Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận nền kinh tế hàn quốc...

Tài liệu Tiểu luận nền kinh tế hàn quốc

.DOC
37
921
137

Mô tả:

Mục lục I. Môi trường tự nhiên. 1. Địa lý 1. Khí hậu 2. Tài nguyên 3. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới hoạt động maketing II. Văn hóa Hàn Quốc dưới góc độ marketing 2. Dân số 3. Ngôn ngữ 4. Giáo dục 5. Tôn giáo 6. Truyền thống, phong tục, tập quán 7. Phân tầng xã hội ở Hàn Quốc. III. Môi trường kinh tế 1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc 2. Nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới 3. Một số ngành Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hàn Quốc 3.1 Hàn Quốc - thị trường nhập khẩu dây, cáp điện đầy tiềm năng 3.2 Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc 3.3 Thị trường vốn: 3.4. Lương thực và thực phẩm 4. Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 4.1 Mậu dịch 4.2 Đầu tư 0 IV. Hệ thống chính trị. 1. Hiến pháp 2. Ngành lập pháp 3. Uỷ ban thường trực 4. Tổng thống 5. Chính sách kinh tế 6. Ngành hành pháp 7. Toà án hiến pháp 8. Chính quyền địa phương 9. Về thu hút đầu tư nước ngoài 10. Thực hiện tự do hoá thị trường 10.1.. Các quy định về thương mại của HQ 10.2.Luật Ngoại Thương 10.3.Bộ Luật Hải Quan 10.4.Luật Quản lý Ngoại hối 10.5. Quy định về nhấp khẩu 10.6. Quy định về nhãn mác hàng hoá 10.7. Luật chống bán phá giá 10.8.Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm 11. Những lưu ý trong hoạt động marketing quốc tế. 11.1.Sản phẩm 11.2.Giá 11.3. Phân phối 11.4. Xúc tiến hỗn hợp 1 Lời mở đầu Hiện nay, cụm từ Hàn Quốc năng động đã trở thành một khẩu hiệu của người Hàn Quốc khi nói về đất nước mình và đó cũng chính là hình ảnh mà chính phủ Hàn quốc đang nỗ lực xây dựng và truyền bá đi khắp thế giới. Sự thành công của chiến lược này dường như đang tạo nên một kỳ tích nữa cho đất nước này khi mà những hình ảnh của đất nước Hàn quốc xinh đẹp đang biến Hàn quốc thành một địa chỉ thu hút trí tò mò của du khách quốc tế và là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư cũng như một thị trường đầy hứa hẹn cho các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Vậy những điều gì đã khiến Hàn Quốc tự tin mang hình ảnh đất nước mình đi khắp các châu lục từ Châu á truyền thống cho đến Châu Mỹ tự do và hiện đại. I.Môi trường tự nhiên. 1. Địa lý: Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ. Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2, gần bằng diện tích của Anh hay Romania. Không kể diện tích đất khai hoang, diện tích đất canh tác là 99.617 km2, chiếm 45% tổng diện tích. Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len. 2 Dãy Taebaeksan chạy suốt chiều dài bờ biển phía đông, nơi những con sóng của Biển Đông đập mạnh vào núi đã tạo ra các vách đá dốc và các bãi đá. Sườn phía tây và phía nam bán đảo bằng phẳng hơn, với những vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi tạo thành những vịnh nhỏ. Bán đảo nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông kỳ vĩ, vì vậy người Hàn thường ví đất nước mình như một tấm gấm thêu đẹp đẽ. Núi Baekdusan ở miền bắc bán đảo là ngọn núi cao nhất với độ cao 2.744m so với mực nước biển và trải dài theo đường biên giới phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Baekdusan là ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động nơi một hồ nham thạch rộng đã được hình thành với cái tên Cheonji. Ngọn núi này được coi là một biểu tượng đặc biệt của tinh thần Hàn Quốc và được nhắc đến trong bài quốc ca. So với quy mô lãnh thổ, bán đảo Triều Tiên có số lượng sông suối tương đối lớn. Hệ thống đường thủy này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành lối sống của người Hàn và trong cả công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Hai con sông dài nhất ở bắc bán đảo là Amnokgang (Yalu, 790km) và Dumangang (Tumen, 521km). Hai con sông này đều bắt nguồn từ ngọn núi Baekdusan rồi lần lượt đổ xuống theo hướng tây và đông, tạo nên biên giới phía bắc của bán đảo. Ở nam bán đảo, sông Nakdonggang (525km) và sông Hangang (494 km) là hai đường thủy chủ yếu. Sông Hangang chảy ngang qua Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, được coi là con đường sinh mệnh cho dân cư tập trung đông đúc ở khu vực trung tâm của đất nước Hàn Quốc ngày nay, như nó đã giúp cho dân cư các vương quốc cổ đại phát triển dọc theo hai bờ sông. Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người Hàn từ ngàn xưa và đã góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải. 2. Khí hậu Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, không phải dọc theo bờ biển phía nam. Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 60C (430F) đến 160C (610F). Nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất trong 3 năm là từ 190C (660F) đến 270C (810F), trong khi đó nhiệt độ vào tháng Giêng, tháng lạnh nhất trong năm từ -80C (170F) đến 70C (430F). Vào đầu xuân, Bán đảo Triều Tiên thường có "cát/ bụi vàng" do gió cuốn về từ các sa mạc phía bắc Trung Quốc. Nhưng vào giữa tháng Tư, đất nước được hưởng một thời tiết êm dịu với núi và cánh đồng ngập trong màu sắc rực rỡ của các loài hoa dại. Đây là lúc người nông dân chuẩn bị gieo mạ cho vụ lúa hàng năm. Với không khí khô và bầu trời trong xanh như pha lê, mùa thu là mùa mà tất cả người Hàn đều yêu thích. Phong cảnh nông thôn đẹp khác thường với những màu sắc đa dạng. Mùa thu là mùa gặt hái, cũng là mùa của những lễ hội dân gian bắt nguồn từ phong tục tập quán của nhà nông từ thời xa xưa. 3. Tài nguyên. Than, Nguồn đá Vonfam, than vôi vô chì, molyp tận đen, để chì, tiềm chế năng biến thuỷ xi điện. măng Diện tích đất canh tác eo hẹp. 4. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới hoạt động maketing. + ảnh hưởng đến công tác lựa chọn sản phẩm thích hợp để tiêu thụ ở Hàn Quốc. chất lượng sản phẩm phải phù hợp với khí hậu nóng hay lạnh kéo dài + ảnh hưởng đến công tác phân phối sản phẩm đến đất nước này do 3 mặt là biển nên vận chuyển hang hoá bằng đường biển và đường hang không la thích hợp nhất + ảnh hưởng đến công tác phân đoạn thị trường dựa vào địa hình có thể chia Hàn Quốc thành 2 vùng : đồng bằng và miền núi nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hang ở từng khu vực 1cách tốt nhất. 4 II. Văn hóa Hàn Quốc dưới góc độ marketing: Xứ sở Kim chi đã thực hiện thành công chiến lược quảng bá hình ảnh về đất nước Hàn Quốc năng động. Chiến lược này đã thành công đến nỗi từ một đất nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nền văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản giờ đây thật dễ dàng bắt gặp bóng dáng những chàng trai, cô gái mang style của các ngôi sao ca nhạc hay diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng trên những đường phố Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,Singapore… Tuy nhiên đó chỉ là những bề mặt nổi mà tất cả chúng ta đều dễ dàng nhận ra, trên thực tế nền văn hóa Hàn Quốc đã và đang dần lan tỏa và trở thành một xu thế mang tên “Hàn hóa”. Những gì mà chúng ta xem trên màn ảnh nhỏ chỉ là một phần của nền văn hóa suy tưởng nhưng tràn đầy khí lực, lạc quan và đa cảm của quốc đảo này! 5 Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét văn hóa khác tạo nên đặc trưng cho nền văn hóa Hàn Quốc. 1. Dân số. Người Hàn, với những đặc điểm riêng về thể chất , họ được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á đến bán đảo Triều tiên. Cuối năm 2006, dân số Hàn quốc khoảng 49 triệu người, và mật độ dân số là 480n/km2 , tốc độ tăng trưởng là 0,44%. ( đứng thứ 19 trên thế giới) Dân số Hàn quốc đang già đi theo từng năm(tỷ lệ sinh thấp, tuổi thọ trung bình kéo dài) và tạo thành tháp dân số hình chuông. Điều này có nghĩa việc phân nhóm khách hàng rất rõ rệt và nhóm khách hàng chiếm số lượng lớn sẽ là lực lượng làm ra của cải cho xã hội và đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng rất cao không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng sản phẩm và các dịch vụ. Có thể nói họ sẽ là những khách hàng khó tính. Ngày nay số dân cư tại các thành phố lớn như Seuol đang có xu hướng di chuyển ra vùng ngoại ô càng chứng tỏ cho tháp dân số trên cũng đã nói lên nhu cầu và thị hiếu của người dân thay đổi rõ ràng theo tuổi tác và thu nhập như các quốc gia phát triển khác. Ta có tháp dân số Hàn quốc trong năm 2005 như sau (các năm gần đây không thay đổi nhiều lắm) 6 2. Ngôn ngữ. Tất cả người Hàn đều nói và viết chung một ngôn ngữ, các phương ngữ khác trừ tỉnh Jedudo đều khá giống với ngôn ngữ chuẩn do đó sự khác biệt về tiếng địa phương sẽ không phải là khó khăn quá lớn cho các nhà marketing nếu họ tiến hành hoạt động marketing trên nhiều địa phương khác nhau của Hàn Quốc. Nếu như bạn đến Trung quốc sẽ thật là cả một sự phân biệt đối xử nếu bạn nói tiến Vân nam ở Bắc kinh. Tiếng Hangeul rất dễ học và dễ viết do đó hãy thử học những câu giao tiếp cơ bản để tạo ấn tượng tốt với con người Hàn quốc nếu bạn phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường này. Ngoài ra họ không chú trọng tiếng Anh và ngay cả ngôn ngữ của những nước gần gũi như Nhật, Trung quốc thì cũng thế mà thôi. 7 3. Giáo dục. Người Hàn có truyền thống coi trọng giáo dục, họ coi đây là phương tiện để hoàn thiện con người và phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội. Ngày nay, Hàn Quốc tự hào là một trong những nước có tỷ lệ dân số biết chữ cao nhất trên thế giới. Trình độ học vấn cao chính là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh mà đất nước này đạt được trong ba thập kỷ qua. Những nhà tiền bối chung tay xây dựng đất nước Hàn Quốc từ sự nghèo nàn sau chiến tranh đã đề cao việc học và khiến cho việc đề cao giáo dục và học tập ăn sâu vào tư tưởng người dân Hàn ngày nay. Hệ thống giáo dục rất phát triển và có chất lượng cao thể hiện ngay từ tiêu chuẩn chọn giáo viên mẫu giáo- ứng cử viên phải tốt nghiệp một trường đại học sư phạm 4 năm hoặc là sinh viên năm cuối về giáo dục tiểu học của trường đại học Nữ sinh Ehwa hoặc Đh Sư phạm quốc gia Hàn quốc. Hệ thống giáo dục từ Mẫu giáo – Tiểu học- Trung học- Cao đẳng, đại học- Sau đại học. Ngoài ra còn có giáo dục đặc biệt và không chính quy. (Người Hàn Quốc chi 6,1% chi tiêu của mình vào giáo dục tư nhân, trong khi Mỹ chi 2,6% và Nhật Bản chi 2,3% trong năm 2005, theo báo cáo). 4. Tôn giáo. Văn hóa Hàn Quốc quy tụ nhiều thành phần tôn giáo khác nhau và hình thành nên cách suy nghĩ và ứng xử của con người. Trong đó, đạo Shaman vẫn là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như văn hóa của người Hàn quốc. Đạo này tin vào sự tồn tại của linh hồn và có nhiều nét mê tín dị đoan với hình ảnh vị pháp sư kết nối sự sống sự sống với thế giới tâm linh nơi người chết an nghỉ. Ngoài ra, đạo Khổng, đạo Phật, đạo Thiên Chúa là những đạo giáo du nhập vào Hàn quốc và cũng giống như Việt nam thì các đạo giáo này cùng tồn tại trong cuộc sống tinh thần của xã hội Hàn quốc và làm cho cuộc sống của con người có chỗ dựa trước xu thế vật chất và sự xô bồ của thời đại ngày nay mà nền kinh tế thị trường mang lại. 5. Truyền thống, phong tục, tập quán. 8 Người Hàn quốc có truyền thống gia đình có ba, bốn thế hệ sống dưới cùng một mái nhà , cũng có thái độ trọng nam khinh nữ nhưng giờ đây nền kinh tế phát triển đã làm cho đời sống xã hội sôi nổi và phức tạp hơn, những gia đình hạt nhân với hai vợ chồng đã trở nên phổ biến. Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, điều này cũng đồng nghĩa việc họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên; có trách nhiệm với gia đình, trung thành với bạn bè, khiêm tốn, thật thà và có tác phong nhã nhặn lịch sự. Khía cạnh quan trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc chính là sự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội cũng như công việc. Hiện nay Hàn quốc là một trong những nước cho chi phí tiêu dùng đắt đỏ nhất trên thế giới sau Nhật nhưng hơn Sing, Mỹ, và một số nước Châu âu. Chi phí cho mọi hoạt động thậm chí cho cả việc nghiên cứu thị trường cũng cao hơn hẳn. 6. Phân tầng xã hội ở Hàn Quốc. Xã hội Hàn quốc cũng như một vài quốc gia Châu Á khác đang mất dần sự quân bình trong xã hội, thay vào đó sự phân cực giàu nghèo ngày càng trở lên rõ ràng. Điều đó thể hiện như sau số người nghèo tại Hàn Quốc đang ngày một tăng nhanh, trong khi số người thuộc tầng lớp trung lưu đang co lại. Trong khi đó, số người giàu giàu hơn bất kỳ lúc nào. tốc độ và phạm vi của nó tại Hàn Quốc đang là hồi chuông báo động đối với một số nhà kinh tế. Sự bất bình đẳng kinh tế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 1995, khoảng 10% dân số Hàn Quốc “kiếm” 41% bình quân tổng thu nhập quốc dân. Đến năm 2003, con số đó giảm xuống 34%. Theo chính phủ Hàn Quốc, số người sống ở mức đói nghèo (một gia đình 4 người có thu nhập dưới 1.360 USD/tháng) đã đạt mức kỷ lục 7 triệu người, hay 15% dân số. Mặt khác, thu nhập của 10% người Hàn Quốc có thu nhập hàng đầu tăng từ 199% thu nhập quốc dân vào năm 1995 lên tới 255% vào năm 2003. Theo Viện Phát triển Hàn Quốc, trong giai đoạn 1997-2004, số người thuộc tầng lớp trung lưu tại quốc gia này giảm khoảng 5%. Nhiều công ty và doanh nghiệp nội địa đang phải vật lộn để tồn tại, một phần bởi sức tiêu thụ trong nước tương đối yếu. Các chương trình tái cơ cấu công ty toàn diện kéo theo tình trạng sa thải nhân công hàng loạt trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc. Và, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, hệ thống an sinh xã hội ở Hàn Quốc chưa đủ mạnh để hỗ trợ số 9 người nghèo đang ngày một gia tăng. Mức phí thất nghiệp thấp, và hoàn toàn không có bất kỳ chương trình tái đào tạo nghề nghiệp nào. Điều này cho thấy không phải Hàn quốc là một nơi để có thể dễ dàng cho các nhà làm marketing tìm cách thâm nhập vào ngày nhóm khách hàng cao cấp, ngược lại một thị trường yêu cầu hàng hóa giá rẻ đang là một lực lượng khách hàng hấp dẫn. Văn hóa Hàn quốc đã lan truyền trong xã hội như một phong cách sống hiện đại tại một số nước đặc biệt là Việt Nam. Điều mà các nhà làm marketing phải chú ý đến nhu cầu nội địa đang bị Hàn hóa. Nhu cầu này cần phải được xác định về tác động chủ yếu của nó đối với khía cạnh nào của cuộc sống xã hội, đối tượng nào bị tác động và mức độ ra sao?, nó có mặt hạn chế nào không, thời gian tồn tại của nó vì những trào lưu văn hóa cũng có chu kỳ sống… Thực tế nếu nghiên cứu cho một chiến lược marketing trước một trào văn hóa như vậy thì cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh tuy nhiên điều mà chúng ta cần bây giờ là những kiến thức, hiểu biết cơ bản về văn hóa và văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc sẽ giúp bạn tạo dựng và củng cố mối quan hệ kinh doanh với các đối tác Hàn Quốc. III. Môi trường kinh tế 1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là " Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP(PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995( sau hơn 30 năm tăng lên 100 lần) , năm 2005 thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). và 25.000 USD vào năm 2007. Kinh tế Hàn Quốc đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. 10 Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldand Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD . Với thu nhập bình quân đầu người cao như vậy nên người dân Hàn Quốc cũng đã chi một khoản khá lớn cho tiêu dùng. Ngân hàng Hàn Quốc cho biết các gia đình Hàn Quốc đã chi 5,4% trong tổng chi tiêu của mình vào các dịch vụ thông tin liên lạc trong năm 2005, trong khi gia đình Mỹ và Nhật Bản chi tương ứng 1,6% và 3,1%. Người Hàn Quốc chi 6,1% chi tiêu của mình vào giáo dục tư nhân, trong khi Mỹ chi 2,6% và Nhật Bản chi 2,3% trong năm 2005, theo báo cáo. Người tiêu dùng Hàn Quốc chi tỉ lệ lớn nhất, 17,2% cho các hóa đơn thanh toán tiền thuê mướn và các tiện ích. Người tiêu dùng Mỹ chi nhiều nhất cho các chi phí y tế, với 20,4%. Tỉ lệ chi tiêu ở nước ngoài trong nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này khá cao với 3,2%, so với Mỹ là 1,1%. Các gia đình Hàn Quốc chi tiêu ở nước ngoài tăng 17,7% từ năm 2001 đến 2006, vượt cả tỉ lệ gia tăng trong chi tiêu nội địa vốn chỉ đạt 2,6%. Người dân Hàn Quốc luôn đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ phải có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng về chủng loại. Đặc biệt là những sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống như thông tin, y tế, giáo duc.. Đây là 1 yếu tố hết sức quan trọng đối với các nhà làm Marketing tại thị trường Hàn Quốc để có thể phát triển các chiến lược phù hợp. Việc người dân chi tiêu nhiều đến dịch vụ thông tin chứng tỏ họ luôn có nhu cầu tìm hiểu về các nhà sản xuất, về sản phẩm nên chú ý đến các chương trình truyền thông nhằm truyền tải thông tin 1 cách nhanh nhất tới khách hàng. Việc xây dựng các chương trình khuyếch trương cần tạo được ấn tượng sâu sắc, đồng thời phải để khách hàng thấy rõ được sự khác biệt với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh trạnh Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng. Trong những năm 1970 đến 1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ôtô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, POSCO một công ty sản xuất thép, được thành lập trong vòng gần 3 năm, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế 11 Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc là nước đóng tầu lớn nhất trên thế giới với các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung heavy industries luôn thống trị thị trường đóng tầu toàn cầu. Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới, điển hình là Hyundai Kia automotive Groups, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ.(tóm tắt lại và đưa ra nhận xét). Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0.912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới. Tiền tệ Năm tài chính Tổ chức thương mại 1 Won Hàn quốc (W) = 100 Jeon(Chŏn) Theo chương trình nghị sự APEC, WTO và OECD Thống kê : GDP xếp thứ 10 theo GDP (2006); xếp thứ 11 GDP theo sức mua tương đương (2006); GDP GDP (PPP) Tăng GDP GDP đầu người GDP theo lĩnh vực Lạm phát Sống dưới mức nghèo Lực lượng lao động Lao động theo nghề 897,4 tỉ USD (2006) 1.196 tỉ USD (2006) 5.1% (2006) 25.000 USD (2007) nông nghiệp (3.2%), công nghiệp (39.6%), dịch vụ (57.2%) (200 6) 2.2% (2006) 2% (2006) 23.98 triệu ( 2006) Nông nghiệp (6.4%), công nghiệp 12 Thất nghiệp Nghành công nghiệp chính (26.4%), dịch vụ (67.2%) (200 6) 3.3% (2006) điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, đóng tầu, thép, sợi, quần áo, da giầy, chế biến thức ăn Trao đổi thương mại {2} Xuất khẩu Đối tác xuất khẩu chính Nhập khẩu Đối tác nhập khẩu 371,8 tỉ USD (200 7) [3] Trung Quốc 21.3%, Hoa Kỳ 13.3%, Nhật Bản 8.1%, Hong Kong 5.9% (2006) 356,7 tỉ USD (2007 ) [4] Nhật Bản 16.8%, Trung Quốc 15.7%, Hoa Kỳ 11.0%, Saudi Arabia 6.7%, UAE 4.2% (2006) Tài chính công Nợ công cộng Nợ nước ngoài Dự trữ ngoại tệ Thu ngân sách Chi ngân sách Viện trợ 25,2% GDP (2006) 187,2 tỉ USD (2006) 262,2 tỉ USD (2007 ) [6] 219,5 tỉ USD (2006) 215,7 tỉ USD (2006) ODA, 745 tỉ USD (2005) Tỉ lệ lạm phát của Hàn Quốc ở mức thấp, trong khi đó dù là 1 nền kinh tế phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Vì vậy người tiêu dùng sẽ không mất nhiều thời gian để quyết định mua 1 sản phẩm hay tiêu dùng 1 dịch vụ nào đó. Điều đó cho thấy thị trường khách hàng là tương đổi ổn định. Các nhà Marketing cũng cần dựa vào đó để có 1 chính sách giá phù hợp và mang tính lâu dài để tạo được sự tin cậy và trung thành của khách hàng. Cơ cấu ngành cho thấy Hàn Quốc còn khá yếu về các sản phẩm nông nghiệp, trong khi đó lại là lợi thế của Việt Nam. Vì vậy ta phải chú trong hơn đến nhu cầu của người dân Hàn Quốc về các sản phẩm thuộc lĩnh vực này để có hướng xuất khẩu đúng đắn Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc 13 khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm ( 1998 -2000 ), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/ 2003). Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn Từ những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay Daewoo . Việt Nam mới chỉ được làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương nghiệp và bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo đã phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ. 2. Nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới: Hàn Quốc đang phải nhập khẩu khoảng 97% nguồn năng lượng tự nhiên, và là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ bảy thế giới, trong đó 80% được nhập từ Trung Đông. Tuy nhiên, việc đề ra chiến lược năng lượng dài hạn về dự trữ dầu, khai thác tài nguyên ở nước ngoài, tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn năng lượng phi dầu mỏ sẽ giúp ổn định tình hình kinh tế Hàn Quốc trước những biến động của thị trường dầu thô. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc đã đề ra chiến lược tự chủ nguồn cung năng lượng, với việc nâng tỷ trọng sử dụng điện hạt nhân lên 40%, đồng thời hợp tác trực tiếp khai thác năng lượng ở nước ngoài. Hồi tháng 8/07, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố "Kế hoạch cơ bản khai thác nguồn tài nguyên ở nước ngoài lần thứ 3" với mục tiêu tăng mức tự chủ nguồn năng lượng từ 18% hiện nay lên 20% năm 2012 và 28% năm 2016. Ngoài ra, một trong những nhân tố giúp giảm sức ép lên nền kinh tế Hàn Quốc khi giá dầu thô tăng là việc đồng won tăng giá so với đồng USD (từ năm 2004 đến nay, đồng won đã tăng 27,7% giá trị so với USD). Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc trong cùng kỳ cũng tăng 15,3%, đạt 356,7 tỷ USD do nhu cầu lớn về nguyên liệu thô phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Dự kiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2008 sẽ vượt ngưỡng 800 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 415 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 402 tỷ USD. 3. Một số ngành Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hàn Quốc: 3.1 Hàn Quốc - thị trường nhập khẩu dây, cáp điện đầy tiềm năng: 14 Sau Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện từ Việt Nam lớn thứ hai. Tuy nhiên, tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ, năm 2001 đạt 5,3 triệu USD, bằng 3,3% tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Nhật Bản từ thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc lại giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2006, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong giai đoạn này Nguyên nhân chính khiến cho kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện vào thị trường Hàn Quốc giảm trong giai đoạn 2001-2006 là: Thức nhất, chúng ta vẫn chỉ chú trọng vào thị trường Nhật Bản, chưa quan tâm nhiều đến thị trường Hàn Quốc, thứ hai, dây, cáp điện của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt vơi sản phẩm cùng loại trên chính thị trường Hàn Quốc vì bản thân Hàn Quốc cũng là một nước rất mạnh về sản xuất và xuất khẩu dây, cáp điện. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng mức kỷ lục so cùng kỳ năm 2006 với 931% (kim ngạch 6 tháng đầu năm 2007 đạt 17,7 triệu USD, trong khi đó mức cùng kỳ năm 2006 là 1,9 triệu USD). Điều này cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn thấp nhưng lại đạt mức tăng trưởng quá cao, đây sẽ là đà phát triển trong thời gian tới. Trên thị trường dây cáp điện thế giới, Hàn Quốc được đánh giá là một trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thành công nhất trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Năm 2004, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 7 thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 tỉ USD. Đồng thời, nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc cũng khá lớn, chiếm 2,47% thị phần nhập khẩu của thế giới. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc đạt 1,3 tỉ USD, tương đương với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Dự báo, trong những năm tới nhu cầu nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc sẽ vẫn rất lớn. Vì vậy, có thể tin tưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu dây cáp và cáp điện nói riêng vào thị trường này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. 3.2 Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2007 đạt 80,5 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2006. Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, thì kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn đạt cao nhất Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Hàn Quốc là: bàn ghế, tủ, kệ sách, bàn trà, kệ TV…. 15 Kế đến là mặt hàng ván ép với các mặt hàng chủ yếu như: Ván ép công nghiệp làm từ gỗ bồ đề rừng trồng; ván ghép làm từ gỗ lim sam; và ván ép công nghiệp được làm từ gỗ tạp…. Hàn Quốc là 1 thị trường tiềm năng về các sản phẩm gỗ vì người dân Hàn Quốc có sở thích dùng nội thất bằng gỗ, đồng thời các sản phẩm này cũng phù hợp với khả năng thanh toán của họ 3.3 Thị trường vốn: Chiến lược của Hàn Quốc đối với các trung tâm phát triển thị trường vốn tập trung vào hai sáng kiến mang tính chất chính sách có liên quan với nhau, đó là chính sách tự do hóa thị trường và chính sách mở rộng thị trường. Tự do hóa thị trường vốn sẽ trực tiếp làm tăng sự tiếp cận của Hàn Quốc với vốn và công nghệ nước ngoài, trong khi việc mở rộng thị trường sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của thị trường vốn. Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm mở cửa hơn nữa thị trường vốn và giảm bớt trở ngại đối với danh mục vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp. Nước ngoài sẽ được đầu tư hoàn toàn tự do vào tất cả các ngành, trừ những ngành có liên quan đến an ninh quốc gia và văn hóa như các phương tiện thông tin đại chúng. Công dân nước ngoài sẽ được đối xử công bằng như công dân Hàn Quốc khi họ mua đất đai với mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh. Tất cả các giới hạn về đầu tư nước ngoài đối với thị trường trái phiếu trong nước và thị trường tiền tệ cũng như mức trần về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được loại bỏ. Các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán được phép thành lập các chi nhánh ở địa phương. Từ 25-5-1998, các nhà đầu tư nước ngoài đã co thể mua cổ phiếu của bất kỳ công ty Hàn Quốc nào (trừ các công ty của ngành quốc phòng và các công ty nhà nước) mà không phải chịu sự can thiệp của ban giám đốc công ty đó hoặc Chính phủ. Công dân nước ngoài hiện nay được mua tới 50% cổ phiếu chưa hoàn vốn của một số công ty nhà nước. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được phép thực hiện tất cả những loại hình tiếp quản, bao gồm cả việc thôn tính các công ty Hàn Quốc. Ngoài ra, tất cả các cơ sở tài chính đáp ứng được những yêu cầu nhất định cũng sẽ được phép thực hiện giao dịch ngoại hối. Tháng 5-1998, mức trần cộng gộp về đầu tư nước ngoài đối với vốn cổ phần của Hàn Quốc được bãi bỏ. Trong năm 2006, hối phiếu kho bạc Hàn Quốc có đáo hạn 3, 5, 10 và 20 năm. Chính phủ sẽ nỗ lực thêm để tăng cường chiều rộng và chiều sâu cho thị trường trái phiếu kho bạc bằng cách khuyến khích thị trường trái phiếu dài hạn. Hàn Quốc cũng đã đề ra một khung thể chế cho các quỹ tương hỗ để những quỹ này sẽ làm công cụ chủ yếu cho sự tài trợ lâu dài. Các nhà đầu tư tư nhân, kể cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, được phép thành lập các quỹ tương hỗ tại Hàn Quốc một cách dễ dàng. Các nhà đầu tư đang tài trợ cho các quỹ tương hỗ mới không bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện về năng lực trừ một số ít những trường hợp ngoại lệ. Về cơ bản, Hàn Quốc đã đảm bảo quyền được đối xử bình đẳng cho các nhà đầu tư. Với chính sách này, các nhà đầu tư Việt Nam có thể tham gia đầu tư ngay tại thi trường Hàn Quốc 16 3.4. Lương thực và thực phẩm: Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh trên thị trường Hàn Quốc, đặc biệt là gạo, hoa quả, thủy sản… Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng nông sản vào Hàn Quốc phải đặt quan hệ trước với các nhà nhập khẩu cung cấp giá và mẫu hàng để tham gia đấu thầu. Nhưng trên thực tế đến nay, mới chỉ các doanh nghiệp gạo của Việt Nam tham gia đấu thầu còn các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm khác có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa nắm được quy định trên và chưa tham gia hoạt động này. 4 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc: 4.1 Mậu dịch: Hàn Quốc là bạn hàng đứng thứ 4 của Việt Nam (theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2005) sau Đài Loan, Singapore, Nhật Bản với 1029 dự án và tổng số vốn đầu tư lên đến 5,278 tỉ USD. Riêng trong giai đoạn từ tháng 1 đến ngày 20/12/2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án với tổng số vốn 551 triệu USD. Việt Nam là nước bạn hàng đứng thứ 25 của Hàn Quốc (xuất khẩu đứng thứ 15, nhập khẩu đứng thứ 35). Do sự gia tăng xuất khẩu, quy mô xuất siêu của Hàn Quốc tăng từ 1,8 tỉ USD vào năm 1999 lên 2,05 tỉ USD vào năm 2003 (Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong số các nước nhập siêu của Hàn Quốc). Hàn Quốc xuất khẩu vốn và các thiết bị cơ bản và nguyên vật liệu, Việt Nam xuất khẩu các bộ phận phụ tùng điện tử và mặt hàng nhóm 1 như hàng nông sản. Tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: vải sợi (hàng dệt và nguyên vật liệu), xe ô tô, hàng sắt thép, hàng công nghiệp hóa học, hàng điện, điện tử, v.v Tình hình giao dịch thương mại Hàn Quốc - Việt Nam (đơn vị triệu USD, %) G 2000 2001 2002 2003 2004 2005 iao dịch X 1.686 1.732 2.240 2.561,2 3.255 3.431,7 uất khẩu (16,7%) (2,7%) (29,4%) (14,3%) ,6 (65,4%) (27,1 17 %) N hập 322 386 470 510,7 673, (22%) (19,6%) (21,9%) (8,6%) 3 khẩu 694 (3,1%) (31,8 %) T hu 1.364 1.346 1.770 2.050 chi 2.582 2.737,7 ,3 mậu dịch 4.2 Đầu tư: Tổng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2005 được cấp phép là 5,295 tỉ USD với 1029 dự án, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam sau Đài Loan, Singapore, Nhật Bản. Riêng trong giai đoạn từ tháng 1/2005 đến ngày 20/12/2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án, ghi kỷ lục về tổng số dự án thực hiện tại Việt Nam với tổng số vốn cấp phép là 551 triệu USD. Năm 2002, sau Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan, Việt Nam là đối tượng đầu tư thứ 5, năm 2003 là đối tượng đầu tư thứ 2 sau Trung Quốc (theo tiêu chuẩn báo cáo đầu tư hàng năm). Từ năm 2002, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là đối tượng đầu tư thứ nhất của Hàn Quốc. Từ giữa những năm 90, lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng hơn như phát triển tài nguyên, vốn đầu tư hạ tầng cơ sở, xây dựng v.v… và quy mô đầu tư cũng lớn hơn, đặc biệt sau năm 95, số các công ty đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh. Các ngành kinh doanh chủ yếu: Trước khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ, các tập đoàn lớn như Daewoo, LG, Posco chủ yếu đầu tư với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng như sắt thép, điện tử, xe hơi. 18 Gần đây chủ yếu đầu tư theo quy mô nhỏ của các công ty vừa và nhỏ theo loại tập trung lao động như vải sợi, may mặc, giày, cặp sách mỹ, sau đó có xu thế phát triển đầu tư vào các lĩnh vực đa dạng như ngành công nghệ thông tin với kỹ thuật CDMA. Tình hình đầu tư của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (đơn vị, số dự án, triệu USD) Năm Số 1998 12 1999 27 2000 34 2001 75 2002 149 2003 171 Vốn 28 169,5 67,9 109,3 269,5 343,6 dự án đầu tư IV.HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Hiến pháp Hiến pháp han quốc được thong qua lần đầu vào ngày 17-7-1948 ,lần sửa đổi cuối cùng vào ngày 29-10-1987 . Những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp hq bao gồm chủ quyền dân tộc ,sự phân chia quyền lực,theo đuổi công cuocj thống nhất hai miền nam bắc,theo đuổi hoà bình và hợp tác quốc tế,những qui định của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước trong viêc tăng cường phúc lợi xã hội. Hiến pháp cũng khuyến khích một nền kinh tế thị trường tự do bằng cách tuyên bố nhà nước đảm bảo quyên sở hữu,đồng thời khuyến khích sự tự do,chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh tế.hiến pháp cũng qui 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan