Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quy hoạch đô thị Tieu luan mon quan ly nha nuoc ve xd...

Tài liệu Tieu luan mon quan ly nha nuoc ve xd

.PDF
19
804
121

Mô tả:

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG 1. Sơ lược lịch sử hình thành cơ quan Phòng Kinh tế và hạ tầng được hình thành trên cơ sở đổi tên phòng Công thương theo Nghị định 12/2010/CP và Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND huyện Bắc Yên về việc đổi tên phòng Công thương thành phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Bắc Yên. Tiền thân của phòng, từ khi thành lập huyện (năm 1964) gồm 3 cơ quan: Đó là phòng Giao thông, phòng Thủy lợi và Ban công nghiệp - xây dựng. Đến năm 1978 sáp nhập Phòng Giao thông với phòng Thủy lợi thành phòng Giao thông - thủy lợi. Đến năm 1984 tách phòng Phòng Giao thông với phòng Thủy lợi. Đến năm 1988 hợp nhất phòng Giao thông và Ban công nghiệp - xây dựng thành phòng Xây dựng - Giao thông - Công nghiệp. Đến năm 2002 đổi tên thành phòng Quản lý kĩ thuật tổng hợp, tiếp nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và môi trường. Đến năm 2004 đổi tên thành phòng Hạ tầng kinh tế, chuyển các chức năng quản lý nhà nước về Công nghiệp, khoa học - công nghệ và môi trường sang phòng Nông nghiệp (phòng Nông nghiệp đổi tên thành phòng Kinh tế); chuyển các chức năng quản lý nhà nước về thông tin, viễn thông sang phòng Văn hóa – thông tin – thể thao và du lịch. Năm 2008, đổi tên thành phòng Công thương, tiếp nhận trở lại các chức năng quản lý nhà nước về Công nghiệp, thương mại, khoa học và công nghệ. Năm 2010 đổi tên thành phòng Kinh tế và hạ tầng cho đến nay. 2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của phòng Kinh tế và hạ tầng Nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước ở cấp huyện về: công nghiệp tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị; giao thông; khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; Tập trung nguồn lực cho phát triển và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển xây dựng, giao thông vận tải, khoa học và công nghệ, thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực của đơn vị được phân công, phụ trách: xây dựng, giao thông vận tải, khoa học và công nghệ, thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. 3. Những yếu tố tác động đến hoạt động của cơ quan Bắc Yên là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên 109.936 ha với 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn gồm 152 bản, tiểu khu; Địa hình phức tạp, núi cao khe sâu, độ dốc lớn, giao thông không thuận lợi, có 07 xã giao thông đảm bảo đi lại được 4 mùa, 9 xã giao thông còn gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa. Cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu. Điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ruộng nước ít phần đa đồng bào canh tác trên đất dốc, năng xuất và sản lượng lương thực thấp. Trình độ dân trí còn hạn chế do đó ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống. Quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ của phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Bắc Yên đã đạt được thành tích cao nhưng vẫn còn một số hạn chế chưa được như mong muốn. Với 07 biên chế trực tiếp làm nhiệm vụ tại phòng như hiện nay thì việc tổ chức thực thi công vụ được giao gặp rất nhiều khó khăn như sau: Các nhiệm vụ quản lý của phòng rộng, đa lĩnh vực (công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị; giao thông; khoa học và công nghệ) đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu. Các lĩnh vực quản lý nhạy cảm, độ phức tạp cao, dễ phát sinh mâu thuẫn tiêu cực : Quản lý đầu tư xây dựng, quản lý nhà ở, cấp phép xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông, giải tỏa hành lang giao thông, hoạt động thương mại, buôn bán, đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện nhỏ, hoạt động khai thác vật liệu, các tổ chức đầu tư có yếu tố nước ngoài... Địa bàn quản lý rộng, với 2 hệ thống hạ tầng giao thông thủy - bộ còn yếu kém do đó việc đi lại công tác khó khăn phức tạp, đơn cử trong công tác tuần đường, kiểm tra đánh giá thường xuyên tình trạng đường bộ: với 10 tuyến/196 km đường huyện, 97 tuyến/638 km đường xã, trên 100 tuyến/300km đường nội đồng, tổng cộng gần 1000km, mỗi ngày 02 cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra hiện trường được 10km, vậy để làm được một nội dung kiểm tra này mất 100 ngày (không mưa) cho 02 cán bộ kỹ thuật, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian triển khai các nhiệm vụ khác như lập hồ sơ, hướng dẫn triển khai... Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức còn yếu kém, đào tạo chắp vá…. 2 Kinh phí chi trả lương, thù lao, còn chưa đáp ứng được năng lực bỏ ra của cán bộ công chức. Điều kiện trang thiết bị phương tiện cho cán bộ công chức hoạt động tác nghiệp còn thiếu thốn, chưa hiện đại. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG HUYỆN 1. Vị trí, chức năng, trụ sở làm việc (Thực hiện theo nghị định 37/2014/NĐ-CP). Phòng Kinh tế và hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bắc Yên, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc; quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kĩ thuật đô thị (gồm cấp thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến bãi đỗ xe đô thị) giao thông; khoa học và công nghệ trên địa huyện. Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện Bắc Yên, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công thương; Sở Xây dựng; Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và công nghệ Tỉnh Sơn La. Phòng Kinh tế và hạ tầng có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện Bắc Yên. Trụ sở làm việc theo sự phân công bố trí của UBND huyện. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau: 2.1. Về lĩnh vực công thương (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại): - Trình Uỷ ban nhân dân huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển công thương trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực công thương. - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực công thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. - Giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Uỷ ban nhân dân huyện. - Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về lĩnh vực công thương. 3 - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công thương cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn. - Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Phòng. - Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất - kinh doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động công thương trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động công thương trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện. 2.2. Về lĩnh vực xây dựng (xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật): - Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng. - Giúp và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo sự phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức lập, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để Uỷ ban nhân dân huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức lập, thẩm định Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II để Uỷ ban nhân dân huyện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt theo phân cấp. 4 - Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp. - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện. - Giúp Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn huyện. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý xây dựng cho cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ về Địa chính - Xây dựng thuộc Uỷ ban nhân dân xã. - Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện. 2.3. Về lĩnh vực giao thông vận tải a) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện: - Dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển giao thông vận tải trên địa bàn cấp huyện; - Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn; - Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; - Dự thảo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về phân loại đường xã theo quy định của pháp luật. b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các văn bản khác về giao thông vận tải sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c) Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý. 5 d) Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. đ) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện. e) Làm nhiệm vụ thường trực Ban An toàn giao thông cấp huyện; phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn cấp huyện. f) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giao thông vận tải cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn. g) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về giao thông vận tải và các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. h) Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giao thông vận tải. i) Thực hiện nhiệm vụ khác về giao thông vận tải do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. 2.4. Về lĩnh vực khoa học và công nghệ - Trình Ủy ban nhân dân huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ của địa phương. - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện. - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và làm thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ của Ủy ban nhân dân huyện. - Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính về lĩnh vực khoa học và công nghệ sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về khoa học và công nghệ tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ. - Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện. 6 - Quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn khác a) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và các Sở ngành trực thuộc quản lý về chuyên môn nghiệp vụ và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. b) Quản lý biên chế, phân công nhiệm vụ điều hành và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện. c) Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện. d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao theo quy định của pháp luật. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC 1. Tổ chức bộ máy của phòng Kinh tế và hạ tầng Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Bắc Yên gồm 01 ban lãnh đạo và 04 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ: Ban lãnh đạo có 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng. 04 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, gồm: Bộ phận Công thương; Bộ phận Khoa học và công nghệ; Bộ phận xây dựng; Bộ phận giao thông; 04 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trên được ghép thành 2 bộ phận chính, gồm: 1- Bộ phận Công thương, Khoa học và công nghệ; 2- Bộ phận xây dựng, giao thông – vận tải (quản lý trực tiếp Bến xe khách của huyện). Mỗi phó trưởng phòng được giao giúp trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo, điều hành 01 (một) bộ phận chính trên và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng và Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật. 7 Tổng số cán bộ, nhân viên của phòng là 10 người, trong đó: Số biên chế được giao là 07 biên chế, đang thực hiện 06 biên chế, hợp đồng công việc là 04 lao động. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - Trình độ Đại học: 06 kỹ sư, gồm: 01 kĩ sư xây dựng cầu đường, 02 kỹ sư xây dựng dân dụng, 01 kỹ sư lâm nghiệp, 01 kĩ sư nông nghiệp, 01 kiến trúc sư. - Trình độ cao đẳng: 02 cao đẳng nghề xây dựng công trình giao thông, 01 trung cấp hành chính, - Trình độ phổ thông: 01 bảo vệ. 2. Chế độ và nguyên tắc làm việc của phòng Kinh tế và hạ tầng Phòng Kinh tế và hạ tầng làm việc theo chế độ Thủ trưởng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng phòng, phó trưởng phòng và cán bộ, nhân viên. Giải quyết công việc đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm được giao. Mọi hoạt động của Phòng phải đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và các cơ quan Nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ được giao cho một bộ phận, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại Trưởng bộ phận chuyên môn, cá nhân được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công. Trong quá trình giải quyết công việc phải tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết theo đúng quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế này; thường xuyên cải cách thủ tục hành chính bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả. Phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức; đề cao sự phối hợp trong công tác; bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Mọi hoạt động của Phòng phải đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và các cơ quan Nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. 8 III - HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CỦA PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG HUYỆN BẮC YÊN Trong xây dựng, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới hiện nay, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị; cải tạo và xây dựng nông thôn mới... Đồng thời là một trong những giải pháp chủ yếu để quản lý xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội. Xác định rõ tầm quan trọng này, trong những năm qua Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư có hiệu quả cùng với sự giúp đỡ các sở, ban, ngành của Tỉnh; sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; cấp ủy và chính quyền thị trấn và các xã đã thường xuyên quan tâm sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo đề ra giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn trên địa bàn; đến nay thị trấn Bắc Yên hình thành rõ nét một diện mạo mới của đô thị trẻ; kết cấu hạ tầng tại các xã được nâng cao góp phần cải thiện rõ nét điều kiện sản xuất, sinh hoạt cho người dân. 1. Kết quả thực hiện lập, trình phê duyệt, công bố và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thị trấn Bắc Yên Thị trấn Bắc Yên là thị trấn huyện lị của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Thị trấn cách trung tâm thành phố Sơn La 95 km về phía tây (theo QL 37 và QL 6), cách trung tâm huyện Phù Yên về phía đông theo QL37 là 30km; có vị trí: Bắc giáp xã Phiêng Ban Đông giáp xã Phiêng Ban Nam giáp xã Hồng Ngài Tây giáp xã Song Pe, xã Phiêng Ban Thị trấn Bắc Yên được thành lập vào ngày 17 tháng 8 năm 1964 trên cơ sở một số bản tách ra từ xã Phiêng Ban. Thị trấn có diện tích tự nhiên 8,92 km², dân số là khoảng 4.604 người, mật độ dân số đạt 404 người/km².[2] Thị trấn Bắc Yên có quốc lộ 37 chạy qua và đây cũng là con đường chính của thị trấn. Trên địa phận thị trấn Bắc Yên có một số con suối như suối Tao, suối Ống, suối Ban, suối Trắm, suối Bạ, suối Hí, Thị trấn Bắc Yên được chia thành 4 tiểu khu được đánh số từ 1 đến 4 và 5 bản: Phiêng Ban 1, Phiêng Ban 2, Phiêng Ban 3, Văn Ban, Bản Mới. 1.1. Kết quả thực hiện lập, trình phê duyệt quy hoạch: 9 Quy hoạch chung điều chỉnh và mở rộng thị trấn huyện Bắc Yên giai đoạn 2005 2020 được phê duyệt tại quyết định số 37/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Sơn La, đây là đồ án quy hoạch có tính chiến lược đối với sự phát triển của thị trấn, định hướng một đô thị hiện đại phát triển bền vững. Sau gần 10 năm thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng chung đã hình thành rõ nét các khu chức năng như: trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa TDTT, y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư đô thị, ... được quy hoạch nhiều đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500, trong đó có những đồ án quan trọng, tạo tiền đề cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội của thị trấn như: quy hoạch trung tâm văn hóa TDTT, Bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm dạy nghề, trung hành chính thị trấn + chi cục Thuế, khối cơ quan Viễn thông + Điện lực + Lương thực (Vinafoot), khu dân cư CQ14, khu công viên hồ Phiêng Ban... tạo tiền đề thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Tổng số đồ án Quy hoạch xây dựng trên địa bàn thị trấn: 6 đồ án. Trong đó: - Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bắc Yên: 1 đồ án. - Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 các khu dân cư: 05 đồ án (Khu dân cư trường trường cấp 3, khu dân cư Tân Bắc Đa, khu dân cư tiểu khu 2TTGDTX cũ, khu dân cư đường vành đai Bến xe khách - Kiểm lâm. - Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: 01 đồ án (QH bãi chôn lấp chất thải rắn thị trấn). Thiết kế xây dựng chi tiết cụm các công trình: 04 dự án (Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm dạy nghề 30a, Trụ sở doanh nghiệp Hoàng Long, khu dân cư CQ14). Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 08 vị trí (04 đồ án QHCT các Khu dân cư: trường trường cấp 3, Tân Bắc Đa, Tiểu khu 2-TTGDTX cũ, đường vành đai Bến xe khách - Kiểm lâm. 04 dự án: Bệnh viện Đa khoa huyện, Trụ sở doanh nghiệp Hoàng Long, khu dân cư CQ14, trụ sở HTX Bắc Sơn cũ, nhà khách UBND cũ). Trong quá trình triển khai lập đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết, UBND huyện đã tổ chức các buổi họp hoặc gửi công văn xin ý kiến tham gia của các cấp, các ngành và nhân dân vào các nội dung đồ án quy hoạch để đảm bảo có tính hiệu quả cao, phù hợp với phong tục tập quán đồng thời duy trì và phát huy được những giá trị văn hóa của nhân dân trên địa bàn. 1.2. Kết quả công tác cắm mốc, công bố và quản lý quy hoạch: Công tác quản lý Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bắc Yên: Sau khi Quyết định số 37/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy 10 hoạch chung điều chỉnh và mở rộng thị trấn Bắc Yên giai đoạn 2005 – 2020 đã được ban hành, phòng Kinh tế và Hạ tầng đã chủ động phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND thị trấn và các phòng ban liên quan triển khai công tác quản lý và sử dụng đất theo đúng quy hoạch, đồng thời tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo các ngành cung cấp điện, nước, viễn thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn thị trấn bố trí đúng theo quy hoạch chung đã được phê duyệt. Đã hoàn thành công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu dân cư thị trấn Bắc Yên, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu dân cư Tân Bắc Đa, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư đường vành đai và Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Tiểu khu 2; hiện nay đang hoàn thiện các thủ tục để cắm mốc quy hoạch và công bố quy hoạch khu dân cư Tân Bắc Đa, khu dân cư Tiểu khu 2, khu dân cư đường vành đai, dự kiến việc cắm mốc và công bố quy hoạch sẽ hoàn thành trước ngày 30/10/2014. Công tác tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch: UBND huyện giao cho cơ quan chuyên môn, đại diện chủ đầu tư, chính quyền thị trấn, chủ động trong công tác giám sát, phát hiện những sai sót trong quá trình triển khai các nội dung của quy hoạch để tham mưu cho UBND huyện kịp thời xử lý. Việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội luôn bám sát các nội dung của đồ án quy hoạch, đồng thời phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án thành phần để kịp thời xử lý cho phù hợp với các nội dung trong đồ án quy hoạch. 1.3. Công tác quản lý trật tự xây dựng, cấp phép xây dựng: Từ năm 2010 đến nay phòng Kinh tế và Hạ tầng đã tiến hành thẩm định trình UBND huyện cấp phép xây dựng được 328 công trình nhà ở riêng lẻ đô thị; - Trong đó: + Năm 2010: 52 công trình; + Năm 2011: 95 công trình; + Năm 2012: 71 công trình; + Năm 2013: 69 công trình; + Năm 2014: 62 công trình. + Năm 2015: 93 công trình. Việc thẩm định hồ sơ cấp phép xây dựng được thực hiện theo đúng quy trình ISO và các quy định khác của nhà nước. 11 Trong công tác quản lý trật tự xây dựng, UBND huyện luôn chỉ đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng tích cực phối hợp với UBND thị trấn kiểm tra phát hiện các dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn như: xây dựng không có giấy phép, xây dựng sai nội dung giấy phép và các hành vi vi phạm khác về trật tự xây dựng để kịp thời xử lý theo quy định của Pháp luật. Từ năm 2010 đến nay đã tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm, yêu cầu ngừng thi công và khắc phục hậu quả đối với 44 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, ban hành 10 quyết định xử phạt hành chính về trật tự xây dựng. 2. Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 15 xã trên địa bàn huyện 2.1. Sơ lược về huyện Bắc Yên Bắc Yên là một trong những huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, nằm ở hướng Đông thành phố Sơn La và cách trung tâm thành phố Sơn La 95 km, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái); phía Nam và Đông Nam giáp các huyện Mộc Châu, Yên Châu; phía Tây giáp huyện Mai Sơn; phía Đông giáp huyện Phù yên, có đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng. Độ cao trung bình so với mặt biển là 1.000m, có đỉnh Phusaphin cao 2.879m; địa hình chia cắt, nhiều núi cao, khe sâu, độ dốc lớn, 85% diện tích có độ dốc hơn 25o, có Hồ Sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 6 xã, 46 bản. Sông Đà chảy qua huyện. Ngoài ra còn có nhiều sông suối nhỏ khác có tiềm năng phong phú cho phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ. Hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi cho lưu thông hàng hoá,vận tải... Số xã, thị trấn: 1 thị trấn, 15 xã. Số dân: 66.796 người (2015) Ngoài ra Bắc yên có tiềm năng lớn để phát triển các ngành nghề nông lâm nghiêp, đặc biệt là phát triển rừng nguyên liệu; Đặc sản chủ yếu của Huyện là Chè Tà Xùa, Táo rừng (Sơn Tra), cá hồi,...Đến với Bắc Yên bạn sẽ được hưởng không khí trong lành mát dịu, nguồn nước tự nhiên tinh khiết với tình cảm con người huyện Bắc Yên sâu đậm. 2.2. Lập quy hoạch xây dựng NTM - 15/15 xã trên địa bàn huyện Bắc Yên cơ bản đã thực hiện xong công tác lập quy hoạch, cắm mốc chỉ giới quy hoạch, công bố quy hoạch theo quy định. Nhìn chung công tác lập quy hoạch sau khi được phê duyệt đảm bảo đáp ứng theo hướng dẫn từ trung ương, tỉnh, Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Năng lực thực tế, khả năng thực hiện quy hoạch của các nhà thầu tư vấn có nhiều hạn chế, hầu hết chỉ đáp ứng được một phần của công tác lập quy hoạch dẫn đến phải chỉnh sửa nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả Chương trình, bên cạnh đó các đơn vị tư vấn đều ở xa việc đi lại cũng gây khó khăn cho công tác thực hiện quy hoạch; thực hiện nhiều dự án khác nhau, ở những tỉnh khác nhau…; Các văn bản hướng dẫn chưa 12 kịp thời, chưa đồng nhất, nhiều thay đổi trong thời gian ngắn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều quy hoạch khác nhau: Quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng…; Địa hình các xã huyện Bắc Yên chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây khó khăn cho công tác truyên truyền vận động, lập quy hoạch; UBND các xã làm chủ đầu tư về công tác lập quy hoạch đã cho đơn vị tư vấn tạm ứng toàn bộ kinh phí lập quy hoạch nên một số đơn vị tư vấn ít quan tâm đến công việc đã kí kết trong hợp đồng dẫn đến tiến độ chậm.... - Về ban hành quy chế quản lý thực hiện theo quy hoạch đã ban hành được 1 xã (Xã Mường Khoa); 14 xã chưa có quy chế quản lý quy hoạch. 2.3. Lập đề án NTM 15/15 xã đã hoàn thành lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20112020. Công tác lập đề án diễn ra còn chậm do đợi hướng dẫn của tỉnh, việc thẩm định đề án chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan. Nhìn chung sau khi có hướng dẫn của tỉnh về lập đề án xây dựng NTM cấp xã chất lượng đề án đảm bảo theo hướng dẫn. 2.4. Triển khai đầu tư xây dựng theo QH NTM - Năm 2014, thực hiện xây dựng nông thôn mới theo nguồn trái phiếu Chính phủ trên địa bàn 15 xã huyện Bắc Yên xây dựng 01 công trình đường giao thông liên bản; 10 công trình đường giao thông nội bản; 03 công trình lớp học. Hiện nay đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. - Năm 2015 tiến hành đầu tư 06 công trình thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra còn thực hiện đầu tư theo nghị quyết 40, 115 của Hội đồng nhân tỉnh được 297 công trình giao thông nội bản (Nhà nước hỗ trợ vật tư thiết yếu: xi măng, thép còn nhân dân đóng góp cát sỏi, công lao động, hiến đất để làm đường bê tông xi măng). III. LẬP QUY HOẠCH ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ XEN GHÉP ĐỀ ÁN 14601 1. Công tác lập quy hoạch chi tiết Theo đề án được phê duyệt tại quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Bắc Yên được triển khai quy hoạch chi tiết 17 điểm tái định cư xen ghép (thiếu đất ở) với 652 hộ dân TĐC, UBND huyện đã phê duyệt 17/17 điểm TĐC, khả năng dung nạp 425 hộ, thiếu hụt so với Đề án là 227 hộ do điều kiện đất đai có độ dốc lớn nên không bố trí đủ theo nhu cầu di chuyển TĐC, Ngoài phạm vi 17 điểm TĐC tại quyết định số 1460, theo nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân vùng lòng hồ sông Đà (trước đây đã thực hiện di chuyển) đề nghị bổ sung quy hoạch chi tiết TĐC cho 85 hộ trong đó: 1 Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 23/08/2011 về việc phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015. (Gọi tắt là Đề án 1460) 13 - Bổ sung quy hoạch chi tiết 3 điểm TĐC xen ghép nội bộ xã bản tổng số 65 hộ trong đó: + Điểm TĐC xen ghép bản Khằng xã Mường Khoa, nhu cầu 20 hộ dân. + Điểm TĐC xen ghép bản Tăng xã Chiềng Sại, nhu cầu 20 hộ dân. + Điểm TĐC xen ghép bản Chanh xã Song Pe, nhu cầu 25 hộ dân. - Bổ sung TĐC tập trung di chuyển đến huyện khác 20 hộ của bản Phố xã Mường Khoa, do đất đai hạn hẹp không đủ điều kiện triển khai quy hoạch TĐC nội bộ, nguyện vọng của nhân dân đề nghị chuyển đến huyện Mai Sơn. 2. Kết quả triển khai đầu tư xây dựng theo QHCT được phê duyệt Hiện nay đã khảo sát xong các dự án thành phần trong QHCT các điểm TĐC (được giao nhiệm vụ tại quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 của UBND tỉnh Sơn La) với trên 30 công trình, hiện đã thi công 11 công trình của 03 khu quy hoạch tái định cư xen ghép; IV. NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Về lập Quy hoạch xây dựng Công cụ đầu tiên để phát triển và quản lý đô thị là dựa trên quy hoạch, việc tập trung cho công tác lập quy hoạch, phủ kín quy hoạch 1/2000, 1/500 trên toàn địa bàn thị trấn trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên do chưa có quy hoạch chi tiết nên chưa có cơ sở pháp lý để quản lý đô thị theo quy hoạch. Việc lập quy hoạch xây dựng chi tiết thực hiện còn chậm, chưa có kế hoạch triển khai lập quy hoạch chi tiết, chưa xác định được các khu vực cần lập quy hoạch, thứ tự ưu tiên và tính chất của từng loại đồ án quy hoạch, nên chưa đảm bảo được tiến độ hoàn tất các đồ án quy hoạch trình cơ quan có thẩm quyền duyệt, làm cơ sở cho để tổ chức quản lý, thực hiện việc đầu tư xây dựng hiệu quả. Hơn nữa, chi phí cho công tác lập quy hoạch trên toàn địa bàn thị trấn là không nhỏ, trong lúc nguồn lực chưa đảm bảo, kinh phí ngân sách phân bổ cho công tác lập quy hoạch hầu như không có. Bên cạnh đó, nội dung quy hoạch chưa có tính khả thi cao đặc biệt là quy hoạch xây dựng nông thôn mới, sự tham gia của cộng đồng người dân và các thành phần kinh tế còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phát triển của thị trấn. Trong quá trình lập quy hoạch còn cứng nhắc, rập khuôn, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn; không ít các đơn vị tư vấn lập quy hoạch khảo sát, nghiên cứu chưa kỹ, thấu đáo điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế, tiềm năng cũng như khả năng, nguồn lực địa phương, nếp sống, ngành nghề cũng như thu nhập của các hộ dân trong khu 14 vực quy hoạch để có những giải pháp đề xuất phù hợp, nên chất lượng của các đồ án quy hoạch còn hạn chế là không tránh khỏi. 2. Về tổ chức thực hiện quản lý theo quy hoạch xây dựng Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch còn bất cập, thiếu đồng bộ, cụ thể như việc xây dựng trụ sở của 02 xã Song Pe, Phiêng Ban đã không tuân thủ theo QHXD NTM được duyệt, vẫn bố trí xây chen tại khu vực hiện hữu; Có thể thấy hai nguyên nhân đã giao chéo với nhau tại 02 công trình này là Quy hoạch – tương lai với thực trạng hiện hữu - tận dụng, chắp vá: Quy họach chi tiết khu trung tâm hành chính của xã được bố trí tại nơi mới, rất đẹp, không gian rộng rãi nhưng lại quá xa vời trong tương lai, trong khi đó khả năng tài chính để đầu tư xây dựng tại nơi mới chưa đáp ứng được đồng bộ (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, san cải tạo mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, các công trình phụ trợ) chỉ đủ xây dựng một nhà trụ sở chính. (“Tiền” và “ước muốn” đã không gặp nhau). Ở một số dự án khu nhà ở mới, hệ thống công trình hạ tầng đã được phê duyệt theo quy hoạch chưa được xây dựng đồng bộ, các tuyến đường giao thông chưa đảm bảo lộ giới, kết nối chưa hoàn chỉnh; thiếu các công trình điểm nhấn như công viên, sân tập TDTT, v.v; cá biệt còn có các công trình công cộng vi phạm chỉ giới đường đỏ chưa gương mẫu định hướng cho người dân noi theo, Mặt khác, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở thị trấn như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, viễn thông v.v., còn chồng chéo, phân tán, nên việc sử dụng kém hiệu quả, kiến trúc cảnh quan đô thị còn chắp vá, chưa hoàn chỉnh. Việc tổ chức cấp đất, quản lý đất đai còn có trường hợp chưa tuân thủ theo quy hoạch. Tình trạng một số tổ chức, cá nhân làm lấn, làm trái như: khi xây dựng không chấp hành quy định, thực hiện không theo giấy phép xây dựng, tự cơi nới lấn chiếm vi phạm quy hoạch dẫn đến phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị, xử lý chưa kịp thời, thiếu kiên quyết; vấn đề môi trường, hệ thống thoát nước, quy hoạch các tuyến đường nội bản, quy hoạch nhà văn hóa... vẫn đang là bức xúc ở một số khu dân cư. Lực lượng quản lý đô thị của UBND thị trấn còn thiếu, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng với công việc quản lý đô thị trên địa bàn. Tổ quy tắc quản lý trật tự xây dựng được kiện toàn nhưng các thành viên không tích cực tham gia, phó mặc cho một cán bộ chuyên trách về địa chính thực hiện, bộ máy chính quyền bản, tiểu khu chưa thật sự vào cuộc. Việc thực hiện áp dụng các biện pháp để đình chỉ thi công xây dựng công trình (Khoản 2, Điều 4 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/01/2007) như ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm; tuy nhiên việc ký kết hợp đồng giữa nhà cung cấp các dịch vụ với 15 khách hàng không có điều khoản nào liên quan đến việc ngừng cung cấp dịch vụ khi khách hàng vi pham trật tự xây dựng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi triển khai áp dụng các biện pháp trên. Việc tổ chức công bố quy hoạch còn hình thức chưa thật sự công khai đến toàn dân. Việc cắm mốc quy hoạch chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ cắm được vài mốc khống chế đo vẽ, chưa có mốc các tuyến giao thông chính, các mốc phân khu, chia lô... vì không có kinh phí. Do điều kiện địa hình có độ dốc lớn, đất đai chật hẹp nên việc bố trí quy hoạch chi tiết các khu dân cư nông thôn phức tạp, có điểm khó khả thi. Tiến độ thực hiện quy hoạch còn chậm, một số dự án triển khai việc đền bù giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Một số đồ án do nghiên cứu, khảo sát chưa kỹ nên quy hoạch phải điều chỉnh đã gây lãng phí tốn kém. 3. Về hiệu quả Quản lý nhà nước Thực tế trong những năm qua, nhiều đồ án quy hoạch đã được cấp thẩm quyền duyệt nhưng chưa có kế hoạch triển khai toàn diện các nội dung quy hoạch, hoặc đã thực hiện nhưng nội dung quy hoạch không khả thi, tiến độ kéo dài, dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; Tuy nhiên lại chậm rà soát điều chỉnh, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các tổ chức và cá nhân có nhà, đất trong khu vực quy hoạch (theo khoản 1, điều 46 của luật Quy hoạch đô thị, thời gian rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm). Mặt khác, việc rà soát điều chỉnh các đồ án quy hoạch còn cục bộ, phần lớn điều chỉnh để giải quyết những bức xúc cho người dân nhưng chưa có cơ sở đánh giá việc triển khai, thực thi các nội dung quy hoạch một cách khoa học, đảm bảo đủ điều kiện điều chỉnh hoặc sửa đổi mang tính khả thi hơn. Qua đó cho thấy hiệu quả quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế, các cơ quan QLNN phần lớn chỉ mới xem các đồ án quy hoạch được duyệt là căn cứ pháp lý để chấp thuận địa điểm, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch, nhưng chưa có kế hoạch tổ chức triển khai toàn diện, đầy đủ các nội dung quy hoạch, nên giá trị của các đồ án quy hoạch chưa được quản lý, khai thác, phát huy một cách hiệu quả, chủ yếu nặng về mặt “quản lý”, mà chưa đáp ứng tốt yêu cầu “phát triển”, có thể do một số nguyên nhân chính như sau: - Thiếu tài chính tập trung, tổ chức quản lý đầu tư xây dựng chưa hiệu quả. - Chưa có kế hoạch toàn diện, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của các đồ án quy hoạch đã được duyệt để có cơ sở xem xét, đánh giá việc thực thi các nội dung của đồ án quy hoạch một cách khoa học nhằm điều chỉnh, sửa đổi mang 16 tính khả thi hơn đồng thời đảm bảo hiệu lực thời gian rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo Luật định. - Chưa cụ thể kế hoạch phân kỳ xây dựng để tổ chức hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng hiệu quả, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện đầu tư xây dựng. - Cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đô thị năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế kể cả ở các phòng chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn. - Thiếu đồng bộ, phối hợp chưa tốt giữa chính quyền các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn, các đơn vị quản lý về quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai, quản lý hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc... V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1. Quy hoạch chung điều chỉnh và mở rộng thị trấn Bắc Yên giai đoạn 2005 – 2020 sau 9 năm triển khai thực hiện, đến nay quy hoạch đã bộc lộ một số hạn chế, không phù hợp với điều kiện phát triển địa phương cần phải điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với xu thế phát triển. 2. Đề nghị HĐND, UBND huyện bố trí kinh phí để thanh toán chi phí tư vấn và chi phí cắm mốc đối với các Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu dân cư đã được phê duyệt. Bố trí vốn và có chính sách huy động vốn đầu tư để xây dựng hạ tầng để triển khai đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. 3. Để thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, không gian, cảnh quan, thiết kế đô thị; định hướng phát triển khu đô thị; quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn Bắc Yên đồng thời cụ thể hóa Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 10/01/2004 Về việc phê duyệt Quy hoạch chung điều chỉnh và mở rộng thị trấn huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 – 2020, Phòng Kinh tế và Hạ tầng đề nghị Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cho phép lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đồng thời ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trên địa bàn thị trấn làm cơ sở pháp lý để quản lý. 4. Đề nghị bổ sung biên chế công chức phụ trách quản lý xây dựng cho UBND, thị trấn. hiện nay chỉ có 01 cán bộ địa chính phụ trách xây dựng nhưng kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. 17 Sắp xếp bố trí công chức xã có chuyên môn phù hợp để quản lý xây dựng tại các xã, đặc biệt là đội ngũ tri thức trẻ, lực lượng này chưa phát huy được hiệu quả rõ nét trong xây dựng nông thôn mới. Về giải pháp thực hiện: Một là: Phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quy hoạch xây dựng, phải thấy được công tác quy hoạch là vấn đề chiến lược, luôn phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng công trình, xây dựng đô thị mới và công tác chỉnh trang phát triển đô thị. Cần tập trung chỉ đạo làm tốt việc dân chủ công khai quy hoạch để nhân dân biết, bàn và tham gia ý kiến góp phần thực hiện quy hoạch có tính khả thi. Cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước và nhân dân trong quá trình thực hiện quy hoạch. Đồng thời phải tích cực tuyên truyền, tổ chức học tập pháp luật nhất là: Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, làm cho mọi người dân hiểu được nguyên tắc, thủ tục xây dựng cơ bản để thực hiện, phải triệt để tiết kiệm đất đai và thực hiện theo đúng quy trình từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết, giao đất, cấp giấy phép xây dựng. Hai là: Trên cơ sở quy hoạch chung đã được UBND Tỉnh phê duyệt cần sớm lập quy hoạch chi tiết đối với các khu dân cư thị trấn và dân cư nông thôn các xã để phân kỳ đầu tư cho hợp lý, có kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch và những công trình hạ tầng cơ sở như: hệ thống cấp thoát nước, giao thông, trường học, trung tâm văn hóa, thể thao, y tế, các cụm công nghiệp, công viên vui chơi giải trí, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống các chợ; các di tích lịch sử văn hóa, trụ sở xã, phường và các cơ quan. Ba là: Về nguồn vốn đầu tư, ngoài cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư của Tỉnh, huyện cần có những giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và nội lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị các trung tâm mới: Khu dân cư trường cấp 3, khu dân cư tiểu khu 2 – TTGDTX cũ, khu dân cư đường vành đai; hoàn thành quy hoạch, phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới và từng bước thực hiện mô hình nông thôn mới, quan tâm chỉ đạo; xây dựng nâng cấp các tuyến đường đến trung tâm các xã; sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường nội thị, hệ thống chiếu sáng, trụ sở làm việc các cơ quan, phòng, ban, ngành, trụ sở và kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các xã, bản. Bốn là: Nâng cao chất lượng và tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, thường xuyên kiểm tra trong quá trình thực hiện, phát hiện, xử lý kịp thời những việc làm sai trái không đúng quy hoạch. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, chủ đầu tư để thực hiện có chất lượng, đúng tiến độ; tăng cường công 18 tác giám sát, phối hợp chặt chẽ giữa giám sát, tư vấn thiết kế và chủ đầu tư, khi cần phải điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện đúng quy trình đề ra. Xây dựng và triển khai thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý xây dựng và bổ xung Quy chế quản lý đô thị... Các quy chế, quy định này cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện theo đúng quy định và kịp thời bổ sung những vấn đề mới phát sinh và vướng mắc để quy chế, quy định ngày càng hoàn thiện hơn. Năm là: Tăng cường hoạt động của Tổ Quy tắc quản lý trật tự xây dựng thị trấn. Thành lập các Tổ quản lý trật tự xây dựng tại các xã. Có kế hoạch luân chuyển, thay thế, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho: đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị của phòng Kinh tế và hạ tầng, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai phòng Tài nguyên và môi trường, công chức chuyên môn tại UBND các xã, thị trấn. Đổi mới và tăng cường công tác cải cách hành chính, giảm bớt những thủ tục phiền hà trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, nâng cao chất lượng hiệu quả của bộ phận một cửa liên thông, bảo đảm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị của thị trấn đi vào nền nếp, có hiệu quả. Qua một số nội dung về công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bắc Yên giai đoạn 2005 - 2015, em mạnh dạn xin được nêu lên để thầy xem xét, hướng dẫn thêm cho hoàn thiện./. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan