Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Kế toán - Kiểm toán Sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh...

Tài liệu Sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học tày nùng

.PDF
245
99
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGỌC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGỌC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG THÁI NGUYÊN - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc ii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii Danh mục các bảng ................................................................................................... iv Danh mục các biểu đồ, đồ thị .................................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 8. Các luận điểm khoa học của luận án .......................................................................5 9. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................6 10. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG ........................................................................................7 1.1. Tổng quan.............................................................................................................7 1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em .......7 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục học sinh...............................................................................................................12 1.1.3. Những nghiên cứu về văn hóa Tày - Nùng và ý nghĩa giáo dục quyền và bổn phận trẻ em .........................................................................................................13 1.2. Khái niệm cơ bản của luận án ............................................................................17 1.2.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em ................................................................17 1.2.2. Tri thức - Tri thức địa phƣơng .....................................................................21 1.3. Tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục học sinh tiểu học ..............................................................................................................23 1.3.1. Đặc điểm của tri thức địa phƣơng ...................................................................23 iii 1.3.2. Các tiêu chí xác định đặc trƣng văn hóa là tri thức địa phƣơng đƣợc sử dụng trong giáo dục học sinh tiểu học ......................................................................24 1.4. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh học sinh tiểu học Tày - Nùng..........................................................................................................26 1.4.1. Một vài đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ................26 1.4.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng...................................................................................................27 1.4.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ...........................................................................................30 1.4.4. Các con đƣờng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ................................................................................................................37 1.5. Sử dụng tri thức địa phƣơng trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................40 1.5.1. Mục đích sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..................................................................40 1.5.2. Nội dung tri thức địa phƣơng sử dụng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..................................................................42 1.5.3. Nguyên tắc và cách thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ...................................50 1.5.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ....................53 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................55 Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG KHU VỰC VIỆT BẮC .........................57 2.1. Những kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam ..............................................................................................57 2.1.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới ....................................................57 2.1.2. Kinh nghiệm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em tại Việt Nam .....................58 2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh Tày - Nùng tại các trƣờng tiểu học khu vực Việt Bắc ............59 iv 2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng ...................................................59 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc .................62 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc .................88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................92 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG QUA SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG CỦA KHU VỰC VIỆT BẮC.......................................................93 3.1. Một số nguyên tắc định hƣớng xây dựng biện pháp ..........................................93 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục ..........................93 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo gắn với cuộc sống của học sinh, với thực tiễn đời sống vùng miền .........................................................................................................93 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tƣợng giáo dục ...............................94 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trƣờng, giáo dục gia đình và giáo dục tại cộng đồng địa phƣơng .................................................94 3.2. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc .....................................95 3.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn tri thức địa phƣơng phù hợp với nội dung Q&BP trẻ em cần giáo dục để thiết kế giáo án và lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD. .....95 3.2.2. Biện pháp 2: Vận dụng quy trình sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................97 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng với nội dung hƣởng ứng các sự kiện văn hóa diễn ra tại địa phƣơng ...........99 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh Tày - Nùng trong trƣờng tiểu học ........................................................................................................102 3.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp đánh giá trong và ngoài nhà trƣờng về kết quả giáo dục quyền và bổn phận qua sử dụng tri thức địa phƣơng .......................................103 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................105 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................................107 v 3.3.1. Khảo nghiệm đánh giá các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng......................................107 3.3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................111 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................148 1. Kết luận ...............................................................................................................148 2. Khuyến nghị ........................................................................................................150 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC ...............................................................................................................160 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DH : Dạy học DTTS : Dân tộc thiểu số GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh NGLL : Ngoài giờ lên lớp Q&BP : Quyền và bổn phận QTGD : Quá trình giáo dục TE : Trẻ em TH : Tiểu học TTĐP : Tri thức địa phƣơng iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho HSTH Tày - Nùng.................63 Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mục đích sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ...........................64 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về nội dung quyền và bổn phận đƣợc giáo dục qua sử dụng tri thức địa phƣơng ...........................................66 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về hình thức và phƣơng pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..........................................................................................67 Bảng 2.5: Tỉ lệ giáo viên sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................69 Bảng 2.6: Các loại hình văn hóa địa phƣơng đƣợc sử dụng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ............................................................70 Bảng 2.7: Nội dung tri thức địa phƣơng đƣợc giáo viên sử dụng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .................72 Bảng 2.8: Hình thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..............................................................75 Bảng 2.9: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng trong hoạt động giáo dục NGLL ...............................78 Bảng 2.10: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP nhằm giáo dục Q&BP cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ................................................................79 Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ..................81 Bảng 2.12: Khó khăn của giáo viên khi sử dụng TTĐP trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................85 Bảng 3.1: Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp ....................................108 Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp ...........................................109 v Bảng 3.3: Nhận thức của học sinh về quyền và bổn phận trẻ em trƣớc thực nghiệm .......................................................................................120 Bảng 3.4: Thái độ và hành vi của học sinh về các quyền và bổn phận trƣớc thực nghiệm .......................................................................................120 Bảng 3.5: Điểm TB nhận thức của học sinh về Q&BP sau TN lần 1 ................123 Bảng 3.6: Nhận thức của HS trƣớc và sau TN lần 1 ..........................................124 Bảng 3.7: Thái độ của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 .......................125 Bảng 3.8: Điểm TB hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 .......126 Bảng 3.9: Hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 ......................126 Bảng 3.10: Điểm TB nhận thức của học sinh sau TN lần 2 ................................131 Bảng 3.11: Nhận thức của học sinh sau thực nghiệm lần 2 .................................131 Bảng 3.12: Điểm TB thái độ của học sinh sau TN lần 2 .....................................133 Bảng 3.13: Điểm TBC hành vi của học sinh sau TN lần 2 ..................................135 Bảng 3.14: Tƣơng quan hành vi của học sinh hai tỉnh giữa TN lần 1 và TN lần 2 ...136 Bảng 3.15: Giá trị TBC ở lớp TN sau hai lần thực nghiệm .................................136 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm .....140 Bảng 3.17: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm .....................................141 Bảng 3.18: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm ........142 Bảng 3.19: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch HĐ) với các tiêu chí cụ thể của giáo viên sau thực nghiệm ............................142 Bảng 3.20: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm ........................................143 Bảng 3.21: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm với các tiêu chí cụ thể ....144 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng .......................63 Biểu đồ 2.2: Các loại hình văn hóa địa phƣơng sử dụng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ........................................................................71 Biểu đồ 2.3: Hình thức sử dụng tri thức VHĐP trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .....................................................................76 Biểu đồ 2.4: Phƣơng pháp giáo dục Q&BP trong dạy học môn Đạo đức theo tiến trình bài học ..................................................................................80 Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và sau TN lần 1 tỉnh Thái Nguyên .........................................................127 Biểu đồ 3.2: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và sau TN lần 1 tỉnh Bắc Kạn ................................................................128 Biểu đồ 3.3: Tƣơng quan hành vi của học sinh trƣớc TN, sau TN lần 1, sau TN lần 2 ...................................................................................................136 Đồ thị: Đồ thị 3.1: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Thái Nguyên qua các giai đoạn TN .............................................................................................132 Đồ thị 3.2: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Bắc Kạn qua các giai đoạn TN ...133 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên ở phổ thông thực hiện mục đích giáo dục hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu song rất quan trọng cho sự phát triển nhân cách. Trong quá trình đó, nhà giáo dục ngoài việc cung cấp cho học sinh nội dung tri thức khoa học của các môn học theo quy định còn cần trang bị cho học sinh những kỹ năng để vững vàng trong cuộc sống và học tập tốt hơn. Do đặc điểm lứa tuổi, nhận thức của học sinh tiểu học về mọi mặt của đời sống đều khá non nớt, sức đề kháng trƣớc các tác động xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Bản thân học sinh chƣa hiểu rõ mình có những quyền gì và có bổn phận gì để định hƣớng hành động cho đúng. Đặc biệt trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, vấn đề vi phạm quyền trẻ em diễn ra theo chiều hƣớng phức tạp nên nhiệm vụ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh ở bậc tiểu học càng trở nên cấp thiết. Học sinh tiểu học ở mỗi cộng đồng dân tộc sinh sống tại các địa phƣơng khác nhau có sự thụ hƣởng các quyền trẻ em và thực hiện các bổn phận với những đặc thù riêng. Các quyền và bổn phận ấy phải phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán và lối sống của cộng đồng dân tộc tại địa phƣơng đó. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em ở các khu vực khác nhau cần chú trọng khai thác những yêu cầu của đời sống thực tiễn mang tính đặc thù của địa phƣơng để nội dung quyền và bổn phận trẻ em đƣợc giáo dục sát với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc đƣợc thụ hƣởng đời sống tinh thần phong phú với những giá trị văn hóa mang đậm đặc trƣng dân tộc. Đó là những tri thức địa phƣơng chứa đựng trong phong tục, tập quán, cách sinh hoạt, giao tiếp, lễ hội, tín ngƣỡng, tâm linh v.v… Nếu biết cách khai thác những tri thức địa phƣơng để vận dụng vào quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng sẽ góp phần làm phong phú thêm nội dung giáo dục, gắn kết nội dung giáo dục với thực tiễn cuộc sống của học sinh, với đặc trƣng văn hóa vùng miền. 2 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày Nùng” tại khu vực Việt Bắc làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những nghiên cứu lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em và hệ thống hoá tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng tại khu vực Việt Bắc đồng thời khảo sát thực trạng giáo dục nhà trƣờng đã sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, luận án hƣớng đến mục đích xây dựng các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em đạt hiệu quả cao nhất. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ở cuối cấp tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa tri thức địa phƣơng với giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học và mối quan hệ giữa biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng với hiệu quả giáo dục. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố tri thức địa phƣơng. Nếu xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em phù hợp thì sẽ giúp giáo viên biết cách khai thác có hiệu quả những giá trị tích cực của những tri thức đó để giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh, gắn các quyền và bổn phận trẻ em với đời sống thực tiễn nhờ vậy hiệu quả của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày Nùng sẽ đƣợc nâng cao. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 5.4. Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung Do nội dung các tri thức địa phƣơng khá phong phú và tồn tại rải rác trong đời sống thực tiễn nên trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác, sử dụng các tri thức mang tính phổ biến toàn khu vực và có ƣu thế lớn trong giáo dục quyền - bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. Chúng tôi tập trung vào một số dạng thức tồn tại phổ biến nhƣ phong tục, tập quán; ca dao, tục ngữ, thành ngữ; truyện kể; kinh nghiệm; lễ hội, trò chơi; hƣơng ƣớc, quy ƣớc; nghệ thuật và các yếu tố tín ngƣỡng, tâm linh tích cực của hai nhóm dân tộc Tày - Nùng tại các tỉnh khu vực Việt Bắc. Vận dụng khai thác tri thức địa phƣơng vào giáo dục một số nội dung quyền - bổn phận trẻ em thuộc 4 nhóm quyền cơ bản đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em gồm nhóm quyền đƣợc sống còn, nhóm quyền đƣợc phát triển; nhóm quyền đƣợc bảo vệ, nhóm quyền đƣợc tham gia. Nội dung bổn phận trẻ em đƣợc quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm bổn phận trẻ em ở gia đình, ở nhà trƣờng và tại cộng đồng địa phƣơng. Đề tài nghiên cứu của luận án chủ yếu hƣớng vào việc xác định hiệu quả tích hợp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận thông qua hai hình thức chủ yếu là dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ 4 lên lớp. Do vậy việc định hƣớng biện pháp và tổ chức thực nghiệm tuân thủ theo các hình thức giáo dục đã xác định ở trên. Đề tài nghiên cứu tổ chức thực nghiệm trên 79 học sinh lớp 5 tại hai địa phƣơng là Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Cạn và Huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên. 6.2. Khách thể điều tra Quá trình nghiên cứu thực tiễn chúng tôi tiến hành tại các trƣờng tiểu học thuộc các tỉnh khu vực Việt Bắc mà chủ yếu học sinh là ngƣời Tày - Nùng. Đề tài nghiên cứu trên 245 cán bộ quản lí và giáo viên, 618 học sinh tiểu học Tày - Nùng thuộc hai khối 4 và 5. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài luận án nêu lên sự kết hợp của TTĐP với nội dung Q&BP trẻ em do đó cần tiến hành đồng bộ các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: chúng tôi tiến hành sàng lọc các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, đọc, phân tích và ghi chép lại nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hoá: Phƣơng pháp này là căn cứ để tác giả tổng thuật và đƣa ra định hƣớng nghiên cứu cho đề tài luận án. Trên thực tế, chúng tôi tổng hợp các quan điểm, ý kiến của các tác giả trong các bài báo khoa học, sách tham khảo, giáo trình, sách giáo khoa có đề cập đến nội dung quyền và bổn phận trẻ em để xây dựng khung lý luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Mặt khác, chúng tôi đã nghiên cứu các ấn phẩm bàn về văn hóa của dân tộc Tày - Nùng tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc để khai thác các tri thức địa phƣơng có ý nghĩa giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phƣơng pháp điều tra bằng Ankét là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập thông tin về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. Phƣơng pháp phỏng vấn: sử dụng trong quá trình trao đổi với giáo viên và học sinh nhằm thu thập thông tin hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng Ankét. 5 Phƣơng pháp chuyên gia: sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia về hệ thống các biện pháp, cách thức tổ chức thực nghiệm. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động dạy học và giáo dục ở trƣờng tiểu học: Đây là phƣơng pháp sử dụng để thu thập các thông tin hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng Ankét ở phần thực trạng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng pháp bổ trợ để đo kết quả sau thực nghiệm. Phƣơng pháp điền dã, thực địa: đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về đời sống thực tiễn của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng trong khu vực, khám phá các nét văn hóa trong đời sống, sinh hoạt, các phong tục tập quán… Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: đƣợc sử dụng trong thực nghiệm các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 7.3. Các phương pháp khác Phƣơng pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu thu đƣợc ở phần thực trạng và xử lí kết quả thực nghiệm. 8. Các luận điểm khoa học của luận án 8.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày Nùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có một yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng đó là tri thức địa phƣơng. Những tri thức của đời sống thực tiễn đƣợc thể hiện đậm nét trong các loại hình văn hóa của địa phƣơng nhƣ phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, tâm linh, lối sống, sinh hoạt, nghệ thuật dân gian… 8.2. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng cần gắn với khai thác các tri thức địa phƣơng. Những tri thức đó đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện giáo dục có ƣu thế đặc biệt khi sử dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Quá trình tích hợp giáo dục có ý nghĩa trên cả hai phƣơng diện, thứ nhất giúp chuyển tải các nội dung điều luật khô cứng trở nên mềm mại, dễ hiểu, thân thiện đối với học sinh, điều này phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học Tày - Nùng. Mặt khác, quá trình tích hợp này còn phát huy ý nghĩa tích cực, nhân văn, cao đẹp của những tri thức cộng đồng đƣợc khai thác và sử dụng. Đó chính là sự hiện thực hóa cách thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng trong xu thế hội nhập hiện nay. 6 8.3. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng đƣợc xây dựng trên cơ sở hƣớng vào phát huy ƣu thế của dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trƣờng tiểu học. Các biện pháp đƣa ra đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của nội dung, chƣơng trình giáo dục quyền và bổn phận trong nhà trƣờng, có tính đến đặc điểm học sinh và điều kiện tại các trƣờng tiểu học miền núi. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học, khái quát đƣợc hệ thống các tri thức địa phƣơng có tác dụng giáo dục đối với học sinh dân tộc Tày - Nùng. Khẳng định vấn đề sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em là một nhiệm vụ cần thực hiện và có thể thực hiện hiệu quả trong trƣờng tiểu học hiện nay. Xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp giáo dục Q&BP trẻ em thông qua khai thác tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng. 9.2. Về thực tiễn Đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng tri thức của cộng đồng địa phƣơng trong giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. Xây dựng và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng trong khu vực thông qua khai thác các tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể coi là tài liệu tham khảo cho giáo viên và cán bộ quản lí ở các trƣờng tiểu học miền núi trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh. Quy trình tích hợp tri thức địa phƣơng của dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em có thể áp dụng để khai thác tri thức văn hóa của các dân tộc khác trong quá trình giáo dục học sinh của cộng đồng dân tộc đó. 10. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 3 chƣơng, ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục của luận án. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG 1.1. Tổng quan 1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em i. Một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Vấn đề quyền trẻ em đƣợc nghiên cứu bởi các tổ chức và cá nhân trong mối quan tâm chung về quyền con ngƣời bởi trẻ em cũng đƣợc xem là một con ngƣời độc lập, quyền trẻ em cũng là quyền con ngƣời có tính đến đặc điểm lứa tuổi. Những nghiên cứu chính thức về quyền trẻ em đƣợc đẩy mạnh sau khi công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ra đời. Các vấn đề nghiên cứu tập trung xung quanh trẻ em cùng bàn luận về các quyền của trẻ em trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Tác giả K’O Connor (1989) [101], tại nhà sách Lucent - San Diego, đã có công trình nghiên cứu về tình trạng trẻ em vô gia cƣ. Những khó khăn trong cuộc sống của trẻ không nơi trú ẩn đã cho thấy quyền cơ bản nhất là quyền sống còn của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em không gia đình, không có nơi sinh sống cố định diễn ra ở hầu khắp các quốc gia cho thấy vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 1997, tổ chức lao động thế giới ILO tại New York [102] đã đƣa ra chƣơng trình giáo dục lao động với nội dung bảo vệ trẻ em trong hoạt động lao động (Protecting chidren in the work of work). Chƣơng trình khẳng định giáo dục lao động cho trẻ em là cần thiết nhƣng cần bảo vệ trẻ em tránh khỏi lạm dụng phải lao động quá sức hoặc trong môi trƣờng độc hại, nguy hiểm. Ở Thụy Điển, Anh và một số nƣớc Châu Âu, quyền trẻ em đã đƣợc đƣa vào nhà trƣờng để giáo dục học sinh. Ở Pêru, Ensanvado vấn đề giáo dục quyền đƣợc đƣa vào dƣới hình thức ngoại khoá. Ở Thái Lan và một số nƣớc Đông Nam Á, vấn đề giáo dục quyền đƣợc đƣa vào nhà trƣờng dƣới hình thức “trƣờng học bạn hữu”, trong 8 đó phát huy tính thân thiện và các mối quan hệ trong nhà trƣờng để giáo dục các quyền trẻ em cho học sinh theo tinh thần Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em [31]. Năm 2004, Tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc đã xuất bản tài liệu bàn về giảng dạy quyền con ngƣời và tổ chức thực hành tại trƣờng tiểu học có tên Teaching human rights: Practical activities primary an secondary schools [104] . Đây là tài liệu giúp học sinh tiểu học nhận biết những quyền con ngƣời cơ bản, đó cũng là những quyền mà trẻ em đƣợc hƣởng. Save the children với tƣ cách là một bộ phận của tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc đã xuất bản cuốn sách bàn về vấn đề áp dụng quyền trẻ em vào nhà trƣờng [62]. Cuốn sách đƣợc biên dịch và xuất bản tại Việt Nam vào năm 2004 bởi NXB Chính trị Quốc gia. Tuy chỉ trình bày ngắn gọn trong 30 trang song những chỉ dẫn trong tài liệu đó đã giúp cho lãnh đạo ngành giáo dục, nhà trƣờng, thầy cô giáo, gia đình và toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả vấn đề giáo dục các Q&BP trẻ em. Giáo dục Q&BP trẻ em trên thế giới chủ yếu diễn ra trong các hoạt động song hành cùng với quá trình học tập tri thức trong nhà trƣờng. Tại các quốc gia phát triển có nhiều chính sách phục vụ trực tiếp cho các đối tƣợng trẻ em nhƣ trẻ em nghèo trong các khu “ổ chuột”, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo…. Mặc dù công ƣớc quốc tế có đề cập đến nội dung quyền của trẻ em dân tộc thiểu số song do đặc điểm dân cƣ khác nhau nên vấn đề giáo dục và thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em dân tộc thiểu số chƣa đƣợc nhắc đến trong các công trình nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới. ii. Một số nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng và các chƣơng trình hành động vì trẻ em có tác dụng giáo dục cộng đồng đã đƣợc thực hiện. Trong các chƣơng trình này có rất nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu đã quan tâm đƣa ra các vấn đề về Q&BP của trẻ em, bàn luận và khởi thảo các công trình phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về các quyền của trẻ em cũng nhƣ những bổn phận mà trẻ phải thực hiện. Vũ Ngọc Bình là tác giả tiên phong trong những nghiên cứu về quyền trẻ em và giáo dục các Q&BP trẻ em. Với rất nhiều cuốn sách viết về nội dung này nhƣ: 9 “Những điều cần biết về quyền trẻ em” của NXB Chính trị Quốc gia năm 1997, [12]; “Giới thiệu Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em” của NXB Chính trị Quốc gia năm 2002, [13]. Ngoài các vấn đề bàn luận về nội dung Công ƣớc, tình hình thực hiện quyền trẻ em trên thế giới, tác giả Vũ Ngọc Bình còn đề cập đến vấn đề giáo dục quyền trẻ em. Theo tác giả để có hiệu quả thiết thực, giáo dục Q&BP trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, giáo dục phải toàn diện tất cả các quyền trong Công ƣớc. Thứ hai, giáo dục phải liên tục và hƣớng vào tất cả các nhóm dân cƣ trong xã hội. Thứ ba, không chỉ phổ biến kiến thức về quyền trẻ em mà còn giúp tạo ra trong tất cả mọi ngƣời nhận thức là trẻ em có quyền và tất cả các quyền đó không tách rời nhau. Tác giả Trịnh Hòa Bình [11] có bài viết “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” trong mục xã hội học thực nghiệm của tạp chí Xã hội học số 4 năm 2005 đã đƣa ra kết quả của cuộc điều tra về kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em rất đáng phải lƣu tâm. Để đảm bảo các quyền của trẻ em và yêu cầu hợp lí về trách nhiệm của trẻ cần bắt đầu từ sự hiểu biết của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Tuy nhiên dấu gạch nối này cần phải đƣợc định hƣớng lại cho phù hợp hơn, phần lớn kết quả điều tra thể hiện cha mẹ coi trọng việc cung cấp cho con cái một đời sống vật chất đảm bảo nhiều hơn việc chăm sóc cho đời sống tinh thần của đứa trẻ. Nhƣ vậy liệu có đủ để đánh giá việc đảm bảo các quyền của trẻ em, hay biết cách đòi hỏi trách nhiệm phù với với con mình? Có rất nhiều tác giả với những bài viết trên các báo, các tạp chí với mục đích tăng cƣờng nhận thức và hiểu biết của các lực lƣợng trong xã hội về nội dung bảo vệ các quyền trẻ em, phát huy vai trò của giáo dục cộng đồng để giáo dục Q&BP của trẻ em. Mỗi tác giả có cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau về vấn đề giáo dục Q&BP trẻ em phù hợp với lĩnh vực công tác, song nhìn chung các tác giả đều đề cập đến yêu cầu cần nâng cao hiểu biết của cộng động về vấn đề bảo vệ các quyền của trẻ em và đặt ra yêu cầu về nghĩa vụ, bổn phận của trẻ em. Tiêu biểu cho nhóm tác giả này gồm có tác giả Hà Lan [44] - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Hà Ngọc Lân [45] Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Trần Quang Tiệp [74] -Tổng cục An ninh, Bộ Công an, tác giả Nguyễn Đức Trung [77]- tạp chí sân khấu tháng 6/ 2004…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan