Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Số nhân tiền tệ

.DOCX
4
310
80

Mô tả:

Số nhân tiền tệ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Số nhân tiền tệ, còn gọi là số nhân tín dụng, đo lường mức độ mà ngân hàng thương mại làm tăng cung tiền. Số nhân này bằng tỷ số giữa tổng lượng cung tiền và lượng cung tiền có mãnh lực. Ký hiệu:  m là số nhân tiền tệ  M là tổng lượng cung tiền  H là lượng cung tiền có mãnh lực  C là lượng tiền mặt  D là lượng tiền gửi  R là lượng tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ và để trong tài khoản của họ tại ngân hàng trung ương Công thức tính lượng cung tiền:  m = M / H = (C+D) / (C+R) Vì ngân hàng thương mại chỉ phải dự trữ tại tài khoản của họ ở ngân hàng trung ương một phần số tiền gửi vào ngân hàng của họ, nên R nhỏ hơn D. Do đó, m lớn hơn 1. H tăng bao nhiêu sẽ làm cho tổng lượng cung tiền tăng nhiều hơn thế. Quan hệ giữa cung tiền và lạm phát Thu nhập quốc dân danh nghĩa bằng thu nhập quốc dân thực tế nhân với chỉ số giảm phát GDP (tỷ lệ lạm phát). Thu nhập quốc dân danh nghĩa cũng bằng tốc độ lưu thông tiền tệ nhân với cung tiền. Do đó, tỷ lệ lạm phát bằng tốc độ lưu thông tiền tệ nhân với cung tiền rồi chia cho thu nhập quốc dân thực tế. Nếu hai yếu tố còn lại không đổi, tốc độ thay đổi của tỷ lệ lạm phát bằng đúng tốc độ thay đổi của cung tiền. Các quy mô cung tiền  M0: tổng lượng tiền mặt. M0 còn được gọi là tiền cơ sở hoặc tiền hẹp (ở Anh).  M1: bằng tổng lượng tiền mặt (M0) và tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương. M1 còn được gọi là đồng tiền mạnh.  M2: bằng M1 cộng với chuẩn tệ (tiết gửi tiết kiệm có kỳ hạn).  M3: bằng M2 cộng với tất cả các khoản tiết kiệm khác gửi tại các tổ chức tín dụng.  M4 (ở Anh): bằng M0 cộng với tiền trong tài khoản các loại.  Tính thanh khoản theo nghĩa rộng: bằng M3 cộng với các trái phiếu và các khoản đầu tư tín thác. Điều tiết lượng cung tiền của ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương có thể thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, qua đó thay đổi lượng tiền dự trữ R, và tổng lượng cung tiền M. (Xem thêm Số nhân tiền tệ và Tỷ lệ dự trữ bắt buộc) Ngân hàng trung ương còn có thể điều chỉnh, bán các giấy tờ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng, từ đó tác động tới lượng vốn khả dụng của các tổ chức này. Khi đó lượng cung tiền cũng sẽ được điều tiết. (Xem thêm Nghiệp vụ thị trường mở) Nghiệp vụ thị trường mở Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. [sửa]Tác động của nghiệp vụ thị trường mở Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng trung ương, tài sản có chủ yếu là giấy tờ có giá của chính phủ (đây là tài sản vốn của ngân hàng trung ương), tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại (đây là tài sản nợ, là tài sản các tổ chức khác để tại ngân hàng trung ương). Khi ngân hàng trung ương bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường như trái phiếu chính phủ, những nơi khác mua, khi đó ngân hàng trung ương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu chính phủ bị ngân hàng thương mại ghi nợ và ngân hàng trung ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại ngân hàng trung ương cộng với tiền mặt dự trữ tại két của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. ngân hàng trung ương sử dụng biên pháp này khi muốn thắt chặt tiền tệ. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương mua vào giấy tờ có giá của chính phủ do ngân hàng thương mại bán lại,ngân hàng trung ương sẽ ghi tăng tài khoản tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Khi ngân hàng thương mại bán lại giấy tờ có giá của chính phủ cho ngân hàng trung ương thì ngân hàng trung ương trả tiền cho ngân hàng thương mại bằng cách ghi tăng khoản tiền dự trữ của ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Tiền của ngân hàng thương mại tăng làm cơ sở dẫn đến cung tiền tăng (cung tiền = [tiền mặt + tiền dự trữ (tăng)] x số nhân tiền tệ . Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại có thể dẫn đến ngân hàng trung ương phải in thêm tiền giấy nếu các ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn về tiền giấy và đến ngân hàng trung ương xin rút tiền giấy trong khi tiền giấy của ngân hàng trung ương không đủ đáp ứng. Đây là hoạt động mở rộng tiền tệ của ngân hàng trung ương. [sửa]Các loại nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu có hai loại: mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn. Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Tiền cơ sở Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (đổi hướng từ Tiềền có mãnh lực) Tiền cơ sở là thuật ngữ kinh tế chỉ loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất trong các thành phần của cung tiền. Tiền cơ sở bao gồm tiền mặt trong lưu thông do các cá nhân (hộ gia đình và doanh nghiệp không phải ngân hàng nắm giữ) và dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương. Mọi sự thay đổi của lượng tiền cơ sở đều là tác nhân quan trọng gây ra thay đổi trong tổng lượng cung tiền. Chính vì vậy, tiền cơ sở còn được gọi là tiền có mãnh lực. [sửa]Tiền cơ sở và cung tiền Lượng cung tiền (M) bằng lượng tiền cơ sở (MB) nhân với số nhân tiền tệ (m). M = m × MB Trong trường hợp số nhân tiền tệ không đổi, thay đổi của tổng lượng cung tiền phụ thuộc vào thay đổi trong lượng tiện cơ sở. Khi số nhân tiền tệ bằng 1, mức thay đổi lượng cung tiền đúng bằng mức thay đổi lượng tiền cơ sở. [sửa]Những nhân tố tác động tới lượng tiền cơ sở Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi của tiền cơ sở xuất phát từ khái niệm về tiền cơ sở với đẳng thức: MB = C + R trong đó C là lượng tiền mặt trong lưu thông và R là dự trữ bắt buộc. Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc/và thay đổi dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương đều có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở. Vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các ngân hàng thương mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên ta có tiếp đẳng thức: MB = C + D×r trong đó D là lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại, còn r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương kiểm soát. Giả dụ các nhân tố còn lại không đổi, mỗi thay đổi của một trong ba nhân tố trên đều làm lượng tiền cơ sở thay đổi cùng chiều. Vì vậy, để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương có thể:    Tăng lượng tiền mặt trong lưu thông, chẳng hạn bằng nghiệp vụ thị trường mở mua vào (ngân hàng trung ương mua công trái vào để bơm tiền mặt ra lưu thông), hay đơn giản là in thêm tiền giấy, đúc thêm tiền kim loại và đưa vào lưu thông.aa Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Can thiệp để điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại bằng cách như điều chỉnh lãi suất chiết khấu. Lưu ý là hai biện pháp sau không chỉ làm thay đổi lượng tiền cơ sở mà còn đều làm thay đổi số nhân tiền tệ, vì vậy chúng là những biện pháp mạnh trong chính sách tiền tệ và hiện nay ít còn được sử dụng. Đối với biện pháp thứ nhất, việc in và đúc tiền cũng có thể gặp hạn chế bởi quy định của pháp luật ở một số quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan