Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 - 2006

.PDF
150
161
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGÔ THỊ THU HÀ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM 1996-2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Hồng Hà Nội- 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................................1 Chương 1: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 1996- 2001 .............................................................................................................. 6 1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và giáo dục Quảng Ninh qua 10 năm đổi mới........................................................................................................................................................................ 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội................................................................................................... 6 1.1.2.Truyền thống văn hoá- lịch sử.............................................................................................. 8 1.1.3.Khái quát tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh sau 10 năm đổi mới.......................................................................................................................................................... 11 1.2. Đường lối giáo dục phổ thông theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Đảng...................................................................................................................................................... 19 1.2.1.Vấn đề giáo dục phổ thông tại Đại hội VIII (1996 )..............................................19 1.2.2.Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai khoá VIII (tháng 12/1996) ...........20 1.2.3.Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh ...........24 1.3.Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục phổ thông................................................................................................................................................................ 26 1.3.1.Về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục .........................................26 1.3.1.1. Mở rộng quy mô giáo dục................................................................................................. 26 1.3.1.2. Nâng cao chất lượng giáo dục......................................................................................... 29 1.3.2.Về hoạt động đảm bảo các điều kiện dạy học.............................................................38 1.3.2.1.Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục ..................................................................... 38 1.3.2.2.Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.............................................................................................39 1.3.2.3.Công tác quản lí nhà nước về giáo dục ........................................................................ 42 1.3.2.4.Công tác xã hội hoá giáo dục............................................................................................46 1.3.2.5.Xây dựng hệ thống Đảng trong các trường học ....................................................48 Chương 2: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2001- 2006............................................................................................................... 51 2.1.Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục phổ thông..... .........................54 2.1.1. Vấn đề giáo dục phổ thông tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001) ................................................................................................................................................................54 2.1.2. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (lần thứ XI - 2001) với phương hướng phát triển giáo dục phổ thông......................................................................................................... 56 2.2. Hoạt động giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh giai đoạn 2001- 2006...........58 2.2.1.Về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ...........................................58 2.2.1.1.Mở rộng quy mô giáo dục................................................................................................. 58 2.2.1.2. Nâng cao chất lượng giáo dục......................................................................................... 67 2.2.2.Về hoạt động đảm bảo các điều kiện dạy học............................................................. 77 2.2.2.1.Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục ..................................................................... 77 2.2.2.2.Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên............................................................................................ 82 2.2.2.3.Công tác quản lí nhà nước về giáo dục........................................................................ 86 2.2.2.4.Công tác xã hội hoá giáo dục............................................................................................. 87 2.2.2.5.Xây dựng hệ thống Đảng trong các trường học.....................................................91 Chương 3: Một số thành tựu, hạn chế và các kinh nghiệm chủ yếu............. 94 3.1.Thành tựu và hạn chế .................................................................................................................... 94 3.1.1.Thành tựu.......................................................................................................................................... 94 3.1.2.Hạn chế............................................................................................................................................. 99 3.2. Các kinh nghiệm............................................................................................................................105 3.3.Một số vấn đề đặt ra..................................................................................................................... 113 KẾT LUẬN...........................................................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 121 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, tinh thần hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, góp phần tạo dựng lên sức mạnh của toàn dân tộc.Từ những hiền tài của nhân dân, đất nước ta mà dân tộc ta không những đứng vững trước nhiều biến động của lịch sử mà còn ghi danh và chiếm một vị trí xứng đáng trong lịch trình phát triển của nhân loại tiến bộ. Chúng ta đã hơn một lần khẳng định: văn hoá, nhân tài và vật lực là tài sản vô giá mà nhân dân ta đã gây dựng được trong lịch sử truyền thống của dân tộc mình . Trí tuệ của dân tộc- tài nguyên tinh thần đang ngày càng góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, trong nền kinh tế tri thức và hội nhập, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh . Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đưa nước ta vào một thời kì mới '' thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước '', Đảng ta đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn lực con người và coi giáo dục- đào tạo là '' quốc sách hàng đầu'', yếu tố then chốt để phát huy nguồn lực con người, làm chìa khoá cho sự phát triển. Bước vào thế kỉ XXI, khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đất nước trên đà đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục- đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng lại càng đóng vai trò quan trọng. Nền kinh tế tri thức hiện nay đề cao những giá trị trí tuệ của con người, đòi hỏi đổi mới tư duy về giáo dục , bằng những hành động thực tiễn để giáo dục thực sự là ''quốc sách'' hàng đầu. Nhưng bên cạnh đó giáo dục đang đứng trước những tồn tại và vướng mắc chưa được tháo gỡ, nhiều mặt là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Giáo dục- Đào tạo là một vấn đề mang tính thời sự nóng hổi hiện nay. 1 Quảng Ninh là tỉnh có lịch sử phát triển lâu dài, một vùng đất giàu truyền thống yêu nước cách mạng, trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của miền Bắc. Quảng Ninh luôn quan tâm đến nhiệm vụ phát triển văn hoá, giải quyết những vấn đề xã hội, chăm lo dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, phát huy cao nhất vai trò của nhân tố con người. Trong đó, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông được coi là chiến lược quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Quảng Ninh. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với giáo dục phổ thông những năm 1996- 2006 không chỉ nhằm tổng kết chặng đường phát triển giáo dục phổ thông của Tỉnh mà còn làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trên mặt trận văn hoá- giáo dục. Đồng thời, qua đó góp phần làm sáng tỏ những ưu, khuyết điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất một số ý kiến, góp phần vào sự phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài ''Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996- 2006 '' làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của đất nước nên giáo dục là đề tài quan tâm của nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu về giáo dục trên bình diện chung như "Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục " của Phạm Văn Đồng (Nxb Sự Thật, H.1986); "Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển " của tác giả Đặng Bá Lãm (Nxb Chính trị quốc gia, H.2005); "Quản lí giáo dục" của Bùi Quang Tú ( Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội, 2006); "Đổi mới nâng cao vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí 2 giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế" của nhiều tác giả ( Nxb Lao động, 2006); "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục" của Phan Bá Đạt (Nxb Lao động, 2009) . . . Nghiên cứu về sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương đối với giáo dục phổ thông, có một số khoá luận Đại học và luận văn Thạc sĩ ở khoa lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội trong những năm gần đây như: Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kì 1975- 1985 (Khoá luận tốt nghiệp năm 2006) của Nguyễn Ngọc Diệp; Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông những năm 1997 - 2006 ( Khoá luận tốt nghiệp năm 2007) của Trần Thị Mai Dung; Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo hoạt động giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2005 ( Khoá luận tốt nghiệp năm 2007) của Võ Thị Tú Oanh; Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng lãnh đạo hoạt động giáo dục- đào tạo giai đoạn 1991 - 2001 (Khoá luận tốt nghiệp năm 2005) của Nguyễn Thị Hằng; Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông thời kì 1986- 2003 (Luận văn Th.s năm 2005) của Vũ Thị Kim Yến; Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1986 đến năm 2005 (Luận văn Th.s năm 2007) của Nguyễn Thị Quế Liên ; "Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông" ( 1975- 2005 ) ( Luận văn Th.s lịch sử năm 2007 ) của Trương Thị Hoa. Các công trình nghiên cứu về GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh như: "Những biện pháp quản lí giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người hưởng lợi trong dự án phát triển cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp của dự án của tỉnh Quảng Ninh" (Luận văn Th.s giáo dục học, năm 2005 ) của Vũ Thị Cẩm Tú; "Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình nông thôn hiện nay: Nghiên cứu trường hợp thị trấn Mạo Khê- Đông Triều- Quảng Ninh" (Luận văn Th.s xã hội học, 2006) của Đoàn Thanh Huyền... Các công trình trên cho chúng tôi tìm hiểu một cách khái quát về tình hình giáo dục của Quảng 3 Ninh . Tuy nhiên cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về đường lối và chủ trương phát triển giáo dục- đào tạo cũng như giáo dục phổ thông của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Như vậy, đây là vấn đề cần được đi sâu nghiên cứu. 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1.Mục đích nghiên cứu -Làm sáng tỏ chủ trương, đường lối của Đảng bộ Quảng Ninh về phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996- 2006. -Tìm hiểu sự phát triển của giáo dục phổ thông Quảng Ninh từ năm 1996- 2006 theo chủ trương của Đảng bộ tỉnh. -Chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Ninh với sự nghiệp giáo dục phổ thông. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu -Tập hợp những tư liệu lịch sử có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh . -Phân tích và trình bày theo hệ thống các chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhằm phát triển giáo dục phổ thông và các hoạt động giáo dục phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh qua hai giai đoạn: 1996- 2001 và 2001- 2006. -Đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm về giáo dục phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh những năm 1996- 2006. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu -Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Quảng Ninh đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2006. -Thực tiễn hoạt động giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2006 . 4 4.2.Phạm vi nghiên cứu -Các vấn đề lịch sử phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh trong những năm 1996- 2006. 5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1.Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hai phương pháp chính trong nghiên cứu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic; ngoài ra trong một số trường hợp sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, mô tả... 5.2.Nguồn tài liệu -Các văn kiện, nghị quyết của Đại hội Đảng; các văn bản, chỉ thị của Chính phủ, Bộ GD&ĐT về giáo dục . -Các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh , các nghị quyết của Tỉnh uỷ, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân, báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, báo cáo phòng giáo dục các huyện, thị xã, các phòng ban có liên quan; các tài liệu có lưu trữ liên quan đến giáo dục ở tỉnh Quảng Ninh tại Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, kho lưu trữ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở GD&ĐT Quảng Ninh; Các báo cáo tổng kết về Giáo dục phổ thông của tỉnh trong thời gian 1996- 2006. -Một số công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể về vấn đề giáo dục. 6.Đóng góp của luận văn -Luận văn trình bày một cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng đặc biệt là Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh với quá trình phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2006. Qua đó tổng kết những thành tựu, hạn chế và rút 5 ra một số bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh. 7.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 1996- 2001 Chương 2: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2001- 2006 Chương 3: Một số nhận xét và các kinh nghiệm 6 Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 1996- 2001 1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và giáo dục Quảng Ninh qua 10 năm đổi mới 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Quảng Ninh được thành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh. Tờn tỉnh là ghộp tờn của hai tỉnh Quảng Yờn và Hải Ninh cũ. Diện tớch của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km², Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km²; vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km². Vùng biển của Quảng Ninh có hơn 2000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, cũn lại hơn một nghỡn hũn đảo chưa có tên, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779). Tổng diện tích các đảo là 619,913 km². Phớa tõy giỏp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phớa tõy nam giỏp tỉnh Hải Dương và tỉnh Hải Phũng, phớa bắc giỏp Sựng Tả và Phũng Thành Cảng, Quảng Tõy,Trung Quốc với cửa khẩu Múng Cỏi và Trinh Tường. Về phía biển ngoài có các đảo như đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo Đầu Tán, đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bỏi Tử Long và Hạ Long. Duyờn hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lý từ lónh-hải Trung Quốc ở phớa đông đến 7 địa giới thành phố Hải Phũng. Cực đông của tỉnh, cũng là điểm đầu tiên của hỡnh chữ S của nước Việt Nam, là mũi Sa Vĩ, thuộc phường Trà Cổ, thị xó Múng Cỏi.4/5 diện tớch Quảng Ninh là địa hỡnh đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đụng Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh cũn cú rất nhiều đảo ven biển. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiờn nhiờn thế giới vịnh Hạ Long đó hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế Vân Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Múng Cỏi là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh là tỉnh nằm trọn vẹn trong chương trỡnh "hai hành lang, một vành đai kinh tế" giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tỉnh có nhiều tuyến đường cao tốc trọng điểm đang được xây dựng bên cạnh những cảng biển lớn. Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thỡ riờng Quảng Ninh đó chiếm tới 90%. Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh cú danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đó được UNESCO cụng nhận là di sản thiờn nhiờn thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chựa Yờn Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chựa Long Tiờn, đỡnh Quan Lạn. đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hỡnh du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội. 8 Tính đến năm 2006, dân số Quảng Ninh là 1091846 người, mật độ dân số bình quân khoảng 180 người/ km2 .Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính (1 thành phố, 3 thị xó , 2 huyện đồng bằng và 8 huyện miền núi hải đảo ); với 183 phường xó , trong đó có 27 xó vựng cao và 84 xó phường miền nỳi . Ngoài dõn tộc Kinh chiếm 89,24% , cũn lại hơn 20 dân tộc thiểu số tiêu biểu là Dao, Tày, Sán Dỡu, Sỏn Chay, Hoa, Mường, Nùng, Thái, Thổ, Khơ me… Quảng Ninh có các đặc điểm riêng về kinh tế và xó hội . Trong những năm đổi mới , sau khi đón nhận chính sách mở cửa của Đảng , bỡnh thường hoá quan hệ với nước láng giềng Trung quốc, các ngành kinh tế thương mại của tỉnh có những bước phát triển nhanh chóng . Quảng Ninh được xếp một trong tám tỉnh vùng kinh tế phát triển trọng điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội, Hải Phũng, Quảng Ninh, Hà Tõy, Vĩnh Phỳ, Hải Dương , Bắc Ninh, Hưng Yên có ý nghĩa liờn kết , làm đầu tầu thúc đẩy kinh tế cho các tỉnh Bắc Bộ. Đặc biệt là 5 năm trở lại đây ngành than đó trở lại thế ổn định , các ngành kinh tế : công nghiệp , thủ công nghiệp , nông lâm , ngư nghiệp , giao thông vận tải và bưu chính viễn thông , thương mại , dịch vụ và du lịch đều đó tiến những bước vững chắc . Quảng Ninh là một khu vực phát triển năng động. Những năm gần đây GDP bỡnh quõn tăng 10,9%/năm . GDP bỡnh quân đầu người năm 2000 tăng gấp 2 lần so với năm 1990 . Văn hoá-xó hội phỏt triển và cú nhiều tiến bộ mới . Sự nghiệp giỏo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, hệ thống báo chí được củng cố, xây dựng, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng . Trỡnh độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên rừ rệt . Khoa học cụng nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều trong sản xuất và đời sống . Tài nguyên , môi trường sinh thái, di sản Vịnh Hạ Long và các di tích văn hoá, lịch sử được quan tâm bảo vệ và phát huy có hiệu quả. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, các nhu cầu thiết yếu được đáp ứng ngày càng tốt hơn . 9 1.1.2.Truyền thống văn hoỏ- lịch sử Quảng Ninh là tỉnh có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời.Thời tiền sử và sơ sử đó nối tiếp cú người ở. Từ di chỉ đồ đá cũ Tấn Mài đến văn hoá Soi Nhụ, văn hoá Hạ Long và văn hoá thời đại kim khí (hoặc thời đại Hùng Vương), đó chứng minh một cỏch chắc chắn là con người đó cư trú ở vùng éụng Bắc này liờn tục và khụng ngừng phỏt triển. Từ đó có thể khẳng định đây là một trong những vùng đất cổ của dân tộc, sau nghề săn bắn và hái lượm, tổ tiên ta đó xuống biển đánh bắt hải sản, rồi nối tiếp với nền văn minh lúa nước, khai thác vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ về nghề trông lúa nước và chăn nuôi gia súc. Trong 1000 năm bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nhõn dõn Quảng Ninh phải nai lưng cực nhọc không ngừng đấu tranh chống ách đô hộ, chống đồng hoá, vẫn giữ tiếng Việt và các phong tục của cội nguồn con Lạc cháu Hồng. Vào những năm 30 của thế kỷ I dưới ỏch cai trị tàn bạo của Thỏi thỳ Tụ éịnh, một người éụng Triều là Chu Sĩ đó tụ tập trai trỏng trong làng nổi dậy. Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp bùng nổ chống lại chính quyền cai trị, tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của: Chu Sĩ, Lờ Chõn, bà Vĩnh Huy, chị em Nguyệt Thai, Nguyệt éộ, ba anh em họ Trương . Ba lần đại thắng quân xâm lược trên sông Bạch éằng (Ngụ Quyền thắng quõn Nam Hỏn, Lờ éại Hành thắng quõn Tống, Trần Hưng éạo thắng quõn Nguyờn Mụng). Thờm một lần dưới triều Lê, Lý Thường Kiệt tiến quõn qua vựng éụng Bắc này để đại phá quân Tống ngay sào huyệt của chúng. Mở cửa thương Cảng Vân éồn. Cảng ngoại thương Vạn Ninh - Vân éồn thịnh vượng nhiều thế kỷ suốt các triều đại Lý - Trần. Thương cảng Vạn Ninh - Vân éồn, cửa ngừ buụn bỏn của quốc gia éại Việt. Không chỉ thời đại Lý - 10 Trần mà trước đó và sau đó, vùng đất, vùng biển éụng Bắc này đó là một cửa mở giao lưu thương mại, góp phần làm cho đất nước phát triển kinh tế. Ra đời và hưng thịnh Thiền phái Trúc Lâm của đạo Phật trên vùng núi Yên Tử. Yên Tử - Quỳnh Lâm trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam thời Trần. Chùa Quỳnh Lâm có hàng trăm gian với những tượng Di Lặc đồ sộ và khánh đá, chuông đồng, lại là trung tâm in ấn kinh sách, nơi có thị xó Bớch éộng quy tụ cỏc thi nhõn trớ thức trong nước, nơi mở hội Thiên Phật đông hàng vạn người... Quảng Ninh có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân khi các tập đoàn phong kiến đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858. Năm 1883, đích thân Henriviere, viên chỉ huy cuộc đánh ra Bắc Kỳ lần thứ 2 dẫn 2 tàu chiến vào sâu trong vịnh Hạ Long, đậu trên vùng Cửa Lục rồi đổ quân chiếm đồi cao Bói Chỏy. Vựng đất Quảng Ninh bị thực dân chiếm đóng từ đây. Trước đó Pháp đó chỳ ý đặc biệt đến than đá ở vùng này. Năm 1888, tại Huế, đại diện triều đỡnh phải ký bỏn vựng mỏ Hũn Gai cho Phỏp trong 100 năm. Năm 1890, triều đỡnh Huế nhượng bán vùng mỏ éụng Triều, năm 1885, triều đỡnh Huế ký cụng ước chấp nhận toàn quyền nhượng địa cho tư bản Pháp được Toàn quyền Pháp ký quyết định. Chính quyền thực dân Pháp chủ mỏ tuyển hàng vạn phu từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh-Nghệ-Tĩnh. Khổ cực nhất là dưới hầm lũ, người phu mỏ phải đội thúng than trên đầu, Bọn thực dân quản lý theo lối trung cổ, dựng roi vọt đánh đập và luôn cúp phạt. Người phu mỏ lao động quần quật từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày với đồng lương chỉ đủ sống cầm hơi. Tai nạn đổ tầng, sập lũ, và bệnh tật chết chúc thường xuyên. ở một số mỏ chúng cũn trả lương 11 bằng loại tiền riêng để trói chặt cuộc sống phu mỏ. Chưa kể nhà tự và cỏc hỡnh thức đầu độc như rượu, thuốc phiện, mê tín, dị đoan... Từ năm 1928, tổ chức cách mạng Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội - Tổ chức tiền thân của éảng Cộng sản đó cử nhiều hội viờn về vựng mỏ vừa tuyờn truyền vận động cách mạng vừa để tự vô sản hoá. Ngày 7-11-1929, cờ đỏ búa liềm tung bay trên pooc-tích số 1 cảng Cửa Ông, giữa phố Cẩm Phả, Cửa Ông, Mạo Khê, Uông Bí... Ngày 3-2-1930, éảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Cuối tháng 21930, chi bộ éảng cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập ở mỏ Mạo Khê. Số đảng viên không ngừng tăng. Nhiều chi bộ được thành lập thêm và tháng 9 năm 1930, đó hỡnh thành 3 đảng uỷ: Hũn Gai, Cẩm Phả, Uụng Bớ, Vàng Danh. Một cuộc tổng đỡnh cụng nổ ra từ ngày 13-11-1936 từ Cẩm Phả đó nhanh chúng lan sang Hũn Gai rồi ảnh hưởng đến tất cả các hầm mỏ nhà máy trong tỉnh. Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra gay go, quyết liệt với bao hi sinh, mất mát của nhân dân trong tỉnh. Cách mạng thánh Tám thành công trong cả nước, nhân dân Quảng Ninh đứng lên đấu tranh giành chính quyền, góp phần lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau đó, cùng với không khí kháng chiến sục sôi của toàn đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, nhân dân Quảng Ninh tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến, cung cấp sức người, sức của mà còn góp phần đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ gây ra ở miền Bắc. Từ đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xó hội núi trờn, Giỏo dục-Đào tạo Quảng Ninh có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù , có sự chênh lệch nhu cầu phát triển giáo dục- đào tạo giữa các vùng miền . ở các vùng đô thị, 12 đồng bằng do kinh tế phát triển nên nhu cầu học tập cao , đũi hỏi giỏo dục và đào tạo phải đáp ứng và đón đầu trước những yêu cầu về nhân lực; trong khi đó khu vực miền núi hải đảo dân trí cũn thấp, rất khú khăn trong việc phát triển giáo dục- đào tạo . Đứng trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục và đào tạo Quảng Ninh phải phát triển đáp ứng kịp tốc độ và triển vọng nền kinh tế xó hội của tỉnh, tạo ra thị trường lao động kỹ thuật mới . Với cơ cấu dân cư trẻ, nhiều khu vực tập trung lao động thúc đẩy giỏo dục và đào tạo phát triển tăng trưởng nhanh cả về quy mô và chất lượng . Ngoài ra sự phát triển kinh tế và xó hội cũng tạo điều kiện thực hiện công tác xó hội hoỏ giỏo dục và tăng thêm điều kiện vật chất cho giỏo dục và đào tạo . Tuy nhiờn, giỏo dục và đào tạo Quảng Ninh cũn tồn tại nhiều khú khăn trong quá trỡnh phỏt triển . 1.1.3.Khái quát tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh sau 10 năm đổi mới Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục theo quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ VI: "giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kĩ thuật, đồng bộ về ngành nghề phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội (5, tr 94). Đối với giáo dục phổ thông, Đại hội cũng nhấn mạnh: " các trường phổ thông phải dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông" (5, tr95). Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) nhấn mạnh hơn nữa quyết tâm trên mặt trận phát triển sự nghiệp giáo dục với nỗ lực "tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo", trong đó vấn đề giáo dục và con người được đặt ở vi trí trung tâm và quan trọng hơn. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000 của Đảng đã đặt con người vào vị trí trung tâm và coi sự 13 nghiệp giáo dục là "quốc sách hàng đầu" xác định rõ: "khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến trên thế giới" (5, tr 285) Chủ trương phát triển giáo dục theo hướng phát huy truyên thống hiếu học và trọng dụng nhân tài, chú trọng nâng cao dân trí, xây dựng đội ngũ trí thức, tiếp tục đổi mới từng bước vững chắc toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả thiết thực, mở rộng quy mô hợp lý, thật sự gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trong giai đoạn 1991- 1995 là phải tập trung thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ, phát triển cấp II, cấp III phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế; củng cố và phát triển trường phổ thông cho trẻ em khuyết tật. Tăng cường đầu tư giáo dục miền núi và vùng dân tộc thiểu số, mở rộng các trường dân tộc nội trú, quy hoach đào tạo cán bộ và tri thức người dân tộc. Tiếp tục thực hiện các quan điểm của Đại hội VII đã đề ra, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/HNTW về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo". Nghị quyết này đã bổ sung những quan điểm của Đại hội VII với những quan điểm chủ đạo về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong đó có giáo dục phổ thông: -Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản bảo đảm cho các mục tiêu kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, coi đầu tư giáo dục và đào tạo là một hướng chính cho đầu tư và phát triển. -Mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, 14 có kĩ năng nghề nghiệp... Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức. -Giáo dục và đào tạo phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. -Giáo dục đào tạo phải được đa dạng hoá các hình thức đào tạo và phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Trên cơ sở 4 quan điểm chỉ đạo trên, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra nghị quyết 07- NQ/TU ngày 02-6-1993 và Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 4-61993 về "chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo". Chương trình hành động trên là sự tiếp nối, khẳng định lại quan điểm của Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh:"nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quan điểm giáo dục là kết hợp với lao động, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội". (33, T16) Chương trình đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể của ngành giáo dục phổ thông. Trước hết là đổi mới cơ cấu và hệ thống giáo dục: tách hệ thống giáo dục tiểu học ra khỏi hệ thống THCS ở những nơi có điều kiện; thí điểm bán công dân lập ở những nơi có điều kiện, xây dựng các lớp chọn và hệ thống trường chuyên, trường trọng điểm, xây dựng các trường trung học dân tộc nội trú của tỉnh và của mỗi huyện. Về công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền Luật giáo dục phổ cập tiểu học sau rộng cho toàn dân, huy động tối đa số trẻ đến trường bằng các phương tiện tuyên truyền giáo dục và các hình thức bắt buộc. Đối với ngành học phổ thông, khuyến khích học sinh tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học lên cấp II, học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT. Về giáo dục miền núi, tăng cường công tác cử tuyển tạo nguồn cán bộ giáo viên con em đồng bào dân tộc đến trường; đảm bảo đủ số giáo viên cần thiết cho các lớp học, đồng thời 15 không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; có chính sách thu hút sinh viên ra trường và đội ngũ giáo viên lên miền núi dạy học; kết hợp dạy tiếng dân tộc với dạy kiến thức y tế cộng đồng cho học sinh và giáo viên công tác ở miền núi. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, sự nghiệp giáo dục- đào tạo của tỉnh nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng có những bước phát triển rõ hơn, nhanh hơn, đã có những chuyển biến tiến bộ, xuất hiện hững nhân tố và xu thế mới có nhiều triển vọng, tuy đang phải vượt qua những khó khăn thử thách khá gay gắt. Do nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, chất lượng dạy học luôn được đặt ra cho các trường. Hầu hết các trường đều tiến hành hội thảo, hội giảng để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên. Vì thế chất lượng học tập của học sinh đã nâng lên đáng kể. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các ngành học năm sau cao hơn năm trước. Quy mô giáo dục tăng nhanh, vượt chỉ tiêu kế hoạch phát triển. Riêng giáo dục phổ thông cũng có những bước chuyển biến đáng ghi nhận. Trong thời gian này, các huyện đã tiến hành tách trường phổ thông thành trường tiểu học và THCS. Hệ thống trường tiểu học có 485 trường, chỉ còn 60 trường phổ thông cơ sở. Đồng thời với việc tách trường là việc mở thêm các lớp lẻ, làm cho lượng trường lớp tiểu học ngày càng được phủ kín trên mọi địa bàn tỉnh. Quy mô trường THCS đang lớn dần. Hệ thống trường trung học phổ thông ổn định. Trường dân lập đã phát triển tạo được niềm tin cho nhiều học sinh và phụ huynh, làm xuất hiện một khả năng mới trong việc đáp ứng nhu cầu THPT đang tăng nhanh trong xã hội mà điều kiện Nhà nước chưa thể thoả mãn. Việc phát triển, xây dựng mạng lưới trường lớp phổ thông miền núi đã kết hợp ggiữa phân tán và tậo trung theo phương châm trường gần dân, quy 16 mô nhỏ, phù hợp với dặc điểm địa lí của cư dân miền núi, đặc biệt ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Tất cả các xã đều có trường phổ thông cơ sở hoàn chỉnh, các huỵên vùng cao đều có trường THPT. Hệ thống trường phổ thông phát triển mạnh, đều khắp làm thoả mãn và đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân tộc. Hệ thống trường dân tộc nội trú được xây dựng và phát triển gồm một trường của tỉnh, 7 trường của huyện và 6 trường liên xã với 1.430 học sinh. Nguồn tuyển học sinh dân tộc nội trú ngày càng phong phú hơn, tất cả các dân tộc ít người đều có học sinh nội trú, sau khi tốt nghiệp phổ thông đã được vào học các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, chỉ một số ít về phục vụ địa phương. Mặc dù còn nhiều khó khăn lớn, bên cạnh việc mở rộng quy mô số lượng, đẩy mạnh xây dựng và đổi mới cơ cấu trường học, giáo dục phổ thông đã có sự phấn đấu lớn về nội dung, chất lượng dạy và học; đạt được những kết quả khả quan và đang cố gắng phát triển theo xu hướng hiện đại hóa. Về giáo dục tiểu học: có sự tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện nội dung giáo dục toàn diện, giảng dạy đủ 9 môn học; học sinh giỏi tiểu học phải thi cả hai môn: Tiếng Việt và Toán; giáo viên dạy giỏi cũng phải dạy giỏi cả hai môn Tiếng Việt và Toán. Nhiều trường đã tổ chức học bán trú (2 buổi mỗi ngày) cho học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp là trên 90% trong đó khá giỏi 75- 80%. Đối với công tác phổ cập giáo dục tiểu học, công cụ cơ bản là nhà trường tiểu học với nhiệm vụ xây dựng một nền tiểu học phát triển cao, trong đó mấu chốt nhất là huy động được100% trẻ em đi học đúng độ tuổi, đảm bảo chất lượng, khắc phục triệt để hiện tượng bỏ học và lưu ban nhiều. Quán triệt tận cơ sở, trước hết là cấp uỷ, chính quyền về tinh thần và nội dung của Luật phổ cập giáo dục tiểu học, về những chủ trương và biện pháp cần làm tốt việc phổ cập giáo dục tiểu học ngành đã tập trung , vào trọng tâm mấu chốt của công việc là xây dựng vững mạnh các trường tiểu học để huy động tốt học sinh đi học và đảm bảo chất lượng dạy và học. Có thể nói rằng, sau một thời 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan