Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010

.PDF
122
221
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- NGUYỄN THỊ THU THỦY ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ ĐĂNG TRI Hà Nội-2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- NGUYỄN THỊ THU THỦY ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đăng Tri Hà Nội-2014 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Đăng Tri. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy 3 MỞ ĐẦU, 1.Tính cấp thiết của đề tài Đoàn kết là nhân tố tạo nên sức mạnh to lớn cho một chính đảng, một dân tộc, một quốc gia. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh đảm bảo sự trường tồn và đi tới mọi thắng lợi trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, trở thành truyền thống xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Truyền thống đoàn kết dân tộc đã được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giữ gìn, phát huy cao độ trong việc thành lập các đoàn thể nhân dân, tập hợp toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau đã tập hợp được mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc, đứng lên đấu tranh giành chính quyền, thống nhất và xây dựng đất nước, đưa Việt Nam có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế. Hiện nay, khi đất nước chuyển mạnh sang thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề tăng cường đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế để phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc trở thành một chủ trương lớn của Đảng, một chính sách trọng yếu của Nhà nước ta hướng tới mục tiêu bảo đảm sự thống nhất cao độ giữa lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân, gia đình để tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển bền vững đất nước. Đó là sự nghiệp của dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng thông qua đường lối, chủ trương phản ánh đúng nguyện vọng, quyền lợi của quần chúng, tuyên truyền vận động, giáo dục 4 quần chúng để mọi người nhận thức được và tự giác tham gia vào khối đại đoàn kết. Nằm trong sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Ngãi ngày càng thay đổi. Từ một vùng đất nghèo, luôn gặp thiên tai khắc nghiệt cũng như những khó khăn sau ngày tách tỉnh (1989), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Quảng Ngãi đã nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, vượt lên bao thăng trầm, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, Quảng Ngãi vẫn đang tồn tại những thách thức, tác động đến việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của khu vực nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Để Quảng Ngãi không ngừng phát triển một cách bền vững, việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Ngãi đã và đang đòi hỏi phải có sự quan tâm với những chủ trương, biện pháp mới của Đảng bộ và sự thực thi hiệu quả của cả hệ thống chính trị cũng như sự hưởng ứng sâu rộng của toàn dân. Nhằm góp phần nhỏ vào nhiệm vụ chung đó, việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua, nhất là mười năm gần đây nhằm nhận rõ hơn những thành tựu để phát huy, hạn chế để khắc phục và rút ra những kinh nghiệm vận dụng vào hiện tại là rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt khoa học lịch sử Đảng và cả về ứng dụng thực tiễn đối với địa phương. Với mong muốn đó, là một học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác tại Quảng Ngãi, tôi quyết định chọn nghiên cứu vấn đề « Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 » làm đề tài cho bản luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5 Đại đoàn kết là vấn đề cực kỳ có ý nghĩa nên đã có nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về xây dựng khối đại đoàn kết ở tỉnh Quảng Ngãi còn rất khiêm tốn. Mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu về « Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 », nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếp trên một số khía cạnh, được công bố với nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. - Những công trình chung về địa phương Quảng Ngãi trong đó có đề cập tới vấn đề đại đoàn kết: Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại của Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc do GS Hoàng Chương Chủ biên (2006), NXB văn hóa dân tộc; Quảng Ngãi 10 năm đầu thế kỷ XXI của Công ty CP truyền thông quốc tế Phương Đông xanh, NXB Thông tấn xã Việt Nam ; Quảng Ngãi 30 năm xây dựng và phát triển 1975-2005, của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2005), Sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi ; Quảng Ngãi 10 năm đổi mới, của Tỉnh ủy Quảng Ngãi- Ban tuyên giáo tỉnh ủy (2000),… Các tài liệu này chủ yếu tiếp cận ở góc độ về văn hóa, dân cư. Hoặc: Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi 1930-2000 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi (2004), Quảng Ngãi. Cuốn sách này chủ yếu đề cập đến lịch sử Mặt trận, có đề cập đến xây dựng khối đại đoàn kết nhưng từ năm 1930-2000. - Các công trình có liên quan: Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của Hồ Chí Minh (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, của Phạm Hồng Chương (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Góp phần nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng 6 sản Việt Nam, của PGS, TS. Trương Minh Dục (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam quá khứ và hiện tại, của PGS.TS.Trần Hậu (2011) Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội; Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, của Vũ Oanh (1998), NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội ; Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam những chặng đường vẻ vang, của Ủy ban Trung ương.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2011), NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội ; „„Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân” của GS,TS.Nguyễn Phú Trọng (2005), trong sách: “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội… Các công trình này đã làm sáng tỏ hơn lý luận về xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng và vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc đối với cách mạng Việt Nam ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Đây là những công trình mang tính lý luận chung. - Các Luận án Tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ: Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thực hiện trong kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954), của Khuất Thị Hoa (2000) Luận án Tiến sĩ; Đảng lãnh đạo xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), của Lê Thị Hòa Luận án Tiến sĩ Lịch sử; Đảng lãnh đạo tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 1993 đến năm 2007 của Lê Mậu Nhiệm (2008), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử; Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ 1986 đến nay, của Phạm Văn Búa (2004), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử; Đảng bộ Đắc Lắc lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc thời kỳ 1954-1975, của Bùi Ngọc Trung (1999), Luận văn thạc sĩ lịch sử; Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1996-2006), của Phạm Xuân Thu (2009), Luận văn Thạc sĩ lịch sử... Đây là những công trình thể hiện một cách nhìn tổng thể về công tác lãnh đạo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng qua các thời kỳ lịch 7 sử. Tác giả luận văn này có thể học hỏi được cách thức tiếp cận, xử lý các nguồn tư liệu để nghiên cứu về khối đại đoàn kết dân tộc. Các công trình nghiên cứu về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống giúp học viên hiểu rõ thêm cách thức tiếp cận, nghiên cứu, xử lý tài liệu đối với một địa phương cụ thể khi nghiên cứu về vấn đề đại đoàn kết dân tộc ở vùng cao. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu quan trọng để người viết tham khảo, kế thừa khi nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề « Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ 2001 đến 2010 ». Việc nghiên cứu, làm sáng tỏ, bổ sung tư liệu về khối đại đoàn kết ở tỉnh Quảng Ngãi là rất cần thiết, nhất là về các vấn đề sau : + Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong lĩnh vực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010. + Phục dựng quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời gian trên. + Xác định những thành công và hạn chế và nguyên nhân của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong lĩnh vực công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010. + Đúc kết một số kinh nghiệm trong xác định chủ trương, trong chỉ đạo thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ thực tiễn hiện tại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -Mục đích: Nghiên cứu làm sáng rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010; từ đó, rút ra những nhận xét, những kinh nghiệm chủ yếu phục vụ cho quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 8 - Nhiệm vụ: + Tập hợp và hệ thống hóa các tư liệu lịch sử có liên quan đến đề tài + Phục dựng quá trình lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010. + Nhận xét, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi về vấn đề trên. + Tổng kết kinh nghiệm lịch sử về vấn đề nghiên cứu để phục vụ thực tiễn của địa phương. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2001 đến năm 2010 cùng những phong trào quần chúng do Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo có liên quan đến vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc. - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung : sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi + Về thời gian : Từ năm 2001 đến năm 2010 + Về không gian: trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi 5. Cơ sở lý luận, tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu : - Cơ sở lý luận Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Nguồn tài liệu + Chủ yếu là các Văn kiện Đại hội, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương của Đảng, các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, các Báo cáo của Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh Quảng Ngãi; 9 + Các công trình nghiên cứu khoa học của các ngành, các địa phương, các nhà khoa học, luận án, luận văn liên quan đã được công bố. + Tài liệu khảo sát thực tế của tác giả luận văn có có liên quan đến phạm vi của đề tài. -Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgic đồng thời vận dụng các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê… để nghiên cứu đề tài. Phương pháp lịch sử chủ yếu dùng ở chương 1 và chương 2, để phục dựng lại sự kiện lịch sử « Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 » Phương pháp Lôgíc chủ yếu dùng ở Mở đầu, chương 3 và kết luận để tổng quan vấn đề nghiên cứu, để đánh giá, nhận xét, đúc rút kinh nghiệm về sự kiện lịch sử đã mô tả. 6. Đóng góp của luận văn - Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. - Nêu lên những đánh giá, nhận xét và sự đúc rút kinh nghiệm của tác giả về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đó của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ thực tiễn. - Góp phần bổ sung thêm các tư liệu để làm nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Ngãi. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương 6 tiết Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2001 đến năm 2005 10 Chương 2: Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2005 đến năm 2010 Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu 11 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO VỀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2005 1.1.1. Tình hình khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Ngãi đến năm 2001 - Những nhân tố tác động Về điều kiện tự nhiên, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, ở vị trí 14o 32’-15o 25’ vĩ độ Bắc, 108o 06’-109o 04’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển đông với đường bờ biển dài 130 km, ngư trường rộng lớn với tiềm năng nuôi trồng, chế biến thủy sản rất lớn. Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.137,50 km2 bằng 1,7% diện tích tự nhiên của đất nước, với gần 2/3 diện tích núi rừng và đồi trọc. Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, chia làm 4 khu vực: đồng bằng, trung du, miền núi, hải đảo, đồng bằng có độ cao 8 độ so với mực nước biển… Với vị trí địa lý trên, Quảng Ngãi có đầy đủ sông, biển, núi, đồi thấp. Tỉnh Quảng Ngãi có vịnh Dung Quất được Chính phủ quyết định xây dựng cảng biển nước sâu và khi công nghiệp trọng điểm của cả miền Trung. Cách đất liền 18 hải lý, Quảng Ngãi có đảo Lý Sơn rộng khoảng 11 km2, dân số khoảng 18.000 người. Ngay từ năm 1604, đời vua Lê Kính Tông những cư dân đầu tiên của làng An Hải (Bình Châu, huyên Bình Sơn) và An Vĩnh (Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh) đã ra đảo lập nghiệp và canh giữ vùng đất thiêng của Tổ quốc. Đến đầu triều Nguyễn, Lý Sơn đã được biết đến như một hòn đảo tiền tiêu, có vị trí trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 12 Nơi đây còn nhiều vùng đất của những chứng tích lâu đời như khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm; có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Ba Tơ, Sơn Mỹ, Vạn Tường; nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn, bãi biển Mỹ Khê. Về con người và đời sống văn hóa, xã hội, từ trong buổi bình minh của lịch sử, vùng đất Quảng Ngãi đã có con người thời đại đá cũ sinh sống. Qua các nghiên cứu của các nhà khảo cổ học cho thấy cách nay từ 30 vạn năm đến 15 vạn năm, cư dân thời đại đá cũ đã sinh sống trên địa bàn Quảng Ngãi. Đây là bước khởi đầu văn minh của người nguyên thủy để từ đó phát triển lên thời đại đá mới. Tỉnh Quảng Ngãi xưa là đất Việt thường thị, đời Tấn thuộc Tượng Lâm quận, đời Hán là bờ cõi quận Nhật Nam, đời Đường thuộc Lâm Ấp, đời Tống là đất Cổ Lũy của Chiêm Thành. Năm 1402, Hồ Quý Ly chinh phạt Chiêm Thành, vua Chiêm dâng vùng đất Quảng Ngãi là Cổ Lũy động. Năm 1471, vua Lê Thánh Tôn lấy đất Đại Chiêm (Quảng Nam) và đất Cổ Lũy lập đạo Quảng Nam, có 3 phủ, 9 huyện. Quảng Ngãi thành một phủ, phủ Quảng Nghĩa. Dưới triều Minh Mạng thứ 13 (năm 1832), đã đổi trấn thành tỉnh. Trấn Quảng Nghĩa dưới thời Gia Long được đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa gồm có một phủ Tư Nghĩa kiêm lý huyện Chương Nghĩa và thống hạt hai huyện Bình Sơn và Mộ Hoa. Năm 1832, lần đầu tiên Quảng Ngãi mang danh xưng hành chính là tỉnh. Từ ngày 10/11/1975 đến ngày 30/6/1989, tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 1/7/1989, tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định như cũ. Tính đến nay, Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, gồm 1 thành phố (Quảng Ngãi) (thành lập 26.8.2005), 6 huyện miền núi, 6 huyện đồng bằng và một huyện đảo. Về dân cư, theo Địa chí Quảng Ngãi : người Kinh hiện diện ở tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu chủ yếu từ thế kỷ XV trở đi, đa số là những nông dân ở 13 vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng Thanh- Nghệ di cư vào khẩn hoang đất đai, lập thành làng mạc. Vùng đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi, ngoài dân tộc Việt là đáng kể nhất, không có cộng đồng nào khác. Ở miền núi có các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong sinh sống. Họ là cư dân bản địa lâu đời, sống theo từng khu vực và có sự đan xen nhất định, có sự giao lưu, buôn bán với nhau và với người Việt ở miền xuôi lên buôn bán, khai khẩn. Từ sau năm 1975, có một ít người các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc vào, song chỉ là đơn lẻ và hòa nhập vào các cộng đồng địa phương [9]. Theo Địa chí Quảng Ngãi, nếu tính về dân tộc, ở tỉnh Quảng Ngãi có đến 17 dân tộc, nhưng thực chất có 4 dân tộc có số lượng cư dân đáng kể. Đến năm 2005, dân tộc Kinh chiếm 88,8%, Ca dong 0,7%, Hrê 8,58%, Cor 1,8%, số người thuộc 13 dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm 0,12% dân số. Đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi nổi tiếng chăm chỉ làm ăn. Với các tộc người khác, đồng bào rất mến khách, coi trọng đại nghĩa, không gây chiến ai, uy hiếp ai. Nhưng khi lợi ích, tính mạng bị xâm phạm, quê hương đất nước bị lâm nạn, các dân tộc luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, chống quân xâm lược. Đối với dân tộc Kinh (Việt), có thể nói cư dân Việt đầu tiên ở Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XV. Năm 1402, qua cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và phong kiến Chăm pa, vua Chăm- pa nhượng hai châu Chiêm Động và Cỗ Lũy Động cho nhà Hồ. Hồ Quý Ly đổi đặt thành 4 châu Thăng, Hoa (Quảng Nam), Tư, Nghĩa (Quảng Ngãi). Hồ Quý Ly ra lệnh cho dân có của cải mà không có ruộng đất ở vùng Nghệ An, Thanh Hóa đem vợ con di cư vào vùng đất mới để khai khẩn; việc di dân này phần nào có tính bắt buộc. Những người không có của cải, phương tiện canh tác thì nhà Hồ cấp phát trâu cho họ. Nhà nước vận động dân chúng: ai có trâu đem hiến nộp sẽ được cấp phẩm tước. Hồ Quý Ly bắt buộc những người nông dân di cư không được quay về bản quán, sau khi đã thích dấu hiệu lên cánh tay của họ. Các sử sách 14 chép rằng: chữ Châu được thích lên cánh tay những người lưu dân. Đây là cuộc di dân lần đầu tiên của người Kinh đến vùng đất Quảng Ngãi. Vùng cư trú hiện này của người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thị tứ, thị trấn ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi; một số sinh sống đan xen với người dân tộc thiểu số ở miền núi. Hrê là tộc người có số dân đứng thứ hai trong tỉnh Quảng Ngãi sau dân tộc Kinh. Họ sống tập trung ở các huyện miền núi: huyện Ba Tơ, huyện Minh Long, huyện Sơn Hà. Ngoài ra, người Hrê sống đan xen với người Kinh ở vùng tây các huyện Nghĩa hành, huyện Tư Nghĩa. Ở vùng phía đông của huyện Sơn Tây, phía nam của huyện Trà Bồng. Nhìn chung, xã hội Hrê vẫn mang tính cộng đồng, đoàn kết gắn bó giữa các thành viên. Điều này thể hiện ở các hình thức vẫn đổi công, tương trợ, tục chia sẻ trong ăn uống, lễ tết, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Sự liên kết giữa các gia đình cũng như sự gắn bó của mỗi thành viên với làng dựa trên quan hệ thân tộc hoặc quan hệ láng giềng. Vùng cư trú của người Hrê nằm ở vị trí thông thương với Tây Nguyên xuống và đồng bằng lên nên rất thuận lợi trong trao đổi buôn bán. Dân tộc Cor là dân tộc có số dân đông thứ ba trong tỉnh Quảng Ngãi. Địa bàn cư trú của dân tộc Cor ở các huyện miền núi: Trà Bồng và Tây Trà của tỉnh Quảng Ngãi. Người Cor có ý thức tự giác tộc người cao, có ý bản địa và tự hào về truyền thống của tổ tiên. Người Cor có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Môn- Khơ me và thuộc nhóm ngôn ngữ Bahnaric phía Bắc. Đặc trưng sinh hoạt kinh tế của người Cor là lấy kinh tế nương rẫy làm nguồn thu nhập chính. Đồng bào có nhiều giống lúa rẫy. Vùng người Cor nổi tiếng về giống trầu không và quế. Cadong là tộc người có số dân đứng thứ tư trong tỉnh Quảng Ngãi, cư trú ở huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). Tộc người Cadong là một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, thuộc ngữ hệ Môn- Khơme và thuộc nhóm ngôn ngữ Bahnaric. 15 Kinh tế truyền thống của tộc người Cadong chủ yếu là nông nghiệp rẫy. Ngoài ra còn có khai thác lâm thổ sản, thủy sản, dệt vải. Nhìn chung, người dân tộc Cadong bình đẳng, cố kết nhau trong một khối cộng đồng là làng thống nhất được quy định bởi luật tục. Từ thời tiền sử, trên vùng đất Quảng Ngãi phần nào đã có sự hợp chủng hòa huyết giữa các nhóm Nam Đảo và nhóm Nam Á. Từ thế kỷ XV trở đi, trên vùng đất Quảng Ngãi đã có sự hợp huyết nhất định giữa người Chăm bản địa và người Kinh từ miền Bắc di cư vào, giữa người thiểu số miền núi và người Kinh đồng bằng, giữa người Kinh và nhóm người Hoa di cư từ Nam Trung Hoa đến. Giữa các dân tộc anh em đã có sự giao lưu, trao đổi từ lâu đời với nhau. Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần đoàn kết các dân tộc trên đất Quảng Ngãi càng được phát huy mạnh mẽ. Các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi cùng nằm trong một khu vực lịch sử - dân tộc học, có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến và những cuộc đấu tranh chống xâm lược. Đặc biệt, sống trong vùng thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt, đồng bào các dân tộc miền núi đã xây dựng nên truyền thống đoàn kết, gắn bó cùng nhau để sinh tồn. Các mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc đã có từ lâu đời. Nhưng mỗi tộc người đều có những phong tục tập quán và đặc điểm riêng. Về kinh tế, quan hệ mua bán, trao đổi giữa các dân tộc thực hiện bằng nhiều hình thức, đã được xác lập từ lâu đời. Đồng bào trao đổi với nhau các công cụ lao động như dao, rựa, những sản vật từ săn bắt, hái lượm được hoặc những đặc sản như quế, trầu, cau, chè… Mối quan hệ giao lưu kinh tế đó diễn ra không chỉ trong nội bộ tộc người mà còn diễn ra giữa các tộc cận cư, đặc biệt với người Kinh để trao đổi, mua bán các sản phẩm nông, lâm nghiệp và các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống của đồng bào. 16 Về mặt ngôn ngữ, mỗi dân tộc ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi không chỉ nói ngôn ngữ mẹ đẻ, mà còn biết tiếng nói các dân tộc láng giềng. Vì cùng chung hệ ngôn ngữ Môn- Khơ me nên các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong rất dễ dàng hiểu tiếng nói của nhau. Cho đến nay, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thiểu số đã đến mức trong các hình thức sinh hoạt văn hóa của từng tộc người thật khó khăn phân biệt rạch ròi đâu là yếu tố bản sắc riêng của tộc người, đâu là yếu tố vay mượn. Các mối quan hệ giữa các dân tộc miền núi Quảng Ngãi ngày càng được củng cố và phát triển về mọi mặt, phù hợp với xu thế thời đại và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của bà con các dân tộc miền núi trên con đường hội nhập đi lên xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề giai cấp, những năm đầu thế kỷ XX cơ cấu xã hội, giai cấp đã bắt đầu có sự biến đổi sâu sắc. Bên cạnh các giai cấp và tầng lớp trong xã hội phong kiến như địa chủ phong kiến, nông dân đã xuất hiện các giai cấp mới gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của Pháp như công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị, trí thức Tây học v.v… Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm hơn 90% dân số. Họ là giai cấp bị thực dân, đế quốc cấu kết với bọn quan lại, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Giai cấp địa chủ phong kiến ở Quảng Ngãi có số lượng không nhiều, phần lớn là địa chủ vừa và nhỏ, ruộng đất không tập trung, bóc lột nông dân chủ yếu bằng hình thức tô tức. Phần đông giai cấp địa chủ phong kiến Quảng Ngãi có lòng yêu nước căm thù giặc, ý thức trước cảnh quê hương bị giày xéo. Do đó nhiều người đã sớm hòa mình vào quần chúng, tham gia tích cực, đóng góp sức người, sức của cho các phong trào yêu nước chống Pháp. Giai cấp công nhân ở Quảng Ngãi còn ít về số lượng, do các cơ sở công nghiệp chưa phát triển. Giai cấp tư sản Quảng Ngãi yếu và ít do công nghiệp, thương nghiệp kém phát triển. Tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, ngoài một số ít đỗ đạt cao, làm 17 quan to trong triều đình, trở thành tay sai của thực dân, phong kiến, còn phần lớn đứng về phía nhân dân lao động. Họ trở thành lực lượng châm ngòi nổ cho các phong trào yêu nước. Về vấn đề tôn giáo, Phật giáo là tôn giáo tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Trong số các dân di cư vào khai khẩn ở vùng đất Quảng Ngãi từ thế kỷ XV, XVI có không ít người là đệ tử hay tín đồ Phật giáo. Thời Pháp thuộc, các tăng ni phật tử Quảng Ngãi cũng chịu chung số phận nô lệ như người dân trong nước. Do vậy, trước năm 1945, theo kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, giới đệ tử Phật giáo đã thành lập Hội Phật giáo Cứu quốc. Giới phật tử ở Quảng Ngãi thành lập Chi hội Phật giáo Cứu quốc. Lực lượng này đã góp phần cùng nhân dân Quảng Ngãi giành chính quyền thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945. Từ năm 1975, đất nước độc lập, thống nhất đã tạo thuận lợi cho Phật giáo thống nhất các hệ phái. Năm 1981, các hệ phái Phật giáo trong cả nước đã tổ chức đại hội, thống nhất làm một và lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Đại hội đã thông qua hiến chương, chương trình hành động và bầu ra các cơ quan lãnh đạo. Hiện nay, các tín đồ Phật giáo ở Quảng Ngãi tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hăng hái thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và tham gia các phong trào quần chúng, theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Đạo Thiên Chúa hay Công giáo từ phương Tây truyền vào Việt Nam vào khoảng thời gian đất nước ta bị chia cắt thành Đàng Ngoài - Đàng Trong vào thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cũng vào thời gian này, Thiên Chúa giáo đã du nhập tới Quảng Ngãi. Từ thập niên hai mươi đến thập niên sáu mươi của thế kỷ XX, Thiên Chúa giáo ở Quảng Ngãi phát triển khá mạnh. Đến thời Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn lại tìm cách mua chuộc, lợi dụng Công giáo, như tăng uy thế chính trị, thế lực kinh tế và cơ sở vật chất. Số lượng tín đồ Công giáo 18 cũng tăng dần. Theo Địa phương chí tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 1968, toàn tỉnh có 36.387 tín đồ Công giáo. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở thị xã Quảng Ngãi, các nhà thờ lớn như nhà thờ Trần Hưng Đạo, nhà thờ Phú Hòa ở huyện Sơn Tịnh rất nhiều nhà thờ khác trong tỉnh Quảng Ngãi vẫn được tôn trọng, được hành đạo bình thường. Tuy nhiên, do vấn đề lịch sử để lại (chính sách chia rẽ lương, giáo của thực dân Pháp…), nên giáo dân ở Quảng Ngãi có một số người chưa hòa nhập vào chế độ mới, ở một số vùng lại có người nhạt đạo. Năm 1980, các giám mục cả nước đã tổ chức hội nghị để thống nhất đường lối của Giáo hội. Giáo dân Công giáo Quảng Ngãi sống hòa hợp với cộng đồng với phương châm “sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”, tích cực tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Đến năm 1995, tại Quảng Ngãi có 5.446 tín đồ, 6 linh mục, 13 nơi thờ tự, 41 họ đạo. Những năm đầu thế kỷ XXI số lượng tín đồ có chiều hướng tăng. Nhìn chung, đồng bào Công giáo đang tích cực cải thiện đời sống, phấn khởi trước công cuộc đổi mới và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động xã hội nhân đạo, phong trào an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội được giáo dân hưởng ứng theo tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa, yêu nước”. Những dịp lễ lớn như Giáng sinh, Phục sinh thực sự là những ngày hội lớn của cộng đồng. Từ buổi ban đầu du nhập vào Quảng Ngãi (tháng 4/1928) đến năm 1954, đạo Tin Lành ở đây chủ yếu là hệ phái Hội thánh Tin Lành Việt Nam, xây dựng được 3 cơ sở Hội thánh (tỉnh lỵ Mộ Đức, Đức Phổ) và phát triển khoảng 100 tín đồ, hoạt động theo nguyên tắc điều lệ Hội. Đạo Tin Lành chủ trương trung dung, chỉ tham gia một số hoạt động từ thiện, nhân đạo, tạo lập cơ sở để truyền đạo lâu dài. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, các nhà thờ bị chiến tranh tàn phá, các Hội thánh thiếu mục sư nên việc truyền đạo cũng bị thu hẹp, khủng hoảng. 19 Đầu những năm bảy mươi thế kỷ XX, Tổng hội Tin Lành cũng đã điều phối nhiều mục sư, kể cả giáo sĩ người nước ngoài tham gia trực tiếp chỉ đạo phát triển đạo Tin Lành ở Quảng Ngãi. Một số tín đồ, mục sư, truyền đạo tham gia quân đội Sài Gòn, chống lại cách mạng. Tuy vậy, tín đồ Tin Lành hầu hết là người lao động; họ đào tạo vì nhiều nguyên nhân khác nhau: đức tin, sự thu hút qua các hoạt động xã hội, động cơ kinh tế, nhưng trước sự tàn bạo, tham nhũng, mị dân của chính quyền Sài Gòn, có nhiều gia đình tín hữu đã tham gia cách mạng. Hiện nay, các hệ phái Tin Lành đã gia tăng, mở rộng việc truyền đạo và khôi phục đạo. Đạo Cao Đài là đạo khởi phát ở Nam Bộ Việt Nam từ năm 1926 dưới thời Pháp thuộc, thể hiện sự dung hợp của nhiều tôn giáo khác nhau. Đạo Cao Đài vào Quảng Ngãi rất sớm (khoảng từ 1926-1934). Sau năm 1975, văn phòng Tỉnh đạo và các thánh thất vẫn hoạt động bình thường. Đến năm 2005, đạo Cao Đài ở Quảng Ngãi có 36 thánh thất với hơn 6.000 tín đồ. Ngoài 4 tôn giáo kể trên, ở tỉnh Quảng Ngãi cũng có khoảng 140 người theo đạo Bah’ai, 50 người theo đạo Hòa Hảo. Có thể nói, các tôn giáo tồn tại như là một sự tất yếu trong cư dân tỉnh Quảng Ngãi. Ngày nay, khi Nhà nước ta thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, các tôn giáo đều được đối xử bình đẳng, tôn trọng và đoàn kết với nhau. Các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi đều có đại diện là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, tập trung vào mục tiêu “tốt đời, đẹp đạo”. Nhìn chung khối cộng đồng dân cư Quảng Ngãi phát triển theo tiến trình của lịch sử, cùng đoàn kết, chung sức chung lòng trong công cuộc chống phong kiến- đế quốc, xây dựng quê hương giàu đẹp. - Thực trạng của khối đại đoàn kết dân tộc ở Quảng Ngãi đến năm 2001 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan