Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Kế toán - Kiểm toán Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học ng...

Tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái

.PDF
27
207
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN NGỌC NGHĨA THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÕNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC NGƢỜI MÔNG TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Vệ sinh Xã hội học và Tổ chức Y tế Mã số: 62.72.01.64 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, 2014 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Trịnh Đình Hải Phản biện 1: ............................................................................... Phản biện 2:................................................................................ Phản biện 3:................................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên vào hồi .....năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên - Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Thư viện Quốc gia ngày ......tháng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp khoảng 80 % dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay có khoảng 5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh răng miệng, tập trung chủ yếu tại các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, ở các nước phát triển chiếm 60-90 % trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh. Bệnh sâu răng đang là vấn đề được Chính phủ các nước trên thế giới quan tâm đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết. BRM là nguyên nhân gây mất răng, giảm hoặc mất sức nhai ở người trưởng thành cũng như trẻ em. Tại Việt Nam theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9 %, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ từ 6-8 tuổi là 25,4 %, tỷ lệ này gia tăng theo tuổi và lên tới 69 % ở lứa tuổi 15-17. Tỉ lệ bệnh viêm lợi là 45 % và thấy rằng nhu cầu điều trị bệnh răng miệng rất lớn và cấp bách. Yên Bái là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học cao trên 70 %. Trong những năm qua, Yên Bái chưa có giải pháp, mô hình cụ thể nào để làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng này xuống một cách bền vững. Câu hỏi nghiên cứu ở đây là biện pháp can thiệp nào để tăng cường sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông tại tỉnh Yên Bái. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : "Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái" với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái năm 2011. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông. 3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông. 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đề tài luận án đã xác định được tỷ lệ bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông ở hai huyện vùng cao tỉnh Yên Bái là 71,4 %, trong đó bệnh sâu răng chiếm 69,6 %, viêm lợi chiếm 50,1 %. 2. Mô hình huy động cộng đồng địa phương tham gia vào chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng, sự phối hợp chặt chẽ giữa trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản, giáo viên nhà trường, lãnh đạo xã và trưởng các thôn bản để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Hoạt động can thiệp giúp cho giáo viên và cán bộ y tế làm tốt hơn công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho học sinh tại trường, nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, của cộng đồng về dự phòng bệnh răng miệng tại nhà. Hoạt động kiểm tra, giám sát đã giúp cho lãnh đạo và các ban ngành của xã đánh giá được kết quả triển khai hoạt động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Mô hình can thiệp đã tác động không nhỏ đến hành vi của phụ huynh học sinh, cộng đồng người Mông và các hoạt động này sẽ làm cơ sở để người Mông sớm thay đổi và loại bỏ hành vi có hại cho sức khỏe răng miệng ở học sinh. 3. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về các phong tục tập quán của người Mông trong hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh, người Mông chưa coi trọng đến sức khỏe, nhiều phong tục tập quán lạc hậu có hại đến sức khỏe vẫn còn lưu truyền. 4. Sau hoạt động can thiệp, tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tăng tương ứng 36,9 %, 42,9 %, 68,3 %. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh của giáo viên, phụ huynh học sinh tại các trường can thiệp thay đổi rõ rệt. Đối với giáo viên tăng tương ứng 74,9 %, 61,6 %, 76,8 %, đối với phụ huynh tăng tương ứng 47,5 %, 31,2 %, 35,1 %. Hiệu quả can thiệp rõ rệt đối với bệnh sâu răng: răng sữa đạt 7,2 %, răng vĩnh viễn đạt 10,6 %, bệnh viêm lợi đạt 34,4 %. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh quanh răng (chảy máu lợi và cao răng) đạt 31,7 %. 3 CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN Luận án dài 127 trang , bao gồm các phần sau: - Đặt vấn đề: 02 trang - Chương 1: Tổng quan 35 trang - Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang - Chương 3: Kết quả nghiên cứu 39 trang - Chương 4: Bàn luận: 28 trang - Kết luận: 2 trang Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 47 bảng, 04 biểu đồ, 04 hình, 02 sơ đồ, 9 hộp, Luận án sử dụng 115 tài liệu tham khảo trong đó có 56 tài liệu tham khảo tiếng Việt, 59 tài liệu tiếng anh. MỘT SỐ PHẦN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1 Trong nghiên cứu định lượng: - Học sinh tiểu học người Mông đang học từ lớp 1 đến lớp 5 tại - Phụ huynh học sinh (PHHS), Giáo viên chủ nhiệm 2.1.2. Trong nghiên cứu định tính: - CB Y tế học đường của các trường, giáo viên nhà trường - Cán bộ phòng giáo dục đào tạo huyện - CBYT xã, CB TTYT huyện - Trưởng thôn bản, Lãnh đạo chính quyền địa phương 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1.Địa điểm nghiên cứu: Tại 4 trường tiểu học: trường Bản Công, Xà Hồ của huyện Trạm Tấu và trường Nậm Có, Púng Luông của huyện Mù Căng Chải của tỉnh Yên Bái. 2.2.2.Thời gian nghiên cứu: Tiến hành trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013. - Nghiên cứu mô tả tháng 5/2011 - Nghiên cứu can thiệp: 24 tháng từ 9/2011 đến 9/2013 4 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu dịch tễ học mô tả và nghiên cứu dịch tễ học can thiệp. 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả và can thiệp Can thiệp Trường Nậm Có, Bản Công (Thu thập số liệu trước can thiệp) Thu thập số liệu sau can thiệp So sánh trƣớc sau So sánh sau Không can thiệp Trường Xà Hồ, Púng Luông (Thu thập số liệu trước can thiệp) Thu thập số liệu sau (Theo dõi sau 2 năm) Sơ đồ 2.1. Sơ đồ can thiệp so sánh trƣớc sau có đối chứng 2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu 2.4.1.1. Cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả Được tính theo công thức mô tả cắt ngang sau : p (1-p) n = Z12 - /2 d2 Trong đó: n : Cỡ mẫu p: Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng chiếm 70 %, p = 0,7 (Theo Đào Thị Ngọc Lan nghiên cứu 2002) Khi đó (1-p) = 0,3 d : độ chính xác mong muốn là 0,05 Z1- /2 : giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị được chọn, ở đây 5 Z1- /2 = 1,96 (ứng với độ tin cậy ấn định mức ý nghĩa 95 %). 0,7 x 0,3 n = (1,96)2 = 330 (0,05)2 Như vậy, mỗi trường nghiên cứu tối thiểu là 330 học sinh, 4 trường là 1320 học sinh. Thực tế qua khảo sát thì số học sinh tại 4 trường tiểu học này hiện có là 1370 em đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. 2.4.1.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu can thiệp - Tính theo công thức nghiên cứu can thiệp cộng đồng sau: 2 n Z1 2 P (1 P) Z1 ( P2 P1 (1 P1 ) 2 P1 ) P2 (1 P2 ) Trong đó: P1 = Tỷ lệ BRM ước tính vào thời điểm điều tra đầu tiên 70 % P2 = Tỷ lệ BRM dự tính vào thời điểm kết thúc can thiệp có thể đạt 50 % P = (p1 + p2)/2 = 0,6 (60 %) Z1- = Hệ số z tương ứng với mức độ ý nghĩa mong muốn (độ tin cậy 95 %) = 1,96 Z1- = Hệ số z tương ứng với hiệu lực mẫu mong muốn ( =95 %) = 1,645 n 1,96 2.0,6.0,4 1,65 0,7.0,3 (0,7 0,5) 2 0,5.0,5 2 Theo công thức trên n tính ra là 156, cộng thêm 10 % bỏ cuộc là 172 học sinh. Như vậy, số học sinh đưa vào nghiên cứu tối thiểu là 172 em cho mỗi nhóm can thiệp và nhóm chứng. 2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu 2.4.2.1. Trong nghiên cứu mô tả - Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng + Chọn trường Chọn chủ đích và bốc thăm ngẫu nhiên lấy mỗi huyện 02 trường tiểu học để đưa vào điều tra nghiên cứu. Trạm Tấu là Trường Xà Hồ và bản Công, Mù Cang Chải là trường Nậm Có và Púng Luông. 6 + Chọn học sinh: Số học sinh được đưa vào nghiên cứu hiện đang học tại 4 trường tiểu học Xà Hồ, Bản Công, Nậm Có và Púng Luông. Chọn chủ đích số học sinh hiện đang học tại 5 khối từ khối 1 đến khối 5 và chọn tất cả học sinh đều là người dân tộc Mông. Thực tế số học sinh tại các trường là 1370 em. + Chọn giáo viên: Tất cả giáo viên hiện đang trực tiếp giảng dạy (giáo viên chủ nhiệm ) tại 4 trường tiểu học nghiên cứu. + Chọn phụ huynh học sinh: Phụ huynh là (bố hoặc mẹ) của tất cả các em học sinh được điều tra nghiên cứu tại 4 trường tiểu học đã chọn, thực tế là 1351 phụ huynh được đưa vào nghiên cứu trong đó có 19 phụ huynh hiện có 2 con đang học cùng trường. 2.4.2.2. Trong nghiên cứu can thiệp Bốc thăm ngẫu nhiên chọn mỗi huyện 01 trường đưa vào nghiên cứu can thiệp, chọn được trường Nậm Có thuộc huyện Mù Cang Chải và trường Bản Công huyện Trạm Tấu là trường sẽ thực hiện mô hình nghiên cứu can thiệp (nhóm can thiệp), thực tế nhóm can thiệp có 691 học sinh, và nhóm đối chứng là trường Púng Luông huyện Mù Cang Chải và trường Xà Hồ huyện Trạm Tấu (nhóm đối chứng), thực tế nhóm đối chứng có 679 học sinh. - Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính + Tiến hành 4 cuộc thảo luận nhóm (mỗi xã 2 cuộc), cuộc 1 gồm đại diện cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến xã, giáo viên nhà trường huyện, xã (810 người). Cuộc 2 gồm đại lãnh đạo xã, trưởng thôn, y tế thôn, phụ huynh và người dân (10-12 người) + Tiến hành phỏng vấn 16 cán bộ trong Ban chỉ đạo, giáo viên nhà trường, cán bộ y tế và nhóm nòng cốt, Đại diện trung tâm y tế huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, đại diện phòng Giáo dục và đào tạo huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu. 2.5. Nội dung nghiên cứu 2.5.1. Đối với nghiên cứu mô tả + Khám răng miệng để xác định tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi, các biểu hiện của bệnh răng miệng (bệnh quanh răng), chỉ số smtr, SMTR và chỉ số CPITN trước can thiệp + Phỏng vấn học sinh, PHHS, giáo viên giảng dạy để xác định các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh. + Tìm hiểu thực trạng môi trường hoạt động CSRM tại trường (giáo viên, y tế học đường), tại cộng đồng (phụ huynh HS, công tác truyền thông) 7 2.5.2. Đối với nghiên cứu can thiệp 2.5.2.1. Xây dựng mô hình can thiệp. - Sau khi đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng, nhóm nghiên cứu sẽ thu thập tài liệu truyền thông trên cơ sở các tài liệu chuyên dùng để tập huấn cho giáo viên, nhóm nòng cốt của thôn do Bộ Y tế qui định đã được đưa vào truyền thông. Hướng dẫn hội thảo và xây dựng tài liệu tập huấn cho nhóm nòng cốt nhằm tổ chức và triển khai các hoạt động của đề tài. 2.5.2.2. Triển khai các hoạt động của mô hình can thiệp Triển khai các hoạt động theo mô hình can thiệp dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh trường tiểu học. - Chuẩn bị cộng đồng và các hoạt động đưa vào các trường can thiệp. - Xây dựng kế hoạch, qui chế làm việc, thành lập Ban chỉ đạo can thiệp, tổ chức triển khai hoạt động, giám sát, đánh giá các hoạt động can thiệp đồng thời so sánh với kết quả điều tra ban đầu. Nhóm nghiên cứu Ban chỉ đạo can thiệp cấp xã Nhóm nòng cốt Tập huấn , hội thảo Cán bộ Y tế xã, y tế thôn bản, trưởng thôn Khám răng miệng Truyền thông, giáo dục kiến thức Học sinh tiểu học Phụ huynh học sinh Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia vào hoạt động can thiệp dự phòng bệnh răng miệng cho HS tiểu học ngƣời Mông 8 - Nguồn lực để thực hiện: Đề tài huy động các nguồn lực chính là cán bộ Y tế xã, thôn và đội ngũ giáo viên tại trường ngoài ra còn huy động thêm đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản trực tiếp tham gia vào mô hình nghiên cứu. - Ban chỉ đạo can thiệp của huyện gồm 6 người: Lãnh đạo UBND xã là trưởng ban, Đại diện Ban giám hiệu nhà trường làm phó ban, Trưởng trạm y tế xã làm phó ban, cán bộ phụ trách y tế trường học, giáo viên phụ trách đội, đại diện trưởng thôn bản là thành viên. 2.6. Các chỉ số nghiên cứu: 2.6.1. Các chỉ số cho mục tiêu 1 - Tỷ lệ học sinh mắc bệnh răng miệng, bệnh sâu răng, bệnh viêm lợi. - Tỷ lệ sâu – mất – trám răng sữa, răng vĩnh viễn. - Các biểu hiện quanh răng của bệnh răng miệng (cao răng, chảy máu lợi và viêm lợi). - Kết quả phỏng vấn các thành viên trong BCĐ (nghiên cứu định tính) 2.6.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2 - Mối liên liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh với bệnh răng miệng - Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của phụ huynh học sinh với bệnh răng miệng - Các mối liên quan với các điều kiện xã hội khác (về chăm sóc y tế, về thành phần kinh tế hộ gia đình) 2.6.3. Các chỉ số cho mục tiêu 3 2.6.3.1. Nhóm các chỉ số thực hiện mô hình can thiệp - Các chỉ số mô tả kết quả tổ chức thực hiện mô hình can thiệp + Về nhân lực: số người tham gia mô hình + Về vật lực: Số tài liệu được soạn thảo cho tập huấn, truyền thông, cơ sở vật chất sử dụng trong quá trình nghiên cứu. + Về tổ chức mô hình: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình can thiệp, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo, qui chế hoạt động. - Các chỉ số về kết quả hoạt động của mô hình - Các chỉ số giám sát các hoạt động can thiệp 9 2.6.3.2. Nhóm các chỉ số mô tả kết quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ về chăm sóc sức khoẻ răng miệng - Trong nghiên cứu định lượng: hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, phụ huynh học sinh, của giáo viên nhà trường của hai nhóm trước và sau can thiệp - Trong nghiên cứu định tính: đánh giá đối tượng (học sinh, PHHS, giáo viên) về kết quả truyền thông giáo dục sức khoẻ. 2.6.3.3. Nhóm các chỉ số về tư vấn điều trị - Số học sinh được tư vấn điều trị. - Số học sinh được chuyển tuyến trên điều trị - Số học sinh được tư vấn phòng các biến chứng. 2.6.3.4. Kết quả nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động tại thôn, tại trường. - Các lớp tập huấn đã được triển khai - Số người tham dự tập huấn, tham gia hội thảo 2.6.3.5. Kết quả phối hợp các biện pháp can thiệp dự phòng đối với bệnh răng miệng của học sinh. - Hiệu quả áp dụng các giải pháp can thiệp qua nghiên cứu định lượng. - Duy trì và mở rộng mô hình can thiệp. 2.7. Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh Trong nghiên cứu này dựa vào kết quả phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và bảng kiểm để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, giáo viên, phụ huynh. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng số điểm về kiến thức, thái độ, thực hành được phân chia thành 3 mức độ yếu, trung bình, tốt theo phân loại của Bloom như sau: - Số điểm đạt được từ 8-10 điểm (≥ 80 %): xếp loại tốt. - Số điểm đạt từ 6-7 điểm (60-79 %): xếp loại trung bình - Số điểm đạt được dưới 6(≤ 60 %): xếp loại yếu. 2.8. Tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo và không nghèo: Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 qui định: Hộ nghèo ở nông thôn/miền núi là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) 10 trở xuống. Như vậy, hộ không nghèo là hộ có thu nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/tháng trở lên. . Các tiêu chí đánh giá khác: - Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Tổ chức khám răng miệng cho học sinh tại trường 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện bệnh răng miệng và tư vấn, hướng dẫn học sinh, gia đình đưa học sinh đi khám và điều trị. - Hướng dẫn vệ sinh răng miệng thường xuyên: Là các em học sinh được giáo viên hướng dẫn vệ sinh răng miệng (chải răng, xúc miệng, dự phòng các yếu tố nguy cơ gây bệnh răng miêng) hàng tuần trên lớp do giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ y tế học đường thực hiện. - Ăn măng ớt thường xuyên: là các em học sinh đã ăn măng ớt ngâm chua hàng ngày trong các bữa ăn. Không thường xuyên là hàng tháng, hàng tuần mới ăn một lần hoặc không ăn. 2.9. Đánh giá hiệu quả can thiệp - Test 2 được sử dụng để so sánh 2 tỷ lệ % - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được đánh giá ở mức p<0,05 - Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả CSHQ và HQCT - Chỉ số hiệu quả được tín theo công thức: p1 – p2 CSHQ (%) = ------------------- x 100 p1 Trong đó: p1 là tỷ lệ chỉ số nghiên cứu trước can thiệp P2 là tỷ lệ chỉ số nghiên cứu sau can thiệp - Hiệu quả can thiệp được tính theo công thức: HQCT (%) = CSHQ nhóm can thiệp – CSHQ nhóm đối chứng 2.10. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp - Ghi chép lại, phân nhóm thông tin theo các nội dung đánh giá và nhận định kết quả. 11 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học ngƣời Mông Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh răng miệng theo trƣờng (n=1370) Bệnh răng miệng Bệnh Mắc bệnh Không mắc Trƣờng SL % SL Bản Công 226 65,3 120 34,7 Nậm Có 254 73,6 91 26,4 Xà Hồ 220 67,5 106 32,5 Púng Luông 278 78,8 75 21,3 Tổng 978 71,4 392 28,6 % Nhận xét: Tỷ lệ mắc BRM của học sinh chiếm 71,4 % trong đó trường Xà Hồ chiếm 67,5 %, trường Bản Công 65,3 %, trường Púng Luông 78,7 %, trường Nậm Có 73,6 %. Số trẻ không mắc BRM chiếm 28,6 %, Tỷ lệ mắc BRM giữa các trường là tương đương nhau. Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh sâu răng sữa theo trƣờng Sâu răng Bệnh Trƣờng Không sâu răng n SL % SL % Bản Công 346 218 63,0 128 37,0 Nậm Có 345 227 65,8 118 34,2 Xà Hồ 326 198 60,7 128 39,3 Púng Luông 353 219 62,0 134 38,0 Tổng 1370 862 62,9 508 37,1 Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh chiếm 62,9 % trong đó học sinh trường Bản Công là 63,0 %, Nậm Có 65,8 %, trường Xà Hồ 60,7 %, trường Púng Luông 62,0 %. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh giữa các trường là tương đương nhau. 12 Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh sâu răng vĩnh viễn theo trƣờng Sâu răng Bệnh Trƣờng Không sâu răng n SL % SL % Bản Công 346 156 45,1 190 54,9 Nậm Có 345 131 38 214 62,0 Xà Hồ 326 123 37,7 203 62,3 Púng Luông 353 160 45,3 193 54,7 Tổng 1370 570 41,6 800 58,4 Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh là 41,61 %, trong đó học sinh trường Bản Công là 45,1 %, trường Nậm Có 38 %, trường Xà Hồ 37,7 %, trường Púng Luông 45,3 %. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh giữa các trường là tương đương nhau. Bảng 3.9. Chỉ số sâu, mất, trám và cơ cấu sâu, mất, trám răng sữa và răng vĩnh viễn của học sinh Răng sữa Đặc điểm Số lượng Chỉ số SL 1370 Răng Răng Răng sâu mất Hàn 4541 985 53 3,3 0,7 0,03 Răng vĩnh viễn smtr Răng Răng Răng sâu 5579 1630 4,1 1,2 SMTR mất hàn 457 50 2137 0,3 0,03 1,6 Nhận xét: Chỉ số sâu mất trám (smtr) răng sữa là 4,1, chỉ số răng sâu là 3,3, răng mất là 0,7, răng hàn là 0,03. Chỉ số răng sâu mất trám răng vĩnh viễn (SMTR) là 1,6 trong đó chỉ số răng vĩnh viễn sâu là 1,2, răng mất là 0,3, răng hàn là 0,03. 13 3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh tiểu học. 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến BRM trong nghiên cứu định lượng Bảng 3.17. Liên quan giữa kiến thức về bệnh răng miệng của học sinh với bệnh răng miệng (n=1370) Bệnh răng miệng Bệnh OR, p Có bệnh Không có bệnh 2 Kiến thức của học sinh SL % SL % Kiến thức chưa tốt 635 80,4 155 19,6 Kiến thức tốt 343 59,1 237 40,9 978 71,4 392 28,6 Cộng p<0,001 2 =72,8 OR=2,8 Nhận xét: Có mối liên quan giữa bệnh răng miệng với kiến thức chăm sóc răng miệng của học sinh, những học sinh có kiến thức kém thì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những học sinh có kiến thức tốt (p<0,001). Bảng 3.19. Liên quan giữa thực hành chải răng hàng ngày của học sinh với bệnh răng miệng (n=1370) Bệnh răng miệng Bệnh OR, p Có bệnh Không có bệnh 2 Thực hành chải răng SL % SL % Thực hành chải răng kém 589 74,8 198 25,2 p<0,05 Thực hành chải răng tốt 389 66,7 194 33,3 2 978 71,4 392 28,6 Cộng = 10,4 OR=1,4 Nhận xét: Có mối liên quan giữa thực hành chải răng miệng hàng ngày với bệnh răng miệng, những học sinh thực hành vệ sinh răng miệng kém thì tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những học sinh thực hành chải răng hàng ngày tốt (p<0,05). 14 Bảng 3.20. Liên quan giữa chăm sóc y tế với BRM (n=1370) Bệnh răng miệng Bệnh Có bệnh Chăm sóc y tế SL % SL % Không được CSYT định kỳ 759 79,6 194 20,4 Được CSYT định kỳ 219 52,5 198 47,5 978 71,4 392 28,6 Cộng OR, p Không có bệnh 2 p<0,001 2 =7,6 OR=3,5 Nhận xét: Có mối liên quan giữa bệnh răng miệng với khám và điều trị bệnh răng miệng định kỳ, những học sinh không được khám bệnh định kỳ thì có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những học sinh được khám, điều trị bệnh định kỳ (p<0,001) 3.3. Hiệu quả can thiệp dự phòng BRM ở học sinh tiểu học ngƣời Mông 3.3.1. Kết quả thực hiện mô hình can thiệp: 3.3.1.1. Kết quả tập huấn các lực lượng nòng cốt Nhóm nghiên cứu đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả quá trình và theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả đạt được: Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 2 lớp tập huấn, mỗi xã một lớp. Thành phần tham gia lớp tập huấn là Ban chỉ đạo thực hiện mô hình, nhóm cán bộ nòng cốt gồm (giáo viên nhà trường, cán bộ y tế xã, trưởng các thôn bản). Kết quả như sau: Bảng 3.26. Đánh giá kết quả tập huấn cho cán bộ nhóm nòng cốt Địa điểm Xã Nậm Có Xã Bản Công Trước tập huấn Sau tập huấn Trước tập huấn Đánh giá Sau tập huấn SL % SL % SL % SL % Giỏi 4 16,0 9 36,0 3 13,6 7 31,8 Khá 5 20,0 11 44,0 7 31,8 12 54,6 Trung bình 11 44,0 5 20,0 9 40,9 3 13,6 Yếu 5 20,0 0 0,0 3 13,6 0 0,0 Cộng 25 100,0 25 100,0 22 100,0 22 100,0 15 Nhận xét: Trước tập huấn thì các học viên hiểu biết về bệnh răng miệng còn thấp, loại giỏi (Nậm Có 16 %, Bản Công 13,6 %), sau tập huấn tỷ lệ khá giỏi đã tăng cao. Loại giỏi (xã Nậm Có 36 %, Bản Công 31,8 %), loại khá (Nậm Có 44 %, Bản Công 54,6 %) và không có học viên nào xếp loại yếu. 3.3.1.2. Kết quả hoạt động cụ thể của các thành viên tham gia mô hình can thiệp. Trước khi có sự hoạt động của các thành viên thì nhóm nghiên cứu đã tham mưu cho UBND xã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai các hoạt động can thiệp do Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng Ban, điều hành chung, các thành viên có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phụ trách đoàn đội, đại diện cán bộ y tế xã, đại diện trưởng thôn bản và đại diện nhân viên y tế thôn bản, tổng cộng là 6 người. Nhiệm vụ của các thành viên được phân công và chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát, đánh giá các hoạt động được triển khai trên địa bàn xã. 3.3.2. Hiệu quả của biện pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh răng miệng cho học sinh trong nghiên cứu định lượng. Bảng 3.28. Kiến thức phòng BRM của học sinh trƣớc và sau can thiệp Thời điểm Nhóm đối chứng (n=691) (n=679) Kiến thức Trƣớc can thiệp Sau can thiệp p( Nhóm can thiệp 2 SL TL % SL TL % Tốt 225 32,6 224 33,0 Trung bình 274 39,7 298 43,9 Yếu 192 27,8 157 23,1 Tốt 314 45,4 230 33,9 Trung bình 290 42,0 299 44,0 Yếu 87 12,6 150 22,1 test) CSHQ % (tốt) HQCT (%) p<0,001 p>0,05 39,6 2,7 p ( 2 test) p>0,05 p<0,001 36,9 Nhận xét: Đã có sự thay đổi kiến thức của học sinh ở mức “tốt” thời điểm trước và sau can thiệp, hiệu quả can thiệp đối với kiến thức đạt 36,9 %. 16 Bảng 3.29. Thái độ phòng BRM của học sinh trƣớc và sau can thiệp Thời điểm Thái độ Tốt Trƣớc can thiệp Sau can thiệp p( 2 Nhóm can thiệp (n=691) SL % 261 37,8 Nhóm đối chứng (n=679) SL % 257 37,9 Trung bình 286 41,4 293 43,2 Yếu 144 20,8 129 19,0 Tốt 379 54,9 263 38,7 Trung bình 254 36,8 298 43,9 Yếu 58 8,4 118 17,4 test) CSHQ % (tốt) p<0,01 p>0,05 45,2 2,3 HQCT (%) ( 2 p test) p>0,05 p<0,05 42,9 Nhận xét: Căn cứ vào sự thay đổi thái độ của học sinh ở mức “tốt” ở thời điểm trước và sau can thiệp, hiệu quả CT đối với thái độ đạt 42,9 %. Bảng 3.30. Thực hành phòng BRM của học sinh trƣớc và sau can thiệp Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng (n=691) (n=679) Thời điểm Thực hành Trƣớc can thiệp Sau can thiệp p( 2 SL % SL % Tốt 188 27,2 190 28,0 Trung bình 259 37,5 262 38,6 Yếu 244 35,3 227 33,4 Tốt 347 50,2 221 32,6 Trung bình 210 30,4 269 39,6 Yếu 134 19,4 189 27,8 test) CSHQ % (tốt) HQCT (%) p<0,001 p>0,05 84,6 16,3 p ( 2 test) p>0,05 p<0,001 68,3 Nhận xét: Qua các biện pháp can thiệp đã có sự thay đổi về thực hành của học sinh ở mức “tốt” tại thời điểm trước và sau can thiệp, hiệu quả can thiệp đối với thái độ đạt 68,3 %. 17 Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp KAP phòng BRM đối với giáo viên Hiệu quả đối với KAP Chỉ số hiệu quả ( %) Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng Hiệu qủa can thiệp (%) Kiến thức 103,5 28,6 74,9 Thái độ 63,4 1,9 61,6 Thực hành 96,8 20,0 76,8 p( 2 test) p<0,001 Nhận xét: Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với kiến thức phòng BRM của giáo viên đạt 74,9 %, thái độ của giáo viên đạt 61,6 %, thực hành đạt 76,8 %. Bảng 3.34. Hiệu quả can thiệp KAP phòng BRM đối với phụ huynh Hiệu quả đối với KAP Chỉ số hiệu quả (%) Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng Hiệu qủa can thiệp (%) Kiến thức 48,9 1,4 47,5 Thái độ 31,2 0,0 31,2 Thực hành 36,8 1,7 35,1 p( 2 test) p<0,001 Nhận xét: Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với kiến thức phòng BRM của phụ huynh đạt 47,5 %, thái độ đạt 31,2 %, thực hành đạt 35,1 %. 3.3.3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh răng miệng cho học sinh trong nghiên cứu định tính. Qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 16 cán bộ là giáo viên nhà trường, cán bộ y tế xã, cán bộ xã của 2 xã can thiệp kết quả đã được như sau: - Truyền thông giáo dục sức khỏe đã nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh góp phần tăng cường phòng chống bệnh răng miệng là điều cần thiết - Mô hình can thiệp bằng truyền thông có sự phối hợp tham gia giữa các ngành ( y tế và giáo dục), chính quyền và người dân là phù hợp: 100 %. - Mô hình truyền thông phòng chống BRM đã có nhiều tác động đến nhận thức của chính quyền địa phương đến chăm sóc sức khỏe trẻ em: 85 %. 18 3.3.4. Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với BRM của học sinh tiểu học trong nghiên cứu định lượng 3.3.4.1. Đối với bệnh sâu răng Bảng 3.36. Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp đối với sâu răng sữa và răng vĩnh viễn Răng sữa Răng vĩnh viễn Nhóm Can thiệp Đối chứng Can thiệp Đối chứng Trước can thiệp 64,4 61,41 41,5 41,7 Sau can thiệp 64,7 66,1 42,1 46,7 CSHQ (%) 0,5 % 7,7 % 1,4 % 12,0 % Hiệu quả can thiệp (%) 7,2 10,6 2 p<0,05 p<0,05 p( test) Nhận xét: Qua thực hiện mô hình can thiệp dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông cho thấy chỉ số hiệu quả nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng ở cả hai loại răng. Hiệu quả can thiệp rõ rệt đối với răng sữa là 7,2 %, đối với răng vĩnh viễn là 10,6 %. Bảng 3.39. Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp đối với chỉ số sâu - mất trám răng sữa và răng vĩnh viễn của học sinh Răng sữa Răng vĩnh viễn Loại răng Can thiệp Đối chứng Can thiệp Đối chứng Trước can thiệp 4,1 4,0 1,6 1,5 Sau can thiệp 4,1 4,2 1,6 1,6 CSHQ (%) 0,5 3,7 1,9 7,2 Nhóm Hiệu quả can thiệp (%) p( 2 test) 3,2 5,3 p<0,001 Nhận xét: Sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp đối với nhóm can thiệp thì chỉ số hiệu quả tăng cao hơn so với nhóm đối chứng đối với cả hai loại răng. HQCT đã có sự thay đổi giữa hai nhóm và có sự khác biệt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan