƣợc biểu hiện cả về mặt chất và mặt lƣợng, tùy thuộc vào mục tiêu của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đƣợc hình thành một cách khách quan và cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học , kỹ thuật, cơ cấu kinh tế cũng có sự biến đổi theo hƣớng ngày một tố t hơn. 7 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng và thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là một trong những chủ trƣơng lớn về phát triển kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam sau khi tiến hành đổi mới. Vì vậy, vấn đề này đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam nhƣ: “Nông nghiệp và nông thôn trên con đường CNH, HĐH, hợp tác hóa, dân chủ hóa” (1998), tác giả Vũ Oanh, Nxb Chính trị quốc gia. Tác phẩm đề cập những vấn đề có tính lý luận đƣợc thể hiện trong đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời cuốn sách cũng nêu lên những kinh nghiệm có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đƣờng lối chính sách trên, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu đầu thế kỷ 21” (2004), tác giả Nguyễn Trần Quế chủ biên, Nxb Khoa học xã hội . Tác phẩm đã trình bày quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đầu thế kỷ 21; khái niệm, thực trạng và giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và cơ cấu vùng ở nƣớc ta. “Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế” (2007) của tác giả Phan Công Nghĩa do trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản. Tác phẩm trình bày những vấn đề lí luận, phƣơng pháp luận nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn Việt Nam nói riêng, cụ thể theo thành phần kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đố i với phát triển nông nghiê ̣p Viê ̣t Nam ” (2008), tác giả Nguyễn Từ , Nxb 8 Chính trị Quốc gia. Cuố n sách đề câ ̣p đế n nhƣ̃ng vấ n đề khái quát về hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế , các hiệp định thƣơng mại khu vực và toàn cầu liên quan đến nông nghiê ̣p nói chung và đế n ngành nông nghiê ̣p Viê ̣t Nam nói riêng , nhƣ̃ng ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời nêu lên quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằ m phát triể n nề n nông nghiê ̣p nƣớc ta trong thời gian tới… Trên các báo, tạp chí cũng có nhiề u bài viế t nghiên cƣ́u về vấ n đề này nhƣ: Vĩnh Phúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (2005) của tác giả Phùng Quang Hùng đăng trên Tạp chí Kinh tế dự báo Số 2, trang 53-54; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi mới (2005) của Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 12, trang 39-43; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH (2008) của Lê Hiếu, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, Số 146, trang 14-18; Những quan điểm cơ bản của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1986-2006) (2008) của Đặng Kim Oanh, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 1, trang 35-39… Bên ca ̣nh đó , còn phải kể đến các Kỷ yếu hội thảo khoa học về phát triể n nông nghiê ̣p cũng nhƣ chuyể n dich ̣ CCKT nông nghiê ̣p nhƣ : Kỷ yếu hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam” (1995) do các tác giả Trần Khải, Lƣơng Xuân Quỳ, Nguyễn Xuân Thảo... biên tập đƣơ ̣c Ủy ban kế hoạch nhà nƣớc xuất bản. Trong công trình tập thể này, các tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc trƣng, yêu cầu, khuynh hƣớng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam; chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nƣớc. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp và nông dân ở nước ta hiện nay” (2007) do Viện Xã hội học xuấ t bản, bao gồ m các bài viế t về những vấn đề xã hội nảy sinh ở nông thôn Việt Nam hiện nay dƣới tác động của những biến đổi kinh tế xã hội tập trung trên bốn nội dung chính: khái quát những thay đổi trong bối cảnh phát triển kinh tế 9 xã hội tại nông thôn Việt Nam nói chung kể từ sau đổi mới; những vấn đề về mặt chính sách có liên quan đến bối cảnh chung của sự phát triển ; vấn đề “Vốn xã hội” trong bối cảnh xã hội và nền kinh tế đang chuyển đổi ; vai trò của bộ máy quản lý làng xã trong quá trình dân chủ hoá nông thôn nƣớc ta hiện nay. Kỷ yếu hội thảo khoa học : “Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Trung tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng giảng viên lí luận chính trị , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i tổ chƣ́c ngày 11/12/2010, bao gồ m các bài viế t đề câ ̣p đế n nhiề u vấ n đề lớn , có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển bền vững không chỉ của nông nghiệp , nông thôn mà của cả nề n kinh tế đấ t nƣớc… Ngoài ra còn có không ít luận án , luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu nhƣ: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (2001) - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Anh Vũ, Viện kinh tế học, trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng đã vận dụng vào quá trình xem xét, phân tích chuyển dịch cơ cấu nông thôn Tây Bắc; đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông thôn Tây Bắc từ 1989 đến nay, phƣơng hƣớng và hệ quan điểm chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc; từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Hoặc “ Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005” (2010) - Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Nguyễn Văn Vinh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã nêu lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong quá trình thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 - 2005. Trên cơ sở đó, nêu lên kinh nghiệm trong quá trình hình thành các chủ trƣơng, chính sách và giải pháp lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới; “Phương hướng và giải pháp 10 chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2020” - Luận án tiến sĩ kinh tế (2010) của Đỗ Mạnh Khởi, Viện Chiến lƣợc Phát triển. Luận án trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ từ 1997-2008 từ đó xác định quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình này. Luận văn thạc sỹ lịch sử “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003” (2005) của tác giả Đặng Kim Oanh, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị. Đề tài nêu cơ sở hình thành chủ chƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Hệ thống hoá các chủ trƣơng, chỉ đạo, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng từ năm 1997 dến năm 2003. Khẳng định những thành tựu và nêu ra một số hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2003. Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian 1997-2003. Luận văn thạc sỹ lịch sử ”Đảng bộ huyện An Lão (Hải Phòng) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1988 đến năm 2006” (2009), tác giả Nguyễn Văn Thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn đã hệ thống lại quá trình đổi mới đƣờng lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và Nghị quyết của Đảng bộ huyện An Lão, thành phố Hải Phòng nói riêng. Phân tích quá trình Đảng bộ huyện An Lão lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1988 đến năm 2006. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm từ quá trình nói trên. Nêu lên những kết quả chủ yếu của quá trình thực hiện chủ trƣơng , đƣờng lối của Đảng bộ huyện An Lão về phát triển kinh tế nông nghiệp. Tổng kết những bài học kinh nghiệm, đúc kết từ quá trình Đảng bộ huyện An Lão (Hải Phòng) lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 11 Ở Sơn La, cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến tình hình phát triển nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng trên địa bàn Tỉnh nhƣ tác phẩm: Tỉnh Sơn La 110 năm (1895 - 2005) của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Nxb Chính trị quốc gia, giới thiệu sơ lƣợc về lịch sử, địa lí tự nhiên, dân cƣ và điều kiện kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La trong 110 năm qua từ năm 1895 đến 2005. Bài viết “Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La” của Nguyễn Đăng Thảo (2006) đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận (Số 1) nêu lên thực trạng và những nhu cầu bức thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La… Luận án tiế n si ̃ kinh tế “ Nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La” của Nguyễn Văn Sử (2006). Đề tài trên cơ sở hệ thống hóa nhận thức lí luận về kinh tế trang trại, phân tích và đề xuất về tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại ở Việt Nam từ đó phân tích thực trạng kinh tế trang trại ở tỉnh Sơn La và kiến nghị, đề xuất những mô hình kinh tế trang trại đặc thù cho từng vùng trong tỉnh và những giải pháp cơ bản thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển tại tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, đối với vấn đề “Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010” thì chƣa có công trình nào nghiên cứu. Các công trình trên đã cung cấp cơ sở lý luận, tƣ liệu và những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ; tái hiện lại những kết quả đạt đƣợc của quá trình đó và bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo , 12 chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên điạ bàn tin ̉ h. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, sƣu tầm, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài bao gồm các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và sƣ̣ vâ ̣n du ̣ng của Đảng bộ tỉnh Sơn La về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các báo cáo của các cấp, các ngành có liên quan đến đề tài. Hai là, mô tả lại một cách khách quan, toàn diện những chủ trƣơng, chính sách và quá trình Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng từ 1996 đến 2010. Ba là, khái quát những kết quả, hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La; rút ra nhận xét, đánh giá và nhƣ̃ng kinh nghiệm chủ yế u trong quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luâ ̣n văn nghiên cƣ́u quá trình Đảng bộ tỉnh Sơn La vận dụng chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; quá trình các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng tổ chƣ́c chuyể n di ̣ ch kinh tế nông nghiệp và diễn biến của tình hình nông nghiệp Sơn La từ năm 1996 đến năm 2010. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với vấn đề chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiệp (bao gồm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng và kinh tế thành phần). Trong đó tập trung làm rõ vai trò của Đảng bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tin ̉ h nhƣ̃ng năm từ 1996 đến 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài. 13 - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử, ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp lôgíc, phƣơng pháp đối chiếu, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ vấn đề luận văn cần trình bày. 6. Nguồn tƣ liệu Thƣ̣c hiê ̣n đề tài này , luận văn chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu sau: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh. - Các văn kiện của Đảng và Chính phủ về vấn đề kinh tế nông nghiệp. Các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La; các Chƣơng trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La về phát triển kinh tế nông nghiệp. - Các Báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành có liên quan về vấn đề kinh tế nông nghiệp. - Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu đƣợc đăng tải trên các tạp chí của Trung ƣơng và địa phƣơng… 7. Những đóng góp của luận văn - Luận văn hệ thống hoá những chủ trƣơng, giải pháp của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Sơn La trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1996 đến 2010. - Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1996 đến 2010. - Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Sơn La về lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Luận văn trình bày một số đề xuất chủ yếu, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La trong tƣơng lai. 14 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Bƣớc đầ u lãnh đa ̣o chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiêp̣ (1996 – 2000) Chƣơng 2: Tăng cƣờng chỉ đa ̣o c huyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2001 – 2010) Chƣơng 3: Mô ̣t số nhâ ̣n xét và kinh nghiêm ̣ 15 Chương 1 BƢỚC ĐẦU LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996 - 2000) 1.1. Điều kiêṇ tƣ̣ nhiên , xã hội và thực trạng kinh tế nôn g nghiệp tỉnh Sơn La trƣớc năm 1996 1.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên - xã hội 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nƣớc, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nƣớc. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ 105002’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đƣờng biên giới Việt - Lào dài 250km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc. Sơn La có độ cao trung bình 600m so với mặt nƣớc biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tƣơng đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. Có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050m) và Nà Sản (cao 800m). Sơn La vừa một tỉnh nằm sâu trong nội địa, vừa là tỉnh có biên giới với nƣớc bạn Lào, nằm án ngữ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, vì vậy vừa có ý nghĩa về kinh tế, xã hội vừa có ý nghĩa về an ninh quốc phòng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình và Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích gần 1 triệu ha đất rừng và rừng đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn sông Đà, điều tiết nguồn nƣớc cho công trình thủy điện Hòa Bình và công trình thủy điện Sơn La. 16 Khí hậu Sơn La là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Khí hậu Sơn La chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hƣớng tăng hơn 20 năm trƣớc đây từ 0,50C - 0,60C ; lƣợng mƣa trung bình năm có xu hƣớng giảm; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mƣa (tháng 3-4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong tỉnh. Sƣơng muối, mƣa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống. - Tài nguyên nước, hệ thống sông suối Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nƣớc với 35 suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280km với 32 phụ lƣu và sông Mã dài 90km với 17 phụ lƣu; 7.900 ha mặt nƣớc hồ Hoà Bình và 1.400 ha mặt nƣớc ao hồ. Mật độ sông suối 1,8 Km/km2 nhƣng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mƣa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thƣờng diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhƣng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thƣợng lƣu và muộn hơn ở hạ lƣu. Có đến 65 - 80% tổng lƣợng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ này. Việc khai thác thế mạnh tài nguyên nƣớc phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết và cấp bách. Sơn La có hệ thống sông suối khá dày nhƣng phân bố không đều, mặt nƣớc thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết nƣớc là phải làm 17 hồ chứa, đập dâng cắt lũ mùa mƣa, chứa nƣớc mùa khô, ống dẫn bơm điện, khai thác nƣớc ngầm và tăng tỷ lệ che phủ của rừng để ổn định nguồn sinh thủy… Song với địa hình hiểm trở, phức tạp đòi hỏi vốn đầu tƣ xây dựng cao. Sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thủy điện khá lớn. Năm 2005, công trình thủy điện Sơn La đƣợc khởi công xây dựng và đƣa vào sử dụng tất cả 6 tổ máy vào năm 2013 đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Tài nguyên rừng - động, thực vật Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tƣơng lai. Hiện nay diện tích rừng của Sơn La là 480.057ha, trong đó rừng tự nhiên là 439.592ha, rừng trồng 41.047ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 40%, còn thấp so với yêu cầu - nhất là đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mƣa tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nƣớc cho thuỷ điện Hoà Bình... Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Theo số liệu kiểm kê của Đoàn Điều tra quy hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, trữ lƣợng rừng hiện có là 16,5 triệu m3 gỗ và 202,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên. Rừng trồng có trữ lƣợng gỗ 154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa. Toàn tỉnh còn 651.980 ha đất chƣa sử dụng (chiếm 46,4% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp khoảng 500.000 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp). Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 18 Sơn La cũng là tỉnh có nguồn tài nguyên động thực vật khá phong phú. Về thực vật rừng: hệ thực vật ở Sơn La có 161 họ, 645 chi và khoảng 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín và hạt trần, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Về động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lƣỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ. Những loài động vật quí hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ nhƣ: voi, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gà lôi, báo, hƣơu, nai... - Tài nguyên đất và khoáng sản Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang đƣợc sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên), so với cả nƣớc tỷ lệ này là 97%, vùng Trung du miền núi phía Bắc Bộ là 56,14%. Diện tích đất đang sử dụng sẽ có thay đổi khi thuỷ điện Sơn La hoàn thành vào năm 2012. Theo tính toán, Sơn La có 3 huyện bị ngập, tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321 ha đất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ trong diện bị ngập mất khoảng 0,65 ha đất nông nghiệp, trong đó ruộng nƣớc 0,13 ha), đất rừng 2.451 ha, đất chƣa sử dụng 7.214 ha…Nhƣ vậy, đến nay đất chƣa sử dụng và sông suối trong toàn tỉnh còn rất lớn: 651.980 ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên, trong đó có 598,434 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải đƣợc khai thác để trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ. Dự báo đến năm 2020 số diện tích đất chƣa sử dụng chỉ còn 299.000 ha. Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, hiện đang sử dụng bình quân đầu ngƣời 0,2 ha, trong đó cho sản xuất lƣơng thực là 0,16 ha, riêng ruộng nƣớc bình quân chỉ có 0,017 ha. Hƣớng tới cần khai thác hết diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi cho sản xuất nông nghiệp, dự tính quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, chè, cây ăn quả vẫn còn 22.600 ha, quỹ đất cho trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc trên 3.000 ha. Ngoài ra, quỹ đất có mặt nƣớc để nuôi trồng thuỷ sản của Sơn La là 1.627 ha, chƣa kể hồ thuỷ điện Hoà Bình. Nếu công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành sẽ thêm 13.700 ha mặt nƣớc hồ. Khi đó 19 toàn tỉnh sẽ có khoảng 25.000 ha ao, hồ và hồ sông Đà, là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Về khoáng sản, Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau với gần 150 điểm, song chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lƣợng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi. + Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu. Tổng số trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lƣợng, tiềm năng ƣớc tính trên 40 triệu tấn. Trong đó trữ lƣợng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Tuy không lớn nhƣng trên dƣới 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc - loại than mà hiện nay nƣớc ta rất thiếu còn phải nhập khẩu với giá cao (100 USD/ tấn). + Nguồn đá vôi và sét: Trữ lƣợng khá lớn, phân bố tƣơng đối rộng, đang đƣợc khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Đáng kể có mỏ sét xi măng Nà Pó trữ lƣợng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lƣợng 760 ngàn tấn. + Niken - Đồng: Có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mòng, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Song đáng kể là mỏ Bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lƣợng 984.000 tấn quặng với hàm lƣợng Niken 3,55%, đồng 1,3%. + Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc tất cả đều thuộc loại mỏ nhỏ, có triển vọng là mỏ vàng sa khoáng Pi Toong huyện Mƣờng La, Mu Lu huyện Mai Sơn. + Bột tan: Có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc Châu có trữ lƣợng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc. 1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Về đặc điểm dân cư và truyền thống lịch sử Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 ngƣời. Mật độ dân số của tỉnh là 76 ngƣời/ km2, khu vực tập trung đông dân cƣ nhất là thành phố Sơn La (mật độ 286 ngƣời/ km2). Trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 46,1%. Đây là nguồn lực quan trọng của tỉnh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan