Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo kháng chiến chống mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước (1965 1968). si...

Tài liệu Đảng lãnh đạo kháng chiến chống mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước (1965 1968). sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

.PDF
20
1
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _______oOo_______ BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN TÊN ĐỀ TÀI: Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước (1965-1968). Sinh viên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Giáo viên giảng dạy: NGUYỄN THỊ LAN CHIÊN Họ và tên SV: NGUYỄN THANH HUYỀN Lớp học phần: 000014009 Mã số sinh viên: 19510101071 TP.HCM, ngày 8 tháng 6 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THANH HUYỀN Mã số sinh viên:19510101071 Mã lớp học phần: 000014009 ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN Ghi bằng số Ghi bằng chữ Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1 Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2 Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày…8… tháng…6…năm 2021 Sinh viên nộp bài Ký tên 1 MỤC LỤC DẪN LUẬN ______________________________________________________________ 4 CHƯƠNG 1: “CHUYỂN HƯỚNG TƯ TƯỞNG” CỦA ĐẢNG Ở MIỀN BẮC _________ 4 1.1. Tình hình nước ta giai đoạn cuối 1964 – đầu 1965 _____________________________ 4 1.2. "Chuyển hướng tư tưởng" của Đảng ở miền Bắc (1965) ________________________ 5 1.2.1. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (tháng 3-1965)_________________________ 6 1.2.2. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (tháng 12-1965) _______________________ 7 CHƯƠNG 2: MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MỸ VỪA SẢN XUẤT VÀ CHI VIỆN CHO MIỀN NAM __________ 9 2.1. Mỹ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc ______________ 9 2.2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, vừa chiến đấu vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn __________________________________________ 9 2.2.1. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ______________________________ 9 2.2.2. Tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội _______________________________________ 10 2.3. Chi viện cho miền Nam ________________________________________________ 11 CHƯƠNG 3: CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MỸ Ở MIỀN NAM ___________________________________________________________ 11 3.1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam ________________________ 11 3.2. Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ _____________________ 12 3.3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 ___________________________ 13 3.3.1. Hoàn cảnh _________________________________________________________ 13 3.3.2. Mục tiêu ___________________________________________________________ 14 3.3.3. Diễn biến___________________________________________________________ 14 3.3.4. Kết quả ____________________________________________________________ 14 3.3.5. Ý nghĩa ___________________________________________________________ 14 2 CHƯƠNG IV: SINH VIÊN VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ______________________________________________________________ 15 4.1. Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng Tổ quốc văn minh, vững đẹp, giàu mạnh ___________________________________________________________________ 15 4.2. Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ Tổ quốc _________________________ 16 KẾT LUẬN _____________________________________________________________ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO __________________________________________________ 19 3 DẪN LUẬN Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải lần lượt chống lại bốn chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ trong suốt 21 năm. Trong đó giai đoạn 1965-1968, đế quốc Mỹ thực hiện bước leo thang chiến lược và cố gắng quân sự cao nhất với việc triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ trực tiếp vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam. Chiến tranh xâm lược của Mỹ đã lan rộng trên cả nước với tính chất và mức độ ác liệt khác nhau. Bối cảnh phức tạp ấy đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta vào tình thế đặc biệt nghiêm trọng. Thường xuyên phải đối mặt với những thách thức ngày một ác liệt, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những diễn biến khá phức tạp. Một bộ phận trong số họ đã bộc lộ tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động. Tư tưởng sợ Mỹ, không dám đánh Mỹ đã xuất hiện không chỉ trong bộ phận quần chúng nhân dân mà có cả trong cán bộ, đảng viên của Đảng. Những câu hỏi lớn được đặt ra trong tư tưởng của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân rằng: Đảng và nhân dân ta sẽ phải đối phó với chiến lược mới của đế quốc Mỹ như thế nào? Quân Mỹ vào có làm thay đổi về cơ bản so sánh lực lượng trên chiến trường không? Chúng ta có dám đánh Mỹ không? Đánh Mỹ bằng cách nào và quan trọng là có thắng được Mỹ không? v.v… CHƯƠNG I: “CHUYỂN HƯỚNG TƯ TƯỞNG” CỦA ĐẢNG Ở MIỀN BẮC (1965) 1.1. Tình hình nước ta giai đoạn cuối 1964 – đầu 1965: Cuối năm 1964 - đầu năm 1965, trước những thắng lợi ngày càng lớn của phong trào cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ đã thấy rõ sẽ bị thất bại hoàn toàn nếu không thay đổi chính sách, thay đổi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam. Trong tình trạng bối rối, mâu thuẫn giữa hai xu hướng chiến hay hoà, Mỹ đang cố tìm mọi cách để giữ vững vị trí và lực lượng, mong tạo ra một thế mạnh cho giải pháp tiếp theo là hoặc thương lượng trên một cơ sở có lợi cho Mỹ, hoặc mở rộng chiến tranh. Mục tiêu trước mắt của Mỹ là cố buộc chúng ta phải nhượng bộ nhiều, và sau này nếu có thua thì chỉ chịu thua ở mức thấp nhất. Do đó, từng bước đưa lực lượng chiến đấu để cố giành lại một số mục tiêu chiến lược đã mất và cải 4 thiện tình hình quân sự và chính trị chung của Mỹ. Đồng thời Mỹ mở rộng hoạt động không quân, ném bom, bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sức tấn công của ta ở miền Nam; hạn chế sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, dùng sự đe doạ mở rộng chiến tranh ép ta phải nhân nhượng, ngừng cuộc đấu tranh cách mạng yêu nước ở miền Nam. Với những hành động mới đó, cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam đã được đẩy tới mức độ cao, và chiến tranh đã vượt ra khỏi phạm vi miền Nam, lan đến miền Bắc, trước mắt dưới hình thức ném bom, bắn phá bằng không quân. Đến đầu năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh lên một nấc mới. Trước sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang dùng chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu ồ ạt vào miền Nam trực tiếp tham chiến; đồng thời tăng cường không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Đây là bước leo thang chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, cũng là lần đầu nước Mỹ xuất quân đi xâm lược với số lượng lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Giới cầm quyền Mỹ đã huy động lực lượng và tiền của đến mức cao nhất vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Lúc này trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và giành nhiều thắng lợi mới ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh; công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật ở các nước XHCN đang trên đà phát triển, tạo cho các nước này một vị thế mới trên trường quốc tế, làm cho so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới thay đổi theo hướng có lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Đặc biệt là thái độ phản đối ngày càng mạnh của nhân dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Những thuận lợi này có tác động rất tích cực đến tinh thần quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, tình hình chính trị một số nước trong phe XHCN cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, không có lợi cho phong trào cộng sản quốc tế và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam. 1.2. “Chuyển hướng tư tưởng” của Đảng ở miền Bắc (1965): Trước tình hình mới, vấn đề quan trọng nhất, cấp bách nhất đối với Đảng trong lúc này không phải là vấn đề tương quan lực lượng giữa ta và Mỹ mà là vấn đề tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân ta trước những diễn biến mới của tình hình. Làm thế nào để trong điều kiện 5 bị chiến tranh phá hoại, nhân dân miền Bắc vẫn không nao núng tinh thần, tiếp tục hăng say lao động, sản xuất và chiến đấu, hết sức chi viện cho chiến trường miền Nam, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến? 1.2.1. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (tháng 3-1965): Nhận thức rõ điều đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (tháng 3-1965) đã xác định: nếu đế quốc Mỹ càng cố sức đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam thì sẽ càng vấp phải sự phẫn nộ, chống đối và đánh trả rộng rãi và quyết liệt hơn, thất bại của Mỹ sẽ càng nặng nề hơn. Và càng tiến hành ném bom, bắn phá miền Bắc để hòng tạo ra một thế mạnh thì lại càng làm tăng thêm lòng căm thù và ý chí chiến đấu của nhân dân cả nước ta, đồng thời làm tăng thêm sự phản đối trên thế giới đối với hành động của Mỹ. Nếu Mỹ đưa thêm mấy vạn quân chiến đấu vào miền Nam và mở rộng quy mô chiến tranh phá hoại miền Bắc thì có thể gây cho ta nhiều thiệt hại hơn, cuộc đấu tranh cách mạng yêu nước của nhân dân ta ở miền Nam có thể có những khó khăn, phức tạp và sẽ lâu dài hơn, nhưng nhân dân Việt Nam sẽ càng thêm căm thù và quyết tâm chiến thắng đế quốc Mỹ, đế quốc Mỹ sẽ bị sa lầy, thiệt hại nặng hơn và nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Vì thế, “Công tác lãnh đạo tư tưởng và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là cực kỳ quan trọng trong lúc này” và “Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới”. Đây là một chủ trương lớn và hết sức quan trọng của Đảng. Nó thể hiện rõ tư tưởng, tinh thần quyết tâm và chủ động đánh thắng đế quốc Mỹ của Trung ương Đảng, đồng thời quyết định đường lối, phương hướng công tác tư tưởng của Đảng ở miền Bắc trong những năm 1965-1975. Nội dung “chuyển hướng tư tưởng” nêu trên được xác định ở mấy điểm chính: 1. Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ những vấn đề sau: - Sự chuyển biến của tình hình, miền Bắc không còn ở trong thời kỳ xây dựng hoà bình nữa, mà đã bắt đầu ở vào thời chiến. - So sánh lực lượng giữa ta và địch. Nhấn mạnh những thuận lợi của ta và thất bại nghiêm trọng của Mỹ, cho nên ta nhất định sẽ thắng, Mỹ nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. 6 - Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước và cả nước đều phải tham gia đánh giặc. Cần phải xác định rõ “Miền Bắc dù có bị ném bom bắn phá đến đâu cũng phải vì giải phóng miền Nam mà không chút nao núng, nâng cao chí khí căm thù và quyết tâm thắng địch”. Phải đẩy mạnh phong trào “ba sẵn sàng” với nội dung và yêu cầu mới. Cần phải xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương của thời chiến. 2. Phải ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và tin tưởng, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu và công tác ở bất cứ nơi nào theo tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc; tư tưởng sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống Mỹ với tinh thần tự lực cánh sinh cao; chống tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch quá cao, hoặc chủ quan khinh địch; tư tưởng hoang mang, dao động, cầu an; tư tưởng muốn đàm phán khi chưa có điều kiện có lợi, muốn kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngoài và không tin vào sức mình. Như vậy, “chuyển hướng tư tưởng” ở đây có thể hiểu một cách ngắn gọn là: chuyển từ nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời bình sang nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời chiến, trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là đế quốc Mỹ dù có mạnh đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng; miền Bắc dù có bị bắn phá đến đâu cũng phải quyết tâm cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cốt lõi của vấn đề chuyển hướng tư tưởng là làm cho nhân dân miền Bắc thấy rõ tình hình mới của đất nước, từ đó có sự đồng thuận tuyệt đối với Đảng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào. 1.2.2. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (tháng 12-1965): Chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” của Hội nghị Trung ương 11 được tiếp tục khẳng định và bổ sung ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965). Và Hội nghị xác định nhiệm vụ của công tác tư tưởng là: - Giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ nhiệm vụ lịch sử vô cùng vẻ vang của nhân dân ta là chiến đấu chống một kẻ thù mạnh nhất và nguy hiểm nhất của loài người là đế quốc Mỹ, làm cho mọi người tin tưởng vững chắc rằng với đường lối đúng đắn của Đảng, với tinh thần dũng cảm chiến đấu của quân và dân ta, chúng ta có thể đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của đế quốc Mỹ. 7 - Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho nhân dân, nhất là cho bộ đội và thế hệ thanh niên, làm cho mọi người sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, chiến đấu anh dũng với bất cứ kẻ thù nào, đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch. - Làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta ở miền Bắc là phải tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam, phục vụ không điều kiện cho tiền tuyến miền Nam và hết sức giúp đỡ cách mạng Lào, làm cho mọi người hăng hái dốc sức ra làm tròn bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng và chính phủ giao phó. Như vậy, chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” ở miền Bắc được Đảng ta xác định từ Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và tiếp tục được khẳng định, bổ sung, cụ thể hoá ở Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12-1965) cùng các chỉ thị, nghị quyết sau đó của Trung ương về công tác tư tưởng. Nội dung cơ bản của chủ trương là chuyển hướng công tác tư tưởng của Đảng theo hướng: Làm cho toàn thể nhân dân miền Bắc hiểu rõ tình hình miền Bắc không còn ở trong thời bình nữa mà đã chuyển sang thời chiến; nhiệm vụ thiêng liêng nhất của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta lúc này là nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trong bất kể tình huống nào. Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất được Trung ương nhấn mạnh nhiều lần, đó là công tác tuyên truyền của Đảng phải tập trung khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân; giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư tưởng quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dù phải hy sinh, gian khổ đến mấy. Đó là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng ở miền Bắc thời gian này. Từ chủ trương này, những vấn đề căn bản nhất của công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền, cổ động nói riêng được xác định kịp thời và chính xác. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, cổ động chính trị của Đảng ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, rầm rộ và liên tục trong suốt những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần to lớn vào việc động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu và sản xuất của nhân dân miền Bắc, biến sức mạnh tinh thần đó thành sức mạnh vật chất vượt qua mọi gian nan, thử thách, giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ. Chuyển hướng tư tưởng của Đảng ở miền 8 Bắc là một bài học vô cùng quý giá, thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc và vận dụng trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. CHƯƠNG II: MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MỸ VỪA SẢN XUẤT VÀ CHI VIỆN CHO MIỀN NAM (1965 – 1968) 2.1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc: Tấn công phá hoại miền Bắc là một kế hoạch được tiến hành song song với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nhằm đánh vào hậu phương của cách mạng miền Nam. Để có cớ tấn công miền Bắc, ngày 31/7/1964, Mĩ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” và cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc như sông Gianh (Quảng Bình), Vinh – Nghệ An … Ngày 7/02/1965, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mĩ đã huy động hàng nghìn máy bay tối tân, thuộc 50 loại khác nhau, trong đó có cả máy bay B52, F111 cùng các loại vũ khí hiện đại và một lực lượng hải quân thường xuyên có mặt ở Thái Bình Dương, các căn cứ hải quân ở Nam Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Lực lượng không quân và hải quân Mĩ đã ném bom, bắn phá liên tục với cường độ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày, miền Bắc phải hứng chịu khoảng 1.600 tấn bom đạn của Mĩ trút xuống. Mục tiêu tấn công của Mĩ không chỉ là các căn cứ quân sự mà còn bao gồm cả những mục tiêu dân sự: các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trình thủy lợi, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà thờ, nhà trẻ, chùa chiềng… 2.2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, vừa chiến đấu vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn: 2.2.1. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mĩ: 9 Để phù hợp với tình hình mới, tháng 01/1965, Hội đồng quốc phòng đã họp và đề ra nhiệm vụ, phương hướng công tác trước mắt của miền Bắc là tăng cường công tác phòng thủ, trị an, sẳn sàng chiến đấu. Để chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, miền Bắc đã thực hiện “quân sự hóa toàn dân”, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào, phân tán dân khỏi những vùng trọng điểm để tránh thiệt hại lớn, đảm bảo đời sống ổn định cho người dân. Nhân dân miền Bắc đã huy động toàn dân chống giặc; bên cạnh lực lượng phòng không, hải quân với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, lực lượng dân quân, du kích, tự vệ chiến đấu của toàn dân không ngừng ngày đêm hỗ trợ, phục vụ chiến đấu và khắc phục hậu quả do chiến tranh tàn phá. Trong hơn 4 năm (từ 5/8/1964 – 1/11/1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.234 máy bay Mĩ (trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F.111) diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mĩ; bắn chìm và bị thương 43 tàu chiến và tàn biệt kích. Cùng với những thất bại ở chiến trường miền Nam, đặc biệt là sau cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân – 1968, Mĩ buộc phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc từ vì tuyến 20 trở ra kể từ ngày 31/3/1968 và đến ngày 01/11/1968, Mĩ ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc hoàn toàn. 2.2.2. Tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội: Để phù hợp với tình hình mới, Đảng đã chủ trương chuyển hướng nền kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, tập trung vào việc xây dựng và phát triển kinh tế vùng, kinh tế địa phương nhằm bảo đảm cho mỗi vùng, miền, mỗi địa phương chủ động hơn trong việc duy trì và đẩy mạnh sản xuất, tự cung, tự cấp những mặt hàng thiết yếu trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Nhân dân miền Bắc đã vượt qua được những khó khăn, thách thức, dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trong lao động sản xuất; Tất cả nhân dân miền Bắc chung sức, chung lòng vừa chiến đấu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến tất cả để chiến thắng" và "mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền nam ruột thịt", "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Kết quả: 10 - Trong nông nghiệp: Hai ngành sản xuất phát triển mạnh nhất là chăn nuôi và trồng trọt; diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên: năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thành Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành “quê hương 5 tấn” đầu tiên. - Trong công nghiệp: Các cơ sở sản xuất lớn sau khi sơ tán, phân tán đã dần dần đi vào sản xuất ổn định trở lại, đảm bảo cung cấp, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của sản xuất, chiến đấu và đời sống. Công nghiệp quốc phòng được tăng cường và đặc biệt công nghiệp địa phương phát triển rất mạnh. - Trong giao thông vận tải: Nhân dân miền Bắc đã bất chấp bom đạn, ra sức khôi phục và bảo vệ các mạch máu giao thông của miền Bắc và hệ thống đường vận tải chiến lược Bắc – Nam, đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ công tác chi viện cho miền Nam. - Trong lĩnh vực tài chính – thương mại: đảm bảo được việc cung ứng vốn, hàng hóa phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế thời chiến và yêu cầu chiến đấu. - Trong văn hóa, giáo dục và y tế: nền giáo dục vấn tiếp tục phát triển, đặc biệt là giáo dục đại học, số sinh viên tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh phá hoại; số cán bộ có trình độ đại học năm 1965 là 20.000, đến năm 1969, lến đến 40.000 người. Các ngành văn hóa, nghệ thuật hoạt động sôi nổi phục vụ cho quần chúng, y tế đã có những thành tựu mới về chuyên môn … 2.3. Chi viện cho miền Nam: Những thành quả trên còn là một nguồn lực đánh kể giúp cho miền Bắc làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam. Tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam trong 4 năm (1965 – 1968) tăng gấp 10 lần so với thời kỳ trước: hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vật chất, vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men … Sự chi viện to lớn đó đã góp phần quyết định thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong cuộc chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ – Ngụy. CHƯƠNG III: CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MỸ Ở MIỀN NAM (1965 -1968) 3.1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam: 11 Đầu 1965, trước sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã chuyển sang thực hiện “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh thực dân mới được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và quân ngụy tay sai. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng, trang bị chiến tranh nhằm chống lại cách mạng miền Nam. Để tiến hành “chiến tranh cục bộ”, từ tháng 3/1965 Mĩ đã ào ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam lúc đầu là 20 vạn rồi sau tăng lên 40 vạn, lúc cao nhất lên 58 vạn cùng với hàng chục vạn chư hầu (Nam Triều Tiên, Thái Lan, úc, Tân Tây Lan, Philippin). Chúng thực hiện âm mưu quốc tế hóa cuộc chiến tranh. Vừa vào miền Nam, chúng đã ra sức xây dựng các căn cứ quân sự lớn như: Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Vũng Tàu, Tân Sơn Nhất. Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc hành quân “tìm diệt”. Mở đầu là cuộc hành quân “Ánh sáng sao” đánh vào vùng căn cứ giải phóng ở Vạn Tường thuộc (Bình Sơn - Quảng Ngãi) và nhiều cuộc hành quân trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1965-1966; 19661967 nhằm “tìm diệt” và “bình định”. 3.2. Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ: Trước âm mưu mới của địch, Đảng ta đã phân tích tình hình, so sánh lực lượng, phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của ta và địch, từ đó hạ quyết tâm đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Quân dân miền Nam với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, được sự chi viện, phối hợp chiến đấu của quân dân miền Bắc, đã anh dũng chiến đấu liên tiếp giành thắng lợi. - Mở đầu vào 5/1965 một đại đội quân giải phóng đã đánh bại một đại đội quân Mĩ tại Núi Thành (Quảng Nam). Chiến thắng Núi Thành đã chứng tỏ khả năng ta có thể đánh thắng Mĩ. - Đặc biệt 18/8/1965, tại Vạn Tường (Quảng Ngãi) bộ đội chủ lực của ta đã đụng đầu với chủ lực của Mĩ. Với lực lượng 9.000 tên lính thủy đánh bộ, có hàng trăm máy bay, xe tăng xe bọc thép và nhiều tàu chiến của hạm đối 7 Mĩ yểm trợ, càn quét Vạn Tường. Mặt 12 khác số lượng và trang bị ít hơn địch nhiều lần, các lực lượng vũ trang giải phóng đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, mưu trí, linh hoạt. Kết quả: Ta đã diệt 919 tên địch, bấn rơi và phá hủy 23 máy bay, 22 xe tăng và xe bọc thép. Đập tan hoàn toàn cuộc càn quét qui mô lớn của địch. Với chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ lực lượng vũ trang miền Nam hoàn toàn đủ sức mạnh đương đầu và đánh bại đội quân viễn chinh Mĩ. Chứng tỏ rằng cách mạng miền Nam hoàn toàn có đủ khả năng đánh thắng đế quốc Mĩ về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vốn là chiến lược của Mĩ hy vọng giành thắng lợi bằng sức mạnh quân sự. Từ đó, khắp miền Nam dấy lên phong trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. - Tiếp đó quân dân miền Nam đập tan hai cuộc phản công mùa khô của Mĩ: o Mùa khô 1965-1966: Mĩ đã tiến hành 450 cuộc hành quân lớn nhỏ vào hai hướng chính đó là đồng bằng Khu V và miền Đông Nam bộ nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường. Quân dân ta đã đánh bại quân địch trên mọi hướng tấn công, kết quả ta đã loại khỏi vùng chiến đấu 104.000 tên địch trong đó có 42.000 lính Mĩ và 3.500 lính chư hầu. o Mùa khô năm 1966 - 1967: Mĩ tiến hành 895 cuộc hành quân lớn nhỏ mà tiêu biểu là cuộc hành quân Gianxan Xiti đánh vào miền Đông Nam bộ nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Quân dân ta đã đồng loạt mở cuộc phản công đánh tan các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của địch. Đã loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên địch, trong đó có 68.200 lính Mĩ và 5.540 lính chư hầu. - Phong trào đấu tranh chính trị bằng sự nổi dậy của quần chúng ở thành thị và nông thôn, chống kìm kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá ấp chiến lược, đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ càng diễn ra sôi nổi, vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng lên cao. 3.3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968: 3.3.1. Hoàn cảnh: 1968 là năm bầu cử tổng thống Mĩ, các phe phái trong nội bộ Mĩ nẩy sinh mâu thuẫn mà chúng ta có thể lợi dụng được. 13 So sánh tương quan lực lượng sau hai cuộc phản công chiến lược mùa khô có lợi cho ta. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Mĩ gặp nhiều khó khăn, tinh thần binh lính Mĩ giảm sút. Lợi dụng tình hình trên ta chủ động mở cuộc tổng công kích tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam, chủ yếu đánh vào các đô thị. 3.3.2. Mục tiêu: Mục tiêu của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa là tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân viễn chinh Mĩ, đánh sập ngụy quân ngụy quyền, giành thắng lợi quyết định, buộc Mĩ đàm phán và rút quân về nước. 3.3.3. Diễn biến: Đêm 30/1/1968 (Tết Mậu Thân) quân dân miền Nam đồng loạt nổi dậy và tấn công vào hệ thống phòng ngự của địch khắp miền Nam. Đánh vào 64 vị trí, căn cứ quân sự, các khu hậu cần, sân bay, bến cảng. Trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng ta làm chủ được nhiều ngày. Đồng thời đánh vào các sào huyệt cơ quan đầu não của địch Toà đại sứ Mĩ, Dinh độc lập, Bộ tổng tham mưu ngụy, các bộ tư lệnh quân chủng, quân đoàn, chi khu quân sự... 3.3.4. Kết quả: Trong vòng hơn một tuần lễ, quân ta đã giành được những thắng lợi to lớn: - Loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên địch, 43.000 tên Mĩ, tiêu diệt gọn 29 tiểu đoàn (có 9 tiểu đoàn Mĩ) phá 1 .500 máy bay 4000 xe quân sự, hàng loạt kho bom đạn, xăng dầu, bức rút và bức hàng trên 700 đồn bót. - Đã huy động được hàng triệu quần chúng xuống đường tham gia chiến đấu giành quyền làm chủ, giải phóng hơn 1000 thôn ấp và 12 triệu dân. 3.3.5. Ý nghĩa: Tuy có những hạn chế nhưng đó là thắng lợi lớn của ta: - Giáng một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ làm lung lay ý chí quyết tâm xâm lược của Mĩ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Nam, chấp nhận ngồi vào đàm phán Pari để giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. 14 Thắng lợi của tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 đã mở ra một bước ngoặt của - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là thắng lợi thứ ba và bước nhảy vọt thứ hai của cách mạng miền Nam. Nói lên sự phát triển nhanh chóng, vững vàng của cách mạng miền Nam. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về chỉ đạo tiến hành tiến công và nổi đậy. CHƯƠNG IV: SINH VIÊN VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4.1. Trách nhiệm của sinh viên trong công cuộc xây dựng Tổ quốc văn minh, vững đẹp, giàu mạnh: Từ rất lâu Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ, đặc biệt là lực lượng đông đảo sinh viên trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non sông đất nước. Song nhận thức này qua hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế có nhiều thay đổi, thời kỳ hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai trò từ các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan thôi chưa đủ mà còn phải xuất phát từ nhận thức của chính lực lượng sinh viên. Muốn xây dựng, muốn trả lời được về Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là như thế nào thì trước tiên đối với công cuộc xây dựng tổ quốc sinh viên cần phải: - Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước. - Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. - Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc. 15 - Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên… - Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. 4.2. Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ Tổ quốc: Trải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì Việt Nam ta càng thấy rõ Lòng yêu nước chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt Nam mới có thể chiến thắng được mọi ách của giặc ngoại xâm. Do đó, mỗi người dân bất kể già trẻ, lớn bé đều cần có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước. Lòng yêu nước tại thời bình thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là: - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc. - Là người con Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc. - Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú. - Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ. Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, hầu hết sinh viên đều được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy thế hệ sinh viên càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc. 16 Mỗi sinh viên để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó sinh viên sẽ ý thức được Trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn hiện nay là: - Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. - Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa… - Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. KẾT LUẬN Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 là một trong những trang sử hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Đây là giai đoạn đỉnh cao của chiến tranh ác liệt, khi ở miền Nam, Mĩ tăng cường quân đội, thực hiện những chiến dịch tìm và diệt, còn ở miền Bắc, chúng cũng leo thang đánh phá bằng việc đưa không quân và hải quân gây chiến tranh phá hoại. Chủ trương của Đảng trước hành động của đế quốc Mỹ đặt ra cho toàn quân và toàn dân ta một câu hỏi lớn: Việt Nam có đánh được Mỹ không, nếu có thì đánh theo cách nào? Sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền Bắc có tiếp tục nữa hay không? Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh được đường lối lãnh đạo của Đảng ta là rất đúng đắn. Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu anh dũng, biến cuộc chiến tưởng chừng không cân sức thành chiến thắng vẻ vang. Giáng một đòn quyết định làm lung lay ý chí quyết tâm xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, tuyên bố phi Mỹ hóa chiến tranh, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Nam, chấp nhận ngồi vào đàm phán Pari để giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Đồng thời cuộc đấu tranh chống Mỹ trên cả nước cũng để lại cho nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm về chỉ đạo tiến hành tiến công và nổi đậy. 17 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đội tiên phong dầy dạn của giai cấp công nhân Việt Nam, người đại biểu trung thành của nhân đân Việt Nam, người kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với nghị lực chiến đấu phi thường và sức sáng tạo vô tận của nhân dân ta. Chiến thắng này mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn khiến chúng ta càng thêm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng ta. Chúng ta những sinh viên Việt Nam nguyện đem hết sức mình trau dồi, rèn luyện đạo đức, tri thức để cống hiến được nhiều công sức của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tài liệu giấy: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban tuyên truyền trung ương – Bộ giáo dục và đào tạo, tr83, tr84, tr85, tr86, tr87. ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, t.26, tr113, 110, 114. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 131. Tài liệu web: https://123docz.net/document/3969293-luan-van-thac-si-dang-cong-san-viet-nam-lanh-daochuyen-huong-xay-dung-kinh-te-o-mien-bac-trong-dieu-kien-co-chien-tranh-pha-hoat-giaidoan-1965-1968.html http://tuyengiao.vn/truyenthongtuyengiao/truyenthongtuyengiao/chuyen-huong-tu-tuongcua-dang-o-mien-bac-nhung-nam-1965-1975-12169 https://baikiemtra.com/lich-su/mien-nam-chien-dau-chong-chien-tranh-cuc-bo-cua-mi1965-1968-2409.html https://soanbaionline.net/2015/03/bai-19-mien-bac-chong-chien-tranh-pha-hoai.html 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan