Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Kế toán - Kiểm toán Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất phục vụ sản xuất...

Tài liệu Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất phục vụ sản xuất công nghiệp tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

.PDF
141
115
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THẾ KIÊN GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ SAU THU HỒI ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN LUÂN ̣ VĂN THAC ̣ SỸ KINH TẾ Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THẾ KIÊN GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ SAU THU HỒI ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: LUÂN ̣ VĂN THAC ̣ SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất phuc vụ sản xuất công nghiệp tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng 10/2009 đến tháng 6/2011. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý. Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Thái nguyên, ngày …tháng…năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Kiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Khánh Doanh - Giảng viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các phòng chức năng của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và các hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày …tháng…năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Kiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa là quá trình tất yếu của các quốc gia. Tất cả các quốc gia muốn phát triển đều phải trải qua quá trình này. Nó như một điều kiện để quốc gia đó phát triển kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất của xã hội và là tiền đề để thực hiện các chiến lược, mục tiêu phát triển trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Việt nam là một nước nông nghiệp, có nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm nay. Trải qua nhiều năm đấu tranh với giặc ngoại xâm và nội xâm với một nền nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển đã làm cho kinh tế nước ta kiệt quệ và được xếp vào danh sách những nước nghèo và kém phát triển trên thế giới. Để khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh thì con đường nhanh nhất với nước ta đó là thực hiện quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra như là sự tất yếu của lịch sử phát triển nhân loại, nhưng nước ta có lợi thế của người đi sau đó là kinh nghiệm, bài học dành cho quá trình công nghiệp hóa của các nước đi trước đã để lại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, thậm chí mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng có, do đó, các câu chuyện về hậu công nghiệp hóa vẫn luôn mang tính thời sự và tốn kém tiền của để giải quyết sao cho đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra tạo ra giá trị sản xuất lớn hơn và làm cho bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi cả về mặt lượng và chất. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì quá trình công nghiệp hóa còn để lại những vấn đề tiêu cực như giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, giải quyết các vấn đề thuần phong mỹ tục, các vấn đề về văn hóa-xã hội…Không nằm ngoài sự phát triển chung của cả nước, huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây quá trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 công nghiệp hóa cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng, có thể coi đây là điểm cho sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vấn đề ổn định và phát triển kinh tế cho đối tượng nông hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc, chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất phục vụ sản xuất công nghiệp tại huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu các ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến nông hộ bị thu hồi đất phục vụ sản xuất công nghiệp. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của kinh tế nông hộ và công nghiệp hóa. Kinh nghiệm trong giải quyết các ảnh hưởng của quá trình CNH tới nông hộ. - Đánh giá, phân tích thực trạng kinh tế nông hộ dưới ảnh hưởng trực tiếp của quá trình CNH. - Phân tích ứng xử và các vấn đề khó khăn của nông hộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa. - Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế của nông hộ bị ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình công nghiệp hóa diễn ra sẽ có ảnh hưởng trên nhiều phương diện và đến nhiều đối tượng , nhiều góc độ trong đó việc xây dựng các nhà máy phục vụ sản xuất công nghiệp là một quá trình căn bản của quá trình này. Vì vậy trong đề tài tác giả chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu đó là các hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng các nhà máy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển các nhà máy trên địa bàn huyện Đại từ trong thời gian từ năm 2008 -2010 3.2.2. Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành điều tra nghiên cứu trên địa bàn huyện Đại từ. 3.2.3. Phạm vi nội dung Tác động của quá trình phát triển các nhà máy sản xuất công nghiệp đến phát triển kinh tế của các nông hộ từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế cho từng nhóm hộ chịu ảnh hưởng. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Góp phần hệ thống hóa lý luận và các thông tin thực tiễn về kinh tế hộ, về tác động của công nghiệp hóa đến đời sống nông hộ và các giải pháp ổn định, phát triển. - Cung cấp hệ thống số liệu cho địa phương về thực trạng ảnh hưởng của các hộ bị mất đất sản xuất trên địa bàn. Giúp địa phương nhận dạng được các vấn đề hiện đang nảy sinh trong các nông hộ bị ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa. - Giúp địa phương có các chính sách và giải pháp ổn định kinh tế cho nông hộ, đặc biệt là các hộ nghèo thiếu kinh nghiệm và khả năng xoay sở kém, các hộ bị mất nhiều đất sản xuất và đang gặp các vấn đề khó khăn 5. Bố cục luận văn Bố cục luận văn gồm: Phần 1: Phấn mở đầu Phần 2: Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và pháp nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Phần 3: Chương 2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp sau thu hồi đất phục vụ sản xuất công nghiệp Phần 4: Chương 3. Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất phục vụ sản xuất công nghiệp Phần 5: Kết luận và kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm, đặc trƣng của kinh tế hộ 1.1.1. Khái niệm nông hộ Khi tiến hành nghiên cứu mô hình kinh tế nông hộ nhiều học giả trên thế giới đã đưa ra quan điểm riêng của mình về nông hộ và kinh tế nông hộ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Từ đó xây dựng các đề án để nghiên cứu, phát triển kinh tế nông hộ. Theo Elis (1988) nông hộ được định nghĩa như sau: - Hộ nông dân là các hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh chưa cao. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ bản, tiến hành sản xuất kinh doanh đựa trên các nguồn lực sẵn có của gia đình nhằm tạo ra thu nhập theo nhiều hình thức khác nhau, chịu sự tác động của quy luật khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển. 1.1.2. Đặc trưng của kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ có một số đặc trưng chủ yếu sau: + Nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. + Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường. + Ngoài hoạt động nông nghiệp các nông hộ còn tham gia vào hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau làm khó giới hạn thế nào là một nông hộ + Phương thức tổ chức sản xuất của nông hộ mang tính kế thừa truyền thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ với nhau. + Nông hộ ngoài việc tham gia vào quá trình tái sản xuất vật chất còn tham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản xuất. + Sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất cả mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có cũng như những tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có ngân quỹ nên các thành viên trong hộ đều ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý cho từng người, từng việc tạo nên việc thống nhất cao trong tổ chức sản xuất của hộ. + Sự gắn bó giữa lao động quản lý và lao động sản xuất. Trong nông hộ, mọi thành viên thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Hơn nữa kinh tế hộ lại tổ chức ở quy mô nhỏ, người quản lý điều hành sản xuất đồng thời cũng là người tham gia lao động sản xuất. Cho nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất rất cao. + Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng thích nghi nhanh hơn so với các hình thức sản xuất khác có quy mô lớn hơn, thí dụ như các xí nghiệp sản xuất … do vậy mà có thể mở rộng sản xuất khi có điều kiện thuận lợi và thu hẹp sản xuất khi gặp các điều kiện bất lợi. + Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động. Trong quan hệ kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau không chỉ trên cơ sở cùng huyết thống mà còn trên cơ sở kinh tế nên dễ dàng đồng tâm hiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 lực xây dựng và phát triển kinh tế hộ, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa kết quả sản xuất và lợi ích của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế của hộ. Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Sản xuất với quy mô nhỏ không đồng nghĩa với lạc hậu và năng suất thấp. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các xí nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn. Đặc biệt, kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế hợp nhất với đặc điểm sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng và vật nuôi. Thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ: Kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình gắn bó với vật nuôi và cây trồng là đơn vị sản xuất có hiệu quả. “Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển”. 1.2. Vấn đề ruộng đất và nông dân trong nền kinh tế thị trƣờng Đất đai là điều kiện đầu tiên kiên quyết cho mọi hoạt động của con người, đặc biệt ruộng đất nó gắn liền với nông dân. Giải quyết vấn đề ruộng đất, tức là giải quyết mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Trong nông nghiệp, đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 không thể thay thế vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động trong nông nghiệp vì nó chịu tác động của con người để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì nó phát huy tác động như một công cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cấy và chăn nuôi, vì vậy không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Luật đất đai năm 1993, luật đất đai năm 1998, luật đất đai năm 2003 và nhiều chỉ thị về đất đai như chỉ thị 100 CT-TW ngày 31/10/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người lao động trong HTX nông nghiệp; Chỉ thị 33 CT-TW ngày 28/03/1988 về việc thi hành luật đất đai; Chỉ thị 47 CT-TW ngày 31/08/1988 về giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất; Nghị quyết TW5 khóa III ngày 10/06/1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn đã mang lại quyền lợi về ruộng đất gắn liền với quyền sử dụng và quyền sở hữu đất cho nông dân. Điều đó giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất. Những văn bản luật và dười luật đã gắn người nông dân với đất đai vì thế sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển. Ngày nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế, vận động theo nền kinh tế thị trường thì nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp mới ra đời và phát triển. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu nảy sinh các vấn đề như đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nông dân ngày càng ít ruộng đất để sản xuất sẽ dẫn tời thời gian nhàn rỗi trong dân tăng lên, dư thừa lao động trong nông thôn ngày một nhiều, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người lao động nông nghiệp nông thôn. Đây là vấn đề cần phải có giải pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời. Để đáp ứng sự thay đổi và điều chỉnh theo hướng an sinh xã hội, thời gian gần đây Chính phủ đã ban hành một số nghị định về các vấn đề liên quan đến thu hồi và bồi thường đất sản xuất nông nghiệp của nông dân như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 + Thông tư số 69/2006/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 02/08/2006 về sửa đổi bổ sung cho Thông tư số 116/2004/TT-BTC, cụ thể là sửa đổi, bổ sung một số điều khoản: điểm 3 mục 3 phần I về chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; điểm 3.1 mục 3 phần II về giá đất để tính bồi thường, chi phí đầu tư vào đất còn lại; mục 2 phần IV về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; mục 3 và mục 4 phần VII về mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư: “Không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án” + Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/01/2008 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP: hướng dẫn về hỗ trợ đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn, đất ao xen kẽ với đất ở trong khu dân cư; hướng dẫn kinh phí chuẩn bị hồ sơ Địa chính cho khu đất bị thu hồi bao gồm kinh phí do nhà đầu tư trả sẽ được quyết toán vào vốn đầu tư của dự án, kinh phí do Nhà nước trả sẽ được quyết toán vào nguồn kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan Tài nguyên – Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; hướng dẫn lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc lập thêm “Hội đồng thẩm định” khi cần thiết. + Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư về cơ bản được tóm tắt như sau: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Xác định giá đất sát với giá thị trường tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được bồi thường bằng đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo 1 trong các hình thức: - Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 – 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; - Hỗ trợ bằng 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho 1 khóa học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề. Như vậy các nông hộ trên địa bàn thị xã Sông Công mà tác giả điều tra để phục vụ cho phân tích trong đề tài thì vẫn áp dụng các Nghị định trước Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009. 1.3. Ảnh hƣởng của việc phát triển khu công nghiệp đến nông hộ Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường trong giai đoạn 20002004, số diện tích đất nông nghiệp cả nước đã được chuyển đổi mục đích sử dụng là gần 157 nghìn ha, trong đó xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất là gần 22 nghìn ha, xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ gần 35 nghìn ha, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị gần 100 nghìn ha. Theo báo cáo của của 14 tỉnh, thành phố ta có số diện tích đất bị thu hồi và số người bị mất việc làm như sau, theo bảng dưới đây: như vậy trong giai đoạn 2001-2005, tại 14 tỉnh thành phố có tốc độ CNH nhanh, tổng diện tích đất nông nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là 20.631,4 ha, dự kiến giai đoạn 20062010 tiếp tục chuyển đổi 29.425 ha. Những địa phương có diện tích thu hồi lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Cần Thơ, như vậy cũng qua đây ta thấy cứ thu hồi 1 ha đất nông nghiệp thì có 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 lao động trước đây làm nông nghiệp phải chuyển sang làm việc khác, trong đó có một số người chưa tìm được việc làm mới. Nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH chính là việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, và xây dựng đô thị tăng nhanh, điều này dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động trong nông nghiệp rơi vào tình trạng không có việc làm trong khi Nhà nước chưa có chính sách đồng bộ để giải quyết việc làm cho số lao động nói trên. Do đó thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lạm phát là 3 vấn đề quan trọng trong nền kinh tế thị trường đã và đang thể hiện rõ ở nước ta. Ba chỉ số này phản ánh một cách khái quát nhất, toàn diện nhất thực trạng nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 S T Diện tích đất thu hồi Số lao động mất việc (ha) làm (ngƣời) Tỉnh,thành phố T 2001-2005 2006-2010 2001-2005 2006-2010 1 Hà Nội 5.208 10.000 104.000 100.000 2 Hải Phòng 2.121 2.550 17.600 18.500 3 Hà Tây 2.287 2.667 52.838 49.512 4 Hải Dương 1.300 1.500 12.000 14.500 5 Nam Định 400 500 8.000 1.000 6 Thái Bình 631 1.131 17.045 28.283 7 Ninh Bình 500 700 2.500 3.500 8 Lào Cai 599 451 6.875 2.175 9 Vĩnh Phúc 1.200 1.000 8.000 7.000 10 Bắc Ninh 3.087 4.150 7.500 9.000 11 Đà Nẵng 858,4 377 20.000 10.000 12 Phú Yên 1.057 1.386 3.351 4.505 13 Đồng Tháp 500 1.000 5.000 8.500 14 Cần Thơ 1.013 1.513 1.000 1.600 20.361,4 29.425 265.709 258.075 Cộng Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường Hiện nay thất nghiệp, thiếu việc làm đã và đang là mối quan tâm của Chính phủ các nước, các tổ chức kinh tế và mọi người trên thế giới. Giải quyết việc làm cho người lao động đang trở thành vấn đề toàn cầu, là một thách thức lớn của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ là bài toán khó trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế trên con đường CNH, HĐH đất nước. Theo số liệu báo cáo của các sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở các tỉnh, trong năm 2007 diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 dụng là 4.419ha. Thời kỳ 2006-2010 vùng Đông Bắc sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 24.615ha. Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu kỹ thuật... Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất việc làm. Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2003 đế 2006 đã có gần 90.000 lao động mất việc làm. Tính đến hết năm 2007, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng, tuy nhiên việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả. Tại thành phố Hồ Chí Minh thì trong vòng năm năm trở lại đây, Thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074m2; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 53.853 hộ trong đó có 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự toán chi phí bồi thường cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận tiền bồi thường, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Có gia đình trở nên giầu có sau khi nhận tiền bồi thường (có cả tỷ đồng) nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình cảnh khó khăn do thất nghiệp. Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của hộ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống. Trong những năm vừa qua cùng với quá trình phát triển KCN, hiện đại hóa đất nước thì một diện tích lớn đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn đã được chuyển sang đất công nghiệp và đô thị. Người dân không còn đất canh tác buộc phải chuyển đổi sang các ngành sản xuất khác, trong số đó có ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi các loại gia súc, gia cầm như: lợn, gà, trâu, bò...Mặt khác, do tác động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên nên hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình dần bị xóa bỏ và chuyển dần sang hình thức chăn nuôi theo quy mô lớn hơn. Chính việc gia tăng số lượng vật nuôi một cách đột ngột cùng với cơ sở hạ tầng chuồng trại không đảm bảo, trình độ quản lý của người dân thấp, cộng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân không cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải, phân thải ra từ hoạt động chăn nuôi ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Ở các tỉnh miền Trung, theo kết quả khảo sát tại 5 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Ninh Thuận) cho thấy việc nuôi tôm trên cát phát triển khá nhanh. Năm 1999, nuôi tôm trên cát được bắt đầu từ một hộ gia đình ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 0,5ha. Đến năm 2002, diện tích nuôi tôm đã lên tới 300ha/14.000ha bãi có khả năng phát triển. Tính trung bình tổng khối lượng nước cung cấp cho 1ha nuôi tôm trong 1 vụ khoảng 54.600m3, trong đó có từ 30-50% là nước ngọt, mà phần lớn là nguồn nước cấp chủ yếu khai thác từ nước ngầm. Việc nuôi tôm trên cát không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt từ nguồn nước thải của các ao nuôi mà còn có khả năng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm để cung cấp cho các ao nuôi một cách tùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 tiện có thể làm hạ mực nước và làm ô nhiễm mặt nước ngầm trong khu vực. Kết luận: quá trình phát triển KCN tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế cho các nông hộ nhưng bên cạnh đó nó cũng là một thách thức lớn mà người nông dân phải đối mặt từ góc độ kinh tế đến tình cảm, nếu như biết tận dụng và sử dụng tốt các nguồn lực đó thì sẽ tạo đà bứt phá cho kinh tế nông hộ nhưng nếu không nó lại là rào cản cho quá trình phát triển và tích lũy kinh tế của hộ. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các tác động của quá trình phát triển KCN đến nông hộ qua khung sinh kế phát triển bền vững sau: Khung khái niệm sinh kế phát triển bền vững Khả năng phục hồi sau sốc Thu hồi đất là một cú sốc lớn - Làm giảm đột ngột nguồn lực sinh kế chính: đất đai - Hộ nông dân không còn sử dụng cá kỹ năng sản xuất vốn có - Nhận số tiền đền bù lớn Cơ sở nguồn lực của hộ Các tài sản Cơ hội Các chính sách và xu hướng kinh tế vĩ mô Thiết lập trạng thái cân bằng mới Các lựa chọn của hộ - Các hoạt động tạo thu nhập - Xây dựng năng lực - Các lựa chọn khác được xem như quá trình điều chỉnh và thích ứng sau sốc Kết quả đầu ra - Cuộc sống của hộ ra sao? - Năng lực của hộ có được cải thiện? Rủi ro và các rào cản khác 2.5. Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Nguyễn, Hữu Dũng (2005), “Đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc đảm bảo điều kiện sống và việc làm của người lao động”, Lý luận chính trị, số tháng 11, tr.75-88. Tính đến cuối tháng 9/2008, cả nước đã có 194 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 46.600 ha, trong đó diện tích đất CN có thể cho thuê đạt gần 30.700 ha, chiếm trên 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan