Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quy hoạch đô thị Liên minh chiến lược qtkdqt...

Tài liệu Liên minh chiến lược qtkdqt

.DOCX
2
1350
74

Mô tả:

LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC 1. Liên minh chiến lược (Strategic alliances) - là hình thức ban đầu của loại chiến lược hợp tác (Cooperative alliance) trong đó các doanh nghiệp kết hợp một vài nguồn lực và năng lực tiềm tàng để tạo nên lợi thế cạnh tranh. - Là sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp - đưa các doanh nghiệp tham gia vào các mức độ trao đổi và chia sẻ nguồn lực và năng lực tiềm tàng để cùng phát triển hoặc phân phối sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. - đòn bẩy giúp doanh nghiệp bẩy các nguồn lực hiện hữu và năng lực tiềm tàng trong khi cùng đối tác phát triển các nguồn lực và năng lực khác làm nền tảng cho lợi thế cạnh tranh mới 2. Có ba hình thức liên minh chiến lược lớn a. Liên doanh (Joint venture - loại liên minh chiến lược trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp tạo ra một công ty độc lập về mặt pháp lý nhằm chia sẻ một vài nguồn lực và năng lực tiềm tàng để phát triển lợi thế cạnh tranh - thiết lập mối quan hệ lâu dài và chuyển giao kiến thức ngầm (tacit knowledge) - Đặc trưng của loại này là các đối tác trong liên doanh thường đóng góp phần trăm bằng nhau và chia sẻ điều hành khai thác ngang nhau. b. Liên minh chiến lược sử dụng nguồn vốn (Equity strategic alliance) - là loại liên minh trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp sử hữu phần trăm cổ phần khác nhau trong công ty mà họ cùng hình thành bằng cách kết hợp một vài nguồn lực và năng lực tiềm tàng để tạo nên lợi thế cạnh tranh. c. Liên minh chiến lược không sử dụng nguồn vốn (Nonequity strategic alliance) - là loại liên minh trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp phát triển mối quan hệ có giao kèo nhằm chia sẻ một vài nguồn lực và năng lực tiềm tàng độc nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh. - các doanh nghiệp không thiết lập một công ty độc lập riêng biệt và vì thế không đòi hỏi vốn. 3. Ý nghĩa - giúp cho các doanh nghiệp đạt được quyền năng thị trường - giảm mức cung vượt quá của ngành. - liên minh giúp cho việc thâm nhập sử dụng các nguồn lực bổ sung dễ dàng hơn, đạt được lợi thế dựa trên qui mô, vượt qua được các rào cản thương mại, đáp ứng - được các thách thức cạnh tranh từ các đối thủ khác và tổng hợp nguồn lực cho các dự án cần nguồn vốn lớn chuyển giao kiến thức ngầm giữa các doanh nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan