Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quy hoạch đô thị Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã phú tiến huyện định hóa tỉnh thái n...

Tài liệu Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã phú tiến huyện định hóa tỉnh thái nguyên

.DOC
90
149
67

Mô tả:

MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU...............................................................................................4 1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch:................................................................4 2. Mục tiêu của đồ án:.......................................................................................5 3. Phạm vi, thời hạn lập quy hoạch:................................................................5 4. Cơ sở lập quy hoạch:.....................................................................................6 4.1. Các văn bản pháp lý:..........................................................................................6 4.2. Tài liệu tham khảo..............................................................................................7 Phần II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG.......................................8 I. Điều kiện tự nhiên:.........................................................................................8 1. Vị trí:...............................................................................................................8 2. Khí hậu - Thời tiết:................................................................................................8 3. Địa hình, địa mạo:..................................................................................................8 4. Thủy văn:................................................................................................................9 5. Các nguồn tài nguyên:...........................................................................................9 6. Môi trường:..........................................................................................................10 II. Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có:.........................................11 III. Hiện trạng kinh tế - xã hội:......................................................................11 1. Các chỉ tiêu kinh tế:.............................................................................................11 2. Lao động:..............................................................................................................11 3. Hình thức tổ chức sản xuất:................................................................................12 IV. Văn hóa - Xã hội và Môi trường:.............................................................12 1. Văn hoá - giáo dục:..............................................................................................12 2. Y tế: ................................................................................................................... 12 3. Môi trường:..........................................................................................................12 V. Hệ thống chính trị:......................................................................................13 VI. Hiện trạng cơ sở hạ tầng:.........................................................................14 1 Hiện trạng về phân bố dân cư và nhà ở:.............................................................14 2. Hiện trạng các công trình công cộng.....................................................................: 14 3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:...............................................................................17 3.1. Giao thông:........................................................................................................17 VII. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:..................26 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011:.....................................................................26 2. Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2005 - 2010:.............27 VIII. Đánh giá thực trạng theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:.....30 IX. Đánh giá tổng hợp và kết luận phần hiện trạng:...................................33 1. Thuận lợi:.............................................................................................................33 2. Hạn chế:................................................................................................................33 Phần III: DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN......35 I. Dự báo tiềm năng:........................................................................................35 1 1. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất....................................................35 2. Dự báo loại hình, tính chất kinh tế chủ đạo:......................................................35 3. Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ theo các giai đoạn quy hoạch:............36 II. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội:....................................................37 1. Định hướng phát triển dân số, hạ tầng, kinh tế (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), môi trường trên địa bàn xã:.......................................................37 2. Xác định những tiềm năng của xã về nhân lực, nguồn lực kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên:...........................................................................................................38 3. Xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực theo hướng phù hợp với tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững: ................................................................................................................... 39 PHẦN IV: QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI......................40 I. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã:...................................................40 1. Định hướng về cấu trúc phát triển không gian toàn xã:...................................40 2. Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ:..........40 3. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng xã hội:...........................41 4. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình HTKT:........................................42 II. Quy hoạch sử dụng đất:.............................................................................44 1. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020:..................................................44 2. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012-2020........................................................48 III. Quy hoạch sản xuất:.................................................................................52 1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp:.......................................................................52 2. Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:.................59 IV. Quy hoạch xây dựng:................................................................................60 1. Đối với thôn, bản và khu dân cư mới:................................................................60 2. Đối với trung tâm xã:...........................................................................................63 3. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật gồm:..................................66 4. Về cấp nước:.........................................................................................................69 5. Về cấp điện:..........................................................................................................71 6. Về thoát nước thải và VSMT:.............................................................................74 7. Về nghĩa trang, nghĩa địa:...................................................................................76 8. Các khu di tích lịch sử:........................................................................................76 9. Về lập quy hoạch xây dựng: Thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 32/2010/TT-BXD, ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện: tại trung tâm xã; các thôn, bản; vùng sản xuất và khu vực được lập quy hoạch; Khái toán nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cho giai đoạn 2010-2015...................................................76 V. Đánh giá hiệu quả của đồ án quy hoạch NTM về kinh tế - xã hội và môi trường:..............................................................................................................79 1. Hiệu quả về kinh tế:.............................................................................................80 2 2. Hiệu quả về xã hội:..............................................................................................80 3. Hiệu quả về môi trường:.....................................................................................80 VI. Tiến độ và giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng NTM:............................................................................................................81 1. Tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch:......................................................81 2. Giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch NTM:..........................81 Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................82 I . Kết luận:..................................................................................................82 II. Kiến nghị:...............................................................................................83 3 Phần I: MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch: Đề án nghiên cứu mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với đặc trưng vùng miền và các yếu tố giảm nhẹ thiên tai là chương trình nhằm đáp ứng sự phát triển theo các tiêu chí nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009; Phú Tiến là xã miền núi, vùng căn cứ cách mạng thuộc ATK Định Hóa, nằm ở phía Đông Nam của huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 12km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 35km, có tuyến đường tỉnh ĐT268 và các tuyến đường liên xã đi qua. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.461,22 ha, dân 4 số hiện tại là 2.929 người, đang sinh sống trong 10 thôn. Trong những năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành; Đảng bộ xã Phú Tiến đã tập trung lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã phát huy nội lực phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế xã hội, trong nhiệm kỳ 2006-2011; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có những bước phát triển. Các lĩnh vực văn hoá- xã hội; chất lượng giáo dục; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; quốc phòng an ninh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế tồn tại đó là: Chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng lợi thế của xã; đời sống vật chất tình thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; công tác quy hoạch chưa được quan tâm. Để từng bước xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nhanh nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng cố thì công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới có vai trò vô cùng quan trọng nhằm xác định cho xã Phú Tiến lộ trình và các bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu hoàn thành công cuộc xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ những yêu cầu trên, để thực hiện thắng lợi của mục tiêu kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phú Tiến đã đặt ra, phấn đấu đến hết năm 2020 xã Phú Tiến trở thành xã nông thôn mới, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đó là phải tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 2. Mục tiêu của đồ án: - Đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội bên vững đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - TTCN, phát triển dịch vụ; - Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cải tạo các công trình và chỉnh trang làng xóm có cảnh quan đẹp; - Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, tập quán của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái; an ninh trật tự được giữ vững. - Nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thân cho nhân dân; 5 - Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đối với những địa phương thường xuyên bị thiên tai (nếu có); - Làm cơ sở pháp lý cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.; - Làm cơ sở để xây dựng đề án nông thôn mới và đề án phát triển sản xuất. 3. Phạm vi, thời hạn lập quy hoạch: - Thời hạn lập quy hoạch: + Giai đoạn 1: 2011 - 2015; + Giai đoạn 2: 2016 - 2020; - Phạm vi đối với quy hoạch chung xã bao gồm ranh giới toàn xã: + Toàn bộ địa giới hành chính xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên 1.461,22 ha. Dân số năm 2011: 2.929 người; + Phía Bắc giáp xã Trung Hội, huyện Định Hóa và xã Yên Trạch của huyện Phú Lương. + Phía Nam giáp xã Yên Đồ, xã Ôn Lương huyện Phú Lương; + Phía Đông giáp xã Yên Trạch, Yên Đổ huyện Phú Lương; + Phía Tây giáp xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa; 6 4. Cơ sở lập quy hoạch: 4.1. Các văn bản pháp lý: - Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020; - Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới; - Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp PTNT về Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TTBNNPTNT ngày 21/8/2009, của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Thông tư số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; - Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; - Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13/4/2011 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT- Bộ Tài KHĐT- Bộ Tài Chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết địmh 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; - Thông tư số 31/2009 TT-BXD ngày 9/2009 của Bộ Xây dựng V/v Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn. Thông tư số 32/2009 TTBXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn; - Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT - BXD - BNNPTNT – BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM do của Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên & MT ban hành ngày 28/10/2011. - Căn cứ Quyết định số 4846/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của UBND huyện Định Hóa về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch và dự toán chi phí lập quy hoạch chung xây dựng NTM xã Phú Tiến. 7 - Căn cứ vào hợp đồng số 32/HD-UBND ngày 14/3/ 2012. Về việc Tư vấn khảo sát lập nhiệm vụ quy hoạch, lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2020. - Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Phú Tiến khóa XX Nhiệm kỳ 2010 - 2015; 4.2. Tài liệu tham khảo Bản đồ sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/5.000 xã Phú Tiến; Các số liệu, tài liệu, dự án, bản đồ khác có liên quan; Căn cứ vào thực trạng KT - XH, điều kiện của địa phương; Các văn bản khác có liên quan. Nội dung của Đồ án xây dựng nông thôn mới gồm: Phần I: Mở đầu; Phần II: Phân tích đánh giá thực trạng tổng hợp xã Phú Tiến; Phần III: Dự báo tiềm năng, định hướng phát triển; Phần IV: Quy hoạch xã nông thôn mới; Phần V: Kết luận và kiến nghị. 8 Phần II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG I. Điều kiện tự nhiên: 1. Vị trí: Xã Phú Tiến nằm ở phía Đông Nam của huyện Định Hóa và phía Tây Bắc của Tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm xã cách trung tâm huyện 12 km, cách thành phố Thái Nguyên 35 km theo đường bộ. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.461,22 ha, dân số hiện tại là 2.929 người, đang sinh sống trong 10 thôn. + Phía Bắc giáp xã Trung Hội, huyện Định Hóa và xã Yên Trạch của huyện Phú Lương. + Phía Nam giáp xã Yên Đồ, xã Ôn Lương huyện Phú Lương; + Phía Đông giáp xã Yên Trạch, Yên Đổ huyện Phú Lương; + Phía Tây giáp xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa; 2. Khí hậu - Thời tiết: Khí hậu của Phú Tiến mang đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc, thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, có điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: cây ăn quả, cây công nghiệp như cây chè, cây lương thực.... Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, khí hậu vùng lập quy hoạch còn có những ảnh hưởng bất lợi nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. - Nhiệt độ: trung bình từ 23,2 - 27,3oC, nhiệt độ trong ngày cao nhất là 40,70, mùa đông rét đậm. - Mưa: Chia thành hai mùa rõ rệt. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Vì vậy tình trạng hạn hán, úng lụt thường xuyên thay phiên xảy ra gây nhiều thiệt hại về đời sống và sản xuất. - Gió bão: Gió mùa đông Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, gió lạnh kèm theo mưa phùn đôi khi gây ra hiện tượng băng giá, sương muối. Gió mùa đông Nam thổi vào mùa nóng, kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 9 trong năm. Hướng gió chính: Đông Nam và Tây Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 1,4 m/s. 3. Địa hình, địa mạo: Địa hình xã khá phức tạp. Đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn: >70%. Độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi sông suối, ít thuận lợi cho xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi. Độ cao địa hình giao động từ 60 220m. Địa hình đồng bằng chiếm tỷ lệ dưới 30%. Dạng địa hình này có độ dốc 9 trung bình từ 0-80 thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây màu ngắn ngày như lạc, đậu, đỗ, rau… Tuy nhiên, địa hình phức tạp cũng gây khó khăn không nhỏ đến khả năng sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp như hạn hán, úng lụt cục bộ, thiết kế đồng ruộng, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng…khó khăn trong việc bố trí các công trình quy hoạch, xây dựng giao thông thủy lợi. 4. Thủy văn: Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, mưa tập trung nên xã có hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt, sạt lở tại vùng ven và thượng nguồn sông suối. Xã có một số ao, hồ nhân tạo để lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản của nhân dân ( như hồ Cam Húc, hồ Na Nhậu...) 5. Các nguồn tài nguyên: 5.1. Tài nguyên đất: Xã Phú Tiến có tổng diện tích đất tự nhiên là: 1.461,22ha với thành phần các loại đất chính sau: 5.1.1 Diện tích đất nông nghiệp: 1.361,77 ha, chiếm 93,19 % diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: + Đất trồng lúa 157,09 ha; + Đất trồng cây hàng năm 55,27 ha; + Đất trồng cây lâu năm 214,37 ha; - Đất rừng sản xuất 873,89 ha, chiếm 59,81 % diện tích đất tự nhiên. - Đất nuôi trồng thủy sản: 61,15 ha, chiếm 4,18 % diện tích đất tự nhiên. 5.1.2. Diện tích đất phi nông nghiệp: 88,24 ha chiếm 6,04 % so với diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,48 ha chiếm 0,03 % so với diện tích đất tự nhiên; - Đất có hoạt động khoáng sản: 7,62 ha chiếm 0,52% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,54 ha, chiếm 0,04 % so với tổng diện tích đất tự nhiên; - Đất sông suối: 13,78 ha, chiếm 0,94 % so với tổng diện tích đất tự nhiên; 10 - Đất có mục đích công cộng: 42,19 ha, chiếm 2,89 % so với tổng diện tích đất tự nhiên; - Đất ở nông thôn 23,63 ha chiếm 1,62 % so với diện tích đất tự nhiên; 5.1.3. Đất chưa sử dụng: 11,21 ha chiếm 0,77 % so với diện tích đất tự nhiên; 5.2. Tài nguyên nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể: - Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nguồn nước mặt của xã chủ yếu lấy từ nước mưa, các dòng suối và các hồ chứa nhỏ. Chất lượng nguồn nước mặt không được tốt cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt. - Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều. 5.3. Tài nguyên rừng: Đến năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 873,89 ha chiếm 59,81diện tích đất tự nhiên toàn xã, trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất. Công tác khoanh nuôi rừng, bảo vệ và trồng mới rừng đã được chính quyền và nhân dân quan tâm, nhiều dự án chương trình 661, chương trình 135, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp được nhân dân hưởng ứng thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng kể. Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, người dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, rừng đã chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập của người dân cũng như bảo vệ môi trường. 6. Môi trường: - Môi trường nước trên địa bàn xã nhìn chung chưa bị ô nhiễm. - Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm là nguồn nước chính được sử dụng trong sinh hoạt của người dân trong xã, được khai thác từ nước giếng đào, giếng khoan, nước tự chảy. 11 - Hiện trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi phần lớn được thải trực tiếp ra các rãnh thoát nước chưa qua xử lý, nên cục bộ một số khu vực làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt; - Đánh giá môi trường đất: Nghĩa trang nghĩa địa chưa được quy hoạch, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi chưa hợp lý, đã gây ảnh hưởng đến môi trường đất. Nhận xét hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường - Lợi thế: Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và sức khỏe đời sống của nhân dân trong vùng. Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng khá thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực; tạo điều kiện cho nghề rừng phát triển. - Hạn chế: Quỹ đất để phát triển xây dựng các công trình hạ tầng và môi trường khá hạn chế do địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn (70%), phần nào gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trong vùng. II. Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có: Hiện nay xã đã có quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2006 2010...Nhưng do điều kiện về nguồn vốn còn thiếu nên chưa thực hiện được. III. Hiện trạng kinh tế - xã hội: 1. Các chỉ tiêu kinh tế: - Cơ cấu kinh tế: + Nông nghiệp: 70% + Thương mại - dịch vụ: 20% + Công nghiệp - TTCN: 10% - Tổng thu nhập toàn xã: 24,16 tỷ đồng; - Thu nhập bình quân/người/năm: 8,25 triệu đồng/người/năm; - Tỷ lệ hộ nghèo: 29,17%; So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 10, 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: Chưa đạt. 2. Lao động: - Số lao động trong độ tuổi 2.006/ 2.929 người; - Số lao động trong các ngành kinh tế 1.442/ 2.929 trong đó: + Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 56,55 %; 12 + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 39,90 %; + Thương mại dịch vụ: 3,55 %; So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. 3. Hình thức tổ chức sản xuất: - HTX, THT: Không có; trên địa bàn xã có các hộ sản xuất kinh doanh cá thể chuyên cung ứng các dụng cụ và vật tư nông nghiệp, có các hộ làm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, thu hoạch, bao tiêu sản phẩm đã cơ giới hóa như: cày bừa làm đất, thu hoạch lúa, thu mua chế biến chè, chế biến gỗ... Các cơ sở này đáp ứng tốt cho ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản của địa phương. - Ngoài ra có các tổ hợp làm nghề như chế biến gỗ, sản xuất vật liệu… hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm cho 78 lao động địa phương. - Còn lại, đa số việc sản xuất hiện nay trong xã vẫn được tổ chức theo hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. IV. Văn hóa - Xã hội và Môi trường: 1. Văn hoá - giáo dục: - Văn hóa: Có 04/10 thôn đạt danh hiệu khu dân cư văn hoá và có 09/10 thôn có nhà văn hoá để hoạt động; có 624 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm 77,13% tổng số hộ. So với tiêu chí văn hóa xã NTM: Chưa đạt. - Giáo dục: Mức độ phổ cập giáo dục trung học đã đạt 87,82 %; Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 85 %; Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 8,0% So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. 2. Y tế: - Trạm Y tế đạt chuẩn theo tiêu chí NTM; - Toàn xã có 2.636 người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 90%, trong đó đối tượng tham gia chủ yếu là người già, trẻ em, học sinh, cán bộ hưu trí, cán bộ, công chức, viên chức và các hộ thuộc danh sách hộ nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Đạt. 13 3. Môi trường: - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 77,72 %; - Các hộ dân trong xã có nghề chăn nuôi chiếm 85%. - Công trình vệ sinh: Trên địa bàn xã có khoảng 20% số nhà dân sử dụng nhà xí hợp vệ sinh, còn lại 80% số hộ vẫn sử dụng xí 2 ngăn và sử dụng phân ủ cho sản xuất nông nghiệp. - Xử lý chất thải: Chưa có điểm thu gom, xử lý rác tập trung, các hộ dân tự xử lý. - Nghĩa trang: Hiện chưa có nghĩa trang tập trung. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. V. Hệ thống chính trị: - Hiện trạng đội ngũ cán bộ công chức xã + Tổng số cán bộ trong hệ thống chính trị của xã 20 người. (Trong đó: 18 biên chế, 02 người hợp đồng). + So với chuẩn tiêu chí đạt 18 người/ 23 người. - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”. - Các danh hiệu đạt được của các tổ chức đoàn thể chính trị của xã: đạt loại tiên tiến và xuất sắc, có các bằng khen và giấy khen của các cấp. - Trong những năm qua vấn đề an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững và ổn định, không xảy ra vụ việc nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự. Nhân dân trong xã luôn sống đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Đạt Nhận xét đánh giá hiện trạng kinh tế- văn hóa - xã hội: Văn hóa - xã hội không ngừng phát triển, an ninh, chính trị ổn định, đờii sống tinh thần của nhân dân ngày càng cao là tiền đề tốt để xây dựng thành công xã nông thôn mới. Kinh tế trên địa bàn xã đang phát triển đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trong những năm qua. Nền kinh tế của xã đang chuyển dịch tốt theo hướng phát triển CN - TTCN. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và chủ đạo của xã, tốc độ phát triển không đều, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. 14 Là xã có vị trí thuận lợi, có trục đường 268 đi qua, là tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm huyện với QL3 đi thành phố Thái Nguyên và là tuyến giao thông kết nối với Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn. Các dự án lớn của tỉnh, huyện triển khai trên địa bàn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của quốc gia, của tỉnh đi qua xã, là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sử dụng đất đai nông nghiệp, phi nông nghiệp, cơ cấu lao động biến đổi và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác. Trong quy hoạch xây dựng cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng hệ thống khu dân cư, hệ thống hạ tầng phục vụ sinh hoạt, phục vụ sản xuất, nâng cao sự ổn định trong phát triển nền kinh tế của xã, nâng cao đời sống nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn, đáp ứng chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. VI. Hiện trạng cơ sở hạ tầng: 1 Hiện trạng về phân bố dân cư và nhà ở: - Dân cư tập trung ở 10 thôn, ngoài ra còn nằm rải rác xen kẽ với đất canh tác, vườn đồi. - Khu trung tâm: Tập trung tại thôn 5, các hộ dân sống dọc hai bên đường tỉnh 268. - Số hộ có nhà kiên cố 164 hộ, chiếm 20,27 %. - Số hộ có nhà bán kiên cố 273 hộ, chiếm tỷ lệ: 33,75%. - Số hộ có xuống cấp, nhà tạm, dột nát 372 hộ; chiếm tỷ lệ: 45,98%. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. 2. Hiện trạng các công trình công cộng: 2.1. Trụ sở UBND xã: Xây dựng mới năm 2010, địa điểm tại thôn 5, có 1 nhà 2 tầng với 13 phòng làm việc, gồm toàn bộ các bộ phận của UBND, HĐND và đảng uỷ… và 01 nhà bảo vệ, xây dựng năm 2012. Tổng diện tích đất 2.182 m2, diện tích xây dựng 380 m2, . Đã có nhà để xe cho cán bộ công nhân viên và công dân. Trụ sở xã khá khang trang, có tường bao, tuy nhiên sân mới cứng hóa được một phần, chưa có nhiều cây xanh. Cần phải xây dựng thêm hội trường và một số phòng chứng năng khác và chỉnh trang lại. 2.2. Giáo dục đào tạo gồm: - Trường mầm non : Chưa đạt chuẩn Quốc gia. Vị trí đặt tại thôn 5 thuộc khu trung tâm xã. Diện tích đất 1.120 m2. Diện tích xây dựng 270 m2. Quy mô trường: 06 lớp. Số 15 cán bộ, giáo viên: 20 người. Số học sinh 157 cháu, qui mô: 26 trẻ/ nhóm, bán kính phục vụ: 2,5 km. Cán bộ quản lý, giáo viên của trường đạt chuẩn 100%. Hiện trường còn thiếu về diện tích khuôn viên và cơ sở vật chất. - Trường tiểu học: Đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2007, đặt tại thôn 5, trung tâm xã, tổng diện tích đất 5.000 m2, trong đó diện tích xây dựng nhà là 937,54 m2. Hiện trạng có 05 dãy nhà: + Dãy nhà số 1: nhà 2 tầng dùng làm lớp học, với tổng số 08 phòng học kiên cố, diện tích mỗi phòng 42 m2, nhà được xây dựng năm 2004, hiện đã xuống cấp. + Dãy nhà số 2: gồm 01 nhà hiệu bộ với 03 phòng, nhà mái bằng kiên cố, gồm các phòng hiệu phó, phòng hội đồng, phòng bảo vệ. Nhà được xây dựng năm 2007, diện tích xây dựng 130 m2, chất lượng tốt. + Dãy nhà số 3: gồm 01 nhà với 05 phòng, nhà mái bằng kiên cố, gồm các phòng hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng Đội, phòng thư viện và phòng nha học đường. Nhà được xây dựng năm 2007, diện tích xây dựng 130 m 2, chất lượng tốt. + Dãy nhà số 4: gồm 02 nhà. Nhà lớp học có 02 phòng, nhà một tầng mái lợp proximang, xây dựng năm 2001, đang bị xuống cấp, diện tích xây dựng 80m2. Nhà tin học gồm 01 phòng thực hành tin, nhà mái bằng xây dựng năm 2007, diện tích xây dựng 15,48 m2, chất lượng tốt. + Dãy nhà số 5: gồm 02 nhà. Nhà tập thể giáo viên với 08 phòng, nhà mái bằng, xây dựng năm 2007, diện tích xây dựng 160,0 m 2, chất lượng tốt. Bên cạnh nhà tâp thể là nhà bếp, diện tích xây dựng 45,54 m 2, xây dựng năm 2008, chất lượng tốt. + Có nhà để xe chung cho giáo viên và học sinh rộng 74 m 2. Trường có biển hiệu, tường bao, sân trường đã cứng hóa. Chưa có hệ thống cấp nước sạch. Các trang thiết bị dùng cho dạy học cơ bản đủ, đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên một số thiết bị bị hỏng và xuống cấp. + Số cán bộ, giáo viên: 24 người. Số học sinh 236 học sinh, chia làm 10 lớp học hai buổi trên ngày. Bình quân số học sinh >20 h/s / lớp. Bán kính phục vụ: 2,5 km. Cán bộ quản lý, giáo viên của trường đạt chuẩn 100%. Hiện trường còn thiếu về cơ sở vật chất - Trường trung học cơ sở: Chưa đạt chuẩn quốc gia, vị trí đặt tại thôn 5, cạnh trường tiểu học. Diện tích đất: 4.509,70m 2 với diện tích xây dựng: 904 m2, xung quanh đã có tường rào. Có 19 phòng gồm 10 phòng học, 3 phòng BGH, 6 phòng tập thể giáo viên, Số cán bộ, giáo viên : 18 người. Số học sinh 167 em, qui mô: 34 học sinh/lớp, bán kính phục vụ: 2,5 km. Cán bộ quản lý, 16 giáo viên của trường đạt chuẩn 100%. Hiện trường còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất. 2.3. Y tế: Đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 năm 2005, vị trí tại khu trung tâm xã. Diện tích khuôn viên 843,60 m 2, diện tích xây dựng 400m 2. Có 02 dãy nhà gồm 10 phòng làm việc ( 04 phòng xây dựng năm 2003, 6 phòng xây dựng năm 1990) đã xuống cấp. Các phòng chức năng và các trang thiết bị cơ bản đầy đủ đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số phòng chức năng, trang thiết bị khác. Có vườn thuốc nam diện tích 150m2. Số giường bệnh là 07 giường. Số cán bộ y tế có 05 người gồm: 01 bác sĩ, 02 y sỹ đa khoa, 01 nữ hộ sinh và 01 dược tá. Cán bộ y tế đã đạt chuẩn. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Đạt. 2.4. Bưu điện xã: Vị trí đặt tại thôn 5, mặt đường ĐT268, thuộc khu trung tâm xã. Diện tích khuôn viên 219,6 m2, diện tích xây dựng 45m2, nhà một tầng xây dựng năm 1999, đang xuống cấp. Có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo dịch vụ bưu chính và văn hóa cho nhân dân trong xã. Đã có internet đến thôn và các trường học. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Đạt. 2.5. Văn hóa - thể dục thể thao: - Nhà văn hoá trung tâm: Chưa có. - Nhà văn hoá thôn: 09/10 thôn đã có nhà văn hoá. Các nhà văn hóa đều được xây dựng thô sơ, thiếu các trang thiết bị phục vụ việc sinh hoạt cộng đồng của người dân, một số nhà văn hóa không đủ diện tích khuôn viên. Biểu 1: Hiện trạng nhà văn hóa các thôn. Diện tích Chỗ Diện tích Hình thức, STT Tên NVH xây dựng ngồi đất (m2) kết cấu nhà (m2) hội họp 45 1 Thôn 1 328,20 50 Nhà cấp 4: 54 2 Thôn 2 632,50 70 Móng và tường 48 3 Thôn 3 126,70 50 xây gạch, mái 54 4 Thôn 4 411,20 70 lợp Prôximăng. 54 5 Thôn 5 400,00 70 Chưa có sân thể 6 Thôn 6 1.445,00 45 50 thao, chưa có 7 Thôn 7 1.457,10 48 55 thiết chế văn 8 Thôn 8 Chưa có 45 9 Thôn 9 280,60 50 hoá. 54 10 Thôn 10 341,20 70 Chưa có 17 - Sân thể thao trung tâm xã: đặt tại thôn 2. Diện tích hiện trạng là 2.041 m . Cần mở rộng và xây dựng khuôn viên sân để đạt tiêu chí nông thôn mới. - Sân thể thao các thôn: Hiện trạng chưa có. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. 2.6. Chợ: Hiện tại xã đã có chợ tạm để buôn bán trao đổi hàng hóa của nhân dân trong và ngoài xã, vị trí thuộc thôn 2 giáp tuyến đường tỉnh ĐT 268, diện tích khuôn viên chợ hiện tại là 1.792,0 m2, trong chợ hiện chỉ là các lều quán tạm bợ, cọc bằng tre, gỗ hoặc bê tông mái lợp lá, chưa có tường bao, nhà quản lý và điểm trông giữ xe. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. 2.7. Công trình tôn giáo, tín ngưỡng: - Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đặt trong khuôn viên UBND xã, diện tích xây dựng 135m2. - Bia di tích lịch sử kháng chiến Quân Y cục, diện tích 80m2. Đánh giá hiện trạng các công trình công cộng: 2 - Các công trình công cộng của xã đã được đầu tư và xây dựng, nhưng so với tiêu chuẩn tiêu chí NTM chưa đạt yêu cầu về quy mô, diện tích, quy cách, số lượng cần bổ sung như: Nhà văn hóa, khu thể thao xã, thôn, chợ, dịch vụ thương mại...; - Khu trung tâm: Do chưa có quy hoạch chi tiết nên việc phân khu chức năng chưa rõ ràng, khu dân cư thưa thớt, các công trình trong khu trung tâm xây dựng rời rạc, chưa có mối liên hệ. 3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: 3.1. Giao thông: a. Đường quốc lộ, đường tỉnh - Xã có tuyến đường tỉnh ĐT268 chạy qua, chiều dài tuyến đường 5.986 m. Hiện trạng là đường nhựa, mặt đường rộng 6,0m, nền đường 15 – 19 m. Chỉ giới đường đỏ 15,7m mỗi bên. b. Đường huyện, đường liên xã, đường trục xã - Đường LX1 cấp AHMN: Đường đi xã Yên Trạch, chiều dài qua xã 1.658 m, đường nhựa. Nền đường rộng 6,0 - 11,0 m, mặt đường cứng rộng 3,5m. Chỉ giới đường đỏ 11,7 m mỗi bên. - Đường LX2 cấp AHMN: Đường đi xã Ôn Lương, chiều dài qua xã 2.973 m, đường nhựa. Nền đường rộng 5,0 - 7,0 m, mặt đường cứng rộng 3,5m. Chỉ giới đường đỏ 11,7 m mỗi bên. Tỷ lệ cứng hoá đã đạt 100%. 18 c. Đường liên thôn,xóm; Gồm 07 tuyến đường tổng chiều dài 10.401m. Hiện đã cứng hóa bằng bê tông được 1.470 m, bề rộng mặt cứng từ 3,0 m. Còn lại là đường đất rộng từ 2,5-8,0m. Biểu 2: Hiện trạng các tuyến đường giao thông liên thôn STT Tuyến đường liên thôn Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Nền 1 2 3 4 5 6 7 8 Thôn 5 ( trên đường tỉnh ĐT 1.071 268) -Thôn 10 (đồng Na Đỏn) Thôn 3 ( trên đường liên xã đi xã Ôn Lương)-Thôn 10 (đi xã Ôn Lương) Thôn 5 (trên đường tỉnh ĐT 268)-Thôn 1 - Thôn 2 (trên đường liên xã đi xã Yên Trạch) Thôn 1( đđ: trên đường liên xã đi xã Yên Trạch - đc: khu dân cư tập trung thôn 1) Thôn 1 ( trên đường liên xã đi xã Yên Trạch) -Thôn 9 ( đồng Na Vờ) Thôn 9( đđ: trên đường liên thôn thôn 1-thôn 9; đc: đồi Lẳng Lượn) Thôn 9( đđ: trên đường liên xã đi xã Yên Trạch; đc: đồng Cỏ Bồng) Thôn 5 (trên đường tỉnh ĐT 268)-Thôn 6 (trên đường tỉnh ĐT 268) Kết cấu Mặt Lề 3,0-8,0 đất 1.470 6,0-14,0 3 0,5 bê tông 522 3,5 đất 303 3 đất 1.352 2 đất 649 2,0-3,0 đất 524 2,5-6,5 đất 506 5 đất 9 Thôn 5 (đđ: trên đường tỉnh 738 ĐT268 - đc:đồi Khảu Bẹo) 3,5 đất 10 Thôn 2 ( trên đường tỉnh ĐT 1.138 268) - Thôn 9 (đồng Na Ngói) 3,0-5,0 đất 19 11 Thôn 2( trên đường tỉnh ĐT 268) -Thôn 3 -Thôn 4 (khu 1.247 dân cư tập trung thôn 4 giáp đồng Khấu Lào) 1,5-7,0 đất 12 Thôn 4(đđ: trên đường liên xã đi xã Ôn Lương; đc:đồng Na 881 Lộc) 3,0-7,0 đất Tổng cộng 10.401 e. Đường nội thôn: Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông nội thôn của xã là 13.817 m, các tuyến giao thông nội thôn đều là đường đất. Biểu 3: Hiện trạng các tuyến nội thôn TT Tên tuyến đường 1 1.1 1.2 1.3 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 3.2 3.3 Thôn 1 Nhà ông Thủy - Đường AH1 Đường AH1 - Nhà ông Nghĩa Đường AH1 - Nhà ông Thư Thôn 3 Nhà bà Quang - ra ao Thẩm Rộc Nhà ông Ước - Ra đường trục thôn Nhà bà Tý - Nhà ông Hào Thôn 4 Nhà ông Đông - Nhà ông Hưng Vai Na Ó - Nhà bà May ( thôn 3 ) Nhà ông Tý - Nhà ông Hành Nhà ông Nguyên - Nhà ông Tiến Nga Nhà ông Thịnh - Nhà ông Hiệu Thôn 6 Nhà ông Sính - Nhà ông Tính Nhà ông Thuận - Đồi Khẩu Cước Nhà ông Dũng - Nhà ông Thảo Từ đường 268 - Nhà ông Trần Thôn 7 Từ đường 268 - Nhà ông Sơn (cũ) Từ đường 268 - Nhà ông Thiện Nhà ông Măng - Nhà bà Chiến Tý Nhà ông Minh - Nhà bà Gái Trường Nhà ông Vang - Nhà ông Anh Thôn 8 Nhà ông Chiến - Nhà bà Thường 3.4 3.5 4 4.1 4.2 4.3 4.4 5 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 6 6.1 20 Chiều dài (m) Bề rộng Kết cấu nền (m) 167 462 492 2,0-3,5 3,0-6,0 4,0-6,5 Đường Đất Đường Đất Đường Đất 104 62 34 3,0 3,0 2,0 Đường Đất Đường Đất Đường Đất 1038 1254 334 6,0 5,0 3,5 1039 3,5 Đường Đất Đường Đất Đường Đất Đường Đất 496 2,0 - 5,5 Đường Đất 306 552 551 207 3,0 - 6,0 4,0 2,0 - 6,0 2,0 Đường Đất Đường Đất Đường Đất Đường Đất 408 148 168 220 222 2,0 2,0 - 4,0 3,0 2,5 - 4,0 2,5 Đường Đất Đường Đất Đường Đất Đường Đất Đường Đất 603 3,0 Đường Đất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan