Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Diện mạo kinh tế xã hội đàng trong , đàng ngoài công cuộc mở đất về phía biển ...

Tài liệu Diện mạo kinh tế xã hội đàng trong , đàng ngoài công cuộc mở đất về phía biển và phía nam thế kỷ xvi – xviii 2

.PDF
62
1
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÊN ĐỀ TÀI : DIỆN MẠO KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀNG TRONG , ĐÀNG NGOÀI CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT VỀ PHÍA BIỂN VÀ PHÍA NAM THẾ KỶ XVI – XVIII Mã học phần: HIST111502 Giảng viên: Nguyễn Thị Hương Nhóm sinh viên: 1. 2. 3. 4. 5. Lưu Bảo Vy Võ Diệp Xuân Mai Đoàn Ngọc Quỳnh Võ Trần Thảo Nguyên Hoàng Thị Mai Phương STT 1 HỌ TÊN Lưu Bảo Vy MSSV 46.01.608.110 NHIỆM VỤ Viết mở đầu và Phân loại Loại 2 kết luận, tổng hợp và chỉnh sửa bài 2 Võ Diệp Xuân Mai 46.01.608.041 Làm chương 1 Loại 1 3 Đoàn Ngọc Quỳnh 46.01.608.074 Làm chương 2 Loại 1 4 Võ Trần Thảo Nguyên 46.01.608.052 Làm chương 3 Loại 1 5 Hoàng Thị Mai Làm chương 4 Loại 1 46.01.608.068 Phương Nội dung gồm: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. Lí do........................................................................................... 1 Mục tiêu.....................................................................................1 Nhiệm vụ....................................................................................1 Cấu trúc......................................................................................1 CHƯƠNG I: DIỆN MẠO KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀNG NGOÀI...................2 1.1 Diện mạo kinh tế............................................................................................2 1.1.1 Kinh tế nông nghiệp..................................................................................2 1.1.1.1 Chế độ sở hữu ruộng đất và các loại tô thuế.................................2 1.1.1.2 Tình hình nông nghiệp..................................................................3 1.1.2 Kinh tế hàng hóa........................................................................................4 1.1.2.1 Sản xuất thủ công nghiệp..............................................................4 1.1.2.2 Nghề khai mỏ................................................................................6 1.1.2.3 Tình hình nội thương....................................................................7 1.1.2.4 Tình hình ngoại thương................................................................8 1.1.3 Một vài chuyển biến lớn từ sau sự phát triển của kinh tế hàng hóa..........10 1.1.3.1 Sự hưng khởi các đô thị...............................................................10 1.1.3.2 Sự phát triển của quan hệ tiền tệ và sự manh nha của phương thức sản xuất mới.............................................................................................11 1.2 Diện mạo văn hóa...........................................................................................12 1.2.1 Sự chuyển biến về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng..................................12 1.2.2 .Giáo dục và khoa cử...............................................................................15 1.2.3. Văn học - nghệ thuật...............................................................................16 1.2.4. Khoa học – kỹ thuật:...............................................................................18 CHƯƠNG II: DIỆN MẠO KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀNG TRONG..................19 2.1 Kinh tế ..........................................................................................................19 2.1.1 Kinh tế Nông nghiệp ...............................................................................20 2.1.1.1 Ruộng đất...................................................................................20 2.1.1.2 Nông nghiệp...............................................................................21 2.1.2 Công thương nghiệp ...............................................................................22 2.1.2.1 Sản xuất thủ công nghiệp...........................................................22 2.1.2.2 Hoạt động hầm mỏ.....................................................................25 2.1.3 Thương nghiệp ........................................................................................25 2.1.3.1 Tình hình nội thương..................................................................25 2.1.3.2 Tình hình ngoại thương..............................................................26 2.1.3.2.1 Các đối tác phương Đông........................................................27 2.1.3.2.2 Các đối tác phương Tây..........................................................28 2.1.3.3 Sự hung khởi của đô thị ở Đàng Trong......................................30 2.2 Xã hội ...........................................................................................................32 2.2.1 Tư tưởng, tôn giáo, tính ngưỡng..............................................................32 2.2.1.1 Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo....................................................32 2.2.1.2 Thiên Chúa giáo.........................................................................33 2.2.1.3 Tín ngưỡng cổ truyền.................................................................34 2.2.2 Giáo dục , nghệ thuật ..............................................................................34 2.2.2.1 Giáo dục, thi cử..........................................................................34 2.2.2.2 Văn học......................................................................................35 2.2.2.3 Nghệ thuật..................................................................................36 2.2.3 Khoa học - kĩ thuật..................................................................................36 CHƯƠNG III: CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT VỀ PHÍA NAM VÀ PHÍA BIỂN THẾ KỶ XVI – THẾ KỶ XVIII......................................................................37 3.1 Bối cảnh lịch sử.............................................................................................37 3.2 Công cuộc mở đất về phía Nam giai đoạn thế kỷ XVI.................................38 3.3 Công cuộc mở đất về phía Nam giai đoạn thế kỉ XVII.................................39 3.4 Công cuộc mở đất về phía Nam giai đoạn thế kỉ XVIII...............................46 3.5 Công cuộc mở đất về phía biển thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII.........................48 3.5.1 Đối với Côn Đảo......................................................................................48 3.5.2 Đối với Phú Quốc....................................................................................50 3.5.3 Đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa..................................................51 3.5.4 Ý nghĩa của công cuộc mở đất ra phía Nam, phía biển vào thế kỷ XVI - XVIII......................................................................................................54 KẾT LUẬN.............................................................................................55 MỤC LỤC THAM KHẢO......................................................................55 MỞ ĐẦU 1. Lí do Trong 4000 năm lịch sử đã có rất nhiều cuộc chia cắt và loạn lạc nhưng nhìn lại lịch sử nước nhà chúng ta lại không thể nào quên cuộc chia cắt trong chiến tranh Nam – Bắc triều. Cuộc chia tranh dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, gây ra nhiều tổn thất từ tinh thần đến vật chất và hậu quả lớn nhất là dẫn đến sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài. Lúc bấy giờ , chính quyền vua Lê – chúa Trịnh nắm quyền hành đàng ngoài nhưng thực chất thực quyền nằm trong tay phủ chúa. Còn ở đàng trong, chính quyền do Chúa Nguyễn nắm quyền. Tuy đất nước bị chia cắt nhưng trong giai đoạn này tình hình kinh tế vẫn có sự đổi mới và cải thiện , bên cạnh đó là sự thay đổi trong văn hóa và xã hội. Đặc biệt giai đoạn thời chúa Nguyễn việc mở rộng đất đai bờ cõi rất được coi trọng và phát triển mạnh mẽ. 2. Mục tiêu Tìm hiểu rõ toàn bộ diện mạo kinh tế - xã hội thế kỷ XVI – XVII, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ trong việc buôn bán giao thương với nước ngoài, việc thành lập các nơi buôn bán tập trung của cả Đàng Trong, Đàng Ngoài. Hiểu được quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam và phía biển trong thời chúa Nguyễn – thời kì mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ nhất. 3. Nhiệm vụ Đưa ra những dẫn chứng chi tiết về quá trình làm kinh tế , mở rộng buôn bán giao thương, quá trình làm nông nghiệp và thủ công nghiệp. Phân tích từng giai đoạn khai thác, mở rộng lãnh thổ. Từ đó thấy được việc mở rộng lãnh thổ đã góp phần giúp xác lập vùng lãnh thổ nước Nam lúc bấy giờ như thế nào. 4. Cấu trúc: Chương I: DIỆN MẠO KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀNG NGOÀI Chương II: : DIỆN MẠO KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀNG TRONG Chương III: CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT VỀ PHÍA NAM VÀ PHÍA BIỂN THẾ KỶ XVI - XVIII 1 CHƯƠNG I: DIỆN MẠO KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀNG NGOÀI Đầu tháng 5/1953, Trịnh Tùng rước vua Lê ra Thăng Long. Lê Thế Tông ngự chính điện, đại xá thiên hạ, ban thưởng cho những người có công. Tuy nhiên, quyền hành của vua Lê ngày càng sa sút. Năm 1599, Trịnh Tùng ép vua Lê Thế Tông phải phong mình làm Đô nguyên soái Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương, sau đó Trịnh Tùng đặt lệ chọn thế tử để nối nghiệp ngang với vua, cũng như đặt thêm các chức Tham tụng và Bồi tụng để cùng mình bàn việc nước, hình thành vương phủ (phủ chúa) bên cạnh triều đình (do vua Lê đứng đầu). Lúc bấy giờ, họ Trịnh muốn nắm toàn quyền và hạn chế uy quyền của vua Lê, đã quy định chặt chẽ chế độ bổng lộc của nhà vua; tiến hành thay đổi cơ cấu một số cơ quan giúp việc gồm các phiên. Từ đó hình thành nên chế độ gọi là “Vua Lê – Chúa Trịnh” mà thực quyền nằm trong tay phủ chúa. 1.1 Diện mạo kinh tế 1.1.1 Kinh tế nông nghiệp 1.1.1.1 Chế độ sở hữu ruộng đất và các loại tô thuế Chính sách ruộng đất thời Lê Sơ, cơ bản đã bị phá sản từ đầu thế kỷ XVI. Phép quân điền không thực hiện được, hiện tượng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến. Chiến tranh làm cho Nhà nước suy yếu dần, khó lòng kiểm soát được tình hình ở nông thôn, nạn chiếm ruộng đất diễn ra tràn lan. Luật pháp không ngăn nổi sự phát triển tự phát của quá trình tư hữu hóa ruộng đất, dẫn đến ruộng đất công bị thu hẹp mà sử sách ghi chép lại và chia thành hai loại ruộng ‘ẩn lậu’ và tệ cường hào. Năm 1510, Nhà nước cho quan Thái bộc tìm những ruộng đất “còn lọt ở dân, chưa vào sổ quan” để cấp cho công thần, quý tộc. Cũng chính loại hình kinh tế trên đã dẫn tới sự suy sụp mô hình chính trị thời kỳ này, dù Nhà nước có cấm đoán nhưng trên thực tế chúng vẫn xảy ra và chính quyền cũng phải dần chấp nhận. Năm 1501, nhà vua xuống chiếu cho phép những người khai hoang ruộng đất truyền lại cho con cháu, gọi là ‘Chiếm xạ’. Nhà nước khuyến khích canh tác bằng việc thừa nhận loại hình ruộng ‘Thông cáo’ với ruộng công bị bỏ hoang. Năm 1625, hai loại ruộng này xuất hiện trên biểu thuế chính thức của Nhà nước, 2 chứng tỏ hình thức quá độ trên rất phổ biến; đến năm 1644, hai loại ruộng này được tách riêng ra để đánh thuế, cao gấp đôi thuế ruộng công. Để giành lại từ các phong kiến tư nhân những dân đinh trốn thuế thân và hạn chế quá trình phát triển sở hữu lớn về ruộng đất, chính quyền Lê-Trịnh cho ban hành luật thuế mới. Chế độ tô thuế là một phần gánh nặng trong đời sống của người nông dân Đàng Ngoài. Theo quy định từ năm 1625, những người có tên trong sổ đinh đều phải chịu các loại thuế khóa, sưu dịch. Năm 1713, tổng số dân định chịu thuế là 206.311 suất (chia thành nhiều loại gồm nội vi tử, chế lộc, tạo lệ...); năm 1722, chúa Trịnh quy định lại ngoài thuế ruộng, dân đinh phải nộp thuế đinh. Ngoài ra các loại ruộng khác nhau sẽ nộp thuế khác nhau như ruộng núi, ruộng cói, ruộng bãi... các cửa đình, giáo phường... đều phải chịu thuế. Người nông dân tá điền còn phải chịu nặng hơn, mức tô thông thường là 1-5 quan, có khi lên 68 quan/mẫu. Thuế khóa, lao dịch nặng nề lại thêm vào đó là cảnh bọn địa chủ, cường hào địa phương đặt trạm thu thuế riêng, tự tiện tổ chức sự kiện, thu tiền thu thóc của dân ăn chơi thỏa thích. 1.1.1.2 Tình hình nông nghiệp Sau khi ổn định tình hình chính trị, nhà nước Lê – Thịnh cũng cố gắng chăm lo đến tình hình nông nghiệp. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh và sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất dẫn đến sự thay đổi chế đọ thuế nên sự quan tâm của nhà nước không còn đạt được những kết quả như ở thế kỷ XV. Lụt lội, hạn hán thường xuyên đe dọa, theo ghi chép tính từ năm 1580-1640 đã xảy ra 14 lần thiên tai trong đó có 6 nạn đói lớn, 6 lần lụt lội. Năm 1644, để cải thiện tình hình chúa Trịnh đã ban lệnh quy định lệnh khám xét đê điều, khởi công sửa đắp cho các quan chức địa phương. Nhưng bọn quan lại quen ăn của đút, sách nhiễu nhân dân, dù đã giáng chức nhiều tên dù vậy vẫn “làm việc qua loa cẩu thả, đến mùa nước lớn, đê 3 lại vỡ lở, dân vùng ven sông luôn luôn bị tai họa”. Tình hình lại càng khó khăn hơn khi từ năm 1680-1740 đã có 24 lần thiên tai gồm 14 nạn đói và 7 lần thủy tai. Không thể trông chờ vào chính quyền lúc bấy giờ, nhân dân phải tự duy trì và bảo vệ cuộc sống của mình bằng cách ra sức lao động sáng tạo. Công cuộc khẩn hoang ở vùng ven biển thuộc Sơn Nam, vùng trung du thuộc Cao Bằng, Thái Nguyên... được thực hiện khẩn trương. Nhờ đó mà nhiều làng mới được thành lập, diệt tích ruộng đất cũng được mở rộng và ngày càng thu hút dân lưu tán. Để khuyến khích việc khai hoang, chúa Trịnh tạm thời miễn thuế cho loại ruộng ‘ẩn lậu’, cho phép khai hoang là ruộng tư, cấm quan lại không được khám xét, quấy nhiễu để nhân dân ra sức chăm lo sản xuất. Cũng từ đó mà nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp được đúc kết và truyền tụng, tuy nhiên do khoa học – kỹ thuật không được quan tâm nên người dân không có điều kiện nâng cao năng suất. Vì thế tình trạng thiếu đói là không thể tránh khỏi, nhất là những năm có thiên tai, chiến tranh và do chế độ bóc lột, lạm nhũng của địa chủ, quan lại hà khắc. 1.1.2 Kinh tế hàng hóa Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, bên cạnh những tác động do chuyển biến trong nền sản xuất nông nghiệp, kinh tế hàng hóa còn chịu ảnh hưởng khá lớn từ quốc tế lúc bấy giờ. Sau những cuộc phát kiến địa lý, người châu Âu dần mở rộng buôn bán sang phương Đông. Hoạt động của các thương thuyền châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản cũng ngày càng nhộn nhịp, tạo thành thời kỳ mang tên “Thương mại Biển Đông”, trong đó giao thương với Đàng Ngoài đã thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất hàng hóa trong nước. 1.1.2.1 Sản xuất thủ công nghiệp Chính quyền Lê-Trịnh cho lập các quan xưởng. Tại Thăng Long chúa Trịnh lập ra nhiều công xưởng chuyên sản xuất vũ khí cho quân đội, làm các đồ trang sức 4 cung đình, may trang phục cho vua chúa, quan lại và đúc tiền. Từ năm 1760, Nhà nước cho phép các trấn cũng được mở xưởng đúc tiền. Thủ công nghiệp Nhà nước :Chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên đúc súng, đóng thuyền các loại, hoặc làm đồ trang sức, mũ áo, giày dép cho vua chúa, quan lại. Ban đầu, xưởng đúc tiền được đặt ở 2 phường Nhật Chiêu và Cầu Giền thuộc kinh thành. Về sau chúa cho lập các xưởng đúc tiền riêng, thậm chí người Hoa cũng được cho phép mở xưởng đúc tiền. Đa phần các xưởng thủ công nhà nước tạo ra rất nhiều sản phẩm có giá trị về chất lượng, nhiều loại vũ khí, thuyền lớn; nhưng việc sử dụng chế độ công tượng, có nghĩa là bắt các thợ khéo trong xã hội làm công tượng suốt đời, không được phép đổi nghề khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sáng tạo của người thợ. Thủ công nghiệp nhân dân :Thực tế, bộ phận chủ yếu khiến diện mạo kinh tế hàng hóa trở nên hưng khởi là các nghề thủ công trong dân gian. Làm gốm là nghề truyền thống lâu đời nhất. Trên cơ sở phân công lao động, nhiều làng nghề chuyên làm gốm được hình thành cho đến thời kỳ này vẫn được lưu giữ như Bát Tràng, Chu Đậu, Hương Canh... Sản phẩm từ gốm của người Việt rất đa dạng như nồi, chum, vại thô sơ đến các sản phẩm chất lượng từ sành, sứ như bát, gạch tráng men... được các thương nhân nước ngoài rất mực ủa chuộng. Bên cạnh đó, các hình ảnh trang trí trên đó ngày càng trở nên khéo léo và tinh xảo, có nhiều loại men màu. Bên cạnh làm gốm, nghề kéo tơ, dệt lụa cũng phát triển tương đối mạnh mẽ. Mặt hàng vải lụa gồm nhiều loại như lụa trắng, the, vải hoa, vải thô, vải sợi... với kĩ thuật dệt “không thua kém gì Quảng Đông” – Lê Qúy Đôn. Các phường ven Thăng Long như Yên Thái, Nghi Tàm, Trúc Bạch... và các làng phụ cận cũng nổi tiếng không kém. Tơ lụa trở thành mặc hàng xuất khẩu quan trọng. Từ năm 1637, người Hà Lan đã mua mặt hàng này với số lượng lớn, người Bồ Đào Nha hàng 5 năm cũng đặt hàng vạn lạng bạc cho chúa Trịnh để mua tơ. Do tơ lụa là mặt hàng xuất khẩu có giá trị nên chính quyền và quan lại cũng tham gia vào việc buôn bán nhưng với hình thức ép buộc thương nhân phải mua với giá cao (10.000 đến 25.000 lạng bạc). Chính vì thế, nền ngoại thương ở Đàng Ngoài sớm lụi tàn. Các nghề thủ công khác như làm giấy, rèn sắt, đúc đồng, làm nón, chạm khắc mỹ nghệ, dệt chiếu... đều phát triển đến mức nhất định. Một số nghề mới cũng được xuất hiện tại thời kỳ này. Từ thế kỷ XV, làng Liễu Tràng và Hồng Lục đã phát triển thành trung tâm khắc ván in và bia đá nổi tiếng, với trình độ chuyên môn cao mà đến ngày nay những tấm bia đá vẫn còn sắc nét hay những bộ ván in các bộ sách đồ sộ. 1.1.2.2 Nghề khai mỏ Do đặc điểm kiến tạo địa chất ở Đàng Ngoài, đặc biệt là vùng biên giới giáp với Trung Quốc, có nhiều mỏ khoáng sản. Trong các thế kỷ XVII-XVIII, nghề khai khoáng phát triển khá rầm rộ; Phan Huy Chú từng có nhận xét về tình hình khai mỏ ở Đàng Ngoài như “Lợi về hầm mỏ phần nhiều ở các xứ Tuyên, Hưng, Thái, Lạng. Vàng, bạc, đồng, thiếc thật là vô tận. Chi dụng trong nước sở dĩ được đầy đủ là do thuế của các mỏ không thuế.” Trong số đó, chất lượng nhất phải kể đến lượng đồng là mỏ Tụ Long (nay thuộc Trung Quốc), các mỏ đồng thường do các thổ tù miền núi tổ chức khai thác. Từ thời Lê Trung hưng, khi nghề khai mỏ phát triển, chúa Trịnh đã cho các thủ hầu Trung Quốc đến khai thác với số lượng nhân công lên tới hàng vạn. Năm 1717, để tăng cường kiểm soát, chúa Trịnh quy định số lượng nhân công cho từng loại mỏ; mỏ lớn không quá 300 người, mỏ vừa không quá 200 và mỏ nhỏ chỉ từ 100 người trở xuống. Bên cạnh đó, một số quan lại người Việt cũng xin chính quyền cho phép bỏ vốn ra bao thầu khai thác. Khoáng sản sau khi được khai thác được đem bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhà nước chỉ thu thuế bằng hiện vật. 6 Nghề khai khoáng trong thế kỷ XVII-XVIII trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, dẫn đến hiện tượng thuê mướn nhân công trên quy mô lớn tạo thành các công trường thủ công. Nhưng với phương thức khai thác còn rất thô sơ và hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối nặng nề của Nhà nước nên nghề khai khoáng rất khó để thực hiện thêm một bước tiến đáng kể nào. 1.1.2.3 Tình hình nội thương Chợ làng là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán truyền thống của người Việt mà giai đoạn từ thế kỷ XVI-XVIII là giai đoạn bùng phát hệ thống các chợ. Ngoài chợ làng thì các loại như chợ huyện họp theo phiên, chợ tổng cũng xuất hiện dần. những làng nghề lại có chợ riêng chuyên bán những sản phẩm làm ra, chẳng hạn như chợ Bát Tràng chuyên bán đồ sành sứ, chợ Đại Bái bán đồ đồng... Ở các lị sở trấn thị của chính quyền cũng đều có chợ thường xuyên nhưng chủ yếu chỉ cung ứng cho công chức và binh lính. Phát triển cùng các chợ địa phương, những chợ lớn Nhà nước đứng ra thu thuế. Tính riêng tám chợ ở Thăng Long đã giúp Nhà nước thu về 1.628 quan tiền thuế. Tại thời điểm này, hiện tượng đáng lưu ý nhất là sự xuất hiện các luồng lưu thông buôn bán rộng lớn giữa các vùng. Có những luồng chuyên buôn bán ngượcxuôi, đem lâm sản miền núi về đồng bằng và vận chuyển ngược lại. Có những luồng lưu thông hàng hóa lớn như Thăng Long. Thời điểm đó phương tiện được chọn để lưu thông chủ yếu là thuyền. Đi cùng với kinh tế hàng hóa được đẩy mạnh là sự hình thành các loại hình làng chuyên làm nghề buôn bán như làng Đa Ngưu (Nam Định), chuyên buôn thuốc Bắc, làng Phù Lưu (Bắc Ninh) chuyên buôn bán the, lụa... Tuy việc buôn bán mang đến sự phát triển nhất định nhưng chính quyền LêTrịnh lại không mấy thiện cảm với hoạt động của nghề buôn khi chúng dần trở nên sôi nổi. Đã từng có nhận định rằng “Bọn hào phú và những kẻ tiểu dân... đua nhau 7 làm nghề ngọn, ít kẻ chuyên chú vào nghề nông”. Từ năm 1664-1743, chúa lần lượt cho triệt bỏ các sở tuần ty, bến đò, những nơi bọn quan lại thường “hạch sách tiền, gạo của khách buôn quá lạm”. Đó cũng là một trong nhiều rào cản dẫn đến thương nghiệp ở Đàng Ngoài khó lòng phát triển. 1.1.2.4 Tình hình ngoại thương Thuận lợi về mặt địa lý, Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển với nhiều hải cảng tốt, tàu biển có thể neo đậu. Khi hoạt động thương mại trên Biển Đông diễn ra sôi nổi, tàu buôn nhiều nước đã đến nước ta để buôn bán, trao đổi. Những khách thương mới đến từ Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh cũng đến nước ta sau những nước có mối quan hệ buôn bán từ trước như Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai... Trong số các nước này, Việt Nam ta có mối quan hệ mật thiệt nhất với Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc : Khách thương Trung Quốc vốn là bạn hàng truyền thống của Đại Việt. Thuyền buôn Trung Quốc thường cập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) rồi vào Phố Hiến (Hưng Yên) hoặc đến Vị Hoàng (Nam Định), hoạt động thương mại của người Trung Quốc trở nên đặc biệt sôi động. Ngoài các thuyền buôn xuất phát từ cảng phía nam Trung Quốc còn có một số lượng đáng kể thuyền từ các thương nhân Hoa kiều đã bỏ Trung Quốc xuống định cư ở các nước Đông Nam Á sau khi nhà Minh bị người Mãn Thanh đánh bại. Lúc bấy giờ, các thuyền buôn Trung Quốc không chỉ giữ quan hệ buôn bán hai chiều giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á mà còn là cầu nối giữa các cảng thị ở vùng Đông Á và Đông Nam Á. Hàng hóa do các thương nhân Trung Quốc chở đến bán thường là các loại vải lụa cao cấp, giấy bút, các loại đồ đồng, gỗ quý, các loại hương liệu, yến sào, sừng tê, ngà voi, tơ tằm, vàng... Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, nhiều người Hoa đã ở hẳn các cảng thị của Đại Việt. Khi việc buôn bán với các nước khác bắt đầu sa sút, các thương nhân Hoa Kiều vẫn tiếp tục buôn bán với Đại Việt. 8 Nhật Bản: thời kỳ buôn bán hưng thịnh nhất là ba mươi năm đầu thế kỷ XVII, thời kỳ mà lịch sử Nhật Bản gọi là Shuinsen (Châu ấn thuyền). Số thuyền được cấp phép chính thức (Shuinjo) đến buôn bán ở Đại Việt từ năm 1604-1635 là 47 thuyền ở Đàng Ngoài. Thông qua các lái buôn, chúa Trịnh đều có thư từ chính thức với Mạc phủ Tokugawa trao đổi về việc tăng cường quan hệ buôn bán giữa hai nước. Theo một số nhà nghiên cứu Nhật Bản năm 1640, số hàng hóa buôn bán với Đại Việt chiếm 10% tại hai trung tâm thương mại lớn là Hirado và Nagadaki. Mặt hàng người Nhật thường chở đến Đại Việt là bạc, đồng, khí giới và mua lại chủ yếu là tơ tằm, hương liệu, đường, đò gốm sứ. Bồ Đào Nha: buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Đàng Ngoài bắt đầu khá muộn so với Đàng Trong đến sang giữa thế kỷ XVII. Họ được chúa Trịnh niềm nở tiếp đón và hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ mua bán nhưng công việc cũng không tiến triển gì hơn. Song song đó, việc buôn bán của Đàng Ngoài với Hà Lan lại rất suôn sẻ. Năm 1637, tàu Grôn từ công ty lớn chuyên buôn bán với các nước phương Đông có tên Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) đã chở 40 kiện hàng hóa trị giá 19 vạn phlorin gồm bạc, sắt, đồng cùng các loại hàng của châu Âu và Nhật Bản đến Đàng Ngoài, họ được tiếp đón nồng hậu. Các thương nhân được phép mang hàng hóa lên Kẻ Chợ (Thăng Long) để bán. Cùng năm ấy, Hà Lan thiết lập thương điếm của họ ở Thăng Long. Nhưng đến cuối thế kỷ XVII, việc buôn bán của người Hà Lan ở Đàng Ngoài cũng giảm sút. Năm 1699, họ cho đóng cửa hai thương điếm ở Phố Hiến và Thăng Long. Năm 1600, công ty Đông Ấn Anh thành lập và tiến hành mở rộng buôn bán sang khu vực Đông Nam Á. Nhưng mãi cho đến năm 1673 họ mới được sự đồng ý của chúa Trịnh lập một thương điếm ở Phố Hiến. Sau nhiều năm hoạt động không có nhiều hiệu quả, họ lại xin chuyển cơ quan đại diện của mình lên Kẻ Chợ. Người Anh thường đem len dạ, hàng xa xỉ, các hỏa khí để bán. Nhưng việc buôn bán ở 9 kinh đô lại không dễ dàng, hàng hóa đắt đỏ mà các chúa Trịnh và quan lại thường mua hàng mà không trả tiền ngay. Năm 1697, người Anh đóng cửa thương điếm của họ ở Thăng Long. Trong số các nước phương Tây, Pháp đến Việt Nam tương đối muộn. Năm 1669, một tàu buôn chở theo một số giáo sĩ đến Đàng Ngoài xin thông thương. Họ đã được phép ở lại buôn bán. Năm 1681, Pháp lập thương điếm ở Phố Hiến, nhưng chẳng bao lâu Pháp dừng giao thương với Đàng Ngoài vì mục đích chính của họ lúc bấy giờ là truyền đạo và điều tra tình hình. 1.1.3 . Một vài chuyển biến lớn từ sau sự phát triển của kinh tế hàng hóa 1.1.3.1 Sự hưng khởi các đô thị Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa trong các thế kỷ XVI, XVII đac làm hưng khởi bộ mặt của các đô thị. Ở Đàng Ngoài, hai đô thị được coi là sầm uất và lớn nhất là Thăng Long và Phố Hiến. “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến.” Thăng Long (lúc bấy giờ còn có cái tên dân gian là Kẻ Chợ) từ 36 phố phường thời Lê đã trở thành trung tâm chính trị và thương mại quan trọng. Được xây dựng thêm nhiều dãy phố mới do dân các làng nghề thủ công ở mọi nơi tụ về phường buôn bán. Theo mô tả của của lịch sử “...các phố đều đầy thợ thủ công và thương nhân. Để tránh nhầm lẫn, mỗi đầu phố đều có bảng hay dấu hiệu...” hay Barôn đã có nhận xét thành phố Kẻ Chợ vào những năm 1685, 1688 rằng “...các con đường bấy giờ đều trở thành chật chội đến nỗi chen qua đám đông người độ 100 bước trong khoảng nửa tiếng đồng hồ... tất cả hàng hóa trong thành phố, mỗi thứ bán ở một phố riêng”. Những thập niên đầu thế kỷ XVIII, Thăng Long vẫn còn là đô thị sầm uất. Tuy nhiên sự hưng khởi của Thăng Long khi ấy chỉ đơn giản là kết quả của sự phát triển bộc phát của kinh tế hàng hóa vượt khỏi sự kiểm soát của chính quyền 10 phong kiến. Tồn đọng trong đó, ở thế kỷ XVIII, đất Kinh Kỳ vẫn còn mang đậm tính làng xã, hầu như phường nào cũng có đình thờ thành hoàng làng gốc của mình. Phố xá vẫn chưa được quy hoạch đầy đủ, nhất là những công trình hạ tầng phục vụ sinh hoạt công cộng. Phố Hiến là thành phố chiếm vị trí thứ hai ở Đàng Ngoài. Nơi vốn là dinh Hiến ty trấn Sơn Nam của chính quyền Lê-Trịnh. Nhờ có vị trí giao thông thuận lợi, vùng đất này đã phát triển thành trung tâm trung chuyển thương mại lớn trong các thế kỷ XVI – XVII. Thời kỳ thịnh đạt nhất, Phố Hiến có cho mình khoảng 2000 ngôi nhà với 12 phường, trong đó sản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp chiếm 8 phường. Phố Hiến cùng từng là nơi có nhiều người nước ngoài cư trú, nhất là người Trung Quốc. Người Hà Lan, Pháp, Anh cũng từng xin pháp lập thương điếm ở đây. Giữ vai trò trung chuyển thương mại, sự hưng thịnh của Phố Hiến phụ thuộc rất nhiều vào tình hình ngoại thương từ các nước khác và các nơi khác trong nước. Vào thế kỷ XVIII, thương mại Biển Đông bắt đầu suy giảm, tàu buôn nước ngoài hầu như không còn vào Đàng Ngoài nữa, vị trí giao thông thuận lợi cũng mất dần vì sông Hồng đổi dòng, Phố Hiến cũng dần lụi tàn. Sự hưng khởi của các đô thị tại thời kỳ này ngoài những trung tâm thương mại lớn còn phải kể đến hiện tượng tụ điểm buôn bán mang dáng dấp đô thị mọc lên ở rất nhiều nơi như Kỳ Lừa, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Phục Lễ (Nghệ An), Vi Hoàng (Nam Định)... 1.1.3.2 Sự phát triển của quan hệ tiền tệ và sự manh nha của phương thức sản xuất mới Kinh tế hàng hóa phát triển kéo theo rất nhiều thay đổi khác, một trong số đó chính là sinh hoạt xã hội. Người nông dân có thể mở ra nhiều sinh kế để phục vụ đời sống ngoài làm ruộng, chẳng hạn như làm nghề thủ công hay buôn bán nhỏ. Mặt khác, chính quyền nhà nước cũng thay đổi thuế bằng tiền. Sự phát triển của 11 tiền tệ giúp mở rộng tầm mắt của giai cấp thống trị và bị trị hơn. Tuy nhiên, mặt trái của đồng tiền là sự suy đồi đạo đức, đua nhau làm giàu mà bán rẻ lương tâm, bọn quan lại, hào phú thì ra sức bóc lột, ăn chơi đàn đúm... Đẩy cuộc mâu thuẫn xã hội lên đỉnh điểm vào nửa sau thế kỷ XVIII. Thứ hai, từ sau cuộc phát triển kinh tế hàng hóa, khai thác hầm mỏ... đòi hỏi một lượng lớn nhân công đã tác động đến tính chất nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền, tự cấp tự túc. Tuy rằng, sự phát triển công nghiệp chưa thể vượt qua mọi rào cản để thực sự bùng nổ nhưng đó cũng là kíp nổ cho thời kì mới bùng lên mạnh mẽ hơn. 1.2 . Diện mạo văn hóa 1.2.1 . Sự chuyển biến về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Ách thống trị từ thuở xưa và sự truyền bá rộng rãi của Trung Quốc qua những nguyên lý tôn giáo đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Đại Việt lúc bấy giờ mà khó lòng xóa bỏ được. Giáo phái ảnh hưởng đầu tiên và sâu sắc nhất chính là Nho giáo – xuất phát từ Trung Quốc, với người khai sáng là Khổng Tử. Ở Đàng Ngoài, giáo lý Khổng Tử rất được coi trọng. Người Đàng Ngoài sang hay hèn đều có lòng tôn kính Khổng Tử. Họ dạy con cái lòng tôn thờ ngay từ khi còn rất nhỏ để xin ngài phù hộ ban cho trí thông minh, thuận lợi trong thi cử. Bệ đỡ tư tưởng của quan liêu thời Lê sơ với mô hình tập quyền là Khổng giáo. Tuy nhiên, khi chính quyền trung ương suy yếu từ thế kỷ XVI, chiến tranh phe phái diễn ra liên miên và do tác động mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa mà hệ ý thức nho giáo ngày càng suy giảm. Đàng Ngoài – nơi mà giáo lý Khổng Tử được xem là rường cột của hệ thống chính trị, được Nhà nước dựa vào để tổ chức thi cử tuyển dụng quan lại và hoạch định các chính sách cai trị. Nhưng trên thực tế nhiều giá trị đã thay đổi, vua Lê chỉ tồn tại trên hư vị, nên lòng ‘trung quân’ cũng chỉ là lời nói 12 suông. Quan niệm Nho giáo coi trọng nghề nông, khinh rẻ nghề buôn, nhưng chúa Trịnh buộc phải thừa nhận nghề buôn lại là nghề được người dân xem trọng hơn cả. Mặt khác, tiền tệ dần trở thành nhân tố gây biến đổi nhiều mối quan hệ xã hội, rằng “có tiền mua tiên cũng được”. Việc thi cử chọn lọc quan lại cũng bị chi phối bởi đồng tiền. Cho nên quan niệm về Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín của một người quân tử qua đạo Khổng bị thói đời bạc bẽo mà dần biến chất. Không còn niềm tin vào Nho giáo, người ta bắt đầu đi tìm con đường mới, điển hình nhất chính là Phật giáo – giáo phái đến từ Ấn Độ. Qua những lời răn dạy của đức Phật Thích Ca về những thưởng công trên trời đối với kẻ lành và hình phạt dưới địa ngục đối với kẻ lành. Hiện tượng cúng ruộng, cúng tiền để xây dựng và trùng tu chùa trở nên phổ biến. Ngay cả vua, chúa, phi tần và quan lại các cấp cũng rất sùng mộ đạo Phật. Từ thời Mạc, nhiều chùa mới được dựng, đến thời Lê nhiều chùa lớn được trùng tu. Mỗi một thước tin đều có những nghi thức cúng bái nhất định và thể hiện sự trang nghiêm riêng. Chẳng hạn như mỗi tháng hai lần (vào mùng một và ngày rằm) dân mộ đạo đều đến chùa dâng hương cầu khẩn và cúng tế; dù túng thiếu đến đâu họ cũng đem đồ lễ tới để dâng lên; rồi quỳ phục dưới những bức tượng rồi bắt đầu khấn vái. Sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn XVI-XVII được xem như thời kỳ phục hưng Phật giáo ở Việt Nam. Cùng với Phật giáo, Đạo giáo cũng rất được sùng mộ. Với lý do chiến tranh, loạn lạc, thiên tai luôn xảy xa mang đến nhiều tang thương và những chuẩn mực đạo đức giá trị bị biến động sâu sắc, chính là điều kiện thuận lợi làm phát sinh và phát triển nhiều biến tướng tôn giáo. Lúc này, dân chúng Đàng Ngoài rất thờ kính các vị thần thánh, hoặc những thước tin phù phép cho người bệnh, về việc cúng tế người chết... Trong thời kỳ này, không ít người trốn đời ở ẩn theo lối ‘vô vi’, rất nhiều đạo quán được mọc lên. Niềm tin này không chỉ tồn lại trong lòng dân chúng bình thường mà cả các bậc vương giả cũng đem lòng kính nề, họ tin vào thứ được xem là “phép màu” của các đạo sĩ. Trong xu thế đó, thế kỷ XVI-XVIII là giai đoạn 13 bùng nổ các loại tín ngưỡng mang tính phương thuật và nhiều hình thức lễ bái, cầu cúng dị đoan. Đáng nói nhất ở đây là sự xuất hiện những giáo phái thịnh hành ở Đàng Ngoài liên quan tới ma quỷ. Họ tin theo ma thuật và tuận tụy tuân lệnh thần linh ma quái – người sáng lập là Lão Tử rất danh tiếng và rất có uy tín với chúa qua những việc dùng bùa ngải để chữa lành các bệnh chứ không cần thuốc của lương y. Theo làn sóng du nhập từ phương Tây, một tôn giáo hoàn toàn mới mẻ đã xuất hiện ở nước ta vào thời kỳ này đó chính là đạo Thiên Chúa. Theo sử cũ, ngay từ năm 1533 một giáo sĩ Bồ Đào Nha tên là Inê-khu đã lén đến giảng đạo ở làng Ninh Cường, Quần Anh và Trà Lũ (Nam Định), nhưng phải đến thế kỷ XVII việc truyền bá đạo Chúa mới thực sự được đầy mạnh ở Đàng Ngoài. Với ý định muốn tranh thủ từ người phương Tây, chính quyền Lê-Trịnh tỏ ra khá thân thiện với các nhà truyền giáo. Thậm chí, chúa Trịnh còn cho dựng nhà thờ gần cung điện của mình để thuận tiện truyền giáo hơn. Ngay khi thước đạo này có nơi riêng để thừa hành và truyền tụng đã có rất nhiều thính giả đến nghe lời dạy của Thiên Chúa trong chính nhà thờ đầu tiên ở Đàng Ngoài và sau khi được dạy dỗ về đức tin thì họ chịu phép rửa tội. Tuy nhiên, khi nhận ra rằng việc truyền đạo như thế có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm, chính quyền Lê-Trịnh đã thi hành chính sách cấm đạo; “Ta, chúa Đàng Ngoài, được biết khá đầy đủ các tây dương đạo trưởng ở trong phủ ta, tới bây giờ không dạy dân đạo lý tà vạy và xấu xa. Thế nhưng không biết trong tương lai sẽ làm những gì hay hiện tại mưu đồ những gì. Vậy từ nay ta cấm hết thần dân ta, chúng sẽ bị xử nếu còn đi lại với họ hoặc theo đạo họ giảng”. Lời sắc lệnh trên không chỉ niêm yết như thường lệ mà được khắc trên ván gỗ và dựng ở trước nhà thờ , tiến hành cấm giảng đạo trong toàn cõi. Mặc dù vậy, việc hành giáo vẫn được bí mật thực hiện. Năm 1665, theo báo cáo của các giáo sĩ có khoảng 75 nhà thờ, 200 nơi giảng kinh và 35.000 giáo dân ở 14 Đàng Ngoài. Nhìn chung, sự du nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam mang lại luồn gió mới thay đổi đời sống văn hóa tinh thần trước kia. Không ít người Việt lúc bấy giờ, qua con đường tôn giáo này đã bắt đầu tiếp nhận văn hóa phương Tây. Ngoài ra, để phục vụ cho việc truyền đạo, có thể đưa kinh thánh đến nhiều người mà nhiều giáo sĩ đã học tiếng Việt và dùng chữ cái Latinh để ghi lại tiếng Việt dễ dàng hơn, điển hình như Alexander de Rhodes đã xuất bản quyển giảng kinh bằng tiếng Việt và cuốn Từ điển Việt-Bồ-Latinh vào năm 1651. Đây chính là cơ sở, là khởi nguồn cho việc Latinh hóa tiếng Việt. Dần dần với ưu thế có thể phiên âm tương đối chính xác tiếng Việt mà hệ thống chữ Latinh ghi tiếng Việt trở thành Quốc ngữ. 1.2.2 . Giáo dục và khoa cử Thời xưa có một điều rất thông dụng đó là sự tôn trọng Hán học. Không phân biệt người cao trí hay thấp kém mà không cho con cái theo hộc bí mật của con chữ từ khi còn nhỏ tuổi, vì thế mà ở Đàng Ngoài người nào cũng biết vọc vạch một vài chữ, chứ không ai hoàn toàn mù chữ . Bên cạnh đó, việc tổ chức thi cử luôn là hình thức tiêu biểu để chính quyền có thể lựa chọn nhân tài. Năm 1529, nhà Mạc mở khoa thi Hội đầu tiên, chọn được 27 người đỗ tiến sĩ. Theo tục lệ thì cứ ba năm sẽ niêm yết kỳ thi Hội do nhà Mạc tổ chức. Sau khi hết ngày dùi mài kinh sử thì các thí sinh đến diện kiến nhà vua để chịu sát hạch bằng cách thức sau, người ta cho dựng trong đền vua những tấm lều đủ để một người ngồi, thí sinh phải làm bài do các tiến sĩ được cử ra chủ tọa kỳ thi. Họ không được phép mang gì ngoài giấy, mực và một bút lông để viết; mỗi người có một lính canh để phục dịch khi cần và canh không cho ai tới gần; thí sinh có một ngày để hoàn thành bài thi của mình, sau khi hoàn thành sẽ nộp cho chủ khảo, người này sẽ đóng ấn riêng vào bản và xem xét lĩ lưỡng những lỗi. Những người được ông đánh giá cao trong bài thi sẽ được cấp tú tài, được cấp văn bằng có chữ 15 ký của vua, vừa dùng để làm bằng chứng vừa có được đặc ân miễn một nửa phần thuế hằng năm. Trong vòng hơn 60 năm, triều Mạc đã tổ chức 22 khoa thi, lấy đỗ 385 tiến sĩ. Triều Lê Trung vào năm 1580 chính thức trở lại chế độ thi cử này. Tính đến khoa thi cuối cùng năm 1787, triều Lê Trung hưng đã tổ chức 68 kỳ thi đình, chọn được 717 tiến sĩ. Ngoài ra nhà Lê còn tổ chức bổ sung các khoa như chế khoa, thịnh khoa, khoa sĩ vọng... lấy thêm được 134 tiến sĩ theo con đường thi cử không chính quy. Về việc tiến cử, vì trong nước chỉ có một số tiến sĩ được chỉ định trước, nên có khả năng không được đậu hết, nhưng chỉ là những xuất chúng tài ba lỗi lạc và chiều theo những chức vụ chưa có người thay thế mà thôi. Những người khác không được lên cấp và phải đến vào kỳ sau. Tuy nhiên họ vẫn được trọng dụng và thường được bổ vào những văn phòng pháp lý trong triều đình. Không những họ được miễn thuế thông thường mà con cái họ cũng được miễn mặc dầu chúng không bao giờ đỗ đạt và mặc dầu họ làm một nghề khác. Họ được bổ dụng vào những chức vụ lớn và quan trọng trong và ngoài nước. Trong đó, chúa sẽ chọn người làm sứ thần phái sang triều cống vua Tàu theo lệ nhân danh vua và nước Đàng Ngoài. Như vậy việc học hành, thi cử vẫn được duy trì theo hệ thống Nho giáo một cách tương đối liên tục. Trong các kỳ thi ấy xuất hiện một bộ phận không nhỏ những hiền tài cống hiến hết mình cho đất nước. Tuy nhiên, khi thiết chế Nhà nước bắt dầu rệu rã, kỹ cương, phép nước bị buông lỏng, ý thức hệ Nho giáo trở nên suy đồi, tư tưởng thực dụng như một căn bệnh truyền nhiễm len lõi dần trong tâm thức của con người, trong những mối quan hệ xã hội. Đây chính là lúc việc học hành thi cử không còn là hệ thức Khổng giáo được nó, chúng trở nên tiêu cực và tồn tại rất nhiều mặt hạn chế. Nội dung thi cử khuôn sáo, hiện tượng gian lận, hối lộ tràn lan đến nỗi “sinh đồ ba quan đầy cả thiên hạ”. Tính cách thanh cao của một người Nho sĩ bị thói mưu lợi cầu danh lấn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan