Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng mê tín dị đoan hiện nay ở việt nam và giải pháp khắc phục dựa trên đư...

Tài liệu Thực trạng mê tín dị đoan hiện nay ở việt nam và giải pháp khắc phục dựa trên đường lối xây dựng, phát triển văn hóa của đảng

.DOCX
25
1
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC DỰA TRÊN ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG GVHD: Ths. Lê Quang Chung Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019 ĐIỂM SỐ TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM NHẬN XÉT ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Ký tên Ths. Lê Quang Chung BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỨ NHIỆM VỤ TỰ KẾT QUẢ - Thuyết trình tiểu luận - Phụ trách phần mở đầu 2 - Phụ trách chương 1 Hoàn thành tốt 4 - Phụ trách chương 2 Hoàn thành tốt 3 - Phụ trách chương 3 Hoàn thành tốt 1 Hoàn thành tốt KÝ TÊN DANH MỤC VIẾT TẮT UBND: ủy ban nhân dân TP: Thành phố TAND: Toàn án nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận............................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận..........................................2 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu...................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận................................................2 6. Kết cấu của tiểu luận.....................................................................................3 Chương 1: NHẬN THỨC LÍ LUẬN VỀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN............................4 1.1 Khái niệm và nguồn gốc của mê tín dị đoan 4 1.2 Một số dạng mê tín dị đoan........................................................................5 Chương 2: THỰC TRẠNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MÊ TÍN DỊ ĐOAN...................8 2.1 Thực trạng mê tín dị đoan hiện nay ở Việt Nam.......................................8 2.2 Nguyên nhân..............................................................................................13 Chương 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG.......14 3.1 Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay...........................................................................................14 3.2 Giải pháp khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan dựa trên chính sách của Đảng...........................................................................................................17 KẾT LUẬN..........................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mê tín dị đoan là một hiện tượng có ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển của bất kì quốc gia nào và nước ta cũng thế. Trước đây, khi ở thời phong kiến, do chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa của Trung Hoa khi xưa, một số thành phần xấu trong xã hội đã làm biến chất nền văn hóa này, biến nó trở nên rất tiêu cực và nguy hiểm. Sau chiến tranh, đất nước ta đi vào giai đoạn đang phát triển, chính vì thế hiện tượng này cũng có phần giảm bớt rất lớn do người dân và Đảng đã cùng nhau chung tay xây dựng kinh tế, chăm lo hơn cho cuộc sống của con người. Thế nhưng, khi đất nước đang ngày càng đi lên, nhu cầu về đời sống tinh thần cũng tăng, một số người đã cố tình lợi dụng hiện tượng mê tín dị đoan trong người dân trỗi dậy để kiếm lợi cho cá nhân. Chúng có hành vi vô cùng gian xảo, thậm chí chúng còn xuyên tạc cả chính sách của Đảng và nhà nước. Nhận thức được sự nguy hiểm của hiện tượng này, Đảng đã ra sức để phòng chống và bài trừ hiện tượng này, thế nhưng chìa khóa của giải pháp này lại nằm ở người dân. Việc người dân chưa hiểu rõ về mê tín dị đoan khiến họ rất dễ bị lợi dụng lòng tin từ các thành phần bất hảo. Chính vì thế, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng mê tín dị đoan hiện nay ở Việt Nam và giải pháp khắc phục dựa trên đường lối xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng” để làm đề tài kết thúc môn học Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận Mục đích - Tìm hiểu và nghiên cứu về bản chất thật sự của mê tín dị đoan. Đưa ra những nhận định chính xác về hiện tượng này. - Nêu lên thực trạng về mê tín dị đoan hiện nay ở Việt Nam. - Thấy được chính sách của Đảng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, từ đó có thể nêu ra các giải pháp tối ưu để bài trừ hiện tượng này 1 Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau: Trình bày các nội dung về mê tín dị đoan có hệ thống lý luận rõ ràng, chính - xác. Nêu rõ được hiện tượng mê tín dị đoan hiện nay ở Việt Nam qua báo chí, thời sự và qua đời sống hằng ngày. Chỉ ra được nhưng quan điểm của nhà nước cũng như những giải pháp của - nhà nước về việc bài trừ mê tín dị đoan. Từ những chính sách về xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng, có thể nêu - ra được những biện pháp thực tế dựa trên cơ sở này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận Đối tượng nghiên cứu - Môi trường tạo nên hiện tượng mê tín dị đoan. - Thực trạng về mê tín dị đoan hiện nay ở Việt nam và chính sách của Đảng về việc xây dựng và phát triển văn hóa. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng mê tín dị đoan hiện nay trên - toàn lãnh thổ Việt Nam và sự chỉ đạo từ Đảng trong công tác bài trừ hiện tượng này. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận - Dựa trên cơ sở lí luận của Mác-Lênin, và chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng các phương pháp Lôgic, tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau cũng như sánh, phân tích các thực trạng trong đề tài mà nhóm đã chọn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận Tiểu luận góp phần cung cấp, làm rõ thông tin về mê tín dị đoan cũng như thực trạng và diễn biến của nó ở nước ta hiện nay và đưa ra kết luận chính xác. 2 Trình bày được chính sách của Đảng về việc xây dựng và phát triển văn hóa. Từ đó đưa ra được các giải pháp thiết thực nhằm phòng chống, bài trừ hiện tượng này. Từ đây, có thể là tài liệu tham khảo cho việc tuyên truyền đến người dân, học sinh… về hiện tượng mê tín dị đoan. 6. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Nhận thức lí luận về mê tín dị đoan Chương 2: Thực trạng hiện tượng mê tín dị đoan ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp khắc phục hiện tượng mê tín dị đoan hiện nay ở Việt Nam dưa trên đường lối xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng. 3 Chương 1: NHẬN THỨC LÍ LUẬN VỀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN 1.1 Khái niệm và nguồn gốc của mê tín dị đoan Khái niệm Mê tín là tin một cách mù quáng vào những cái thần bí, vào những chuyện thần thánh ma quỷ, số mệnh…Mê tín là sự ưa chuộng, tin một cách mù quáng không biết suy xét. Khái niệm này lại phụ thuộc rất nhiều vào từng phong tục, tôn giáo khác nhau. Tín ngưỡng và mê tín dị đoan có quan hệ chặt chẽ với nhau và giữa chúng là một ranh giới mỏng manh. Tóm lại, “mê tín dị đoan” là những biểu hiện tin và làm theo những điều phi lý, phản khoa học, liên quan đến lĩnh vực tâm linh, tinh thần của con người. Những biểu hiện tin và làm theo đó thường là những hành vi phản văn hóa, gây tác hại đến bản thân và xã hội. Nguồn gốc Mê tín dị đoan sinh ra và tích lũy lại từ sự thiếu hiểu biết của con người trong những niên đại mà khoa học chưa được lập thành hay phát triển. Bản năng tự nhiên, và nhu cầu sinh tồn, của con người thúc đẩy họ phải tìm ra những giải thích “thỏa đáng” cho chính họ về những hiện tượng xảy ra chung quanh. Có thể là tại sao có năm mưa bão có năm không; có năm được mùa có năm bị mất mùa, tại sao hay gặp xui xẻo khi ra đường;… .Sự sợ hãi về các hiện tượng thiên nhiên và “siêu nhiên” vẫn còn tác động mãnh liệt trong tiềm thức con người ngày nay không khác gì trong ông cha họ lúc còn ăn lông ở lỗ. Những người có nghề nghiệp càng nguy hiểm, càng bấp bênh, càng tùy thuộc vào thiên nhiên thì thường càng có nhiều thủ tục mê tín gắn liền vào cách thức, lề lối sinh sống hàng ngày của họ. Khi một đứa trẻ mới sinh ra, trong người của nó không có sẵn một chút mê tín dị đoan nào cả. Nhưng khi lớn lên, đứa trẻ dần dần học được những hành động, những phản ứng, những cách suy nghĩ nầy qua gia đình và xã hội chung quanh. Đại đa số những tập tục mê tín trong gia đình của cha mẹ sẽ được truyền qua gia đình của con cái trong tương lai, cộng thêm (hay trừ bớt) một số những mê tín khác mà những đứa con nầy thu lượm từ bạn bè, thân quyến chung quanh. 4 1.2 Một số dạng mê tín dị đoan Dạng thứ nhất là những nghi thức, cử chỉ xuất phát từ truyền thống hay thói quen. Thí dụ như đi xin xâm, hái lộc trong ngày Tết, bói bài, xem chỉ tay, xem tướng, tử vi, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền vàng bạc trong tang lễ, nấu cơm canh mời ông bà tổ tiên về dùng, v.v. Tất cả những điều này đều được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, cha mẹ dạy con cháu làm theo, người nầy bắt chước người khác và được thực hành một cách máy móc không có sự suy nghĩ chính đáng. Đa số những mê tín dị đoan dưới dạng nầy thường được ẩn núp sau danh nghĩa “phong tục cổ truyền” hay ngay cả “tín ngưỡng dân gian”. Dạng thứ hai là những điều tốt lành cũng như những điều kiêng cử. Nhiều người tin rằng nếu họ làm (hay không làm) những điều nầy thì sẽ có ảnh hưởng đến sự thành công (hay thất bại) của những chuyện khác (mặc dùnhững chuyện nầy không hề có một liên quan gì đến những đìều trên cả). Dạng thứ ba là những điềm tiên báo: điềm gỡ cũng như điềm tốt. Thí dụ nhiều người tin rằng có chim cú đến nhà là điềm sắp có người chết, gương vỡ sẽ xui xẻo 7 năm, mắt trái giựt là sắp có chuyện đáng lo,… Và dạng thứ tư là sự tôn thờ sùng bái những cá thể siêu hình vì họ tin rằng những cá thể nầy có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay diễn tiến sự việc hay kết quả thành bại trong đời sống họ hoặc có thể cứu vớt họ vào một thế giới trường cửu nào đó sau khi chết. Phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn hoá. Một số người đã lợi dụng niềm tin này để tư lợi riêng, buôn thần bán Phật gây ra nhiều hậu quả xấu đến xã hội. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử sang ngàn năm qua. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Tôn giáo chứa đựng một số giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lí con người, có tác dụng điểu chỉnh con người như khuyên làm điều tốt, răn bỏ điều ác. Tuy nhiên cũng có một số người quá tin vào những điều không có thực và trở 5 thành mê tín dị đoan. Chúng ta cần phải có một cách nhìn rõ ràng và cụ thể về hai phạm trù này. - Giống nhau: tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đều là niềm tin của con người vào những hiện tượng, những lực lượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không có thực. Trong xã hội hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lí giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại chưa được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lí giải chúng từ sức mạnh của thần linh. Bên cạnh đó, trong xã hội lại có sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con ngưới dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. Chính ví thế mà con người luôn có nhiều niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên này để giải toả được những bất trắc trong cược sống. - Khác nhau: Hai phạm trù này khác nhau ở mức độ biểu hiện của niềm tin. Về tín ngưỡng, tôn giáo nó mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập quán, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ. Niềm tin của con người vào tín ngưỡng, tôn giáo như là một nhu cầu tinh thần tốt đẹp, nó mang tính chất bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội. Đó còn là những giá trị đạo đức, văn hoá với tinh thần nhân đạo, hướng thiện làm trong sáng hơn tâm hồn con người. Còn mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn hoá. Một số người đã lợi dụng niềm tin này để tư lợi riêng, buôn thần bán Phật gây ra nhiều hậu quả xấu đến xã hội. Việt nam là một nước Á Đông vì thế như một lẽ đương nhiên, nước ta có một nền văn hoá, một phong tục tập quán đậm sắc Á Đông. Trong đó, tín ngưỡng tôn giáo là một điển hình. Tín ngưỡng tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử của chúng ta, đã trở thành niềm tin, thành phong tục, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tín ngưỡng đó được thể hiện qua một nét phong tục lưu truyền bao đời nay đó 6 là tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp…. Trong mỗi gia đình người Việt đều có một bàn thờ, thờ tổ tiên, thờ những người đã khuất để thể hiện sự biết ơn của con cháu. Ngoài ra, người Việt còn tổ chức với quy mô lớn ngày giỗ tổ Hùng Vương và đó được coi là quốc lễ của dân tộc. Ngoài ra, vào các ngày rằm, mùng một nhiều người còn đến đền, chùa để cầu phúc, cầu bình an cho bản thân và gia đình. Không chỉ có vậy, rất nhiều những ngôi chùa lớn hàng năm thương tổ chức lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nó thể hiện nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá của Việt Nam chúng ta. 7 Chương 2: THỰC TRẠNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MÊ TÍN DỊ ĐOAN 2.1 Thực trạng mê tín dị đoan hiện nay ở Việt Nam Theo số liệu thống kê thời gian 10 năm trở lại đây từ năm 2005 đến năm 2014, tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm trung bình 1 năm khoảng 7870 bị cáo tội phạm liên quan đến mê tín dị đoan. Những bị cáo này đều phạm tội từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt là bị cáo nữ giới chiếm tỉ lệ lớn, cụ thể là 6345 bị cáo là phụ nữ chiếm khoảng 80,6% số còn lại là những thanh niên trong đó có cả sinh viên Số liệu thống kê trên đây vẫn chưa phản ánh được hết thực trạng của tình hình tội phạm rõ. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện, do đó chưa bị xử lí về hình sự còn gọi là tội phạm ẩn. Đương nhiên số tội phạm ẩn này sẽ không có trong số liệu thống kê tội phạm của các cơ quan chức năng. Đôi khi phương pháp và tiêu chí thống kê của các cơ quan chức năng có thể bỏ lọt số lượng đáng kể những hành vi tội phạm đã bị xử lí bằng chế tài hình sự. Một số hình thức mê tín dị đoan phổ biến ở Việt Nam - Bói toán: Đây là hình thức phổ biến của tệ nạn mê tín dị đoan. Có nhiều cách bói: bói gieo quẻ, bói âm dương, bói chữ ký, bói xóc quẻ, bói mai rùa, bói lá trầu bói chân gà, bói nốt ruồi, bói bà tây… Thuật bãi toán chủ yếu dựa chủ yếu vào sách bói của trung quốc nhập vào nước ta từ thời phong kiến. Nhiều người lầm tưởng là nói có sách mách có chứng xong cách bói chỉ là những yếu tố duy tâm, nó chủ yếu dựa vào mánh khóe lừa bịp, dựa dẫm, tùy cơ ứng biến, giải thích bằng những lời lẽ lấp lững khiến người nghe hiểu thế nào được. Hầu hết sách bói toán không ghi tác giả, nhà xuất bản, người chịu trách nhiệm… Có chăng thì cũng chỉ là địa chỉ ma. Ví dụ như cuốn “ Bí ẩn 200 giấc mơ thần” ghi là “ Cẩm nang xuất bản ở Hà Nội” hay “Sách số coi tuổi dựng vợ gả chồng” ghi “Nhà xuất bản Hương Hoa”. Cùng tên tác giả, những kẻ làm sách cũng 8 cố tạo ra những cái tên nghe rất “ nho học” kết hợp với bói toán, như: Quảng Lân Nguyệt Lan, Bảo Trai Đường, Bàn Tài Cân… Nội dung sách bói toán hết sức nhảm nhí từ việc dựng vợ gả chồng đến xây dựng sự nghiệp, thậm chí còn dạy người ta cách đánh bạc. - Xem tướng: Có nhiều kiểu xem tướng: tướng mặt tướng tay, tướng người, tướng đi, tướng đứng… Tuy hình thức khác nhau nhưng bản chất và mánh khóe giống nhau và giống bói toán. Thủ thuật của thầy tướng là không trả lời cụ thể và chính xác những câu hỏi của khác, thầy tướng luôn luôn dùng những câu nói mở hồ như: tiền bạc có vất vả và gian truân thì hậu vận tốt, công thành danh toại… cối làm cho người xem làm tưởng là thầy đã bắt được đời sống hiện tại và tương lai mình. - Xem số tử vi Đây cũng là một hình thức mê tín lâu đời, nó bám rễ sâu vào tâm lý tập quán nếp nghĩ của nhiều người kể cả một số tri thức. Trước đây, khi đây khi đứa trẻ ra đời thì công việc đầu tiên là mời thấy lập cho nó một lá số tử vi. Vì họ quan niệm con người sống chết, giàu nghèo, thọ yểu… đều có số. So với hình thức khác thì tử vi tinh vi hơn. Nội dung số tử vi có bố cục chặt chẽ chứa đựng đước hết các nguyên lý của thuyết âm dương ngũ hành, quán triệt được quy luật chuyển hóa ngũ hành trong tương sinh tương khắc, lại kết hợp được quy luật chuyển hóa ngũ hành trong tương sinh tương khắc, kết hợp với tiên thiên bát quái. Với nội dung tổng hợp, số tử vi tạo cho mình ưu thế hơn hản các khoa bói toán tướng số khác. Ngày nay, nhiều người ngộ nhận nó là một khoa học. Thậm chí có người còn cho rằng đó là một khoa học theo kịp đà tiến bộ vủa khoa học hiện đại. Sự thật, khoa lập số tử vi và phép toán số tử vi có tinh vi đên đâu nữa chưa có tài liệu nào, sự thẩm định nào của khoa học hiên đại khẳng định tính khoa học chân thực của nó. Thực chất thuật số tử vi là mê tín, là cố định hóa một sự vật, mọi hiện tượng xảy ra trong cuộc sống của con người, trong đời sống xã hội bằng vị trí của các sao trên trời, là gắn cho mốt người một số phận may rủi đã được quyết định sẳn bởi hệ thống các vì sao. Và còn một số hình thức tinh vi khác… 9 10 Một số trường hợp cụ thể đã diễn ra - Chùa Ba Vàng Đây có lẽ là một trong những vụ việc có mức đọ nghiêm trọng và quy mô lớn nhất về mê tín dị đoan. Vụ việc được phát hiện vào đầu năm 2019 ở thành phố Uông Bí, Quảng Ninh cụ thể: Trước những biểu hiện hoạt động mê tín dị đoan ở chùa Ba Vàng, UBND TP Uông Bí giao cơ quan công an xác minh, thu thập chứng cứ. Tối 21/3, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cho biết đã giao cơ quan công an vào cuộc xác minh dấu hiệu hoạt động mê tín dị đoan và một số biểu hiện vi phạm khác diễn ra tại chùa Ba Vàng. Công an TP Uông Bí đã thu thập chứng cứ, làm việc với các bên liên quan để làm rõ những vấn đề báo chí phản ánh. Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những chỉ đạo đối với công an sở tại để sớm có kết luận thông tin đến báo chí. Trong buổi làm việc với địa phương ngày 20/3, đại diện chùa Ba Vàng xác nhận hình ảnh báo chí phản ánh diễn ra tại chùa nhưng được cắt xén với dụng ý riêng. Trụ trì ngôi chùa giải thích các khoản tiền cúng lễ oan gia trái chủ do phật tử tự nguyện cúng dường tam bảo và theo yêu cầu của vong. Chùa Ba Vàng không yêu cầu phật tử phải đóng góp. Ngày 20/3, báo Lao Động đăng tải phóng sự phản ánh hoạt động "thỉnh vong", "gọi hồn" tại chùa Ba Vàng. Ai muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa. Theo bài viết, mỗi năm chùa Ba Vàng thu trăm tỷ đồng từ hoạt động này. Chùa Ba Vàng có đủ cách để "hút" tiền từ các phật tử, thông qua hình thức đưa tiền mặt hoặc chuyển khoản, thậm chí trả góp. Với những người không có tiền, chùa lại có cách nhận vào làm việc không công, gọi là "làm công quả". 11 Ngay sau đó, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam có văn bản gửi Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu làm rõ các thông tin liên quan đến sự việc truyền bá chuyện “vong báo oán” ở chùa Ba Vàng như báo chí đã phản ánh. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngay buổi làm việc với Đại đức Thích Trúc Thái Minh (trụ trì chùa Ba Vàng) để kiểm điểm, làm rõ sự việc và có biện pháp chấn chỉnh việc thuyết giảng tại chùa, có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cá nhân nếu vi phạm mê tín, dị đoan. Cũng trong ngày 21/3, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, xác minh làm rõ những thông tin về lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi tại chùa Ba Vàng và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Liên quan vụ việc, tiến sĩ - luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hành nghề mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng, theo Khoản 2- 3 Điều 320 Bộ luật hình sự. Theo luật sư, các hoạt động như thỉnh vong, gọi hồn tại ngôi chùa này, ai muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa, tất cả đều là hoạt động mê tín dị đoan nhằm trục lợi. "Trừ khi người truyền bá có bệnh lý tâm thần, còn nếu hoàn toàn tỉnh táo thì hoàn toàn đủ dấu hiệu cấu thành tội hành nghề mê tín, dị đoan và thậm chí cưỡng đoạt tài sản", luật sư phân tích. Còn luật sư Trần Văn Khánh (Đà Nẵng) cho hay khi vào cuộc điều tra, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ xem bà Yến có lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không. Trường hợp, bà Yến dùng các thủ thuật “bói toán”, “mê tín, dị đoan” để chiếm tiền của người dân thì có thể xử lý hình sự tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn nếu, người dân “tín ngưỡng, mù quáng”, tự nguyện đến chùa nhờ hoặc thuê bà Yến “gọi vong” thì rất khó cáo buộc bà này tội danh trên. 12 Chùa Ba Vàng tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Ngày 9/3/2014, chùa Ba Vàng tổ chức Đại lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương. - Mẹ tiếp tay giết con đẻ vì mê tín dị đoan Ngày 9/5/2016, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Huỳnh Lan Thảo (SN 1973) 3 năm tù về tội “Hành nghề mê tín dị đoan”, cùng tội danh tòa tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Hoàng Anh (Sinh năm 1974), Lê Hồng Sơn (sinh năm 1960) 2 năm 6 tháng tù treo, Nguyễn Thị Kim Loan (Sinh năm 1984) và Nguyễn Thị Ri (Sinh năm 1973 cùng ngụ tại TPHCM ) 2 năm tù treo. Theo cáo trạng, Thảo cùng con trai sống chung tại nhà cha mẹ ruột của Thảo ở quận Bình Thạnh. Năm 2012, khi người ông qua đời, con trai Thảo bắt đầu phát bệnh với những hành động thường xuyên la hét, phải nghỉ học. Thảo đưa con đi khám, chữa trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Rồi thay vì chú trọng đến y học Thảo đưa con đi chùa cúng bái và từ đó, Thảo chỉ tập trung vào chuyện cúng bái và mua nhiều tượng phật về để làm nơi thờ phụng và cho con trai cúng bái theo ý mình. Ngày 18/2/2014 (đêm giao thừa), Thảo gọi điện cho bốn người bạn là Sơn, Anh, Loan, Ri đến chung cư tụng kinh và làm lễ hồi sinh, “nhập thánh” do con trai làm. Đến rạng sáng hôm sau, con trai Thảo dùng dây vải màu đỏ quấn quanh cổ rồi kêu mọi người siết mạnh để làm lễ. Được một lúc thì con trai Thảo ngất đi vì nghẹt thở, mọi người sợ hãi và dừng lại. Lúc này thay vì xem tình trạng của con, Thảo lại kêu những người này tiếp tục siết chặt cho đến khi cháu bé gục xuống nền nhà mới dừng lại. Sau đó, cả nhóm tiếp tục tụng kinh đến sáng thì Thảo phát hiện con trai chết. Thảo sau đó đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình tại cơ quan chức năng. 13 Hội đồng tại phiên sơ thẩm nhận định, với Thảo, ngoài mức án phải nhận, cô sẽ còn ray rứt lương tâm cả đời bởi sự mê tín của mình. Và cũng còn vô số vụ việc khác, gây ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian của người dân và có khi là cả tính mạng của người khác. 2.2 Nguyên nhân Trên thực tế, nhận thức chưa đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo và niềm tin mê muội vào "thế lực siêu nhiên" là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mê tín dị đoan. Sự nhầm lẫn, đánh đồng giữa hành vi thực hành tín ngưỡng, tôn giáo với các hoạt động mê tín dị đoan khiến nhiều người không biết đâu là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng đúng đắn và lành mạnh, cho nên dễ sa vào xu hướng tiêu cực. thậm chí, nhiều lúc, nhiều khi hành vi mê tín dị đoan còn được núp bóng "khoác áo" tín ngưỡng để dễ dàng lừa gạt, làm mê muội người dân, mà thí dụ cụ thể là những tà đạo đã được xã hội vạch trần thời gian qua. Lợi dụng xu hướng này, mà một số đối tượng đã thực hiện hành vi mê tín dị đoan trái pháp luật, để rồi vì trình độ nhận thức thấp, thiếu khả năng xét đoán về mặt khoa học đã khiến một bộ phận người dân dễ tin vào "thế lực siêu nhiên", thần bí, vào điều phi lý, không có cơ sở thực tế, dễ bị kẻ xấu lừa đảo. Hơn nữa, mặt trái của cơ chế thị trường cũng dẫn đến sự lầm tưởng về giá trị của chức quyền, của tiền tài và khiến nhiều người chạy theo những giá trị ảo. Từ đó nảy sinh ham muốn cầu xin "thần thánh" đem lại điều mà bản thân mong muốn. Ðó cũng là nguyên nhân lý giải vì sao hiện tượng mê tín dị đoan ngày càng xảy ra nhiều hơn ở nhóm dân cư có trình độ nhận thức, tri thức cao. Càng có nghề nghiệp và thu nhập tốt, họ càng mong được thuận lợi hơn về công danh, tiền tài. Bên cạnh đó, công tác định hướng hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn những bất cập; trình độ nhận thức, phương pháp quản lý, của đội ngũ làm công tác văn hóa còn chưa đồng đều thống nhất. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội nhiều lúc còn buông lỏng để cho các hoạt động mê tín dị đoan diễn ra tự phát, tràn lan,… Ðặc biệt là xử phạt cũng chưa nghiêm minh. Ở một khía cạnh khác, nhiều vấn đề thuộc về đời sống tâm linh hay những hiện tượng lạ mà khoa học chưa có điều kiện lý giải, trong khi đó, sự thấm nhuần về thế giới quan, phương pháp luận khoa học của cán bộ, đảng viên còn hạn chế cho nên đã giải thích một số hiện tượng tâm linh theo hướng duy tâm, thần bí. Chính vì thế, việc bài trừ trở nên vô cùng khó khăn. 14 Chương 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG 3.1 Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay Từ những ngày đầu khi thành lập, Đảng đã xác định vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa: - Xác định mối quan hệ giữa văn hoá và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hoá cứu quốc. - Xây dựng nền văn hoá dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc này là Dân tộc, Dân chủ. - Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học, trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ. - Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới. - Phát triển cái hay trong văn hoá dân tộc, đồng thời bài trừ cái xấu xa hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hoá thực dân, phản động, học cái hay, cái tốt của văn hoá thế giới. - Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam. Trong văn kiện Đại hội III của Đảng (9/1960) nêu rõ đường lối xây dựng nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc. Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định văn hoá - tư tưởng là một cuộc cách mạng, tiến hành đồng thời gắn bó chặt chẽ với cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật. Đường lối tiến hành cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa mang đặc trưng dân tộc - khoa học - đại chúng tiếp tục được phát triển, bổ sung trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) xác định "Xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hoá mới, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ, đảng viên 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan