Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đường lối đảng cộng sản việt nam...

Tài liệu đường lối đảng cộng sản việt nam

.DOCX
6
174
118

Mô tả:

ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 11 Đề: Đường lối Đảng trong quan hệ đối ngoại với các nước lớn. 1/. Khái niệm nước lớn: đường lối chung nhất đối với các nước lớn (tong quat chung nhat), VN cần phải làm gì, muc tieu chien luoc ra sao,.. 2/.Minh chứng: giải quyết với TQ ntn (phân tích quan hệ giữa VN và TQ). A/.Khái niệm nước lớn Theo cách tiếp cận thông thường, nước lớn được hiểu là nước có dân số đông, diện tích rộng; có nguồn dự trữ quốc gia về tài chính vượt trội, đồng thời là nước có tiềm lực mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và quân sự…; có khả chi phối các quốc gia khác trên thế giới. Cường quốc là từ dùng để chỉ 1 quốc gia hay 1 đất nước có khả năng tạo tầm ảnh hưởng của mình ở phạm vi toàn cầu. Cũng chính vì thế các nước nhỏ và vừa đều mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt với các nước lớn. Có nhiều cấp độ trong mối quan hệ đó, có thể chỉ là quan hệ bang giao bình thường, hay quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự hoặc có thể là dựa vào sự bảo trợ về một lĩnh vực nào đó dưới một hình thức thỏa hiệp phù hợp. 1/.Đường lối chung nhất đối với các nước lớn Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng xác định rõ 4 quan điểm: (1). Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. (2). Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. (3). Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại. (4). Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. 2/.Ngoại giao VN sòng phẳng với các nước lớn Luôn luôn trong các mối quan hệ quốc tế, một trong những bài học là làm sao giữ vững độc lập chủ quyền trong đường lối đối ngoại. Trên cơ sở lợi ích quốc gia, điều quan trọng khi quan hệ với các nước làm sao giữ được cân bằng trong quan hệ, phục vụ phát triển. Trong quan hệ quốc tế bao giờ cũng có vấn đề song trùng lợi ích… Khi các nước đạt lợi ích thì cũng có thỏa thuận có hại cho nước khác. Ta phải đánh giá được tình hình, có chủ trương đúng, linh hoạt để tránh các nước có thể thỏa thuận những vấn đề bất lợi cho lợi ích của chúng ta. 3/.Việt nam quan hệ hợp tác (cả song phương và đa phương) giữa các nước lớn Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Thành tựu đã và đang đạt được: Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. 1. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như:      Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Hiệp định về biên giới trên bộ. Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định nghề cá với Trung Quốc. Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia. 2.Chúng ta đã xây dựng được khuôn khổ quan hệ với các nước, trong đó:  Với Trung Quốc là xây dựng quan hệ đối tác toàn diện chiến lược.  Với Mỹ là quan hệ đối tác toàn diện.  Với mỗi nước có mục tiêu rất cụ thể, trên cơ sở xây dựng quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, tạo ra sự tin cậy. Trong quan hệ ngoại giao, Việt Nam có chủ trương mở rộng quan hệ với các nước, đó là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, mạnh dạn nhìn về phía trước . Chúng ta chỉ gác lại chứ không quên quá khứ. Việt Nam là một trong những nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, bị nhiều nước từng có những hành động thù địch, kể cả xâm lược. Đưa quan hệ với các nước tiến lên đảm bảo cho Việt Nam một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển và mở rộng các mối quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. B/.Minh chứng: giải quyết với TQ I/.Tổng quan. Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước luôn luôn gắn bó, giúp đỡ, cổ vũ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì lợi ích cách mạng của nhân dân mỗi nước. 1./ Quan hệ chính trị Về quan hệ chính trị, hai nước đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước 2./ Quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam 3./ Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hoá, thể thao và du lịch Trong những năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa ta với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá, thể thao được đẩy mạnh. 4./ Về biên giới lãnh thổ: Sau khi bình thường hoá quan hệ, năm 1993, hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Hai bên cũng đã tiến hành đàm phán về 3 vấn đề: biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển (Biển Đông). II/.Phân tích. a/. Trong quá khứ, Trung Quốc đã ba lần phản bội Việt Nam, lần sau độc ác, bẩn thỉu, thâm độc hơn lần trước gấp nhiều lần.Đến hiện tại,Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng kế hoạch bịp bợm “thân xa đánh gần” để thực hiện âm mưu bành trướng của mình. Tuy nhiên,Nhân dân Việt Nam vẫn rất quý trọng và luôn luôn giữ gìn, vun đắp cho mối tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Hoa đời đời bền vững. Nhân dân Việt Nam không hề xâm phạm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của nhân dân Trung Hoa, không hề can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Hoa. Đối với những vấn đề bất đồng về quan điểm hoặc những hành động sai trái do những người lãnh đạo Trung Hoa gây ra đối với Việt Nam, phía Việt Nam đã cố gắng và bền bỉ tìm cách giải quyết bằng con đường thảo luận nội bộ giữa hai bên.Bởi người Việt Nam luôn tin rằng “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”. b/.Kế hoạch cho Tương lai. 1/.Phương châm chỉ đạo trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc giai đoạn 20102020 Nhằm đảm bảo mục tiêu đa phương hóa, đa dạng hóa với các đối tác trong giai đoạn 2010-2020 và đảm bảo tối đa hóa lợi ích quốc gia, đối với Trung Quốc, một nước lớn đồng thời cũng là láng giềng, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác đối tác toàn diện theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” được phát biểu trong Tuyên Bố chung Việt Nam-Trung Quốc năm 1999 và Tinh thần 4 tốt ‘."láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". được đưa ra năm 2000 trong Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện năm trong thế kỷ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đây sẽ là định hướng chỉ đạo cho quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn dầu thế kỷ XXI . Triển vọng: Sự hợp tác giữa 2 nước trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt hoàn toàn phù hợp lợi ích lâu dài và nguyện vọng của nhân dân hai nước Trung Việt, đặt cơ sở vững chắc cho việc phát triển sâu sắc quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác toàn diện giữa hai nước. trong thế kỷ mới. Lãnh đạo và nhân dân 2 nước nguyện sẽ thực hành tốt theo những phương châm này và có ý thức làm giàu them nội hàm khái niêm.Quan hệ hai nước theo chắc chắn sẽ sống động hơn, hiệu quả hơn, nhất là về kinh tế thương mại, cũng như đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai các Thoả thuận, Hiệp định hợp tác giữa hai nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. 2/.Công cụ triển khai chính sách đối ngoại : Dựa trên mục tiêu quan hệ ngoại giao giữa hai nước,Việt Nam xác định những công cụ thực hiện phù hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia và trong quan hệ giữa hai nước.Trong những sự lựa chọn phù hợp với mình khẳng định công cụ ngoại giao sẽ là phương cách lựa chọn ưu tiên trong cách thức xử lý quan hệ giữa 2 nước. “Với mục tiêu “Phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc, coi đây là chính sách nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”  tiếp tục phát huy truyền thống láng giêng tốt đẹp hai bên.  Tổ chức giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước (tổ chức giao lưu thanh niên VN sang TQ, gửi sinh viên du học ở TQ, tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ để quảng bá hình ảnh đất nước con người VN đến từng người TQ…) “Với mục tiêu tiếp theo là”tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển”  Ủng hộ lẫn nhau trong các công việc quốc tế  Tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao,  Mở rộng quan hệ với các nước thứ ba để tạo thêm thế và lực cho VN trong quan hệ với TQ,  Tham gia các cơ chế đa phương để tạo thêm ràng buộc hành vi và trách nhiệm của Trung Quốc với Việt Nam “Với mục tiêu ổn định, hòa bình và phát triển ở khu vực “ Việt Nam nỗ lực để đảm bảo thực hiện những mục tiêu quan trọng này về cơ bản chúng ta nỗ lực giải quyết những khúc mắc và tranh chấp hiện tại sẽ bằng và đề cao phương thức ngoại giao:Trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt càng có ý nghĩa quan trọng, phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng của nhân dân 2 nước.  Chúng ta cần thúc đẩy việc hoàn thành các văn kiện còn lại liên quan đến hợp tác du lịch tại Thác Bản Giốc và tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân với Trung Quốc.  Thông qua hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề tồn tại liên quan đến Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.  Đẩy nhanh đàm phán về Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển, xử lý ổn thỏa vấn đề ngư dân và tàu cá phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa 2 nước. Với mục tiêu “Thúc đẩy thương mại song phương phát triển theo hướng cân bằng hơn”  Từng bước giảm dần nhập siêu ngày càng lớn của Việt Nam, bằng cách nâng cao sức cạnh tranh của hàng VN  Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc  Hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, phối hợp chặt chẽ nhằm hoàn thành đúng tiến độ các dự án hợp tác hiện đang triển khai tại Việt Nam…  Hoàn thành thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước, sớm ký kết qui hoạch năm năm phát triển kinh tế-thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam…. 3/.Ngoài những công cụ ngoại giao và kinh tế nhằm đảo bảo lợi ích quốc gia bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều không thể bỏ qua công cụ quân sự. - Đối với quan hệ Việt- Trung hiện nay,công cụ này không được lựa chọn là công cụ ưu tiên giải quyết trong quan hê hai nước.Với vị trí là một nước láng giềng thì công cụ này chỉ được sử dụng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia tạo tiền đề ổn định cho xã hội và đời sống nhân dân cũng như đời sống kinh tế phát triển chứ không nhằm vào mục đích khác . Với Việt Nam, công cụ quân sự cũng sẽ chỉ được dùng với mục đích tự vệ chính đáng trước những hành độnh gây hấn,khiêu khích của những đối tượng xấu,đây là sự lựa chọn chính đáng và hết sức tự nhiên của bất kỳ quốc gia nào,việc Viêt Nam chọn mua tàu ngầm và các thiết bị quân sự của các đối tác có nền quốc phòng phát triển thời gian vừa qua có mục đích hòa bình và không gây ảnh hưởng tới xu thế ổn đình hợp tác của khu vực. => Đánh giá: Với những phân tích vừa chỉ ra phía trên chúng ta thấy rõ rệt rằng việc sử dụng công cụ ngoại giao trong giải quyết các vấn đề với Trung Quốc là lựa chọn được ưu tiên nhất. Đi cùng xu hướng thế giới hiện nay là giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, hòa giải, Việt Nam cũng mong muốn bằng con đường ngoại giao đi kèm hỗ trợ của những công cụ kinh tế và quân sự có thể cải thiện hơn nữa và phát triển bền vững mối quan hệ Việt Trung trong thời gian tới đây. HẾẾT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan