Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Kế toán - Kiểm toán Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện kiến x...

Tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện kiến xương tỉnh thái bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012)

.PDF
178
344
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH ========= VŨ THỊ BÌNH PHƯƠNG NGHI£N CøU THùC TR¹NG NHIÔM Ký SINH TRïNG NGUåN N¦íC T¹I HAI X· HUYÖN KIÕN X¦¥NG TØNH TH¸I B×NH Vμ HIÖU QU¶ BIÖN PH¸P CAN THIÖP (2011- 2012) LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG THÁI BÌNH – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH ========= VŨ THỊ BÌNH PHƯƠNG NGHI£N CøU THùC TR¹NG NHIÔM Ký SINH TRïNG NGUåN N¦íC T¹I HAI X· HUYÖN KIÕN X¦¥NG TØNH TH¸I B×NH Vμ HIÖU QU¶ BIÖN PH¸P CAN THIÖP (2011- 2012) Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62.72.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Bách Quang GS.TS. Lương Xuân Hiến THÁI BÌNH – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng, Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y- Dược Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Lê Bách Quang và GS.TS. Lương Xuân Hiến, những người thầy đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất, tinh thần cũng như đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Y tế công cộng và Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y- Dược Thái Bình đã cùng tôi thực hiện đề tài, đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế xã Bình Nguyên và xã Vũ Hòa huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã giúp tôi triển khai, thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi vô cùng biết ơn chồng, hai con cùng toàn thể gia đình đã hết lòng ủng hộ, động viên, giúp đỡ, chia sẻ mọi khó khăn vất vả để tôi yên tâm học tập. Tác giả Vũ Thị Bình Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của tôi và cộng sự, được các cộng sự cho phép sử dụng trong luận án. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Thị Bình Phương CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế CT Can thiệp CBTP Chế biến thực phẩm CSHQ Chỉ số hiệu quả HQCT Hiệu quả can thiệp HVS Hợp vệ sinh MB Mầm bệnh NC Ngoại cảnh QCVN Quy chuẩn Việt Nam QL Quản lý SD Sử dụng SL Số lượng SH Sinh hoạt TS Thủy sản TX Tiếp xúc VS Vệ sinh XN Xét nghiệm ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á) KAP Knowledge - Attitude - Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) SODISSolar Water disinfection (Diệt khuẩn nước bằng năng lượng mặt trời) UNICEF United Nations children's Fund (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc) UV Ultraviolet (Tia cực tím) WHO World Health Organization (Tổ chức Y Tế Thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước ................................................ 3 1.1.1. Mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước ................................ 3 1.1.2. Tác hại của mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước ............. 6 1.1.3. Thực trạng bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước ..................... 10 1.2. Ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước.................................... 16 1.2.1. Yếu tố ảnh hưởng tới ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước.. 16 1.2.2. Thực trạng ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước........... 19 1.3. Các biện pháp giảm thiểu và tiêu diệt mầm bệnh ký sinh trùng.......... 25 1.3.1. Biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe ................................... 25 1.3.2. Biện pháp điều trị cho người nhiễm ký sinh trùng ....................... 27 1.3.3. Biện pháp xử lý nước .................................................................... 28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 38 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 38 2.1.1. Nghiên cứu mô tả .......................................................................... 38 2.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm............................................................... 39 2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 39 2.2.1. Nghiên cứu mô tả .......................................................................... 39 2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm............................................................... 41 2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 41 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 41 2.4.1. Khung lý thuyết cho nghiên cứu ................................................... 41 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 42 2.4.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu..................................................................... 47 2.4.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ........................................ 50 2.4.5. Đánh giá kết quả............................................................................ 56 2.5. Chỉ số áp dụng trong nghiên cứu ......................................................... 57 2.5.1. Chỉ số trong nghiên cứu mô tả ...................................................... 57 2.5.2. Chỉ số trong nghiên cứu thực nghiệm........................................... 58 2.6. Xử lý số liệu ......................................................................................... 58 2.7. Khống chế sai số .................................................................................. 59 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................... 59 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 60 3.1. Thực trạng nhiễm và yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ................................................................ 60 3.1.1. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ................ 60 3.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu ................................................... 65 3.2. Hiệu quả các biện pháp can thiệp......................................................... 77 3.2.1. Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe .............................. 77 3.2.2. Hiệu quả của các biện pháp thực nghiệm ..................................... 89 Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 94 4.1. Thực trạng nhiễm và yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước ................................................................................ 94 4.1.1. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước................................ 95 4.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước.. 101 4.2. Hiệu quả các biện pháp can thiệp....................................................... 112 4.2.1. Hiệu quả biện pháp can thiệp bằng truyền thông........................ 112 4.2.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp thực nghiệm.................... 122 KẾT LUẬN .................................................................................................. 130 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung trong các nguồn nước tại địa bàn nghiên cứu............................................................................ 60  Bảng 3.2. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp mầm bệnh ký sinh trùng trong các nguồn nước tại địa bàn nghiên cứu............................. 61  Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun, sán, đơn bào trong các nguồn nước............... 62  Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm từng loại mầm bệnh ký sinh trùng trong nước ....... 63  Bảng 3.5. Cường độ nhiễm Cryptosporidium spp. trong mỗi nguồn nước 64  Bảng 3.6. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia phỏng vấn ................. 65  Bảng 3.7. Nghề nghiệp của đối tượng tham gia phỏng vấn ........................ 65  Bảng 3.8. Kiến thức của người dân về phương thức nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng từ nước ....................................................................... 67  Bảng 3.9. Kiến thức của người dân về phương thức gây ô nhiễm nguồn nước 68  Bảng 3.10. Kiến thức của người dân về tác hại của mầm bệnh ký sinh trùng ... 69  Bảng 3.11. Kiến thức của người dân về các biện pháp bảo quản, vệ sinh và xử lý nước ................................................................................... 70  Bảng 3.12. Kiến thức của người dân về biện pháp phòng lây nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng từ nước ......................................................... 71  Bảng 3.13. Thái độ của người dân về sự cần thiết của việc xây dựng nguồn nước sạch trong sinh hoạt ........................................................... 71  Bảng 3.14. Tỷ lệ người dân biểu hiện bệnh liên quan tới nhiễm ký sinh trùng. 72  Bảng 3.15. Tỷ lệ nguồn nước người dân sử dụng chế biến thực phẩm tái/sống........................................................................................ 73  Bảng 3.16. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu........ 74  Bảng 3.17. Tỷ lệ người dân có thói quen uống nước lã, ăn thực phẩm tái/sống........................................................................................ 75  Bảng 3.18. Tỷ lệ người dân thực hành chưa đúng trong vệ sinh môi trường75  Bảng 3.19. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng nguồn nước....................................... 77  Bảng 3.20. Tỷ lệ nhiễm giun, sán, đơn bào trong các nguồn nước............... 77  Bảng 3.21. Tỷ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng trong các nguồn nước........ 78  Bảng 3.22. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong mỗi nguồn nước ...................... 78  Bảng 3.23. Kiến thức của người dân về mầm bệnh ký sinh trùng ................ 79  Bảng 3.24. Kiến thức của người dân về tác hại của mầm bệnh ký sinh trùng... 79  Bảng 3.25. Kiến thức của người dân về phương thức gây ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước ........................................................... 80  Bảng 3.26. Kiến thức của người dân về bảo quản và vệ sinh nước .............. 81  Bảng 3.27. Tỷ lệ người dân có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh ......... 81  Bảng 3.28. Tỷ lệ nguồn nước được người dân sử dụng trong sinh hoạt....... 82  Bảng 3.29. Tỷ lệ nguồn nước người dân sử dụng chế biến thực phẩm tái/sống........................................................................................ 82  Bảng 3.30. Tỷ lệ loại hố xí người dân sử dụng trước và sau can thiệp......... 83  Bảng 3.31. Tỷ lệ người dân có triệu chứng liên quan tới nhiễm ký sinh trùng 83  Bảng 3.32. Thực trạng vệ sinh nguồn nước giếng khoan ............................. 84  Bảng 3.33. Thực trạng vệ sinh nguồn nước giếng khơi ................................ 85  Bảng 3.34. Thực trạng vệ sinh nguồn nước mưa .......................................... 86  Bảng 3.35. Thực trạng vệ sinh nguồn nước ao, hồ ....................................... 87  Bảng 3.36. Thực trạng vệ sinh nguồn nước sông ngòi ................................. 88  Bảng 3.37. Số mèo thải Cryptosporidium spp. đã tác động bởi ozone......... 89  Bảng 3.38. Tỷ lệ trứng giun móc hình thành ấu trùng sau tác động bởi ozone ... 89  Bảng 3.39. Tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng sau tác độngbởi ozone.... 90  Bảng 3.40. Số mèo thải Cryptosporidium spp. đã được xử lý bởi nhiệt....... 91  Bảng 3.41. Tỷ lệ trứng giun móc hình thành ấu trùng sau tác động bởi nhiệt..... 91  Bảng 3.42. Tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng sau tác động bởi nhiệt .... 92  Bảng 3.43. Số mèo thải Cryptosporidium spp. đã được xử lý bởi Aquatabs.... 93  DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong mỗi nguồn nước 61  Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp mầm bệnh ký sinh trùng trong các nguồn nước tại 2 xã nghiên cứu.............................. 62  Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm chung mầm bệnh giun, sán, đơn bào trong các nguồn nướctại 2 xã nghiên cứu............................................... 63  Biểu đồ 3.4. Giới của đối tượng tham gia phỏng vấn tại 2 xã nghiên cứu . 66  Biểu đồ 3.5. Kiến thức của người dân tại 2 xã nghiên cứu về mầm bệnh ký sinh trùng gây ô nhiễm nước............................................................. 67  Biểu đồ 3.6. Kiến thức của người dân về phương thức nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng từ nước .............................................................. 68  Biểu đồ 3.7. Kiến thức của người dân về một số biện pháp xử lý nước ..... 70  Biểu đồ 3.8. Thái độ của người dân về sự cần thiết của việc phòng chống ô nhiễm nguồn nước bởi mầm bệnh ký sinh trùng .................... 72  Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nguồn nước được người dân sử dụng trong sinh hoạt... 73  Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ nguồn nước người dân sử dụng chế biến thực phẩm ăn tái/sống tại 2 xã nghiên cứu .................................................... 74  Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ người dân 2 xã nghiên cứu có thói quen uống nước lã, ăn thực phẩm tái/sống chung cả 2 xã nghiên cứu........................ 75  Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ người dân thực hành chưa đúng trong vệ sinh môi trường.... 76  Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ chung các loại nhà tiêu được người dân sử dụng tại 2 xã nghiên cứu.................................................................. 76  Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng sau tác động bởi nhiệt.... 92  Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ trứng giun hình thành ấu trùng sau khi chịu tác động của nước khử khuẩn Aquatabs ...................................................... 93  DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Kiến Xương....................................... 40  DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết cho nghiên cứu............................................. 41  Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu tại cộng đồng ......................................... 45  Sơ đồ 2.3. Thiết kế nghiên cứu trên thực nghiệm.................................... 46  1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém ở nhiều nơi trên thế giới là nguyên nhân dẫn tới tử vong [128]. Nước ô nhiễm vẫn được con người sử dụng hằng ngày trong ăn uống, sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa tính mạng của con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Mỗi năm trên thế giới, tình trạng tiêu chảy tái phát hoặc nhiễm giun đường ruột làm cho khoảng 2,5 triệu người tử vong, làm cho 50% trẻ thiếu cân và suy dinh dưỡng. Thiếu cân, suy dinh dưỡng chính là nguyên nhân của 35% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là hậu quả của việc sử dụng nước không an toàn, thiếu điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh [66], [138]. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 70% dân số sống bằng nghề nông. Môi trường nước ngày càng ô nhiễm nặng nề do tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh chóng cùng với sự gia tăng dân số. Trong công nghiệp, do không có thiết bị xử lý, các cơ sở sản xuất đã xả thẳng chất thải ra môi trường gây ô nhiễm nước. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp làm các nguồn nước mặt bị ô nhiễm hóa chất độc hại. Đặc biệt, chất thải của con người, động vật không được quản lý cùng với thói quen sử dụng phân tươi trong sản xuất nông nghiệp, ý thức kém trong vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân của người dân làm tình trạng ô nhiễm nước trở nên nặng nề hơn bởi sự góp mặt của các mầm bệnh sinh học, trong đó có mầm bệnh ký sinh trùng. Không những thế, các biện pháp xử lý, bảo quản và vệ sinh nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày vẫn chưa được người dân quan tâm đúng mức làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua nước. Theo kết quả điều tra của Cục y tế dự phòng - Bộ Y tế năm 2012, tại Việt Nam có 69% dân số đô thị và 40% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/2009 [15]. 2 Trên phạm vi toàn quốc, bệnh tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ốm đau, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh chiếm 7,5% gánh nặng bệnh tật, chủ yếu là bệnh tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng và suy dinh dưỡng [66]. Tỷ lệ nhiễm giun vùng trung du và miền núi phía Bắc là 65,3%, đồng bằng sông Hồng 58,2%, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 42,2%, Tây Nguyên 30,2%, Đông Nam bộ 29%, đồng bằng sông Cửu Long 12- 14% [60]. Thái Bình với 90% dân số sống ở các vùng nông thôn. Người dân nông thôn Thái Bình phải sử dụng nhiều nguồn nước sẵn có tại địa phương cho ăn uống, sinh hoạt. Khi sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng như chưa có hệ thống xử lý nước công cộng hiệu quả, các hộ gia đình nông thôn áp dụng nhiều phương pháp khác nhau: đun sôi, keo tụ, năng lượng mặt trời, hóa chất … để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa mầm bệnh trong nước. Vậy hiệu quả của các phương pháp này đến đâu? Liệu khi sử dụng nước được xử lý bằng các phương pháp này trong sinh hoạt, người dân còn có nguy cơ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng không? Đặc biệt, khi họ có thói quen uống nước lã hoặc ăn thực phẩm tái sống. Xuất phát từ những thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước tại hai xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011- 2012)” nhằm 2 mục tiêu. 1. Mô tả thực trạng nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm mầm bệnh giun, sán, đơn bào nguồn nước tại xã Vũ Hòa và Bình Nguyên huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2011- 2012. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp giảm thiểu và diệt mầm bệnh ký sinh trùng trong nước: truyền thông, xử lý nước (nhiệt độ, ozone và aquatabs). 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước 1.1.1. Mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước Có nhiều mầm bệnh ký sinh trùng có thể gây ô nhiễm môi trường nước và lan truyền qua nước. Có những mầm bệnh sẵn có ở ngoài môi trường nhưng đa số các mầm bệnh lại xuất phát từ chất thải của con người hoặc các loại động vật khác, phát tán ra ngoại cảnh gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. 1.1.1.1. Mầm bệnh giun Các mầm bệnh giun có thể lây truyền qua nước bao gồm [3], [5]: - Giun đũa: nhiều loại giun đũa có thể lây nhiễm, ký sinh và gây bệnh cho người, bao gồm giun đũa người (Ascaris lumbricoides), giun đũa lợn (Ascaris suum), giun đũa chó (Toxocara canis), giun đũa mèo (Toxocara cati). - Giun tóc (Trichuris trichiura). - Giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/ Necator americanus). - Giun lươn (Strongyloides stercoralis). Các mầm bệnh giun được đào thải ra ngoại cảnh qua phân, chất thải của con người hoặc một số loại động vật khác như chó, mèo… Các mầm bệnh này cần có thời gian phát triển ở ngoại cảnh đến giai đoạn có khả năng lây nhiễm. Khi con người ăn, uống hoặc tiếp xúc với nước nhiễm các loại mầm bệnh thích hợp ký sinh ở người, chúng sẽ xâm nhập và phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Nếu con người lây nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng từ động vật, vào trong cơ thể, chúng phát triển và tồn tại ở giai đoạn ấu trùng hoặc giun non và gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng. 4 Một số mầm bệnh khác không lây truyền trực tiếp qua nước. Chúng cần nước để hoàn thành một hoặc nhiều giai đoạn trong chu kỳ trước khi lây nhiễm cho con người thông qua các thực phẩm có nguồn gốc thủy sản. Ví dụ: Gnasthostoma spinigerum... 1.1.1.2. Mầm bệnh sán Các loại sán nói chung đều có chu kỳ phức tạp gồm nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. Tuy nhiên, cũng có loại ký sinh trùng có chu kỳ đơn giản, chúng chỉ cần giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh hoặc thậm chí không cần thời gian phát triển đã có khả năng lây nhiễm. Các loại sán lây truyền qua nước gồm: Sán dây lợn (Toenia solium), sán lá gan lớn (Fasciola gigantica, Fasciola hepatica), sán máng (Trichobillazia sp./ Schistosoma sp.), sán dây chó Echinococus granulosus. Toenia soliumtrưởng thành ký sinh ở ruột non người. Các đốt sán già mang trứng theo phân ra ngoại cảnh. Trứng sán ở ngoại cảnh có khả năng lây nhiễm ngay mà không cần thời gian phát triển. Khi người nuốt phải trứng sán do ăn thức ăn hoặc uống nước có chứa trứng, vào trong cơ thể, trứng sán nở thành ấu trùng ở ruột non và theo dòng máu đến ký sinh ở nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể, đặc biệt là ở tổ chức não gây nhiều tác hại nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh [3], [5]. Sán lá gan lớn trưởng thành ký sinh chủ yếu ở đường mật trong gan của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… và người. Chúng đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp môi trường nước, sau 1 giai đoạn phát triển, trứng nở thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông xâm nhập vào các loại ốc thích hợp để ký sinh và phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước tìm đến ký sinh ở các loại thực vật thủy sinh. Người hoặc các loại động vật ăn thực vật thủy sinh còn sống hoặc uống nước lã chứa ấu trùng 5 sẽ bị nhiễm sán. Vào trong cơ thể người, ấu trùng sán lá gan lớn phát triển, ký sinh ở nhiều cơ quan phủ tạng khác nhau như đường mật trong gan, nhu mô gan, não… gây nhiều bệnh cảnh phức tạp [3], [5]. Sán máng (Trichobillazia sp./ Schistosoma sp.) ký sinh ở mạch máu của người, các loại chim, vịt, chuột. Trứng được đào thải ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Nếu con người tiếp xúc với nước có ấu trùng đuôi của các loại sán máng ký sinh ở người, chúng xâm nhập qua da đến ký sinh ở mạch máu vùng bàng quang, ruột. Nhưng nếu con người tiếp xúc với nước chứa ấu trùng của các loại sán máng ký sinh ở chim, chuột, vịt, chúng di chuyển dưới da gây nên hội chứng ấu trùng chu du dưới da [3], [5]. 1.1.1.3. Mầm bệnh đơn bào Có nhiều loại mầm bệnh đơn bào có thể lây truyền qua nước, bao gồm: Cryptosporidium parvum, Balantidium coli, Giardia intestinalis, Cyclospora cayetanensis, một số loại amip, Toxoplasma gondii, Sarcosistis hominis, Sarcosistis suihominis và Isospora belli. Mầm bệnh đơn bào gây ô nhiễm và lây truyền qua nước có thể sẵn có ở ngoài môi trường như Cryptosporidium parvum, Balantidium coli, Cyclospora sp., amip Neagleria fowleri, Acanthamoeba… hoặc được đào thải từ con người và động vật thông qua chất thải, dịch tiết như Entamoeba histolytica, Giardia intestinalis, Toxoplasma gondii. Con người nhiễm các mầm bệnh này khi ăn, uống hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm. Xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể ký sinh và gây bệnh ở da, ở mắt như Acanthamoeba sp., ở đường tiêu hóa như Cryptosporidium parvum, Balantidium coli, Cyclospora sp., Entamoeba histolytica, Giardia intestinalis hoặc ở nhiều cơ quan phủ tạng như Entamoeba histolytica, Toxoplasma gondii, Neagleria fowleri [3], [5]. 6 1.1.1.4. Vi nấm Vi nấm sống trong nước đều là những vi nấm có hình thái sợi và có cấu tạo đa bào. Vi nấm sống hiếu khí và không quang hợp. Trong môi trường nước, vi nấm lấy các chất dinh dưỡng từ các chất thải hữu cơ và như vậy, chúng có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Không có nấm, chu trình cacbon sẽ chậm lại và các chất thải hữu cơ sẽ tích tụ trong nước. Con người có thể lây nhiễm nấm khi tiếp xúc với nước mang bào tử. 1.1.2. Tác hại của mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước Mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước có thể gây nên nhiều tác hại cho con người. Tác hại do ký sinh trùng gây nên đối với cơ thể người thường mang tính chất thầm lặng nhưng đôi khi có diễn biến cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong [4]. Để phát triển và sinh sản, ký sinh trùng lấy thức ăn từ cơ thể người dẫn đến hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng. Lượng dinh dưỡng mất đi tùy thuộc vào loại ký sinh trùng, số lượng ký sinh trùng và khả năng phục hồi của cơ thể. Mỗi ngày, một con giun đũa trưởng thành lấy của cơ thể người 2,8 gam Gluxit và 0,7 mg Protit. Ngoài ra, chúng còn chiếm đoạt Vitamin A, D, E, K…. Do đó, nhiễm giun đũa nhiều và lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Đặc biệt, trẻ em có thể bị còi xương và chậm phát triển trí tuệ. Giun móc hút máu lãng phí làm người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu máu và hậu quả, người bệnh bị suy tim, suy nhược cơ thể thậm chí tử vong [3], [5]. Tỷ lệ thiếu máu do thiếu Ferritin của nữ công nhân làm việc tại các nông trường chè tại Phú Thọ là 44,4%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ thiếu máu do thiếu Ferritin ở người nhiễm giun móc/mỏ cao gấp 11,4 lần người không nhiễm giun móc và giun mỏ [29]. 7 Hội chứng Loeffler là phản ứng đầu tiên của cơ thể người khi có sự xuất hiện của ấu trùng giun đũa tại phổi. Bệnh nhân có ho khan, đau ngực, bạch cầu ái toan tăng tới 40% hoặc hơn và thường gặp ở cộng đồng nhiễm giun tái phát hoặc nhiễm giun theo mùa hơn là những vùng nhiễm quanh năm. Giun móc/mỏ khi xâm nhập gây viêm da hay bệnh “đất ăn chân” [3], [5]. Giun sán còn tiết ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ và tác động vào hầu hết các cơ quan như tim mạch, cơ quan tạo máu, thần kinh, tuyến nội và ngoại tiết. Chúng đóng vai trò kháng nguyên gây dị ứng và tình trạng dị ứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng giun ký sinh. Người bệnh nhiễm ấu trùng sán dây lợn có thể bị động kinh, tăng áp lực nội sọ, rối loạn tâm thần, đau mỏi cơ, lệch trục nhãn cầu hoặc mù và thậm chí tử vong. Khi nhiễm thể trưởng thành, người bệnh thường xuyên có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt và thiếu máu [3], [5]. Bệnh nhân nhiễm Toxocara canis thường có triệu chứng ngứa, đau đầu, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, tăng bạch cầu ái toan. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đau khớp, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi [18]. Sán lá gan lớn ký sinh ở gan và đường mật trong gan. Sán có thể gây biến chứng tắc mật, vàng da và chảy máu đường mật. Bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng xuất huyết, thiếu máu nặng, tắc đường mật, vỡ gan và tử vong [57]. Có tới 34% bệnh nhân có khối u ở gan do sán lá gan lớn đã được chẩn đoán nhầm với ung thư [4]. Kết quả nghiên cứu trên 360 bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn cho thấy 89,1% trường hợp có đau bụng khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh, 57% có dấu hiệu sốt. Ngoài ra, các triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi cũng là những dấu hiệu thường gặp [19]. 8 Tại phòng khám Viện Sốt rét- Ký sinh trùng và côn trùng Quy Nhơn, 80% bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn có đau hạ sườn phải, 70% đau vùng thượng vị, 76% mẩn ngứa, 96% sốt và 8% gan to [14]. Tìm hiểu về triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân được chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn tại một số bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh ở Quảng Nam và Quảng Ngãi, kết quả cho thấy: 62,79% bệnh nhân đau hạ sườn phải và thượng vị, 48,89% bệnh nhân có sốt và 6,97% biểu hiện ngứa nổi mẩn ngoài da [11]. Người nhiễm S. haematobium có đái buốt, đái rắt, đái máu, kiết lỵ và có thể tử vong. Người nhiễm S. mansoni có dấu hiệu lâm sàng là ỉa chảy, hội chứng lỵ, toàn thân có sốt, nhiễm độc và thiếu máu nặng. Sán máng S. japonicum gây sốt, nổi mày đay, viêm phổi. S. mekongi gây xơ gan, lách to và cổ chướng. Nhiễm sán máng của động vật, người bệnh có thể có biểu hiện viêm da dữ dội [3], [5]. Các loại đơn bào lây truyền qua nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng phức tạp cho người bệnh do ngoài ký sinh ở đường tiêu hóa, chúng có thể di chuyển để ký sinh và gây bệnh ở nhiều cơ quan, phủ tạng. Entamoeba histolytica là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng bệnh và tình trạng tử vong trên người tại các nước đang phát triển. Chúng là nguyên nhân làm cho trên thế giới, mỗi năm, có khoảng hơn 100.000 người tử vong. Ngoài gây ra gây hội chứng lỵ, E. histolytica còn có thể di chuyển đến gan, phổi, não và da gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm [127]. E. histolytica là một trong những mầm bệnh sinh học gây tình trạng tiêu chảy tại xã Yên Sở- Hà Nội. Yếu tố nguy cơ là làm việc trong điều kiện vệ sinh môi trường và cá nhân kém, trong đó có yếu tố tiếp xúc với nước thải chiếm 35% số ca tiêu chảy và thói quen uống nước lã [55]. Kết quả nghiên cứu bệnh án các trường hợp apxe gan do Entamoeba histolytica cho thấy 100% bệnh nhân sốt trên 37,50C; 76,1% bệnh nhân đau 9 tức hạ sườn phải; 97,2% bệnh nhân gan to và 85,7% biểu hiện vàng da. Trong đó, trên 20% bệnh nhân có hai ổ áp xe trở lên; 10,3% áp xe ở cả 2 thùy gan và 23,9% có biến chứng áp xe phổi, màng phổi [28]. Cryptosporidium parvum, Cyclospora cayetanensis, Sarcosistis hominis, Sarcosistis suihominis và Isospora belli lây truyền giữa người với người thông qua nguồn nước hoặc thực phẩm nhiễm phân. Ỉa chảy nhẹ hoặc vừa, tự khỏi là triệu chứng phổ biến và phụ thuộc vào mức độ nhiễm các loại đơn bào này [103]. Người bệnh nhiễm Giardia lamblia có biểu hiện tiêu chảy kéo dài. Đặc biệt là trẻ em, nhiễm Giardia lamblia lâu ngày có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như các loại Vitamine cần thiết cho cơ thể [4]. Cryptosporidium sp. xâm nhập vào cơ thể người với số lượng 30 bào nang tương ứng với khả năng gây bệnh là 20% nhưng khi xâm nhập với số lượng bào nang là 1000 thì khả năng gây bệnh lên tới 100% [119]. B. coli sống tự do ở ngoại cảnh và bất thường xâm nhập vào cơ thể người khi con người uống nước ô nhiễm. Chúng có thể gây hội chứng lỵ, hoại tử ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa và tử vong. Tuy nhiên, hội chứng lỵ do B. coli có thể trở thành mãn tính, bệnh có thể kéo dài tới 20 năm và trong thời gian đó thỉnh thoảng xuất hiện những đợt cấp tính [4]. Acanthamoeba là một loại amip sống tự do ở ngoại cảnh và có thể xâm nhập vào giác mạc bị tổn thương gây nên tình trạng viêm loét giác mạc với bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng và diễn biến vô cùng phức tạp. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau nhức mắt dữ dội, cảm giác vướng cộm, chói mắt sợ ánh sáng và chảy nước mắt. Đa số bệnh nhân có biểu hiện đỏ mắt hoặc mắt sưng to. Khám lâm sàng thấy biểu mô bị chợt loét, kết mạc phù nề và xung huyết, tiền phòng có thể có mủ. Điều trị loét giác mạc do Acanthamoeba rất khó khăn, đa số điều trị bằng phẫu thuật gọt giác mạc [47].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan