Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Kế toán - Kiểm toán Kế toán thu nhập chi phí và kết quả kinh doanh ngân hàng chương 8...

Tài liệu Kế toán thu nhập chi phí và kết quả kinh doanh ngân hàng chương 8

.DOC
26
3802
88

Mô tả:

­Chi phí phải trả lãi tiền gửi; chi phí phải trả lãi tiền vay; chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; chi hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng; chi cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần; chi về chênh lệch tỷ giá; chi cho hoạt động kinh doanh khác;­Chi trích khấu hao tài sản cố định. ­Chi đi thuê và cho thuê tài sản.­Tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương theo quy định.­Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận CHƯƠNG 8 KẾ TOÁN THU NHẬP, CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN Mục tiêu : Giúp sinh viên nắm được nguyên tắc kế toán, phương pháp kế toán liên quan đến thu nhập, chi phí của ngân hàng. Đồng thời sinh viên cũng nắm được những quy định, cách hạch toán khi ngân hàng thực hiện phân phối lợi nhuận. Nội dung: 1. Khái quát về thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong ngân hàng. 2. Nguyên tắc kế toán. 3. Phương pháp kế toán. 1.KHÁI QUÁT VỀ THU NHẬP, CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG NGÂN HÀNG 1.1. Thu nhập Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là số tiền phát sinh trong kỳ bao gồm thu từ hoạt động kinh doanh và thu khác.  Thu từ hoạt động kinh doanh gồm: Thu từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi. Thu dịch vụ. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng. Thu lãi góp vốn, mua cổ phần. Thu từ hoạt động mua bán nợ. Thu về chênh lệch tỷ giá. Thu từ hoạt động kinh doanh khác.  Thu khác gồm: Các khoản thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Thu về các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Thu kinh phí quản lý đối với các công ty thành viên độc lập. Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. Các khoản thu khác. 1 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận 1.2.Chi phí Chi phí của ngân hàng là các chi phí chi trả hợp lý phát sinh trong kỳ, bao gồm chi hoạt động kinh doanh và chi phí khác.  Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm: Chi phí phải trả lãi tiền gửi; chi phí phải trả lãi tiền vay; chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; chi hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng; chi cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần; chi về chênh lệch tỷ giá; chi cho hoạt động kinh doanh khác; Chi trích khấu hao tài sản cố định. Chi đi thuê và cho thuê tài sản. Tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương theo quy định. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi dịch vụ mua ngoài: chi thuê sửa chữa tài sản cố định, vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền mua bảo hiểm tai nạn con người, chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định, chi hoa hồng, đại lý môi giới, uỷ thác và các dịch vụ khác. Các khoản chi phí khác: Chi bảo hộ lao động, chi trang phục giao dịch, chi trợ cấp thôi việc cho người lao động; Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ; Tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên ngân hàng; Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà ngân hàng có tham gia; Chi cho công tác đảng, đòan thể tại ngân hàng; Chi trích lập các khoản dự phòng và chi tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc chi đóng bảo hiểm tiền gửi; Chi nghiên cứu khoa học; Chi đào tạo lao động nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực quản lý; Chi y tế cho người lao động của ngân hàng; Chi cho công tác bảo vệ cơ quan; Chi cho công tác bảo vệ môi trường; Chi lễ tân, khánh tiết, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, giao dịch, đối ngoại; Chi phí hội họp; Chi nộp các loại thuế, phí và lệ phí khác. Các chi phí khác của ngân hàng bao gồm: Chi nhượng bán, thanh lý tài sản. 2 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi. Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này. Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận 1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của ngân hàng. KQKD = Tổng thu nhập – Tổng chi phí hợp lý, hợp lệ. Nếu Tổng thu nhập > Tổng chi phí : Ngân hàng kinh doanh có lợi (Lợi nhuận – Lãi ) Nếu Tổng thu nhập < Tổng chi phí : Ngân hàng kinh doanh bị lỗ ( Lỗ) 1.3.2. Phân phối lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của ngân hàng, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.  Phân phối lợi nhuận đối với các ngân hàng 100% vốn Nhà nước: Lợi nhuận của ngân hàng sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau: Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau khi trừ các khoản này được phân phối theo quy định như sau:  Trích qũy dự phòng tài chính 10%; mức tối đa của qũy này không vượt quá 25% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng;  Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 50%;  Lợi nhuận còn lại được phân phối tiếp như sau: 3 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận o Trích quỹ thưởng Ban quản lý điều hành tổ chức tín dụng theo quy định chung đối với doanh nghiệp nhà nước. o Trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi. Mức trích tối đa không quá ba tháng lương thực hiện. o Số lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.  Phân phối lợi nhuận đối với các ngân hàng khác: Lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau: Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, chia lãi cho các thành viên liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có), bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Trích 10% vào qũy dự phòng tài chính; số dư tối đa của qũy này không vượt quá 25% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng. Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng tự quyết định. Sau khi trích lập các quỹ, nguyên tắc trích lập các quỹ được quy định như sau:  Nguyên tắc sử dụng các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Dùng để bổ sung vốn điều lệ. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: Dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của ngân hàng. Quỹ dự phòng tài chính: Dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí. Quỹ khen thưởng dùng để:  Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, nhân viên trong tổ chức tín dụng.  Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong tổ chức tín dụng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong kinh doanh. 4 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận  Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài tổ chức tín dụng có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Quỹ phúc lợi dùng để:  Đầu tư xây dựng hoặc sữa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của ngân hàng, hoặc trong ngành ngân hàng, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thoả thuận.  Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng.  Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên kể cả các cán bộ, nhân viên đã về hưu, mất sức của ngân hàng.  Chi cho các hoạt động phúc lợi khác. 2. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 2.1. Thu nhập Thu nhập của ngân hàng được ghi nhận chi tiết theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”. 2.1.1.Thu nhập về cung cấp dịch vụ - Được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:  Thu nhập được xác định tương đối chắc chắn;  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;  Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;  Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. - Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu 2.1.2.Thu nhập từ tiền lãi, tiền cổ tức được chia - Được ghi nhận khi thỏa mãn 2 điều kiện sau:  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; 5 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận  Thu nhập được xác định tương đối chắc chắn. - Thu nhập từ tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở:  Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.  Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. - Thu nhập từ tiền lãi bao gồm số phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn. - Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi ngân hàng mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, ngân hàng phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua. Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là thu nhập của ngân hàng. Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua được hạch toán giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. 2.1.3. Thu nhập khác  Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. 32.  Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được. 2.2. Chi phí Chi phí trong ngân hàng được ghi nhận theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc thận trọng trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 “Chuẩn mực chung” và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Theo đó, nguyên tắc kế toán về việc ghi nhận chi phí như sau: - Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. - Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Ngân hàng trích vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản dự phòng sau:  Dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. 6 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận  Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.  Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm cả giảm giá chứng khoán).  Dự phòng phải thu khó đòi.  Dự phòng trợ cấp mất việc làm. - Ngân hàng không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản sau:  Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra không mang danh tổ chức tín dụng.  Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.  Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.  Các khoản chi không hợp lý khác. 2.3. Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận Cuối kỳ kế toán, toàn bộ số dư của các tài khoản phản ánh thu nhập ( Loại 7) và chi phí ( Loại 8) sẽ được kết chuyển sang tài khoản lợi nhuận năm nay để xác định kết quả kinh doanh. Do đó, cuối kỳ kế toán, sau khi kết chuyển, các tài khoản phản ánh thu nhập và chi phí sẽ không còn số dư. Việc phân phối kết quả kinh doanh của ngân hàng phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành. Phải hạch toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng niên độ kế toán (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của TCTD (trích lập các quỹ, bổ sung vốn kinh doanh, chia cổ tức, v.v...). Cuối năm tài chính, các khoản lãi chưa thực hiện do chênh lệch tỷ giá, ngân hàng không được chia lợi nhuận, trả cổ tức trên số lãi này ngay trong năm liền kề, ngoại trừ trường hợp sau 6 tháng đầu năm sau tổ chức tín dụng có số lãi chưa thực hiện lớn hơn 2/3 số lãi năm trước thì được chia sau 6 tháng đầu năm sau Cuối năm, khi lập báo cáo tài chính thì các khoản phát sinh từ giao dịch nội bộ (thu lãi tiền gửi, cho vay nội bộ) phải loại trừ. 3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN 3.1. Kế toán thu nhập 3.1.1. Tài khoản sử dụng 7 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Tài khoản 70 - Thu nhập từ hoạt động tín dụng Tài khoản 71- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Tài khoản 72 - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Tài khoản 74 - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác Tài khoản 78 - Thu lãi góp vốn, mua cổ phần Tài khoản 79 - Thu nhập khác Tài khoản 391 - Lãi phải thu từ tiền gửi Tài khoản 392 - Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán Tài khoản 394 - Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng Tài khoản 488 - Doanh thu chờ phân bổ Nội dung một số tài khoản này như sau:  Tài khoản 7 - Thu nhập Tài khoản 7 - Kết chuyển số dư Có cuối năm vào tài - Các khoản thu về hoạt động kinh khoản lợi nhuận năm nay khi quyết doanh trong năm. toán. - Điều chỉnh hạch toán sai sót trong năm (nếu có). DƯ CÓ: Thu về hoạt động kinh doanh trong năm của ngân hàng + Tài khoản 39 - Lãi và phí phải thu : Tài khoản 39 - Số lãi và phí phải thu tính cộng dồn - Số lãi và phí phải thu đã được thanh toán DƯ NỢ: Số tiền lãi còn phải thu + Tài khoản 488- Doanh thu chờ phân bổ: Tài khoản 488 - Kết chuyển “Doanh thu chờ phân bổ” - Số tiền ghi nhận doanh thu chờ phân bổ sang tài khoản Thu nhập phát sinh trong kỳ. - Tất toán Doanh thu chờ phân bổ theo chế độ quy định. DƯ CÓ: Số tiền doanh thu chờ phân bổ ở thời điểm cuối kỳ kế toán. 8 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận 3.1.2. Phương pháp hạch toán Tùy theo trường hợp cụ thể, thu nhập của ngân hàng có 3 dạng hạch toán: Hạch toán thực thu, hạch toán dự thu và hạch toán phân bổ.  Hạch toán thực thu : Áp dụng đối với các khoản thu nhập phát sinh trong một kỳ kế toán và đã thu được của khách hàng, ví dụ thu nhập từ dịch vụ, thu nhập lãi, thu từ kinh doanh chứng khoán….Kế toán hạch toán thực thu như sau : + Các khoản thu không bao gồm VAT phải nộp: Nợ TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) Có TK 7 ( Thích hợp) : Thu nhập phát sinh trong kỳ : Thu nhập phát sinh trong kỳ + Các khoản thu bao gồm VAT phải nộp: Nợ TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) : Số tiền thu được của khách hàng Có TK 7 (Thích hợp) : Thu nhập phát sinh trong kỳ Có TK 4531 : VAT phải nộp  Hạch toán dự thu : Áp dụng đối với các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ kế toán nhưng chưa thu được của khách hàng, ví dụ như thu nhập lãi cho vay , thu nhập lãi từ đầu tư chứng khoán ( lãi nhận ở cuối kỳ khi đáo hạn)… Kế toán ngân hàng sẽ hạch toán dự thu như sau: + Khi dự thu, hạch toán: Nợ TK 39 (Thích hợp) : Thu nhập phát sinh trong kỳ Có TK 7 ( Thích hợp) : Thu nhập phát sinh trong kỳ + Khi thu được lãi đã dự thu, hạch toán: Nợ TK 39 (Thích hợp) : Số thu nhập đã dự thu trước đây Có TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) : Số thu nhập đã dự thu trước đây  Hạch toán phân bổ : Đối với các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ kế toán này nhưng đã thu được của khách hàng từ kỳ kế toán trước, ví dụ thu lãi từ đầu tư chứng khoán ( Lãi trả trước, mua ngay từ lúc phát hành). Kế toán ngân hàng sẽ hạch toán phân bổ thu nhập như sau: + Khi thu được từ khách hàng, hạch toán: Nợ TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) 9 : Số tiền thu được của khách hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Có TK 488 : Số tiền thu được của khách hàng + Khi phân bổ doanh thu chờ phân bổ vào thu nhập, hạch toán: Nợ TK 488 : Thu nhập phát sinh trong kỳ Có TK 7 ( Thích hợp) : Thu nhập phát sinh trong kỳ 3.2. Kế toán chi phí 3.2.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 80 - Chi phí hoạt động tín dụng Tài khoản 81- Chi phí hoạt động dịch vụ Tài khoản 82 - Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối Tài khoản 83 - Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí Tài khoản 84 - Chi phí hoạt động kinh doanh khác Tài khoản 85 - Chi phí cho nhân viên Tài khoản 86 - Chi cho hoạt động quản lý và công vụ Tài khoản 87- Chi về tài sản Tài khoản 88 - Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi Tài khoản 89 - Chi phí khác Tài khoản 388 – Chi phí chờ phân bổ Tài khoản 491 – Lãi phải trả cho tiền gửi Tài khoản 492 – Lãi phải trả về phát hành GTCG Tài khoảng 493 – Lãi phải trả cho tiền vay Tài khoản 494 – Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay. Nội dung một số tài khoản này như sau: + Tài khoản 8 - Chi phí Tài khoản 8 - Các khoản chi về hoạt động kinh doanh - Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong trong năm năm - Chuyển số dư Nợ cuối năm vào tài khoản Lợi nhuận năm nay khi quyết toán DƯ NỢ: Các khoản chi về hoạt động kinh doanh trong năm 10 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận + Tài khoản 49 - Lãi và phí phải trả NỢ Tài khoản 49 C Ó - Số tiền lãi và phí phải trả tính cộng dồn DƯ CÓ: Số tiền lãi và phí phải trả dồn tích, chưa thanh toán - Số tiền lãi và phí đã trả + Tài khoản 388 - Chi phí chờ phân bổ NỢ Tài khoản 388 C Ó - Chi phí chờ phân bổ (Chi phí trả trước - Chi phí chờ phân bổ được phẩn bổ vào chi phí trong kỳ phát sinh trong kỳ) DƯ NỢ: Các khoản chi phí trả trước chờ phân bổ 3.2.2. Phương pháp hạch toán Tương tự như thu nhập, chi phí của ngân hàng có 3 dạng hạch toán: Hạch toán thực chi, hạch toán dự chi, hạch toán phân bổ.  Hạch toán thực chi Áp dụng đối với các khoản chi phí phát sinh trong một kỳ kế toán và đã chi cho khách hàng, ví dụ chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí về dịch vụ thanh toán… Kế toán hạch toán : + Các khoản chi không bao gồm VAT được khấu trừ: Nợ TK 8 ( Thích hợp) : Chi phí phát sinh trong kỳ Có TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) : Chi phí phát sinh trong kỳ + Các khoản chi bao gồm VAT được khấu trừ: Nợ TK 8 ( Thích hợp) : Chi phí phát sinh trong kỳ Nợ TK 3532 : VAT được khấu trừ Có TK thích hợp (TK 1011…) : Số tiền đã trả khách hàng  Hạch toán dự chi : 11 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Áp dụng đối với các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kế toán nhưng chưa chi cho khách hàng, ví dụ chi phí trả lãi tiền gửi (Lãi trả khi đáo hạn). Kế toán ngân hàng sẽ hạch toán dự chi như sau: + Khi dự chi, kế toán hạch toán: Nợ TK 8 (Thích hợp) : Chi phí phát sinh trong kỳ Có TK 49 (Thích hợp) : Chi phí phát sinh trong kỳ + Khi chi chi phí đã dự chi, kế toán hạch toán: Nợ TK 49 ( Thích hợp) : Chi phí đã dự chi trước đây Có TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) : Chi phí đã dự chi trước đây  Hạch toán phân bổ : Áp dụng đối với các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kế toán này nhưng đã chi cho khách hàng từ kỳ kế toán trước, ví dụ chi phí trả lãi tiền gửi ( Lãi trả trước đầu kỳ). Kế toán ngân hàng sẽ hạch toán phân bổ chi phí như sau: + Khi chi cho khách hàng, kế toán hạch toán: Nợ TK 388 : Số tiền đã chi cho khách hàng Có TK Thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) : Số tiền đã chi cho khách hàng + Khi phân bổ chi phí chờ phân bổ vào chi phí, kế toán hạch toán: Nợ TK 8 (Thích hợp) : Chi phí phát sinh trong kỳ Có TK 388 : Chi phí phát sinh trong kỳ 3.3. Kế toán kết quả kinh doanh 3.3.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3532 – VAT đầu vào Tài khoản 3535 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Tài khoản 3539 – Các khoản chờ ngân sách Nhà nước thanh toán Tài khoản 4531 – VAT phải nộp Tài khoản 4534 – Thuế TNDN phải nộp Tài khoản 4535 – Thuế TNDN hoãn lại phải trả Tài khoản 691 – Lợi nhuận năm nay Tài khoản 692 – Lợi nhuận năm trước Tài khoản 8331 – Chi phí thuế TNDN hiện hành 12 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Tài khoản 8332 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại. Nội dung một số tài khoản này như sau: + Tài khoản 3532: VAT đầu vào Tài khoản 3532 - Số VAT đầu vào đã khấu trừ. - Số VAT đầu vào - Kết chuyển số VAT đầu vào không được khấu trừ. - Số VAT đầu vào đã hoàn lại. DƯ NỢ : Số VAT đầu vào còn được khấu trừ; số VAT đầu vào được hoàn lại nhưng Ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả. + Tài khoản 4531: VAT phải nộp Tài khoản 4531 -Số VAT đầu vào đã khấu trừ. - Số VAT phải nộp. - Số VAT được giảm trừ vào số thuế VAT phải nộp. - Số VAT đã nộp vào NSNN. DƯ NỢ : Số VAT đã nộp thừa vào Ngân DƯ CÓ: Số VAT còn phải nộp NSNN. sách Nhà nước. + Tài khoản 4534 – Thuế TNDN phải nộp : Tài khoản 4531 - Số thuế TNDN đã nộp vào Ngân sách Nhà nước. - Số thuế TNDN phải nộp. - Số thuế TNDN được miễn giảm trừ vào số phải nộp. - Số chênh lệch giữa thuế TNDN phải nộp hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực tế phải nộp khi báo cáo quyết toán năm được duyệt. DƯ NỢ : Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn DƯ CÓ: Số thuế TNDN còn phải nộp vào 13 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận số phải nộp (số thuế nộp thừa). NSNN. + Tài khoản 8331 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Tài khoản 8331 - Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm. - Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại; - Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm. - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại; - Kết chuyển số chênh lệch chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên tài khoản 691. DƯ NỢ : Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm + Tài khoản 69: Lợi nhuận chưa phân phối NỢ Tài khoản 69 C Ó - Số dư cuối kỳ của các tài khoản chi phí - Số dư cuối kỳ của các tài khoản thu nhập chuyển sang. chuyển sang - Trích lập các quỹ. - Chia lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh, cho các cổ đông. DƯ NỢ : Số lỗ hoạt động kinh doanh DƯ CÓ: Số lợi nhuận chưa phân phối chưa xử lý. hoặc chưa sử dụng. 3.3.2. Phương pháp hạch toán 3.3.2.1. Kế toán VAT 14 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Khi quyết toán VAT, kế toán sẽ khấu trừ thuế đầu vào (VAT được khấu trừ ) và đầu ra (VAT phải nộp). Nếu thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra, phần chênh lệch còn lại sẽ được hoàn lại hoặc được khấu trừ tiếp cho kỳ sau. Ngược lại, nếu thuế đầu vào nhỏ hơn thuế đầu ra, phần chênh lệch còn lại ngân hàng sẽ nộp thêm.  Hạch toán phần được khấu trừ thuế: Nợ TK 4531 : VAT được khấu trừ Có TK 3532 : VAT được khấu trừ  Hạch toán phần chênh lệch: + Trường hợp thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra: Ngân hàng được hoàn thuế hoặc khấu trừ tiếp cho kỳ sau, kế toán hạch toán : Nợ TK 1113/ TK 3539 : VAT được hoàn lại Có TK 3532 : VAT được hoàn lại + Trường hợp thuế đầu vào nhỏ hơn thuế đầu ra: Ngân hàng nộp thêm thuế, kế toán hạch toán : Nợ TK 4531 : VAT nộp thêm Có TK 1113 : VAT nộp thêm - Kế toán quyết toán VAT trong ngân hàng được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ tài khoản sau: TK 3532 TK 4531 (1) Khấu trừ thuế đầu vào và đầu ra TK 1113 (2a) Nộp thuế (2b) Hoàn thuế 3.3.2.2. Kế toán thuế TNDN Hàng quý, ngân hàng sẽ tạm nộp thuế TNDN dựa vào kết quả kinh doanh tạm tính của từng quý. Cuối năm, khi báo cáo tài chính đã được quyết toán, ngân hàng sẽ xác định lại số thuế TNDN phải nộp trong năm. Nếu số thuế đã nộp nhỏ hơn số thuế thực sự ngân 15 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận hàng phải nộp, ngân hàng sẽ nộp thêm thuế. Nếu số thuế đã nộp lớn hơn số thuế thực sự ngân hàng phải nộp, ngân hàng sẽ được hoàn thuế hoặc để khấu trừ tiếp cho kỳ sau.  Khi tạm nộp thuế: + Tạm tính thuế phải nộp, kế toán hạch toán : Nợ TK 8331 : Thuế TNDN tạm tính trong kỳ Có TK 4534 : Thuế TNDN tạm tính trong kỳ + Khi nộp thuế, hạch toán: Nợ TK 4534 : Thuế nộp trong kỳ Có TK 1113 : Thuế nộp trong kỳ Khi quyết toán thuế: +Trường hợp thuế đã nộp < Thuế phải nộp thực sự: Ngân hàng nộp thêm thuế, kế toán hạch toán: Nợ TK 8331 : Thuế TNDN nộp thêm Có TK 1113 : Thuế TNDN nộp thêm +Trường hợp thuế đã nộp > Thuế phải nộp thực sự: Ngân hàng được hoàn thuế hoặc để khấu trừ tiếp kỳ sau, kế toán hạch toán: Nợ TK 1113/TK 3539 : Thuế TNDN nộp thừa trong năm Có TK 8331 : Thuế TNDN nộp thừa trong năm - Kế toán thuế TNDN ngân hàng được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ tài khoản sau: TK 1113 TK 4534 (2) Tạm nộp thuế trong năm TK 8331 (1) Thuế tạm tính nộp trong năm TK 3539 16 (3a) Thuế nộp thêm sau khi quyết toán năm (3b) Thuế nộp thừa trong năm Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận 3.3.2.3. Kế toán kết quả kinh doanh Cuối kỳ kế toán, ngân hàng kết chuyển toàn bộ dư có của các tài khoản phản ánh thu nhập và dư Nợ của các tài khoản phản ánh chi phí sang tài khoản lợi nhuận năm nay để xác định kết quả kinh doanh.  Kết chuyển thu nhập: Nợ TK 7 (Thích hợp) Có TK 691  Kết chuyển chi phí: Nợ TK 691 Có TK 8 ( Thích hợp) - Sau khi kết chuyển, tất cả tài khoản phản ánh thu nhập ( Loại 7) và tài khoản phản ánh chi phí ( Loại 8) sẽ không còn số dư, chuyển số dư sang tài khoản 691 và kết quả kinh doanh được xác định.  Nếu tài khoản 691 dư Có: Ngân hàng kinh doanh có lãi  Nếu tài khoản 691 dư Nợ: Ngân hàng kinh doanh bị lỗ Kết quả kinh doanh ngân hàng được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ tài khoản sau: TK 8 ( Chi phí ) TK 691 K/c chi phí TK 7 ( Thu nhập ) K/c thu nhập 17 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Lỗ Lãi - Đầu năm sau, số dư cuối năm của tài khoản 691 được chuyển thành số dư đầu năm mới của tài khoản 692 - "Lợi nhuận năm trước" mà không phải lập phiếu. - Sau khi từng chi nhánh ngân hàng xác định kết quả kinh doanh, các chi nhánh sẽ chuyển kết quả kinh doanh về hội sở, việc hạch toán được thực hiện như sau: + Tại chi nhánh : - Kết chuyển lỗ về hội sở nếu ngân hàng kinh doanh bị lỗ, kế toán hạch toán: Nợ TK 5191 Có TK 692 - Kết chuyển lãi về hội sở nếu ngân hàng kinh doanh có lãi, kế toán hạch toán: Nợ TK 692 Có TK 5191 + Tại Hội sở : - Nhận lỗ do chi nhánh chuyển về, kế toán hạch toán: Nợ TK 692 Có TK 5191 - Nhận lãi từ chi nhánh chuyển về, kế toán hạch toán: Nợ TK 5191 Có TK 692 3.4. Kế toán phân phối lợi nhuận 3.4.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 611 - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Tài khoản 612 - Quỹ đầu tư phát triển Tài khoản 613 - Quỹ dự phòng tài chính Tài khoản 619 - Quỹ khác Tài khoản 621- Quỹ khen thưởng Tài khoản 622 - Quỹ phúc lợi Tài khoản 623 - Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định 18 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận Tài khoản 469 - Các khoản phải trả nội bộ khác. Nội dung một số tài khoản này như sau: + Tài khoản 61, Tài khoản 62: Các quỹ của TCTD TK61, TK62 - Số tiền trích lập quỹ hàng năm. - Số tiền sử dụng các quỹ. DƯ CÓ: Số tiền hiện có của từng quỹ + Tài khoản 469 – Các khoản phải trả nội bộ khác NỢ Tài khoản 469 C Ó - Số tiền ngân hàng đã trả hoặc được giải - Số tiền ngân hàng phải trả . quyết chuyển vào tài khoản khác. DƯ CÓ: Số tiền ngân hàng còn phải trả 3.4.2. Phương pháp hạch toán  Khi trích lập các quỹ: Nợ TK 692 : Số tiền trích lập các quỹ Có TK 61/TK62 ( Thích hợp) : Số tiền trích lập các quỹ  Khi sử dụng các quỹ: Nợ TK 61/TK 62 (Thích hợp) : Số tiền sử dụng Có TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) : Số tiền sử dụng  Chia cổ tức cho cổ đông: + Sau khi hội đồng quản trị quyết định chia cổ tức: Nợ TK 692 : Số lợi nhuận được chia cổ tức Có TK 469 : Số lợi nhuận được chia cổ tức + Khi chia cổ tức: Nợ TK 469 Có TK thích hợp ( TK 1011, TK 4211…) 19 Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí, KQKD và phân phối lợi nhuận BÀI TẬP CHƯƠNG 8 Bài 1: Anh (Chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất : 1. Ngân hàng được sử dụng bao nhiêu % vốn tự có cấp 1 để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định : a. 30% b. 40% 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan