Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quy hoạch đô thị TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN...

Tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

.DOC
49
582
102

Mô tả:

Tên đề tài: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ BỘ MÔN QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ---------------------------------------------- TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Tên đề tài: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI Nhóm thực hiện: 1. Hoàng Thị Hương - Trưởng nhóm 2. Đoàn Ngọc Hiệp. 3. Nguyễn Thị Yến. 4. Lưu Hải Yến. 5. Lê Thanh Thọ. 6. Nguyễn Quý Diệu. 7. Nguyễn Ngọc Hoàng 8. Phan Ngọc Minh Giáo viên hướng dẫn: TS: Vương Văn Thanh TS. Trần Sơn Ninh Hà Nội, tháng 5 năm 2015 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện thị trường mới, vấn đề đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của ngành khoa học quân sự nói riêng đang làm cho các nhà quản trị hết sức quan tâm. Sản phẩm mới ống khuếch đại ánh sáng (EOP) trong lĩnh vực quang điện tử đã giúp cho Công ty TNHH một thành viên Điện tử sao (sau đây gọi là Nhà máy Z181) không những mở rộng quy mô sản xuất mà còn làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm quốc phòng, là sản phẩm mới trong lĩnh vực quân sự về các thế hệ khí tài nhìn đêm trang bị cho lực lượng vũ trang. Nhu cầu của thị trường thay đổi, có nhiều yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, các sản phẩm thay thể ngày càng nhiều hơn, do đó, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp, các tập đoàn đang ngày càng trở nên quyết liệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh để không những có thể tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ. Xây dựng lợi thế cạnh tranh có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đối với một Nhà máy Z181/TCCNQP vừa hoạt động nghiên cứu vừa tham gia sản xuất kinh doanh thì hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới sự sống còn của doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm nên thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Từ nhu cầu của thực tiễn đặt ra vấn đề: Làm sao để cán bộ chiến sỹ tác chiến trên chiến trường trong điều kiện cả ngày và đêm Công ty TNHH một thành viên Điện tử Sao mai đã được Nhà nước, Quân đội đầu tư dây chuyền sản xuất ống khuếch đại ánh sáng (EOP) thế hệ 2+ đã làm chủ công nghệ và tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm lên thế hệ 3 để từ đó nâng cao khả năng tác chiến cho QĐND Việt nam. Xuất phát từ yêu cầu trên tổ 1 lớp cao học Quản lý khoa học và công nghệ K26b lựa chọn đề tài: “Chiến lược phát triển KH&CN Điện tử’ của Công ty TNHH một thành viên Điện tử Sao mai để nghiên cứu. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN TỬ SAO MAI VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI (EOP) TẠI CÔNG TY I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Giới thiệu công ty - Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên Điện tử sao mai (Nhà máy Z181/TCCNQP) - Tên tiếng Anh: MORNING STAR ELECTRONIC ONE MEMBER LIMITED LIBILITY COMPANY - Trụ sở giao dịch: Số 27 Hoàng Sâm, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Điện thoại: 0437.564.699 - Fax: (84-4) 437.564.263 - Email: [email protected] - Tài khoản: Nghĩa Đô - HN 1020100000697 tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh - Mã số thuế: 0100108487 - Cơ quan quản lý Nhà nước: Tổng cục CNQP/Bộ Quốc phòng - Cơ quan chủ quản: Tổng cục Công nghiệp Qốc phòng - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Công ty TNHH một TV Điện tử Sao mai (Nhà máy Z181/TCCNQP), được thành lập ngày 23 tháng 5 năm 1963 theo Quyết định số 235/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng với tên gọi ban đầu là nhà máy Z181, trực thuộc Tổng cục CNQP - Ngày 22 tháng 7 Năm 2013, Nhà máy Z181 được chuyển thành Công ty TNHH một thành viên; Từ những năm 1965 của thế kỷ XX, Nhà máy Z181 bước đầu tự lập và tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm điện, điện tử phục vụ cho ngành điện tử trong và ngoài quân đội. Đây là giai đoạn nhà máy gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế nước nhà cực kỳ khó khăn, chiến tranh ác liệt, nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu sản xuất các linh kiện điện tử phục vụ cho Quân chủng Phòng không, tăng thiết giáp... Từ năm 1990 chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, nhà máy đã được Nhà nước, Quân đội đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng mang tính đặc thù 3 quân sự. Sau khi tiếp nhận dây chuyền nhà máy đã làm chủ được các quy trình công nghệ và đã: + Chủ trì chương trình khoa học công nghệ sản xuất các loại chiếu sáng SPKT; + Chương trình sản xuất ống khuếch đại ánh sáng (EOP) thế hệ 2+; Sau 05 năm chuyển đổi, Nhà máy Z181 đã xây dựng và phát triển được 05 xí nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững. - Năm 2013 Nhà máy được Chủ tịch nước tặng Huân chương hạng nhất, Bộ Quốc phòng tặng nhiều phần thưởng cao quí khác. - Đến năm 2015 Nhà máy Z181 có 01 tiến sỹ và 05 thạc sỹ chuyên ngành khí tài quang điện tử, đã phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội gửi cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu, sản xuất... 1.3. Đặc thù hoạt động của Nhà máy Z181/TCCNQP Từ năm 2010, Nhà máy Z181/TCCNQP được chuyển đổi thành doanh nghiệp chủ yếu chú trọng vào nghiên cứu sản xuất chế tạo ra các sản phẩm điện tử như các loại chiếu sáng súng pháo khí tài chuyển giao các sản phẩm này cung cấp cho các đơn vị trong toàn quân để phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó Nhà máy vẫn duy trì sản xuất những mặt hàng truyền thống phục vụ cho nhu cầu dân sinh như các loại ống nước, cơ khí, điện lạnh, điện tử, xây dựng. Do đó, đặc thù hoạt động của nhà máy là: Nghiên cứu – chế thử – làm chủ công nghệ - sản xuất theo mô hình từ thị trường đến thị trường. Hình 1: Mô hình nghiên cứu từ thị trường đến thị trường ThÞ trêng S¶n xuÊt c«ng nghiÖp S¶n xuÊt thö NhiÖm vô KHCN Hîp t¸c quèc tÕ ThiÕt kÕ c¸c s¶n phÈm c«ng nghÖ cao (EOP)thế hệ 3) 4 - Hoạt động nghiên cứu khoa học: Nhà máy được biên chế Phòng Kỹ thuật, nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật là nghiên cứu KH&CN mới và áp dung KH&CN mới này vào sản xuất kinh doanh. Biên chế của Phòng Kỹ thuật 18 đồng chí; trong đó có 03 thạc sỹ, còn lại 15 đồng chí là kỹ sư. Trong số kỹ sư được tuyển dụng đã trở thành lực lượng cán bộ khoa học trẻ có chuyên môn tốt, có hoài bão trong hoạt động khoa học và gắn bó lâu dài với Nhà máy. Cùng với sự cố gắng to lớn của tập thể phòng đã trở thành một đơn vị nghiên cứu Cơ điện tử hàng đầu ở Việt Nam (lĩnh vực quân sự) với những thế mạnh sau: + Cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học: để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học: ngoài các xưởng sản xuất thực nghiệm sẵn có, Nhà máy đã từng bước đầu tư xây dựng một hệ thống phòng thí nghiệm đầu ngành như: Phòng thí nghiệm tia nước áp suất cao, Phòng thí nghiệm Tự động hoá, Phòng thí nghiệm Môi trường, Riêng Xí nghiệp sản xuất ống khuếch đại ánh sáng (EOP) tổng số vốn đầu tư lên tới trên 400 tỷ đồng. + Kết quả nghiên cứu và sản phẩm khoa học đã đạt được: Việc lựa chọn đúng những sản phẩm mang tính đột phá để xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được thực hiện theo mô hình nghiên cứu từ thị trường đến thị trường. Đến nay, Nhà máy đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công và chuyển giao vào sản xuất công nghiệp hơn 100 sản phẩm cơ điện tử. Các sản phẩm khoa học công nghệ này của nhà máy đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại khắp mọi miền đất nước, góp phần nâng cao năng lực của nhiều ngành công nghiệp, tiết kiệm mỗi năm hàng chục triệu USD do thay thế thiết bị nhập khẩu mang lại thu nhập cho cán bộ khoa học và có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở vật chất cho nhà máy. + Đề xuất sản phẩm quốc gia: theo chủ trương của Chính phủ, của Quân đội trên cơ sở năng lực và kết quả nghiên cứu của mình, Nhà máy đã đề xuất với Bộ Quốc phòng nghiên cứu phát triển Cơ điện tử, cụ thể chiến lược phát triển khí tài nhìn đêm thế hệ 4+, 5 +. Là tổ chức dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển Cơ điện tử, khí tài nhìn đêm phát huy năng lực, kinh nghiệm và những thành tích đã có, Nhà máy mong muốn sẽ góp công đầu vào việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Cơ điện tử tại Việt Nam, ngành công nghiệp có giá trị về chiến lược từng bước hiện đại quân đội nhân dân Việt nam. - Hoạt động sản xuất: Ngoài nhiệm vụ trọng tâm phục vụ Quân đội, nhà máy đã tiến hành sản xuất các mặt hàng phục vụ dân sinh bảo đảm đời sống vật chất, động viên công tác NCKH, + Sản xuất, kinh doanh, lắp đặt các loại máy, Thiết bị công nghệ, các hệ thống điều khiển tự động, thiết bị tự động hoá, điện tử công nghiệp và Phần mềm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. + Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư; thiết bị điện tử; máy, thiết bị, dụng cụ và dây chuyền công nghệ trong công nghiệp. + Xây dựng các công trình dân sinh cũng như các công trình quân sự; năm 2014 nhà máy đã trúng gói thầu 300 tỷ xây dựng dự án tại nhà máy Z111/TCCNQP; II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY Z181/TCCNQP 2.1. Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy Z181/TCCNQP 2.1.1. Sản phẩm Với mô hình nghiên cứu: “Nghiên cứu thị trường - nhiệm vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế để ứng dụng các công nghệ mới - thiết kế các sản phẩm công nghệ cao - sản xuất thử - sản xuất công nghiệp - thị trường “và trên cơ sở tiếp nhận, ứng dụng chuyển giao công nghệ của các hãng tiên tiến trên thế giới như : SIEMEN, MAHO, BUTTNER của cộng hòa liên bang Đức…Nhà máy đã xác định hoạt động khoa học công nghệ xuất phát từ nhiệm vụ và nhu cầu của quân đội cũng như thị trường cho khoa học công nghệ là yếu tố sống còn của nhà máy. Hiện nay, nhà máy sản xuất được các sản phẩm cơ khí có độ hiện đại và chất lượng tương đương như chất lượng của các nước trong nhóm tiên tiến, nhưng giá thành chỉ bằng 25%- 40% so với nhập ngoại (VD: Hộp đạn 7 lít). Ngoài ra nhà máy cũng đã đưa ra thị trường trên 20 sản phẩm công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trong đó có 6 nhóm sản phẩm tiêu biểu: + Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành xây dựng (Xí nghiệp xây dựng 1): Sản phẩm dây chuyền Terrazzo tự động, trạm trộn bê tông xi măng tự động, trạm trộn bê tông asphalt tự động, bơm bê tông xi măng tự động, máy hàng lồng ghép tự động CNC… + Nhóm sản phẩm cơ điện tử: Các loại chiếu sáng súng pháo khí tài hằng năm cung cấp cho Bộ Quốc phòng hàng ngàn sản phẩm rất ổn định mang lại gần 20 tỷ đồng giá trị hợp đồng kinh tế mỗi năm; + Nhóm sản phẩm điện tử: Năm 2014 cung cấp cho Bộ Quốc phòng hơn 1.000 sản phẩm ống khuếch đại ánh sáng (EOP) thế hệ 2+ mang lại cho nhà máy giá trị hợp đồng kinh tế gần 100 tỷ đồng; + Các sản phẩm trong các lĩnh vực khác Các sản phẩm cơ điện tử của nhà máyđã được nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công từ 2010-2015 được thể hiện trong bảng 1 Bảng 2: Sản phẩm cơ điện tử –Nhà máy Z181/TCCNQP STT Tên thiết bị Nhóm sản phẩm phục vụ quốc phòng 1. Chiếu sáng pháo mặt đất 2. Chiếu sáng pháo chống tăng STT Tên thiết bị 3. Chiếu sáng pháo cao xạ 4. Chiếu sáng súng cối 5. Chiếu sáng súng ĐKZ 6. Chiếu sáng các loại khí tài quang học 7. ống khuếch đại ánh sáng (EOP) thế hệ 2+ 8. Các ngòi nổ điện tử 9. Hộp đựng đạn 7 lít Nhóm sản phẩm dân sinh 1. Cơ khí các loại sản phẩm thông dụng 2. Xây dựng 3. Điện tử, điện lạnh 2.1.2. Khách hàng chính của nhà máy Qua nhiều năm hình thành và phát triển, nhà máy đã có nhiều kinh nghiệm để chế tạo ra những sản phẩm đòi hỏi tính kĩ thuật cao. Do vậy lượng khách hàng ngày càng tăng và hầu hết là những công ty lớn. Tuỳ vào từng nhóm sản phẩm mà Nhà máy Z181/TCCNQP có những khách hàng chủ yếu sau: - Nhóm sản phẩm trong ngành máy xây dựng: trạm trộn bê tông, bơm bêtông tự động: + Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng; + Quân chủng PK-KQ; + Quân chủng Hải quân; + Công ty TNHH một thành viên cơ khí chính xác 11 (Nhà máy Z111/TCCNQP) - Nhóm sản phầm cơ điện tử trong lĩnh quân sự: + Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng; + Tất cả các đơn vị trong toàn quân. Khi nhà máy tham gia đấu thầu, khách hàng của nhà máy đóng vai trò là chủ đầu tư. Dựa trên quyền lực của khách hàng, họ đặt ra những yêu cầu hết sức khắt khe cả về giá cả và chất lượng đòi hỏi nhà máy phải đáp ứng. 2.1.3. Đối thủ cạnh tranh - Công ty Quang điện - Điện tử Z199/TCCNQP: Là đơn vị đang nghiên cứu triển khai sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực quang cơ, điện tử. - Công ty TNHH một thành viên 33 (Nhà máy Z133/TCKT): Hiện nay nhà máy Z133 đang nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng chiếu sáng súng pháo khí tài; - Một số công ty TNHH khác cũng đang sản xuất các thiết bị công nghệ, quang điện tử. Trong tình hình kinh tế thị trường như hiện nay, để cạnh tranh được nhà máy cần có những chiến lược để giữ vững vị trí hàng đầu như hiện nay cùng với việc không ngừng nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm. 2.2. Đặc điểm máy móc công nghệ Trước đây, để sản xuất một sản phẩm, nhà máy phải nghiên cứu công nghệ của nước ngoài mà đặc biệt là của Cộng hòa liên bang Nga, chỉ tự chế tạo trong nước phần cơ khí, còn phần thiết bị phải nhập ngoại hoàn toàn. Nay phần lớn các thiết bị đó nhà máy đã nghiên cứu và chế tạo được. Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật là những nhân tố luôn luôn thay đổi, chỉ sử dụng sau một thời gian sẽ trở nên lạc hậu. Do vậy, nhà máy đã có tư tưởng liên kết, hợp tác với các hãng nước ngoài chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, là khách hàng quen thuộc của nhà máy nhà máy trên cơ sở chuyển giao cho nhà máy công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, ngoài các xưởng sản xuất thực nghiệm sẵn có, nhà máy đã từng bước đầu tư xây dựng một hệ thống phòng thí nghiệm đầu ngành như: Phòng thí nghiệm tia nước áp suất cao, Phòng thí nghiệm Tự động hoá, Phòng thí nghiệm Cơ điện tử với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng. 2.3. Lao động Bảng 3: Lao động của Nhà máy Z181/TCCNQP TT Loại lao động Tổng cộng 1 Số lượng 330 Cán bộ có trình độ trên Đại học 6 - Tiến sỹ 1 - Thạc sỹ 5 2 Cán bộ có trình độ Đại học 24 3 Cán bộ có trình độ Cao đẳng, trung cấp 250 TT Loại lao động Số lượng 4 Lao động có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo 50 - Xây dựng được lực lượng đông đảo các cán bộ khoa học có năng lực, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu, đào tạo và sản xuất sản phẩm công nghệ cao, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học trẻ năng động, đủ năng lực thực hiện các dự án khoa học và sản xuất lớn, thông qua việc hàng năm cử cán bộ đi nghiên cứu đào tạo tại nước ngoài, đào tạo tiến sỹ trẻ, đào tạo đại học Cơ điện tử và đào tạo thường xuyên; - Từ năm 1997, Nhà máy Z181/TCCNQP đã chủ trương xây dựng và chuyển đổi cơ cấu lao động kỹ thuật cho phù hợp với nội dung chuyển đổi từ nghiên cứu cơ khí truyền thống sang Cơ điện tử bằng việc đào tạo lại và bổ sung các kỹ sư tự động hoá, kỹ sư điện tử, kỹ sư tin học cho các đơn vị để giảm tỷ lệ kỹ sư chế tạo máy tại các trung tâm nghiên cứu. Đến nay, nhà máy có đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với trên 24 kỹ sư, 5 thạc sỹ, 1 tiến sỹ, có đủ năng lực chuyên môn tốt; có nhiệt huyết, hoài bão trong nghiên cứu khoa học, gắn bó lâu dài với Nhà máy Z181/TCCNQP và các xí nghiệp thành viên. 2.4. Cơ cấu quản lí, cơ cấu sản xuất 2.4.1. Cơ cấu quản lí Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, Nhà máy Z181/TCCNQP tổ chức bộ máy quản lý sản xuất tập trung, thống nhất theo cơ cấu trực tuyến. các phòng trực thuộc Nhà máy Z181/TCCNQP là các đơn vị phụ trách các mảng công việc theo chức trách, do vậy ở các phòng, ban sẽ có bộ phận thống kê với nhiệm vụ tổng hợp, tập hợp tập hợp chứng từ số liệu một cách đầy đủ kịp thời. Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy Z181/TCCNQP 1. Giám đốc: là người có vị trí, thẩm quyền cao nhất Nhà máy Z181/TCCNQP, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Quân đội về mọi hoạt động của Nhà máy Z181/TCCNQP; trực tiếp lãnh đạo Nhà máy Z181/TCCNQP trong mọi hoạt động: nghiên cứu, sản xuất, hành chính... 2. Các phó giám đốc: phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Cụ thể: - PGĐ phụ trách công tác kỹ thuật theo dõi về mặt kỹ thuật, ngiên cứu KH&CN. - PGĐ phụ trách công tác hậu cần hành chính. - PGĐ sản xuất, lao động tiền lương, xây dựng cơ bản, phụ trách công tác sản xuất kinh doanh; - PGĐ (Chính ủy) phụ trách công tác Đảng CTCT. 3. Phòng tài chính kế toán: thực hiện các chức năng tài chính, kế toán cụ thể, tham mưu cho giám đốc về việc lập dự toán trong các công tác đấu thầu, và điều hành kế hoạch thu chi tài chính, theo dõi chi tiết & tổng hợp tình hình biến động tài sản của Nhà máy Z181/TCCNQP. Cuối niên độ kế toán, phòng tiến hành lập các Báo cáo tài chính để phục vụ báo cáo cấp trên. 4. Phòng tổng hợp: phòng này bao gồm bộ phận kế hoạch, vật tư, kinh doanh, giúp cho ban lãnh đạo Nhà máy Z181/TCCNQP trong công tác sản xuất, kinh doanh. 5. Phòng Chính trị: giúp cho ban lãnh đạo về sắp xếp , tổ chức nhân sự, công tác Đảng công tác chính trị. 6. Phòng Hậu cần: giúp cho ban lãnh đạo về công tác hậu cần đời sống. Cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh bộ máy quản lý kinh doanh của Nhà máy Z181/TCCNQP cũng không ngừng được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình hiện tại . Đặc biệt từ khi thí điểm mô hình Công ty TNHH một TV Nhà máy Z181/TCCNQP đã áp dụng mô hình hoạt động mới và góp phần nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của nhà máy. Ngoài ra Nhà máy Z181/TCCNQP tổ chức bộ máy kế toán tập trung theo mô hình: 2.4.2. Cơ cấu sản xuất Đặc điểm sản xuất kinh doanh củanhà máy Nhà máy Z181/TCCNQP là sản xuất theo đơn đặt hàng. Hàng hóa của nhà máy chủ yếu là sản phẩm mang tính đặc thù quân sự có giá trị từ 10 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/sản phẩm. Việc sản xuất theo đơn đặt hàng giúp kiểm soát được hiệu quả kinh tế và xác định được thị phần của mình. Bằng hoạt động khoa học, công nghệ, với tỷ lệ vốn vay không nhiều, Nhà máy Z181/TCCNQP và các xí nghiệp thành viên trong mô hình công ty mẹ - công ty con đã có được sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững. III.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY Z181/TCCNQP 3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học Từ khi chuyển đổi từ Nhà máy Z181/TCCNQP thành Công ty TNHH mộtTV nhà máy đã chủ động, tích cực nghiên cứu, hoạt động khoa học công nghệ, với sự quan tâm của BQP, Tổng cục CNQP cùng với sự cố gắng to lớn của tập thể cán bộ, Nhà máy Z181/TCCNQP đã trở thành một đơn vị vừa sản xuất vừa nghiên cứu, chế thử và áp dụng KHCN Cơ điện tử hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực quân sự với những thế mạnh sau: - Cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, ngoài các xưởng sản xuất thực nghiệm sẵn có, Nhà máy Z181/TCCNQP đã từng bước đầu tư xây dựng một hệ thống phòng thí nghiệm đầu ngành như: Phòng thí nghiệm tia nước áp suất cao, Phòng thí nghiệm Tự động hoá, Phòng thí nghiệm Cơ điện tử với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng. - Kết quả nghiên cứu và sản phẩm khoa học đã đạt được: Việc lựa chọn đúng những sản phẩm mang tính đột phá để xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được thực hiện theo mô hình nghiên cứu từ thị trường đến thị trường. Đến nay, Nhà máy Z181/TCCNQP đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công và chuyển giao vào sản xuất loạt hơn 100 sản phẩm điện tử. Các sản phẩm khoa học công nghệ này của Nhà máy Z181/TCCNQP đã được ứng dụng rộng rãi trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị quân đội. - Ngoài các nhóm sản phẩm chính của Nhà máy Z181/TCCNQP đã nêu trên còn có các sản phẩm mang tính quốc gia mang tính chiến lược về KH quân sự: Theo chủ trương của BQP, trên cơ sở năng lực và kết quả nghiên cứu ứng dụng của mình, Nhà máy Z181/TCCNQP đã đề xuất với Bộ Quốc phòng đầu tư dây chuyền sản xuất ống khuếch đại ánh sáng (EOP) thế hệ mới, đề cương nghiên cứu ứng dụng cho các loại súng pháo khí tài tác chiến ban ngày và cả ban đêm trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao... 3.2. Các kết quả kinh doanh chủ yếu 3.2.1. Tài sản nguồn vốn Bảng 3: Số liệu cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Hiện nay vốn điều lệ của Nhà máy: 273.042.000.000 đồng, thể hiện năng lực sản xuất trong 3 năm gần đây: TT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tổng tài sản 641.921.061.382 704.329.702.662 891.119.987.000 2 Nợ phải trả 92.265.899.519 146.386.218.022 143.262.490.272 3 TS ngắn hạn 236.782.545.567 284.676.476.460 171.074.386.066 4 Nợ ngắn hạn 91.691.000.526 145.770.810.778 148.295.183.417 5 Doanh thu 85.326.141.420 86.620.196.478 129.699.586.427 6 LN trước thuế 2.519.814.320 2.818.200.005 11.508.885.520 7 LN sau thuế 1.997.164.745 2.177.685.430 9.799.325.200 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng tài sản của công ty tăng mạnh qua các năm: Nếu năm 2012 là 641.921.061.382 đồng, đến năm 2013 là 704.329.702.662 đồng, năm 2014 là: 891.119.987.000 đồng tăng 249.198.925.618 đồng. - Lợi nhuận sau thuế: Năm 2012: 1.997.164.745 đồng; năm 2013: 2.177.685.430 đồng; năm 2014: 4.799.325.200 đồng. - Lợi nhuận sau thuế của Nhà máy Z181/TCCNQP tăng đều qua các năm tuy nhiên năm 2012 có giảm so với năm 2013 là do khủng hoảnh kinh tế, với điều kiện kinh tế khủng hoảng Nhà máy Z181/TCCNQP có những biện pháp thiết thực để cắt giảm bớt chi tiêu. IV. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI (ỐNG KHUẾCH ĐẠI ÁNH SÁNG (EOP) THẾ HỆ 3) 4.1. Khái niệm sản phẩm mới Sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu (yêu cầu) mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thànhtừ hai yếu tố cơ bản sau đây: yếu tố vật chất và phi vật chất. Theo quan niệm này, sản phẩm phải vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang và tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu. Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản phẩm mới hành hai loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối. - Sản phẩm mới tương đối: - Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí đề phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn. - Sản phẩm mới tuyệt đối: Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường. Doanh nghiệp giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này. Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên. Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất và bán hàng). Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao. Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới. 4.2. Sự cần thiết nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thử thách hơn, điều kiện kinh doanh ngày càng khắt khe hơn. Nguyên nhân là do: - Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới. - Sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng với các loại sản phẩm là khác nhau. - Khả năng thay thế của các sản phẩm. - Tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn. Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện: các nguồn lực sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh, sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh… Nói chung một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh một số sản phẩm nhất định. Chủng loại và số lượng sản phẩm ấy tạo thành danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Các sản phẩm trong danh mục có thể có quan hệ với nhau theo những kiểu khác nhau: quan hệ trong sản xuất, quan hệ trong tiêu dùng, các sản phẩm có thể thay thế nhau... chủng loại sản phẩm trong danh mục nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chính sách sản phẩm mà doanh nghiệp theo đuổi ( chính sách chuyên môn hoá hay chính sách đa dạng hoá sản phẩm ). Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, danh mục sản phẩm thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh. Điều này thể hiện sự năng động và nhạy bén của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng, tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sự biến đổi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau: - Hoàn thiện các sản phẩm hiện có. - Phát triển sản phẩm mới tương đối. - Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối và loại bỏ các sản phẩm không sinh lời. Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu và theo chiều rộng là hướng phát triển khá phổ biến. Sự phát triển sản phẩm theo chiều sâu thể hiện ở việc đa dạng hóa kiểu cách, mẫu mã, kích cỡ của một loại sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng các nhóm khách hàng khác nhau. Sự phát triển sản phẩm theo chiều rộng thể hiện ở việc có thêm một số loại sản phẩm nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khách hàng . Nghiên cứu phát triển sản phẩm, không ngừng hoàn thiện sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp không những đưa được sản phẩm của mình tới người tiêu dùng mà còn giữ vững được vị thế của mình trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay. 4.3. Sự cần thiết nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của nhà máy Z181 Nhà máy Z181/TCCNQP vừa nghiên cứu khoa học vừa sản xuất kinh doanh, do đó yêu cầu hàng đầu của nhà máy sẽ là nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghiệp và ứng dụng các thành tựu khoa học đã nghiên cứu được vào trong sản xuất. Nhiệm vụ đặt ra cho Nhà máy Z181/TCCNQP là nghiên cứu sử dụng công nghệ mới và chế tạo thành công các loại sản phẩm phục vụ cho dân sinh cũng như sản phẩm cho công nghiệp quốc phòng. Các sản phẩm của Nhà máy Z181/TCCNQP có giá trị cao về mặt khoa học công nghệ quân sự. Đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao của Nhà máy Z181/TCCNQP là sự tích hợp công nghệ của nhiều ngành: ngành Cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin… Kết quả của sự liên kết này là làm biến đổi hoàn toàn công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ khí thuần tuý của nhà máy sang sản phẩm cơ điện tử có hàm lượng công nghệ cao. Cùng với đó là các sản phẩm của nhà máy có tính năng công nghệ hiện đại nhưng giá thành thấp hơn nhiều so với các sản phẩm nhập ngoại, thực sự mang lại lợi thế cạnh tranh cho Nhà máy Z181/TCCNQP cũng như tương lai của ngành cơ điện tử Việt Nam. Các sản phẩm của Nhà máy Z181/TCCNQP góp phần thay đổi diện mạo chế tạo thiết bị máy móc của nước ta, tăng tỷ lệ nội địa hoá. Gia tăng tỷ lệ tự động hoá, giảm tỷ lệ lao động thô sơ và chứng minh bằng thực tế khả năng nội sinh của Việt Nam, đưa nền công nghệ lạc hậu có thể vươn tới tầm khu vực và thế giới. Việc thiết kế, chế tạo thành công các sản phẩm cơ điện tử đã mang lại sự tăng trưởng cao, ổn định cho Nhà máy Z181/TCCNQP với doanh thu hàng năm trên 200 tỷ đồng, tiết kiệm được ngoại tệ cho đất nước. ngoài ra còn góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Và trong điều kiện hiện nay, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ra đời, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài sẽ có nhiều ưu thế hơn, ưu thế về công nghệ, ưu thế về vốn... Các nước tiên tiến thì có trình độ công nghệ vượt xa trình độ công nghệ hiện tại của nước ta, ngoài ra thì Vốn của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn góp nước ngoài thường rất lớn. Các doanh nghiệp này vừa có vốn, vừa có công nghệ hiện đại nên lợi thế của nhà máy ngày càng bị suy giảm ngay trên chính thị trường của nước nhà. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ngày càng có ý nghĩa quan trọng với nhà máy, hoạt động này đảm bảo cho danh mục sản phẩm của nhà máy này càng phong phú, đa dạng và củng cố vững chắc vai trò của nhà máy trong các lĩnh vực sản xuất máy công nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất để từ đó cho ra các sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghệ cao. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI I. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 1.1. Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trên thế giới Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay, các quốc gia đang phát triển dần tìm ra hướng đi cho mình và có sự thay đổi thần kỳ. Các quốc gia này đang đặt các nước phát triển vào thế đối đầu trong cuộc chiến về giá cũng như phát minh mới, các sản phẩm mới. Cuộc chiến này dẫn đến nhiều thay đổi trong hoạt động kinh doanh toàn cầu. Những nước phát triển có lợi thế đi đầu về tiến bộ khoa học – công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào trong sản xuất đã thúc đẩy quá trình phát triển tại các nước này. Đồng thời, nó cũng giúp cho các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các nước khác. Nhờ vào các tiến bộ trong khoa học –công nghệ mà hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại các nước phát triển diễn ra thuận lợi hơn. Các nước phát triển như Hoa kỳ, Nga, Nhật bản và một số nước Tây Âu đã sớm nhận ra lợi ích của việc có một sản phẩm mới, một công nghệ mới trên thị trường. Nên các nước này đã không ngừng nghiên cứu, cải thiện, nâng cao để cho ra một sản phẩm mới hay một phát minh mới dựa trên tiềm lực sẵn có về kinh tế, khoa học – công nghệ, cơ sở vật chất… Ngân sách chi ra cho các hoạt động nghiên cứu thường rất lớn, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong ngân sách chính phủ. Chiến lược kinh doanh ở các nước này là chuyển xưởng sản xuất sang phương Đông, các nước đang phát triển nhưng giữ lại các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Các nước phát triển thực hiện chiến lược này nhằm mục tiêu sản xuất với giá rẻ nhưng vẫn kiểm soát về sản phẩm, giữ bí mật bí quyết công nghệ, đồng thời có thể tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nhưng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Á ngày càng lấn sân và không cho các nước phát triển giữ được ưu thế này. Hiện nay, các nước Châu Á không chỉ có ưu thế cung cấp nhân công giá rẻ dồi dào, nguồn nguyên nhiên vật liệu sẵn có mà còn tận dụng lợi thế là các nước đi sau thừa hưởng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để liên tục đưa ra nhiều sản phẩm cải tiến trong các ngành truyền thông, ngân hàng, sản xuất xe hơi, chăm sóc sức khỏe… Các nước giàu đang mất dần vị trí dẫn đầu về phát minh và sáng tạo công nghiệp. Nguyên nhân là do: - Khái niệm về phát minh đã thay đổi: không cần những sản phẩm mới do các bộ óc thiên tài xây dựng, phục vụ cho nhóm nhỏ nhà giàu, mà quan trọng là cải tiến tiện lợi và phù hợp với đông đảo tầng lớp bình dân... - Các nước giàu tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển tại châu Á. Họ kỳ vọng trong vài năm tới, 70% tăng trưởng kinh tế thế giới đến từ những thị trường mới nổi và 40% số đó từ Trung Quốc, Ấn Độ. Các doanh nghiệp đứng đầu danh sách Fortune 500 (Mỹ) có 98 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, 63 tại Ấn Độ. Hãng GE tốn 50 triệu USD xây cơ sở nghiên cứu và phát triển khổng lồ tại Bangalore, Ấn Độ. Cisco chi 1 tỷ USD xây đại bản doanh thứ hai trên thế giới tại Bangalore. Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Microsoft tại Bắc Kinh chỉ nhỏ hơn đại bản doanh ở Mỹ. - Tự thân các quốc gia đang phát triển tìm thấy hướng đi cho mình. Các doanh nghiệp địa phương được dẫn dắt bởi tham vọng chinh phục thị trường thế giới, cũng như lo ngại bị những quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam và Campuchia cạnh tranh quyết liệt. Hơn thế nữa, vì thị trường châu Á vốn có nhiều khó khăn như thu nhập người dân bất ổn định, ô nhiễm môi trường, hỗ trợ của chính quyền kém, nạn ăn cắp bản quyền..., nên các doanh nghiệp đành phải cố gắng bằng cách giảm giá thành sản phẩm tối đa và cho ra đời phát minh mới liên tục. Trong nền kinh tế suy thoái, hàng hóa và dịch vụ giá rẻ cũng làm hài lòng những người tiêu dùng phương Tây. Những phát minh của châu Á giúp giảm giá hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn ngốn 17% GDP Hoa Kỳ... Nhật học kỹ thuật sản xuất hàng loạt của Mỹ rồi cải biến thành sản xuất tinh gọn để hướng dẫn lại cho những nhà sản xuất xe phương Tây. Ngày nay, các nước BRIC cũng đang đi theo con đường của Nhật để giúp tất cả thế giới giàu hơn. 1.2. Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại thị trường trong nước Là một trong những nước đang phát triển, Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế thị trường với tốc độ cao nhất. Kết hợp các mô hình của tất cả các nước trên thế giới và mở cửa nhanh chóng để theo kịp toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang tiếp nhận các tiến bộ khoa học –công nghệ, các phát minh sáng chế của các nước đi trước. Nước ta là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp về lực lượng sản xuất, về trình độ xã hội hóa lao động và xã hội hóa sản xuất. Sự thấp kém này đã kìm hãm quá trình chuyển biến nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế thị trường. Việc phát triển khoa học công nghệ chính là để thay đổi lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất của nước ta nhằm thúc đẩy quá trình chuyển biến nền kinh tế từ chậm phát triển sang phát triển, chuyển nền kinh tế sang thị trường. Dưới sự tác động của khoa học – công nghệ làm biến đổi về nên kinh tế nước ta, chuyển từ sở hữu và cơ chế thị trường theo hướng độc quyền, độc tôn sang sở hữu hỗn hợp đa dạng, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ theo hướng đã xác định làm cho nền kinh tế thị trường nước ta từng bước thích nghi với tốc độ nhanh của tính chất mới của nền kinh tế thị trường thế giới. Hội nhập với xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang nằm trong guồng quay của thị trường cạnh tranh. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa là điều kiện để hàng hóa ngoại nhập tràn ngập thị trường trong nước. Vấn đề được đặt ra cho thị trường Việt Nam làm sao để hàng hóa trong nước cạnh tranh được với hàng hóa ngoại nhập. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đang là vấn đề cấp thiết tại Việt Nam. Cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam chọn cho mình hướng đi tập trung chủ yếu vào tiếp nhận, chuyển giao, cải tiến các công nghệ, tiến bộ khoa học – kỹ thuật của các nước trên thế giới để ứng dụng vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Để hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đạt hiệu quả tốt nhất, việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào trong hoạt động này là vô cùng quan trọng. Do đó, hoạt động công nghệ và đổi mới công nghệ cần phải được chú trọng hơn nữa. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, Việt Nam cũng đã và đang có những hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động này phát triển. - Việt Nam trích ngân sách của chính phủ để chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ (chiếm khoảng 2% trong tổng ngân sách chính phủ). Riêng trong Quân đội chỉ chiếm khoảng 1% ngân sách BĐKT); - Cấp kinh phí ngân sách cho các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao; - Đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học – công nghệ: xây dựng các Nhà máy Z181/TCCNQP nghiên cứu, các phòng thí nghiệm công nghệ, đặc biệt phòng thí nghiệm công nghệ cao; - Đạt ra chỉ tiêu để đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ và tiến bộ công nghệ: chỉ tiêu về tỷ lệ % doanh thu cho nghiên cứu và phát triển, tỷ lệ (%) chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ (%) chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển so với lợi nhuận. Các chỉ tiêu này không hoàn toàn chính xác do có các yếu tố khác ảnh hưởng tới việc đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiêp. Chính vì thế, các chỉ tiêu này chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp cùng ngành, vì có cùng điều kiện và môi trường kinh doanh. - Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với nền kinh tế thị trường mới. - Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất đang là xu thế mới của thị trường Việt Nam, từ đó hàng hóa của Việt Nam ngày càng phong phú và đang dạng hơn. Các sản phẩm của Việt nam có thể là sản xuất hoàn toàn trong nước, cũng có thể là lắp ráp các chi tiết của nước ngoài, chất lượng vẫn đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhưng nó lại tạo ra ưu thế so với hàng ngoại nhập: giá cả rẻ hơn, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của thị trường trong nước hơn. 1.3. Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Nhà máy Z181/TCCNQP Nhà máy Z181/TCCNQP phát triển cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường trong nước và thế giới, nên ngay từ khi thành lập đến nay Nhà máy Z181/TCCNQP luôn nghiên cứu những sản phẩm mang tính thời đại, tinh vi, hiện đại: như linh kiện điện tử, khuyếch đại ánh sáng mờ..., Nhà máy Z181/TCCNQP đã áp dụng nền tàng là nghiên cứu cơ bản để là cơ sở phát triển nghiên cứu ứng dụng triển khai. Từ đó, Nhà máy Z181/TCCNQP đã xác định cho mình phương hướng hoạt động chú trọng vào nghiên cứu, đầu tư, làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm có tính ứng dụng cao; Nhà máy Z181/TCCNQP hoạt động với hình thức công ty mẹ các xí nghiệp thành viên, nên hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm được chia đều cho cácxí nghiệp sản xuất các sản phẩm trực thuộc ( xí nghiệp trực thuộc). Sau hơn 5 năm chuyển đổi, nhà máy đã củng cố, phát triển được 5 xí nghiệp sản xuất kinh doanh, nghiên cứu KH, làm chủ các dây chuyền sản xuất hiện đại. Nắm bắt được một trong những xu hướng phát triển của Khoa học – công nghệ trên thế giới trong thời kỳ hậu công nghiệp là nghiên cứu tích hợp các hệ thống giữa Cơ khí, điện tử, tự động hóa và tin học công nghiệp để tạo ra những máy móc thông minh có tư duy và khả năng giao tiếp với con người – các sản phẩm cơ điện tử. Tiếp đó Nhà máy Z181/TCCNQP không ngừng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chế tạo, chuyển giao các sản phẩm cơ điện tử và kết quả đạt được đến năm 2013 đã nghiên cứu, thiết kế và đưa vào sản xuất công nghiệp hơn 100 sản phẩm cơ điện tử trong ngành công nghiệp quân sự, giúp cho Nhà máy Z181/TCCNQP trở thành doanh nghiệp đi đầu về khoa học – công nghệ ứng dụng vào trong lĩnh vực quân sự (Kính ngắm đêm). Kết quả này còn thể hiện trên cơ sở các đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ Quốc phòng của Nhà máy Z181/TCCNQP được phê duyệt. Từ năm 2009 đến năm 2013, Nhà máy Z181/TCCNQP có 12 đề tài, dự án nghiên cứu. Trong đó, có 5 đề tài cấp Bộ Quốc phòng và 7 đề tài cấp Ngành. Phần lớn các đề tài đều đã được phêt duyệt và cấp kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài. Trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của thị trường trong nước nói chung và của Nhà máy Z181/TCCNQP máy và Dụng cụ nói riêng thì đều tuân theo một quy trình nhất định. Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực hiện theo các bước sau: Sơ đồ 3: Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường Nghiên cứu, thiết kế chế tạo sản phẩm mới Thương mại hóa sản phẩm Thử nghiệm Tìm hiểu phản ứng của thị trường Thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ tạo cơ sở vững chắc để đưa một sản phẩm mới ra thị trường và giúp cho sản phẩm đó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường. II. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 2.1. Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu thị trường 2.1.1. Tình hình thị trường qua những năm đổi mới - Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu - Chuyển thị trường từ trạng thái" tự cấp,tự túc"sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật .Với sự tham gia về vốn ,kỹ thuật và lưu thông hàng hoá làm cho thị trường trong nước phát triển sống động ,tổng mức lưu chuyển hàng hoá xh tăng nhanh . - Thị trường ngoài nước được mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại . - Quản lý nhà nước và thị trường ,hoạt động thương mại có tiến bộ về tổ chức hệ thống ,hạch định chính xác vĩ mô ,tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. 2.1.2. Tiềm năng thị trường cho các nhóm sản phẩm của Nhà máy Z181/TCCNQP - Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực máy công cụ: Nhà máy đã cung cấp hàng trăm mặt hàng phục vụ cho các đơn vị huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu; và hàng trăm công trình xây dựng... Bên cạnh đó sản phẩm của nhà máy có thể cung cấp cho nước ngoài như: Cu Ba, Lào, Căm pu chia... - Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành máy xây dựng: Quy hoạch đô thị nước ta đang bước vào thời ký mới bắt đầu. Thành phố lớn thì quy hoach mở rộng, thành phố nhỏ thì lên hạng cao hơn, một số tỉnh thành được chuyển đổi sang thành phố. Các công trình hạ tầng và công trình xây dựng – giao thông, dân sinh đang trong giai đoạn bùng phát. Đây là nhu cầu tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm cơ điện tử trong ngành máy xây dựng. Ngoài ra cơ hội xuất khẩu ra thị trường là rất lớn nếu Việt Nam có chính sách tài chính mềm dẻo cho các sản phẩm xuất khẩu. - Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực xử lý và bảo vệ môi trường: thị trường thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường là thị trường đầy tiềm năng vì tính thân thiện của môi trường tỉ lệ nghịch với sự phát triển của nền công nghiệp. 2.1.3. Tình hình tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Thị trường có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường. Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các quy luật kinh tế hàng hóa, do đó nó là điều kiện cần và buộc phải có để kết thúc một chu trình sản xuất kinh doanh, thực hiện lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thông qua thị trường, tất cả các chủ thể kinh tế đều có thể tự do mua những gì mình cần, bán những gì khách hàng muốn cũng như mình có thể đáp ứng nhu cầu, nhằm thu lợi nhuận. Giá cả thị trường được xác định nởi sự cân bằng cung cầu, do đó bí quyết để thành công trong kinh doanh là phải làm sao chiếm được lòng tin của khách hàng, mở rộng thị trường, thị phần cho sản phẩm của mình. Ngoài vai trò thực hiện lợi nhuận cho người kinh doanh, thị trường còn có vai trò trong việc phân bổ những nguồn lực khan hiếm đều cho các ngành, các lĩnh vực và các chủ thể kinh tế thông qua giá cả thị trường. Qua vai trò trên, hơn ai hết Nhà máy Z181/TCCNQP hiểu rất rõ ý nghĩa của hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu thị trường. Nhà máy thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về các thị trường trong và ngoài nước để cập nhật những thông tin về giá cả hàng hoá nguyên vật liệu, tình hình biến động trên thị trường thế giới ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của toàn công ty, từ đó rút ra những nhận xét và đưa ra các giải pháp tốt nhất trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường nước ngoài. Trong thời gian qua nhà máy đã cử nhiều đoàn cán bộ đi tham gia các hội chợ triển lãm, tham quan khảo sát một số nước Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU để tìm hiểu về thị trường. Nhà máycũng thực hiện hoạt động nghiờn cứu thị trường nước ngoài và phát triển thêm một số sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường Đặc biệt, tỷ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp của nhà máy trong những năm qua đã tăng lên đáng kể . Điều đó chứng tỏ nhà máy đã từng bước tiếp cận được với thị trường thế giới. Công tác nghiên cứu thị trường hiện nay không còn là hình thức mà nó được coi là một công việc, tiến hành một cách thường xuyên. Để tìm hiểu được thị trường cần thu thập thông tin nhà máy tiến hành theo 2 cách nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường. - Nghiên cứu tại bàn: theo cách này nhà máy có được các thông tin về thị trường chủ yếu thông qua các báo cáo về tình hình thị trường, tình hình thực hiện kế hoạch thương mại mỗi năm. Qua các báo cáo đó thì nhà máy sẽ xác định được thì trường cần cái gì, cần bao nhiêu…để có kế hoạch sản xuất kịp thời. - Nghiên cứu tại hiện trường: theo cách này để có được các thông tin về thị trường. Ngoài ra nhà máy tổ chức các đoàn cán bộ đi khảo sát thị trường, thu thập các thông tin phản hồi trực tiếp của khách hàng… qua đó nắm bắt được nhu cầu khách hàng cũng như khả năng tiêu thụ từng loại hàng hóa trên từng khu vực. Nhìn chung trong những năm qua, các hoạt động nghiên cứu không được thực hiện một cách chuyên môn mà hầu như chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát thị trường như nghiên cứu tổng cung, tổng cầu chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu chi tiết thị trường. Điều này thể hiện được ở việc chưa xác định tỷ trọng thị trường mà mình đạt được, không có các thông tin chi tiết về đối thủ cạnh tranh… Nguyên nhân là do: Về chủng loại sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng do đó sẽ rất tốn kém và khó khăn để có thể tiến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan