Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 15 câu chuyên ngành kinh tế...

Tài liệu 15 câu chuyên ngành kinh tế

.PDF
46
1
109

Mô tả:

lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận của nó? (Tr 43-45) Trả lời: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, được sáng tạo lại theo mục đích định trước của con người hay nói khác đi hiện thực khách quan di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi. VD: Đi đến đèn đỏ thì tất cả các xe đều dừng lại, nhưng có người khi gặp đèn đỏ thì chạy xe vượt đèn đỏ đó là do ý thức kém. * Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Vật chất quyết định ý thức: 43-44 – Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo hai ý sau đây: + Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau: Ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời của con người cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô hạn. Do đó có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý thức. Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách quan, chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán được điểm kết thúc của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải có trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và có con người rồi mới có ý thức. Vì vậy, vai trò của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. + Vật chất là nguồn gốc của ý thức: Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan cùng với quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng. Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngôn ngữ. Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật chất có tổ chức cao, chứa đựng trong nó hàng tỷ noron thần kinh có khả năng sao lại, chụp lại, chép lại và phản ánh thế giới khách quan bằng một cách năng động, sáng tạo. Như vậy, yếu tố tạo nên ý thức là bộ não người là một dạng vật chất. Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật chất. Bản chất của ý thức chỉ là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nếu không có thế giới khách quan, bộ óc con người sẽ không có đối tượng để phản ánh và do đó chắc chắn không có ý thức. Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế giới khách 1 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động qua đó phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã hội. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật chất của tư duy. – Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức. Thứ hai: Vai trò của ý thức đối với vật chất Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức tác động vào vật chất theo hai hướng: – Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan. - Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất: 44-45 Một là ý thức luôn định hướng, chỉ phối, quy định hoạt động thực tiễn của con người ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Trên cơ sở đô, hình thành phương hướng, mục tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện mục tiêu. Hai là trong hoạt động thực tiễn sự vật bộc lộ nhiều khả năng mà nhờ có ý thức. con người sẽ lựa chọn được những khả năng đúng phù hợp để tác động, thúc đẩy sự vật phát triển. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thường theo hai khuynh hướng: Thứ nhất, nếu ý thức phản ánh đúng thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động cải tạo vật chất của con người. Thứ hai, nếu ý thức phản ảnh không đúng thì sẽ kìm hãm hoạt động cãi tạo vật chất của con người. Tử việc giải quyết đúng đắn, khoa học mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên quan diem thực tiễn, đòi hỏi trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn vận dụng quan điểm khách quan. Quân triệt quan điểm khách quan cần: Thú nhất, khi xem xét đánh giá một sự vật một hiện tượng, một quá trình kinh tế - xã hội nào đó phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng, quá trình đô; phải xem xét gần với điều kiện hoàn cảnh thực tế đã sẵn sinh ra nô; mặt khác, không được áp đặt cho sự vật cái mà vốn nó không có hoặc chưa thể có. Thứ hai, mọi chủ trương, phương hưởng, chính sách mục tiêu kế hoạch, biệm pháp...phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, phù hợp với các điều kiện vật chất khách quan. Thứ ba, phải luôn tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Thứ tư. Chống bệnh chủ quan duy ý chí (đưa ra mục tiêu, phương pháp hoạt động không căn cứ vào thực tế khách quan), chống chủ nghĩa khách quan (quả để cao vật chất. ý lại, thiêu sự năng động sáng tạo). Thứ năm, phải phát huy vai trò của ý thức - vai trò nhân tố con người (nâng cao ý thức. trình độ nhận thức, năng lực tổ chức thực tiến tinh cảm, ý chí trách nhiệm. . lựa chọn biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất ) * Ý nghĩa phương pháp luận: - Vì VC đóng vai trò quyết định, nên trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn cần quán triệt NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN, ko nên lấy ý chí chủ quan để áp đặt vài sẽ dẫn đến những sai lầm nhất định; - Vì YT có vai trò tác động trở lại, nên trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải phát huy nhân tố chủ quan của con người (phẩm chất, năng lực, trình độ, sức khỏe...) trong việc nổ lực nhận thức TG quan. 2 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 - Vật chất quyết định ý thức, ý thức là.sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc "tính khách quan của sự xem xét" và trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. - Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn của con người. - Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ đợi vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan. Đồng thời phải biết phát huy nhân tố chủ quan của con người (bồi dưỡng, đào tạo trình độ tay nghề, tạo môi trường lao động hợp lý…để từ đó con người phát huy được tài năng, sức lực của mình), ngoài ra trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chúng ta không nên tuyệt đối hóa vai trò của vật chất, vai trò ý thức, sẽ dẫn đến những sai lầm nhất định. -Đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đảng ta lấy chủ trương “lấy việc phát huy nguổn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đảng đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiếp tục làm sáng tỏa con đường đi lên CNXH nước ta. Ngoài ra, ta cũng nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị để tạo nên sự thống nhất trong Đảng, sự động thuận trong nhân dân. Quá trình xây dựng đất nước tiến lên CNXH là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân phải nhạy bén, tỉnh táo với thời cuộc, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát triển kinh tế xã hội xây dựng đất nước. - Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức đòi hỏi hoạt động của con người phải có quan điểm khách quan: + Luôn xuất phát từ điều kiện thực tế khách quan. + Luôn tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. + Muốn cải tạo sự vật phải xuất phát từ bản thân sự vật. + Chống chủ nghĩa khách quan. - Từ nguyên lý ý thức tác động trở lại vât chất đòi hỏi phát huy tính năng động sáng tạo của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới, đồng thời chống chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan. + Phải thấy được vai trò tích cực của ý thức tinh thần để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có. + Cần chống tuyệt đối hoá vai trò của ý thức. + Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của nhân tố con người trong cải tạo thế giới. VD1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn. VD2: Những địa phương ở vùng sâu, vùng xa củaViệt Nam chúng ta, nhận thức của các em học sinh cấp 1, 2, 3 về công nghệ thông tin là rất yếu kém sở dĩ như vậy là do về trang thiết bị máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông tin của các em cấp 1, 2, 3 ở những nơi đó sẽ tốt hơn rất nhiều. VD2 đã khẳng định điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức chỉ là như thế đó. 3 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Câu 2. Yêu cầu của quan điểm khách quan? (45-46) Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với đồng chí? Trả lời: * Khái niệm: Khách quan được hiểu đơn giản là những sự vật hoặc hiện tượng, sự việc diễn ra bình thường một cách ngoài ý muốn của bạn. Các sự vật, sự việc đó tồn tại, vận động mà không nằm trong quyền kiểm soát của bạn. Nó cũng là một cách lý giải của sự vận động, phát triển của hiện tượng và sự vật. Trong đó, chúng không bị phụ thuộc vào bất cứ yếu tố hay tác động nào. Vậy khách quan là gì? – Nó là sự vận động, phát triển không phụ thuộc vào con người. Nhận thức của loài người cần phải tôn trọng thực tế khách quan. Nó đòi hỏi chúng ta cần công tâm, tôn trọng sự thật. Quá trình nhận xét, đánh giá mọi vật, mọi việc phải công tâm, xem xét nhiều khía cạnh, góc nhìn. Ví dụ về khách quan. Một ví dụ minh họa cho khái niệm khách quan là gì đó là khi giải quyết một vấn đề. Hai người có thể đưa ra hai phương án khác nhau và đều có những lý luận để bảo vệ ý kiến của mình. Nếu như là một trong hai người trên thì chúng ta sẽ bị cái nhìn phiến diện của bản thân làm ảnh hưởng đến sự đánh giá hai phương án giải quyết. Chính vì thế, cần có một người khác để đưa ra những đánh giá và nhận xét. Vấn đề duy nhất đó là người thứ 3 cần thật công tâm, tỉnh táo và không được thiên vị bất cứ ai trong hai người. * Yêu cầu của quan điểm khách quan:(SGK 45-46) * ý nghĩa của việc nghiên cứu: * Trong hoạt động nhận thức phải: - Xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng hiện thức khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan. - Biết phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả thuyết đó bằng thực nghiệm. * Trong hoạt động thực tiễn phải: - Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó. - Dựa trên các quy luật khách quan đó để vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, biết tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện, biết kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người theo lợi ích và mục đích được đặt ra. => Việc tuân thủ 2 yêu cầu cơ bản của nguyên tắc khách quan CNDVBC giúp chúng ta tránh được chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, tùy tiện... và tránh cả chủ nghĩa khách quan (coi thường vai trò của yếu tố chủ quan, kềm hãm sự sáng tạo...) qua đó giúp chúng ta nâng cao tinh thần, dám nghĩ, dám làm...suy nghĩ và hành động đúng phương pháp, có tri thức, phù hợp qui luật. 4 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 * Vận dụng: a/ Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Cụ thể: - Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để hoạch định chiến lược, sách lược phát triển đất nước. - Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức những llvc (cá nhân-cộng đồng kinh tế-quân sự, trong nước – ngoài nước, quá khứ - tương lai,…) để hiện thực hóa chúng. - Coi CM là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích khác nhau (kinh tế, chính tri, tinh thần, …; cá nhân, tập thể, xã hội) thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới. - Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. b/ Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt động nhận thức – thực tiễn cải tạo đất nước. Cụ thể: - Coi sự thống nhất nhiệt tình cách mạng & tri thức khoa học là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc đổi mới; Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ; Bồi dưỡng nhiệt tình, phẩm chất cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, tài trí người Việt Nam… - Coi trong công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng (chủ nghĩa Mac – Lenin & tư tưởng HCM); Nâng cao và đổi mới tư duy lý luận (về CNXH & con đường đi lên CNXH); Phổ biến tri thức khoa học – công nghệ cho cán bộ, nhân dân. - Kiên quyết năn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí; lối suy nghĩ, hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng, bất chấp quy luật khách quan. Câu 3: Yêu cầu của quan điểm toàn diện? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với đồng chí? (trang 52, 53 SGK) Trả lời * Khái niệm: Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận triết học. Khi các nhìn nhận phải được thể hiện một cách toàn diện. Quan điểm này mang đến tính đúng đắn trong hoạt động xem xét hay đánh giá một đối tượng nhất định. Các nhà nghiên cứu chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Từ đó mà các đánh giá mới mang đến tính chất khách quan, hiệu quả. Trên thực tế, quan điểm này giữ nguyên giá trị của nó. Khi mà những cần thiết trong đánh giá hay phán xét đối tượng. Quan điểm này thể hiện vai trò của người thực hiện các phân tích trên đối tượng. Khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc. Chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật. Tức là tất cả những tác động có thể lên chủ thể đang quan tâm. Không chỉ nhìn nhận với tính chất tiêu cực hay tích cực theo cả xúc. Mà phải là những tiến hành trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đáng giá chuyên môn. Như vậy các hướng tác động mới nếu có mới mang đến hiệu quả. 5 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc; không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác. Ví dụ quan điểm toàn diện: Quan điểm này thể hiện trong tất cả các hoạt động có tác động của phản ánh quan điểm. Như những ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người họ. Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá tính cách hay thái độ, năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để phán xét con người và cách sống của họ. Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan sát tổng thể. Từ những phản ánh trong bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác. Cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và đánh giá trên từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm toàn diện. Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng. Nó không phải là những phù phiếm của nhận định. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét. * Những yêu cầu của quan điểm toàn diện: Một là: để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng cần phải xem xét nó trong sự liên hệ, tác động qua lại giữ sự vật đó với các sự vật khác cũng như giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó. Tức là, phải đặt sự vật trong mối liên hệ cụ thể mà xem xét và giải quyết, đồng thời, phải tính tới tổng hoà các mối quan hệ của sự vật. Hai là: từ tổng số mối liên hệ phải phân biệt, đánh giá được vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, rút ra mối liên hệ bản chất, cơ bản, tất yếu. Và từ mối liên hệ bản chất, tất yếu phải xem xét với mối liên hệ khác. Ba là: xem xét sự vật trong tính chỉnh thể của nó và giải quyết sự vật phải đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống. Có như vậy, trong nhận thức cũng như trong tổ chức thực tiến chúng ta mới có thể tránh được những sai lầm. Ví dụ quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài. Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét. * Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Chủ nghĩa phiến diện: chỉ xem xét một mặt, một khía cạnh của sự vật, hiện tượng rồi rút ra kết luận về bản chất của sự vật, hiện tượng đó; hoặc tuyệt đối hoá một mặt nào đó của sự vật hiện tượng. Chủ nghĩa triết chung: tuy cũng chú ý đến nhiều mối liên hệ khác nhau, nhưng lại kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc vào làm một. 6 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Thuật nguỵ biện: tuy cũng thừa nhan sự tồn tại của các mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đánh tráo một cách có chủ đích vị trí, vai trò của các mối liên hệ. Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay các giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy hay hạn chế mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp. Trong hoạt động nhận thức, thực tiễn chúng ta cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt và mối quan hệ của nó. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được hoặc có thể hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn, nhờ đó tạo ra được khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý một cách chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn. Khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng vào lý thuyết hệ thống, nghĩa là xem xét nó được cấu thành nên từ các yếu tố, bộ phận nào với mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”). Mặt khác, cũng cần xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, nghĩa là phải xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động và phát triển của nó Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lê nin vào xây dựng đất nước, điều đó thể hiện qua các kì đại hội. Văn kiện Đại hội XIII đã thể hiện rất sâu sắc thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật, đặc biệt có quan điểm toàn diện trong xây dựng các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Đại hội đã khẳng định: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vũng đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”. Hay tinh thần “ Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nèn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực tiễn lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, đã chứng minh tính cách mạng, khoa học, sức sống mãnh liệt, giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chúng ta rất tự hào rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Tiếp tục trên con đường đổi mới đất nước, mỗi cán bộ, giảng viên cần ra sức học tập, vận dụng, phát triển và bảo vệ những giá trị cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo đúng đắn, toàn diện của Đảng, từng bước hiện thực hóa khát vọng phồn vinh, hạnh phúc. Câu 5: Yêu cầu của quan điểm phát triển? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với đồng chí ? 7 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Trả lời: Quan điểm phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn Ví dụ: quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc...; quá trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn... Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển, không đánh giá sự vật ở trạng thái đứng im, không vận động, chết cứng. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại đổi mới, dễ bằng lòng với thực tại. Phát triển là khó khăn, phức tạp vì phải giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật; là quá trình tích lũy về lượng, thay đổi về chất lâu dài; là quá trình phủ định thay thế cái cũ. Nhận thức được điều này sẽ tránh tình trạng chủ quan, giản đơn khi đề ra con đường, biện pháp thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển. Tư duy cần phải mềm dẻo, linh hoạt cho phù hợp với sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ khắc phục được bệnh giáo điều trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình không ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các giai đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo một quá trình không ngừng phát triển của nó. Cũng từ đó có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó Ví dụ: C. Mác đã đứng trên quan điểm phát triển đế phân tích sự phát triển của xã hội loài người qua các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội hoặc ông đã đứng trên quan điểm đó để phân tích lịch sử phát triển của các hình thái giá trị: từ hình thái trao đổi ngẫu nhiên đến hình thái cao nhất của nó là hình thái tiền tệ,... Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. * Yêu cầu của quan điểm phát triển: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa chúng. Sự vận động, biến đổi ấy là cái vốn có của thế giới hiện thực. Sự vận động, biến đổi 8 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 của sự vật, hiện tượng diễn ra đa dạng, phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, trong đó phát triển vẫn là xu hướng chính, có vai trò chi phối các xu hướng khác. Quá trình nhận thức của con người phải phát hiện ra xu hướng chính để thúc đẩy sự vật phát triển. Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo chiều hướng đi lên, mà còn bao hàm cả những biến đổi thụt lùi. Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. Quan điểm phát triển đòi hỏi chống bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, yêu cầu phải tin tưởng tương lai khi có khó khăn, thất bại tạm thời thì quy luật chung là phát triển đi lên. Trong hoạt động thực tiễn phải có tầm nhìn chiến lược, dự báo được các tình huống có thể xảy ra để có các phương án dự phòng tối ưu. Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người. – Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển. * Ý nghĩa của việc nghiên cứu: - Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, “… Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”…, trong sự biển đổi của nó”. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. - Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm về sự phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển. 9 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 - Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải đặt chúng ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển. - Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó). - Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người. - Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người. - Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển. Phải khắc phục từ tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ,.. Phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên. Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người. Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Từ đó, có thể rút ra được những bài học về sự phát triển như sau: - Thứ nhất, cần tích cực, chủ động nghiên cứu tìm ra được những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, sự việc, hiện tượng để từ đó xác định được định hướng phát triển và những biện pháp giải quyết phù hợp. - Thứ hai, khi xem xét các sự vật, hiện tượng thì cần đặt sự vật hiện tượng đó trong sự vận động và phát triển. Bởi sự vật không chỉ như là cái mà nó đang có, đang hiện hữu trước mắt mà còn cần phải nắm được và hiểu rõ được khuynh hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của nó. - Thứ ba, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với sự vật hiện tượng, không được dao động trước những quanh co, những phức tạp của sự phát triển ở trong thực tiễn. - Kế thừa những thuộc tính, những bộ phận còn hợp lý của cái cũ nhưng đồng thời cũng phải kiên quyết loại quả những cái đã quá lạc hậu cản tở và gây ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì 10 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 trong phát triển có sự kế thừa do đó cần phải chủ động phát hiện, cổ vũ những cái mới, cái phù hợp từ đó có thể tìm cách thúc đẩy để phát triển cái mới, để cái mới chiếm đóng vai trò chủ đạo. Câu 6: Yêu cầu của quan điểm thực tiễn? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với đồng chí ? Trả lời: * Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử. Không phải mọi hoạt động có mục đích của con người đều là thực tiễn. hoạt động tư duy, hoạt động nhận thức hay hoạt động nghiên cứu khoa học đều là những hoạt động có mục đích của con người, song chúng là hoạt động tinh thần, là hoạt động trong hệ thần kinh trung ương của bộ não người và chúng không phải là thực tiễn. Ví dụ: + Trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm… + Xây nhà, sửa ô tô, sửa xe máy, quét rác… + Làm cách mạng, bầu cử, xây dựng luật pháp… * Yêu cầu của quan điểm thực tiễn: Vì thực tiễn có vai trò quan trọng đối với nhận thức, lý luận nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm thực tiễn yêu cầu: (114-115) Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người: + Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nói vậy tức là chỉ có con người mới có hoạt động thực tiễn. Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài. Ngược lại, con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới. + Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. 11 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. – Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội: Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội. Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người. Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội. Thực tiễn có ba hoạt động (hình thức) cơ bản: – Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Ví dụ: hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp… – Hoạt động chính trị – xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trịxã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. Ví dụ: hoạt động bầu cử đại biểu quốc hội, tiến hành đại hội đoàn thanh niên trường học, hội nghị công đoàn. – Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Ví dụ: hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng.mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới. Ngoài ra, các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, pháp luật, đạo đức v.v được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội. Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học không phải là thực tiễn vì nó là hoạt động tinh thần, diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của bộ não các nhà nghiên cứu. ở đây cần phân biệt rõ thuật ngữ “nghiên cứu khoa học” với “thực nghiệm khoa học”. thực nghiệm khoa học là một trong ba 12 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 hình thức cơ bản của thực tiễn vì hoạt động này là sự hiện thực hóa các nghiên cứu lý luận, phát minh, sáng chế trong phòng thí nghiệm… Vì thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội của con người cho nên hoạt động thực tiễn của con người ở mỗi thời đại là khác nhau. từ hoạt động sản xuất vật chất, cho đến hoạt động chính trị-xã hội và thực nghiệm khoa học đều mang những đặc trưng của từng thời đại, gắn với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của mỗi thời đại đó… * Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Qua việc làm rõ thực tiễn là gì và phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ta rút ra quan điểm thực tiễn. – Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng tổng kết thực tiễn. Ví dụ: + Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình gieo mạ và tiến trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trực tiếp trên cánh đồng, đồng thời kết hợp với những tri thức đã có về cây lúa trong những tài liệu chuyên ngành. Ta không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách, báo, tài liệu. + Nghiên cứu về cách mạng xã hội thì cũng không thể chỉ dựa vào sách, báo, tài liệu, mà cần phải có cả quá trình tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của các giai cấp, tầng lớp… – Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu. Câu 7. Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại? Trả lời: Khái niệm về chất Chất là phạm trù triết học chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà không phải sự vật khác. Đặc trưng của chất: Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó, chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác, con người mới phân biệt được sự vật, hiện tượng, với sự vật hiện tượng khác. Thuộc tính vốn có của chúng chỉ được bộc lộ thông qua sự tác động qua lại với sự vật hiện tượng khác. Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi các phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Ví dụ: Kim cương, than chì đều được cấu tạo từ cac bon nhưng phương thức liên kết khác nhau dẫn đến khác nhau. Khái niệm về lượng Lượng phạm trù triết học chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt qui mô, trình độ, tốc độ, nhịp điệu phát triển, biểu thị đại lượng con số các thuộc tính, các yếu tố,.. cấu thàcnh sự vật. 13 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Đặc trưng của lượng : Lượng của sự vật là tính qui định vốn có trong sự thống nhất với chất làm nên chính sự vật. Lượng thường có 2 loại : 1 loại xác định bằng cân đo, đong, đếm được bằng đơn vị lường, một loại xác định bằng định tính. Ví dụ: Số 9 với tư cách là chất là số nguyên dương khác với các số 1,2,3,4,5,6,7,8 nhưng với tư cách là lượng, số 9 có thể là : một số 4 cộng với một số 5,.. Để hiểu rõ về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại chúng ta đi vào phân tich nội dung ý nghĩa của quy luật. Nội dung quy luật Trong quá trình vận động và phát triển chất và lượng của sự vật cùng biến đổi. Sự thay đổi về chất và lượng không diễn ra độc lập mà chúng có quan hệ biện chứng với nhau Một là : Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi về lượng không phải dẫn đến sự biến đổi về chất ngay mà thường đến 1 giai đoạn, giới hạn nhất định mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất của sự vật thay đổi được gọi là độ. Độ là hạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữ lượng và chất ; là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng ( tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự vật diễn ra. Ví dụ : Sinh viên năm nhất đến năm thứ tư vẫn gọi là sinh viên như vậy độ của sinh viên là khoảng giới hạn từ khi sinh viên vào học đến trước khi sinh viên bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Tại thời điểm thay đổi thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất được gọi là điểm nút. Điểm nút là điểm giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng gây ra sự biến đổi về chất. Bất kì độ nào cũng được giới hạn bời 2 điểm nút. Sự hay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Hai là, sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng. Sự thay đổi về lượng vượt quá điểm nút, ở độ sự vật sẽ tạo ra bước nhảy, sự vật thay đổi trạng thái lại xuất hiện lượng mới và chất mới, cứ thế sự vật vận động và phát triển không ngừng. Ví dụ : trứng gà có phôi sau 20 ngày ấp trong điều kiện bình thường sẽ nở thành con gà con là đã thực hiện bước nhảy. Chất sau khi ra đời cũng tác động trở lại lượng thể hiện về qui mô sự vận động và khả năng biến đổi. Các hình thức của bước nhảy do tính chất đa dạng và phước tạp của các sự vật hiện tượng trong thế giới cho nên hình thức bước nhảy cũng có sự khác nhau có bước nhảy nhanh, chậm, toàn bộ, cục bộ. Tóm lại, sự thống nhất giữ lượng và chất trong sự vật tạo nên độ. Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn điểm nút thì xãy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Như vậy, sự vật phát triển theo cách thức : đứt đoạn trong liên tục. Ý nghĩa phương pháp luận Trong hoạt động nhận thức để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức đầy đủ cả mặt lượng và mặt chất của nó. Để nhận thức được các thuộc tính về chất của sự vật, từ đó biết được chất của sự vật ấy, chúng ta phải nhận thức sự vật trong mối quan hệ xác định. Trong mối quan hệ nhất định, sự vật bộc lộ ra 1 loại thuộc tính nhất định. Cho nên để có tri thức đầy đủ về chất của sự vật phải nhận thức sự vật đó trong vô vàn mối quan hệ. Trong hoạt động thực tiển dựa vào sự nhận thức chất lượng để có cách thức tác động thúc đẩy sự vật tiến lên, cần tích lũy về lượng để thay đổi về chất. 14 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Ví dụ: Lớp C154 tham gia học lớp trung cấp lí luận chính trị. Xét về chất là mong muốn tương lai là ban giám hiệu quản lí trường. Về lượng chúng ta phải xem lại trình độ chuyên môn, các văn bằng chứng chỉ đầy đủ chưa để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Trong đời sống thực tiễn chống lại 2 khuynh hướng tả khuynh ( là chưa có lượng mà muốn có chất )và hữu khuynh ( thụ động có lượng mà không dám thực hiện bước nhảy). Tùy theo tình hình cụ thể chúng ta chọn hình thức bước nhảy cho phù hợp. Trong đời sống xã hội muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào chúng ta phải giữ độ của nó ở trạng thái đó. Ví dụ: Muốn giữ nước sôi còn sôi không bị nguội thì ta để vào bình thủy gọi là giữ độ của nước. Liên hệ thực tế Quy luật này được vận dụng trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam rất sinh động: Trong cách mạng chống thực dân, đế quốc, Đảng ta đã nắm được qui luật của sự biến đổi, vận dụng lý luận đó vào thực tiễn. Chúng ta phải xây dựng lực lượng cách mạng dần dần, từ nhỏ đến lớn, từ những trận đánh nhỏ đến trận đánh lớn. Quá trình phát triển của phong trào cách mạng được biến đổi dần dần. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) chúng ta đã lớn mạnh dần về các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao. Ví dụ, từ chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông (1947), chiến thắng biên giới (1950), chiến thắng Hòa Bình, Tây Bắc (1952-1953), cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) làm chấn động địa cầu. Sự biến đổi dần dần về quân sự đã tạo ra sự biến đổi về chất. Thực dân Pháp phải đầu hàng. Hòa bình lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đất nước ta bước sang giai đoạn mới thay đổi hẳn về chất. Cũng lý giải như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam cũng là một quá trình biến đổi về lượng. Từ chiến thắng chiến tranh đặc biệt (1961-1965) đến chiến tranh cục bộ (1965-1968). Từ chiến tranh cục bộ chúng ta đã chiến thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa (1969-1973) của đế quốc Mỹ và cuối cùng chúng ta đã mở chiến dịch tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, đỉnh cao của nó là chiến dịch "Hồ Chí Minh" (ngày 30.4.1975). Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế đất nước, chúng ta cũng ứng dụng phương pháp luận của qui luật lượng chất. Quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay không thể nóng vội. Phải xây dựng cơ sở vật chất từ đầu, phải tích lũy và tận dụng sức mạnh của các thành phần kinh tế, phát động sức mạnh của toàn dân, của các nguồn lực kinh tế của đất nước, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, năng lượng dầu khí, du lịch, dịch vụ… tất cả tạo nên sức mạnh to lớn của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nền kinh tế nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn. Tổng thu nhập GDP đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Kết luận: Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại chỉ rõ cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngoài, từ đó chúng ta biết cách để bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho bất cứ một kế hoạch nào đó đã được bản thân đặt mục tiêu. Câu 8. Đồng chí hãy phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? (109-114) Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng ở địa phương hoặc cơ quan, đơn vị công tác? Trả lời: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thưc: 1. Định nghĩa thực tiễn 15 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan. + Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người… Thực tiễn có các đặc trưng cơ bản sau đây: - Thực tiễn là hoạt động vật chất - cảm tính. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn. - Thực tiễn là hoạt động có mục đích. Người ta sử dụng công cụ vật chất, phương tiện vật chất tác động vào đối tượng vật chất cụ thể để tạo ra các dạng vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại của con người. Khác hoạt động bản năng của động vật. - Thực tiễn có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Thực tiễn bao gồm các hình thức cơ bản sau: + Là hoạt động sản xuất vật chất Ví dụ: Hoạt động xây nhà, đắp đê, làm đường giao thông, trồng trọt, chăn nuôi…. + Là hoạt động cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn. Hay hoạt động mitting, biểu tình của công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm… + Là hoạt động thực nghiệm của các nhà khoa học. Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới. Khái niệm nhận thức Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó. Các giai đoạn của quá trình nhận thức Quá trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn: – Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. Ví dụ: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn. – Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. 16 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Ví dụ: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối, điều chế được muối… 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý: * Thứ nhất: Thực tiễn là nguồn gốc, là cơ sở cho quá trình nhận thức: Thực tiễn cung cấp cho con người những tài liệu để nghiên cứu. Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng. Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển. Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận. Ví dụ: sự xuất hiện học thuyết mácxít vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản bấy giờ. * Thứ hai: Thực tiễn là mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức. - Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa. Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn. Ví dụ: Ngay cả những thành tựu khoa học mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gen người cũng ra đời từ chính hoạt động thực tiễn, từ nhu cầu đòi hỏi phải chữa trị những căn bệnh nan y và từ nhu cầu tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người… Có thể nói, suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. - Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức. 17 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới. Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Ví dụ: xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải “đo đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” mà toán học đã ra đời và phát triển. * Thứ ba: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức đúng hay là sai bởi vì thông qua thực tiễn nó sẽ hiện thực hóa vấn đề từ đó cho phép tính khả thi và sự tồn tại của nó. Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý. Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn. Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối: - Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý. - Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn. Ví dụ: - Trái đất quay quanh mặt trời - Không có gì quý hơn độc lập tự do - Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí…. 18 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 => Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vì chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó. 3. Ý nghĩa phương pháp luận * Ý nghĩa phương pháp luận: Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu: – Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. – Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu. – Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng. Xuất phát từ vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức chúng ta cần hoán triệt quan điểm thực tiễn về đời sống. – Trong quá trình nhận thức phải luôn thấy rõ vai trò của hoạt động thực tiễn, không được xa rời thực tiễn.Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để đo lường nhận thức. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, ... Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò cả thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Ví dụ: Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình gieo mạ và tiến trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trực tiếp trên cánh đồng, đồng thời kết hợp với những tri thức đã có về cây lúa trong những tài liệu chuyên ngành. Ta không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách, báo, tài liệu. - Trong học tập và nghiên cứu khoa học phải kết hợp với hoạt động sản xuất thực tiễn theo phương châm "Học đi đôi với hành" thì mới tạo ra kết quả tốt nhất. Lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì chỉ là lý luận suông. Ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng. Ví dụ: Nghiên cứu về cách mạng xã hội thì cũng không thể chỉ dựa vào sách, báo, tài liệu, mà cần phải có cả quá trình tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của các giai cấp, tầng lớp… - Tăng cường nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển lý luận. - Trong công tác chúng ta cần phải chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về lý luận và giàu có về thực tiễn. 4. Liên hệ tại cơ quan công tác (Dựa trên ý nghĩa phương pháp luận để cho ví dụ) Để đánh giá một giáo viên thì chúng ta cần xem xét đánh giá giáo viên đó thông qua tất cả các hoạt động như dự giờ, thao giảng, hồ sơ sổ sách, chất lượng học sinh, các phong trào mà giáo viên đó tham gia trong năm học chứ không phải chỉ đánh giá qua nhận thức của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn đối với giáo viên đó. 19 Học phần : Cô Năm – Thầy K lOMoARcPSD|15547689 Lớp C154 Học phần 1.2 2021-2022 Hay là muốn xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược cho nhà trường, muốn đánh giá xem kế hoạch đó có phù hợp với nhà trường của mình không thì phải đưa kế hoạch đó vào thực tiễn; sau đó sẽ tiến hành đánh giá sơ kết, tổng kết để đánh giá, sửa đổi bổ sung để cho kế hoạch ngày càng hoàn chỉnh hơn. * Vận dụng: Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào quá trình đổi mới ở Việt Nam Công cuộc đổi mới chính thức bắt đầu từ việc Đảng ta thừa nhận và cho phép phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là một tất yếu khách quan khi ở vào thời kỳ quá độ như ở nước ta hiện nay. Phải dung hòa và tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu do lịch sử để lại song đưa chúng cùng tồn tại và phát triển mới là một vấn đề nan giải, khó khăn. Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư bản tư nhân, đương nhiên phải thường xuyên đấu tranh với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và những mặt tiêu cực trong các thành phần kinh tế, giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong sản xuất giữa chúng để cùng phát triển. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta cung cấp một bài học to lớn về nhận thức. Đó là bài học về quán triệt quan điểm thực tiễn – nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít. Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ và khó khăn của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thức tiễn. Tuy nhiên, lý luận không bỗng nhiên mà có và cũng không thể chờ chuẩn bị xong xuôi về lý luận rồi mới tiến hành đổi mới. Hơn nữa, thực tiễn lại là cơ sở để nhận thức, của lý luận. Phải qua thực tiễn rồi mới có kinh nghiệm, mới có cơ sở đề khái quát thành lý luận. Vì vậy, quá trình đổi mới ở nước ta chính là quá trình vừa học vừa làm, vừa làm vừa tổng kết lý luận, đúc rút thành quan điểm, thành đường lối để rồi quay trở lại quá trình đổi mới. Có những điều chúng ta phải mò mẫm trong thực tiễn, phải trải qua thể nghiệm, phải làm rồi mới biết, thậm chí có nhiều điều phải chờ thực tiễn. Ví dụ như vấn đè chống lạm phát, vấn đề khoán trong nông nghiệp, vấn đề phân phối sản phẩm… Trong quá trình đó, tất nhiên sẽ không tránh khỏi việc phải trả giá cho những khuyết điểm, lệch lạc nhất định. Ở đây, việc bám sát thực tiễn, phát huy óc sáng tạo của cán bộ và nhân dân là rất quan trọng. Trên cơ sở, phương hướng chiến lược đúng, hãy làm rồi thực tiễn sẽ cho ta hiểu rõ sự vật hơn nữa – đó là bài học không chỉ của sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm mà còn là bài học của sự nghiệp đổi mới vừa qua và hiện nay. Trong khi đề cao vai trò của thực tiễn, Đảng ta không hề hạ thấp, không hề coi nhẹ lý luận. Quá trình đổi mới là quá trình Đảng ta không ngừng nâng cao trình độ lý luận của mình, cố gắng phát triển lý luận, đổi mới tư duy lý 20 Học phần : Cô Năm – Thầy K
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan