Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Xemtailieu phat trien hoat dong tin dung ban le tai ngan hang tmcp kien long chi...

Tài liệu Xemtailieu phat trien hoat dong tin dung ban le tai ngan hang tmcp kien long chi nhanh rach gia tinh kien giang

.DOCX
134
358
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan luận văn thạc sĩ với ñề tài: “Phát triển hoạt ñộng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa học nghiêm túc của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn ñược thu thập thực tế có nguồn gốc rõ ràng, ñáng tin cậy, trung thực và khách quan. Học viên thực hiện Võ Thúy Vy LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn! Hoàn thành ñược luận văn thạc sĩ này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng tri ân đến sự giảng dạy nhiệt tình và hướng dẫn chu đáo đầy trách nhiệm của quý thầy cô. Chân thành cảm ơn các thầy, cô đang công tác tại Trường Đại học Bình Dương và Phân hiệu Trường Đại Học Bình Dương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học. Đặc biệt rất chân thành cảm ơn TS., người hướng dẫn khoa học của luận văn đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, những khách hàng, những người đồng nghiệp và những người thân đã tận tình hỗ trợ, hợp tác, góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Võ Thúy Vy iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii MỤC LỤC.................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ................................................................................... viii TÓM TẮT.................................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................7 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......7 1.1.1. Vài nét về Ngân hàng thương mại............................................................... 7 1.1.2. Một số khái niệm....................................................................................... 10 1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ và dịch vụ ngân hàng............................................. 11 1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NHTM............................................... 12 1.2.1. Tổng quan về hoạt động bán lẻ của NHTM............................................... 12 1.2.2. Khái quát về hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM.................................. 13 1.2.3. Lợi ích của phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ........................................ 18 1.2.4. Rủi ro trong phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ......................................19 1.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NHTM TẠI VIỆT NAM.......................................................................................................... 20 1.3.1. Hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam......................................... 20 1.3.2. Xu hướng phát triển hoạt ñộng tín dụng bán lẻ của NHTM Việt Nam......22 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NHTM.................................................................................................................. 23 1.4.1. Phân tích môi trường................................................................................. 23 1.4.2. Phân ñoạn thị trường................................................................................. 23 1.4.3. Định vị và phân biệt hóa dịch vụ.............................................................. 24 1.4.4. Thực hiện Marketing-mix trong hoạt động tín dụng bán lẻ.......................24 Kết luận chương 1........................................................................................................ 26 iv CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH HẬU GIANG.....................................27 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HẬU GIANG................................................... 27 2.1.1. Khái quát về tỉnh Hậu Giang..................................................................... 27 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang.............................................. 29 2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng tại tỉnh Hậu Giang......................................32 2.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH HẬU GIANG........................................................................................................................ 37 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long........37 2.2.2..................................................................................................Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hậu Giang........................... 38 2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang ................................................................................................................... 40 2.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.................................... 41 2.3.1. Tình hình phát triển hệ thống Chi nhánh và Phòng giao dịch....................41 2.3.2. Hoạt động huy ñộng vốn........................................................................... 42 2.3.3. Hoạt động cấp tín dụng............................................................................. 46 2.3.4. Hoạt động dịch vụ..................................................................................... 48 2.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................... 49 2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH HẬU GIANG............................................................... 51 2.4.1. Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang.......................................... 51 2.4.2. Xác định thị trường mục tiêu và định vị dịch vụ.......................................61 2.4.3. Tình hình thực hiện hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh Hậu Giang...62 2.4.4. Thực trạng triển khai chính sách Marketing Mix trong hoạt động tín dụng bán lẻ............................................................................................................................ 75 2.4.5. Khảo sát, so sánh hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Kiên Long với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.......................................... 84 2.5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH HẬU GIANG............................................................... 85 2.5.1. Thành tựu.................................................................................................. 85 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................ 86 v Kết luận chương 2........................................................................................................ 88 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH HẬU GIANG................................................................................................89 3.1. DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH HẬU GIANG NĂM 2018............................................................................ 89 3.1.1. Môi trường vĩ mô...................................................................................... 89 3.1.2. Môi trường vi mô...................................................................................... 90 3.2. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU, ĐỊNH VỊ DỊCH VỤ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ................................... 92 3.2.1. Xác định thị trường mục tiêu..................................................................... 92 3.2.2. Định vị sản phẩm-dịch vụ......................................................................... 93 3.2.3. Phân tích SWOT về khả năng cạnh tranh.................................................. 93 3.2.4. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Kienlongbank........97 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH HẬU GIANG...................................... 99 3.3.1. Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ...............99 3.3.2. Giải pháp về thực hiện Marketing Mix (7P) hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ ngân hàng...................................................................................... 103 3.3.3. Một số giải pháp vĩ mô............................................................................ 113 3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CẤP QUẢN LÝ VÀ CƠ QUAN KHÁC..............116 3.4.1. Kiến nghị đối với Quốc Hội, Chính Phủ và các Bộ Ngành......................116 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................. 116 3.4.3. Kiến nghị ñối với các cấp chính quyền tỉnh Hậu Giang...........................117 3.4.4. Đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang...............118 Kết luận chương 3...................................................................................................... 119 KẾT LUẬN............................................................................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 122 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT -------------------------CN Chi nhánh NH Ngân hàng QTD Quỹ tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu TCKT Tổ chức kinh tế PGD Phòng giao dịch TSĐB Tài sản đảm bảo TCTD Tổ chức tín dụng TGTK Tiền gửi tiết kiệm CIC Thông tin tín dụng GDP Tốc độ tăng trưởng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long WTO Tổ chức thương mại thế giới CN & PGD Chi nhánh và phòng giao dịch NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kienlongbank Ngân hàng TMCP Kiên Long VND Đồng Việt Nam USD Đô La Mỹ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo loại hình TCTD qua các năm 2014, 2015, 2016 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang................................................................................................32 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay và tốc ñộ tăng trưởng tín dụng qua các năm 2014, 2015, 2016 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang......................................................................34 Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu của các TCTD hoạt động qua các năm 2014, 2015, 2016 trên tỉnh Hậu Giang............................................................................................................. 36 Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn của NHTMCP Kiên Long - CN Hậu Giang.............44 Bảng 2.5: Tổng hợp doanh số cho vay, tổng thu nợ, tổng dư nợ và tổng nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Kiên Long - CN Hậu Giang...........................................................46 Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long - CN Hậu Giang........................................................................................................................... 49 Bảng 2.7: Tổng hợp theo đối tượng vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Hậu Giang....................................................................................................................64 Bảng 2.8: Tổng hợp theo thời gian vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Hậu Giang........................................................................................................................... 65 Bảng 2.9: Tổng hợp theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Hậu Giang....................................................................................................................67 Bảng 2.10: Tổng hợp theo tính chất luân chuyển của vốn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - CN Hậu Giang..................................................................................................68 Bảng 2.11: Tổng hợp theo hình thức đảm bảo nợ vay của Ngân hàng TMCP Kiên Long CN Hậu Giang.............................................................................................................70 Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Hậu Giang.........72 Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Hậu Giang...............73 Bảng 2.14: Biểu lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam (VND)...................................79 Bảng 2.15: Biểu lãi suất cho vay bằng đô La Mỹ (USD)............................................80 Bảng 2.16: Khảo sát lãi suất cho vay của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 85 Bảng 3.1: Số liệu khách hàng sử dụng sản phẩm-dịch vụ của Kienlongbank..............91 DANH MỤC HÌNH – SƠ ðỒ Hình 1.1: Mô tả bốn đặc tính cơ bản của Dịch vụ........................................................12 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang..............................................................27 Hình 2.2: Hệ thống Chi nhánh và Phòng Giao dịch của Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Hậu Giang..................................................................................................41 Hình 2.3: Thị phần huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Hậu Giang. 43 Hình 2.4: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hậu Giang.............................................47 Hình 2.5: Tổng hợp thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Kienlongbank - CN Hậu Giang qua các năm 2014, 2015, 2016.....................................................................................51 Hình 2.6: Phân loại dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn.........................................65 Hình 2.7: Phân loại dư nợ cho vay theo thời gian vay vốn..........................................66 Hình 2.8: Phân loại dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn...................................68 Hình 2.9: Phân loại dư nợ cho vay theo tính chất luân chuyển vốn.............................70 Hình 2.10: Phân loại dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo nợ vay...........................71 Hình 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank-CN Hậu Giang qua các năm 2011-2013..74 Sơ ñồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Kiên Long............................................38 Sơ ñồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Kiên Long - CN Hậu Giang.................39 ix TÓM TẮT Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng tạo ñiều kiện rất lớn cho các cá nhân và doanh nghiệp có thể có ñược nguồn vốn cần thiết để đầu tư phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh,... nhằm tăng nhanh khối lượng và giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, góp phần cải thiện sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền và sự phát triển chung của nền kinh tế. Đứng trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam cũng đang thực hiện mở cửa khi gia nhập WTO, do ñó các NHTM của Việt Nam đang phải đối diện với sự cạnh tranh của các ngân hàng trong và ngoài nước ñã và ñang xâm nhập vào thị trường. Đồng thời, với xu thế phát triển của thị trường tài chính Việt Nam là chuyển hướng hoạt động ngân hàng sang mô hình đa năng, đa lĩnh vực mà đặc biệt là phát triển mảng hoạt động bán lẻ. Điều này đã mang đến nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, mà đặc biệt là hoạt động cho vay. Chính vì vậy, phát triển hoạt động tín dụng theo hướng bán lẻ trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả của các NHTM. Đề tài nghiên cứu các vấn đề về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên long - Chi nhánh Hậu Giang. Thực hiện nghiên cứu thực trạng qua phân tích các chỉ tiêu nhằm đánh giá hoạt động tín dụng nói chung của Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang cũng như đánh giá hoạt động tín bán lẻ nói riêng qua việc thu thập và đánh giá số liệu của Toàn hàng và của chi nhánh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang. Bên cạnh các khó khăn và hạn chế là thành công của Chi nhánh thể hiện qua các chỉ số về doanh số cho vay, thu nhập, tỷ lệ nợ xấu,… là rất tốt. Với thực trạng đó, tác giả đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang trong thời gian tới. Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại, chương 2 đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá, chương 3 đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần phát triển hoạt ñộng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng và suy thoái kinh tế, nền kinh tế nước ta cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và yêu cầu trước mắt là phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Do đó, hoạt động của ngân hàng thương mại trong nước cũng đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng với nhiều yếu tố không thuận lợi tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài có nhiều tiềm lực lẫn kinh nghiệm đang xâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt đòi hỏi các NHTM tất yếu phải tự làm mới bản thân với việc ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố thương hiệu, ngày càng đa dạng hoá hoạt động và các loại hình sản phẩm - dịch vụ cung cấp đến khách hàng … mà đặc biệt phải nhắc đến là lĩnh vực hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đây là lĩnh vực mà hầu hết các ngân hàng phát triển theo mô hình hiện đại trên toàn thế giới đã và đang tập trung định hướng đầu tư và phát triển. Xét về góc độ tài chính và quản trị ngân hàng thì hoạt động Ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn ñịnh cho ngân hàng nhưng rủi ro thì lại được hạn chế vì đây là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Ngoài ra ngân hàng bán lẻ còn giữ một vai trò trong mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng. Mặc khác, trong sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và về hoạt ñộng tín dụng bán lẻ nói riêng thì ưu thế vẫn nghiên về các ngân hàng cổ phần với 2 nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều có giao dịch mô hình hoạt động gọn tiền nhẹ, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động cùng những sản phẩm bán lẻ đa dạng và thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong khi ñó các ngân hàng thương mại quốc doanh lại thường chỉ tập trung chủ yếu phục vụ các đối tượng khách hàng lớn như các tập đoàn, tổng công ty, xí nghiệp, … mà chưa để ý nhiều đến thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, đó là cơ hội để Ngân hàng thương mại cổ phần tận dụng ñể phát triển thị trường này. Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính của nền kinh tế, là mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động để thúc ñẩy nền kinh tế phát triển. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh gửi tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ của toàn xã hội, là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước. Bên cạnh ñó, ngân hàng còn thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy ñây là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn ñịnh nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, tài chính ngân hàng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, với chức năng là trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò như là chiếc cầu nối giúp cho nền kinh tế có thể vận hành một cách trơn tru và thông suốt. Trong nền kinh tế hiện nay, kinh tế cá nhân, hộ gia đình chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Để mở rộng quy mô, đổi mới và đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác đòi hỏi các cá nhân, hộ gia đình phải có tiềm lực về vốn. Theo đó, tín dụng ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho nhu cầu vốn của họ. Ngân hàng TMCP Kiên Long là một trong những Ngân hàng đô thị mà điểm xuất phát từ Ngân hàng Nông thôn, Ngân hàng Kiên Long cũng đã góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Ngân hàng đã mở ra nhiều mối quan hệ tín dụng trực tiếp với cá nhân, hộ gia đình trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm ñáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của họ, giúp họ không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần. Xuất phát từ những luận cứ trên cùng với thực tế công tác tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang, tôi thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng cần được nghiên cứu một cách cụ thể và khoa học, đặc biệt là việc xây dựng một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Cho nên tôi chọn đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu này có thể giúp chúng ta thấy được thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Hậu Giang từ đó đưa ra các giải pháp góp phần phát triển hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tại địa phương. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu những thông tin liên quan đến lĩnh vực tín dụng bán lẻ, đặc biệt là hoạt động tín dụng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt ñộng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang. Từ đó, đưa ra các giải pháp và ñề xuất một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động tín bán lẻ tại Chi nhánh Hậu Giang cũng như hệ thống Ngân hàng Kiên Long, ñể phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đã phát biểu trên đây, đề tài này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau ñây: - Hệ thống hoá những lý luận cơ bản của các hoạt động kinh doanh và các hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Hậu Giang. - Đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Hậu Giang cũng như toàn hệ thống Ngân hàng Kiên Long. - Kiến nghị một số chính sách và giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân, hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của ñịa phương. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang; là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Ngân hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và tiêu dùng,... Việc lựa chọn khách hàng này làm đối tượng nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu thực tế công tác tại ñơn vị và định hướng phát triển cho vay của Ngân hàng, đồng thời cũng phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc ưu tiên cho vay ñể phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, hiện nay đối tượng vay vốn của Ngân hàng Kiên Long tại Chi nhánh Hậu Giang chủ yếu là khách hàng cá nhân và hộ gia ñình. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang thực hiện cho vay nhỏ lẻ và hướng vào cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên trong đó chú trọng nhiều vào phát triển nông nhiệp và nông thôn. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập chung nghiên cứu vào hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Từ đó nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những tồn tại, để tạo cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt ñộng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Rạch Giá trong tương lai. Cho nên, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là Chi nhánh Hậu Giang và các Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Thời gian bắt đầu nghiên cứu của đề tài là từ tháng 02/2018 đến khi hoàn thành theo yêu cầu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiếp cận hoạt động của Ngân hàng TMCP Kiên Long và Chi nhánh Hậu Giang, qua đó đánh giá tình hình hoạt động chung, thực trạng và định hướng phát triển chung của Ngân hàng. Đồng thời, rút ra những thế mạnh, điểm yếu cùng cơ hội và thách thức của Ngân hàng trong thời kỳ hội nhập. Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích…. số liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được nhằm đánh giá tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh. Căn cứ vào quá trình nghiên cứu và tình hình thực tế đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cần thiết góp phần phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Hậu Giang cũng như hệ thống Kienlongbank. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn được chia thành ba chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị góp phần phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hậu Giang 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Giúp Ban lãnh đạo Ngân hàng nhìn thấy thực trạng các vấn đề về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang, từ đó nhìn thấy được tầm quan trọng của tín dụng bán lẻ đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang. Là tài liệu tham khảo trong xây dựng và hoạch ñịnh chiến lược nhằm hoàn thiện các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Hậu Giang trong hoạt ñộng kinh doanh trên con đường phát triển và hội nhập. Từ phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại địa phương. 8. LƯỢC KHẢO MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Văn Ánh (2013) với đề tài “Marketing dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kon Tum”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, với những nổ lực đã đạt được thì NHNo&PTNT Kon Tum đã tìm được chổ đứng trên địa bàn, song để phát triển trong thời gian tới, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, Chi nhánh phải không ngừng nổ lực tìm cho mình những biện pháp Marketing hữu hiệu để dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến được với khách hàng. Luận văn đã nêu lên được tính thiết thực của Marketing đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Luận văn thạc sĩ của tác giả Triều Mạnh Đức (2009) với đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 6”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xu hướng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam là chuyển hướng sang mô hình đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, đặc biệt là phát triển mạnh mảng hoạt động bán lẻ, điều này đặt ra yêu cầu Chi nhánh cần chú trọng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Qua đó tác giả cũng đề ra các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô để phát triển hoạt động cũng như đa dạng hóa hoạt động, đặc biệt là mảng bán lẻ với hoạt động tín dụng bán lẻ bên cạnh những dịch vụ đã và đang triển khai, nhằm hướng đến cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Luận văn thạc sĩ của tác giả Vương Hồng Hà (2013) với đề tài nghiên cứu “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng hoạt động của Chi nhánh nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, đồng thời tác giả cũng đề ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng và Chi nhánh đặc biệt là hoạt động tín dụng bán lẻ. Luận văn thạc sĩ của tác giả Đoàn Thị Hạnh Dung (2014) với đề tài “Hoàn thiện chính sách Marketing cho dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bình Định”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phát triển dịch vụ Ngân hàng theo hướng hiện đại là xu thế chung đối với NHTM, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Đối với luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Quốc Hảo (2010) với đề tài “ Nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá”. Nghiên cứu đi đến kết luận, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận cao mà còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong sự hoạt động hiệu quả ấy cũng tồn tại nhiều rủi ro, thách thức về chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá tại địa bàn Tỉnh Kiên Giang. Lược qua một số đề tài nghiên cứu của các tác giả cho thấy, đề tài nghiên cứu về Tín dụng bán lẻ vẫn còn hạn chế về số lượng, đặc biệt với đề tài này chưa có tác giả nào nghiên cứu cho Ngân hàng TMCP Kiên Long. Từ đó, cho thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu về “Phát triển hoạt động Tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại”. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương 1 trình bày kiến thức tổng quan về NHTM và các vấn đề liên quan đến phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cũng như vai trò quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ đó xác định sự cần thiết đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong những chương tiếp theo. 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Vài nét về Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) “là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên” (Nguyễn Đăng Dờn, 2003). Luật các TCTD số 47 của Quốc Hội khóa XII vào ngày 16 tháng 06 năm 2010 đã Quy định rõ ở Điều 4, giải thích từ ngữ Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 như sau: “1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động Ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.” “2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng theo Quy định của luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động các loại hình Ngân hàng bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác xã.” “3. Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt ñộng kinh doanh khác theo Quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Như vậy qua những Quy định trên ta nhận thấy rằng luật các TCTD năm 2010 được Quy định chặt chẽ hơn, bổ sung cụ thể hơn về khái niệm NHTM. Có thể nói một cách tổng quan rằng, NHTM là một định chế tài chính mang tính trung gian và thật sự quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ vào hệ thống NHTM mà nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại với số lượng lớn, đồng thời được đưa vào sử dụng nhằm tái cấp vốn cho các cá nhân, hộ gia ñình, TCKT hiện có nhu cầu về vốn, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước. Ngày nay, hoạt động của một NHTM còn được phát triển và mở rộng với việc cung cấp các dịch vụ tiện ích khác nhằm mục đích phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. 1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại Bản chất của NHTM được bộc lộ thông qua các chức năng của nó. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống Ngân hàng phát triển các NHTM thực hiện 3 chức năng sau đây: - Trung gian tín dụng: là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho chúng ta thấy được bản chất của NHTM mà còn cho chúng ta thấy được nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời trong nền kinh tế dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của các đơn vị, tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư...biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. - Trung gian thanh toán: là chức năng của NHTM giúp làm giảm bớt lượng tiền mặt đang lưu hành trên thị trường, đồng thời gia tăng thanh toán bằng chuyển khoản. Góp phần giảm bớt chi phí cho đất nước trong việc in, vận chuyển và bảo quản tiền mặt cũng như những chi phí phát sinh trong giao dịch thanh toán của nền kinh tế. - Cung ứng dịch vụ Ngân hàng: đây là chức năng phát sinh trong quá trình xây dựng của hệ thống NHTM trong nền kinh tế nhằm gia tăng tiện ích phục vụ khách hàng. Một số hoạt động cụ thể như các dịch vụ về ngân quỹ, kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tư vấn đầu tư, ngân hàng điện tử,... 1.1.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại - Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản và thường xuyên của NHTM vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM. NHTM được huy động vốn dưới những hình thức sau: + Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan