Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Giáo trình Thị trường chứng khoán...

Tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán

.PDF
341
86
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG GIÁO TRÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỖ VĂN LỘC BÙI VĂN THỤY Tháng 4/2014 MỤC LỤC Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán .............................................................. 1 1.1 Giới thiệu về thị trường tài chính .................................................................................. 1 1.1.1 Khái niệm và bản chất thị trường tài chính ........................................................... 1 1.1.2 Chức năng của thị trường tài chính ....................................................................... 2 1.1.3 Cấu trúc của thị trường tài chính ........................................................................... 3 1.1.4 Công cụ của thị trường tài chính ........................................................................... 6 1.1.5 Các trung gian tài chính ......................................................................................... 8 1.2 Giới thiệu về thị trường chứng khoán ......................................................................... 11 1.2.1 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán ........................................................ 11 1.2.2 Khái niệm thị trường chứng khoán ..................................................................... 13 1.2.3 Nguyên tắc hoạt động thị trường chứng khoán ................................................... 16 1.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán ............................................................. 18 1.3.1 Chủ thể phát hành ................................................................................................ 18 1.3.2 Chủ thể đầu tư...................................................................................................... 18 1.3.3 Chủ thể trung gian chứng khoán ......................................................................... 19 1.3.4 Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động thị trường chứng khoán ........................ 19 1.3.5 Các cổ tức có liên quan........................................................................................ 21 1.4 Cơ cấu thị trường chứng khoán .................................................................................. 22 1.4.1 Phân loại theo phương thức hoạt động ............................................................... 22 1.4.1.1 Thị trường chứng khoán tập trung .............................................................. 22 1.4.1.2 Thị trường chứng khoán phi tập trung ........................................................ 23 1.4.2 Phân loại theo phương thức phát hành ............................................................... 23 1.4.2.1 Thị trường chứng khoán sơ cấp .................................................................. 23 1.4.2.2 Thị trường chứng khoán thứ cấp ................................................................ 24 1.4.3 Phân loại theo công cụ lưu thông ....................................................................... 24 1.4.3.1 Thị trường cổ phiếu .................................................................................... 24 1.4.3.2 Thị trường trái phiếu ................................................................................... 24 1.4.3.3 Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh .......................................... 24 1.5 Tác động của thị trường chứng khoán ........................................................................ 25 1.5.1 Tác động tích cực ................................................................................................ 25 1.5.2 Tác động tiêu cực ................................................................................................ 25 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 27 Bài đọc thêm ...................................................................................................................... 28 Tài liệu tham khảo chương 1 ............................................................................................ 37 Chương 2: Công ty cổ phần ............................................................................................. .38 2.1 Các loại hình doanh nghiệp ........................................................................................ 38 2.2 Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần ..................................................................... 39 2.3 Phân loại công ty cổ phần ........................................................................................... 40 2.3.1 Công ty cổ phần nội bộ ...................................................................................... 40 2.3.2 Công ty cổ phần đại chúng .................................................................................. 40 2.3.3 Công ty cổ phần niêm yết ................................................................................... 40 2.4 Quản trị điều hành công ty cổ phần ............................................................................. 40 2.4.1 Đại hội đồng cổ đông. ......................................................................................... 40 2.4.2 Hội đồng quản trị . ............................................................................................... 41 2.4.3 Ban giám đốc ...................................................................................................... 43 2.4.3 Ban kiểm soát ..................................................................................................... 44 2.5 Tách, gộp cổ phần ....................................................................................................... 45 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 46 Bài đọc thêm ...................................................................................................................... 46 Tài liệu tham khảo chương 2 ............................................................................................ 49 Chương 3: Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán ........................................... 50 3.1 Chứng khoán................................................................................................................ 50 3.1.1 Khái niệm chứng khoán ...................................................................................... 50 3.1.2 Các đặc tính của chứng khoán ............................................................................ 50 3.1.3 Các loại giá chứng khoán ................................................................................... 51 3.2 Các loại chứng khoán . ................................................................................................ 66 3.2.1 Chứng khoán nợ - trái phiếu ............................................................................... 66 3.2.1.1 Khái niệm trái phiếu ................................................................................... 66 3.2.1.2 Đặc điểm trái phiếu .................................................................................... 66 3.2.1.3 Phân loại trái phiếu ..................................................................................... 67 3.2.1.4 Tỷ suất sinh lợi trên trái phiếu .................................................................... 69 3.2.1.5 Rủi ro trái phiếu ......................................................................................... 70 3.2.2 Chứng khoán vốn- cổ phiếu ............................................................................... 71 3.2.2.1 Khái niệm cổ phiếu ..................................................................................... 71 3.2.2.2 Đặc điểm cổ phiếu ...................................................................................... 71 3.2.2.3 Các loại cổ phiếu ........................................................................................ 72 3.2.2.4 Rủi ro của cổ phiếu ..................................................................................... 76 3.2.2.5 Lợi tức của cổ phiếu ................................................................................... 77 3.2.3 Các chứng khoán phái sinh ................................................................................. 78 3.2.3.1 Quyền mua cổ phần .................................................................................... 78 3.2.3.2 Chứng quyền .............................................................................................. 78 3.2.3.3 Hợp đồng Quyền chọn . ............................................................................... 80 3.2.3.4 Hợp đồng tương lai ..................................................................................... 85 3.2.3.5 Hợp đồng kỳ hạn ......................................................................................... 86 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 87 Bài đọc thêm ...................................................................................................................... 89 Tài liệu tham khảo chương 3 ............................................................................................. 92 Chương 4: Phát hành chứng khoán ................................................................................. 94 4.1 Phát hành chứng khoán................................................................................................ 94 4.1.1 Khái niệm, chức năng ......................................................................................... 94 4.1.2 Các chủ thể phát hành ......................................................................................... 94 4.1.3 Các phương thức phát hành ................................................................................ 94 4.1.3.1 Căn cứ vào đợt phát hành ............................................................................ 95 4.1.3.2 Căn cứ vào tính chất phát hành .................................................................. 96 4.1.4 Điều kiện phát hành chứng khoán. ...................................................................... 96 4.1.5 Quy trình phát hành chứng khoán ra công chúng ............................................... 97 4.2 Bảo lãnh phát hành ..................................................................................................... 98 4.2.1 Cơ chế bảo lãnh phát hành ................................................................................. 98 4.2.2 Các hình thức bảo lãnh phát hành ...................................................................... 98 4.2.3 Quy trình bảo lãnh phát hành ............................................................................. 98 4.3 Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng .......................................................... 99 4.3.1 Điều kiện phát hành trái phiếu lần đầu ra công chúng ...................................... 100 4.3.2 Các phương thức phát hành chứng khoán lần đầu tại TTCK Việt Nam .......... 100 4.3.3Thủ tục phát hành .............................................................................................. 101 4.4 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ quỹ đầu tư..................................... 102 4.4.1 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ................................................................... 102 4.4.2 Phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ....................................................................... 103 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 104 Bài đọc thêm .................................................................................................................... 105 Tài liệu tham khảo chương 4 .......................................................................................... 106 Chương 5: Công ty chứng khoán và quỹ đầu tư ............................................................. 108 5.1 Công ty chứng khoán ............................................................................................... 108 5.1.1 Khái niệm và vai trò ......................................................................................... 108 5.1.2 Mô hình tổ chức ................................................................................................ 109 5.1.3 Các nghiệp vụ hoạt động .................................................................................. 110 5.1.3.1 Nghiệp vụ môi giới ................................................................................... 110 5.1.3.2 Nghiệp vụ bảo lãnh ................................................................................... 112 5.1.3.3 Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán ......................................................... 116 5.1.3.4 Nghiệp vụ tư vấn ...................................................................................... 118 5.1.3.5 Nghiệp vụ khác ........................................................................................ 121 5.2 Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư ............................................................................ 123 5.2.1 Công ty quản lý quỹ ......................................................................................... 123 5.2.2 Quỹ đầu tư ........................................................................................................ 125 5.2.2.1 Khái niệm quỹ đầu tư ............................................................................... 125 5.2.2.2 Các loại quỹ đầu tư ................................................................................... 125 5.2.2.3 Quản trị quỹ đầu tư ................................................................................... 128 5.2.2.4 Hoạt động quỹ đầu tư ............................................................................... 128 5.2.2.5 Xác định giá trị quỹ đầu tư ....................................................................... 137 5.3 Ngân hàng giám sát ................................................................................................... 138 5.3.1 Khái niệm Ngân hàng giám sát ......................................................................... 138 5.3.2 Điều kiện của Ngân hàng giám sát .................................................................... 138 5.3.3 Hoạt động của Ngân hàng giám sát ................................................................... 138 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 140 Bài đọc thêm .................................................................................................................... 140 Tài liệu tham khảo chương 5 ........................................................................................... 147 Chương 6: Sở giao dịch chứng khoán ............................................................................. 148 6.1 Tổ chức Sở giao dịch chứng khoán ........................................................................... 148 6.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 148 6.1.2 Hình thức sở hữu .............................................................................................. 148 6.1.3 Thành viên ........................................................................................................ 149 6.2 Hoạt động giao dịch .................................................................................................. 154 6.2.1 Hệ thống niêm yết chứng khoán ....................................................................... 154 6.2.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 154 6.2.1.2 Các hình thức niêm yết chứng khoán ....................................................... 154 6.2.1.3 Điều kiện niêm yết chứng khoán .............................................................. 155 6.2.1.4 Thủ tục niêm yết ...................................................................................... 159 6.2.1.5 Quy trình niêm yết ................................................................................... 161 6.2.1.6 Những lợi ích và bất lợi khi niêm yết chứng khoán .................................. 163 6.2.2 Kỹ thuật giao dịch ............................................................................................ 164 6.2.2.1 Hệ thống giao dịch thủ công .................................................................... 165 6.2.2.2 Hệ thống giao dịch bán tự động ............................................................... 166 6.2.2.3 Hệ thống giao dịch tự động hoàn toàn ..................................................... 166 6.2.3 Các lệnh mua bán chứng khoán ........................................................................ 166 6.2.3.1 Các loại lệnh ............................................................................................. 166 6.2.3.2 Các định chuẩn lệnh .................................................................................. 175 6.2.4 Phương thức giao dịch ...................................................................................... 176 6.2.4.1 Giao dịch đấu giá ...................................................................................... 176 6.2.4.2 Giao dịch khớp lệnh ................................................................................. 176 6.2.4.3 Giao dịch thỏa thuận ................................................................................. 180 6.3 Hệ thống giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................... 181 6.3.1 Hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh-HOSE .... 181 6.3.2 Hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội-HNX .................... 182 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 184 Bài đọc thêm .................................................................................................................... 188 Tài liệu tham khảo chương 6 ........................................................................................... 192 Chương 7: Thị trường chứng khoán phi tập trung .......................................................... 194 7.1 Giới thiệu về thị trường chứng khoán phi tập trung ................................................. 194 7.1.1 Sự hình thành và phát triển ............................................................................... 194 7.1.2 Khái niệm và đặc điểm thị trường chứng khoán phi tập trung ......................... 194 7.1.3 Tổ chức và quản lý thị trường chứng khoán phi tập trung ................................ 195 7.2 Những quy định trên thị trường chứng khoán phi tập trung .................................... 195 7.2.1 Chứng khoán giao dịch ..................................................................................... 195 7.2.2 Hệ thống các nhà tạo lập thị trường ................................................................. 196 7.2.3 Cơ chế xác lập giá chứng khoán ....................................................................... 196 7.3 Thị trường OTC ở một số nước ................................................................................. 197 7.3.1 Thị trường OTC Mỹ ......................................................................................... 197 7.3.2 Thị trường OTC Nhật ........................................................................................ 198 7.3.3 Thị trường OTC Anh ........................................................................................ 199 7.3.4 Thị trường OTC Hàn Quốc ............................................................................... 200 7.3.5 Thị trường OTC Malaysia ................................................................................ 200 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 201 Bài đọc thêm .................................................................................................................... 201 Tài liệu tham khảo chương 7 ........................................................................................... 203 Chương 8: Hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán ...................... 204 8.1 Đăng ký chứng khoán ................................................................................................ 204 8.2 Lưu ký chứng khoán .................................................................................................. 206 8.3 Thanh toán bù trừ chứng khoán ................................................................................ 207 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 209 Bài đọc thêm .................................................................................................................... 209 Tài liệu tham khảo chương 8 ........................................................................................... 214 Chương 9: Phân tích và đầu tư chứng khoán ................................................................. 215 9.1 Giới thiệu về phân tích chứng khoán......................................................................... 215 9.2 Định giá chứng khoán ............................................................................................... 216 9.2.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến định giá .............................................. 216 9.2.2 Định giá trái phiếu ............................................................................................ 217 9.2.3 Định giá cổ phiếu............................................................................................... 220 9.2.4 Định giá trái phiếu chuyển đổi ......................................................................... 240 9.3 Phân tích chứng khoán ............................................................................................. 241 9.3.1 Phân tích cơ bản ............................................................................................... 241 9.3.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 241 9.3.1.2 Phân tích kinh tế ....................................................................................... 245 9.3.1.3 Phân tích ngành ......................................................................................... 250 9.3.1.4 Phân tích báo cáo tài chính ........................................................................ 252 9.3.1.5 Một vài lưu ý hữu ích khác ........................................................................ 267 9.3.2 Phân tích kỹ thuật .............................................................................................. 268 9.3.2.1 Khái niệm ................................................................................................. 268 9.3.2.2 Các dạng biểu đồ phân tích ...................................................................... 270 9.3.2.3 Các công cụ phân tích cơ bản ................................................................... 272 9.3.2.4 Các số chỉ thị kỹ thuật ............................................................................... 273 9.3.2.5 Lý thuyết Dow ........................................................................................... 295 9.3.2.6 Một số kinh nghiệm trong việc ra quyết định đầu tư chứng khoán ........... 300 9.4 Đầu tư chứng khoán ................................................................................................. 302 9.4.1 Rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư ......................................................... 302 9.4.2 Quản trị danh mục đầu tư ................................................................................. 305 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 312 Bài đọc thêm .................................................................................................................... 312 Tài liệu tham khảo chương 9 ........................................................................................... 321 Chương 10: Đạo đức trong kinh doanh chứng khoán ..................................................... 322 10.1 Đạo đức trong kinh doanh ..................................................................................... 322 10.2 Những đối tượng liên quan tới đạo đức kinh doanh chứng khoán .......................... 323 10.3 Nội quy chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh chứng khoán.................................. 323 10.4 Xử lý vi phạm đạo đức trong kinh doanh chứng khoán .......................................... 329 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 330 Bài đọc thêm .................................................................................................................... 330 Tài liệu tham khảo chương 10 ......................................................................................... 331 Danh mục tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới, thị trường chứng khoán là công cụ huy động vốn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Những nước phát triển đều có một thị trường chứng khoán rất phát triển và đã mang lại nhiều lợi ích thúc đẩy nền kinh tế phát triển đi lên. Phát triển thị trường chứng khoán được xem là vấn đề cần thiết, tất yếu cho nền kinh tế ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Với sự phát triển khá mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm vừa qua, các tài liệu liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán được xuất bản khá phong phú. Tuy nhiên, mỗi loại sách, giáo trình được xuất bản đều hướng đến các mục tiêu khác nhau như phục vụ giảng dạy đại học, cao học, các chương trình đào tạo ngắn hạn, cấp tốc cho các nhà đầu tư công chúng. Trong khuôn khổ chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng nói riêng và sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung tại trường Đại học Lạc hồng, môn học này được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ (45 tiết), chủ yếu chúng tôi muốn cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán, cấu trúc và cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán. Do đó, mục tiêu chính của chúng tôi khi hình thành cuốn sách này là phục vụ tài liệu giảng dạy môn học “Thị trường chứng khoán” cho ngành Tài chính – ngân hàng và các sinh viên chuyên ngành Kinh tế khác tại trường Đại học Lạc Hồng. Trong quá trình hình thành và biên soạn cuốn giáo trình này, chúng tôi đã đọc và tham khảo khá nhiều tài liệu về thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, các luật có liên quan đến môn học đã xuất bản trong và ngoài nước. Kết cấu nội dung giáo trình gồm có 10 chương. Tại mỗi chương có giới thiệu lý thuyết các bài học theo từng chương, trong mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập. Kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán là vô tận và được thay đổi thường xuyên, nhưng hiểu biết của chúng tôi là giới hạn. Đồng thời, đây là tài liệu được biên soạn lần đầu, do đó chắc chắn sẽ không tránh khỏi các sai sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn độc giả để lần tái bản sách sẽ được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về: Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Lạc Hồng. Số điện thoại: 0613.952923 Nhóm biên soạn Đỗ Văn Lộc Bùi Văn Thụy Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán. 1.1 Giới thiệu về thị trường tài chính. 1.1.1 Khái niệm và bản chất thị trường tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, vốn đóng vai trò quan trọng. Nền kinh tế phát triển yêu cầu phải có vốn để đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường thường có hai nhóm đối tượng liên quan đến chủ sở hữu và sử dụng vốn(10). - Nhóm thứ nhất là những người có cơ hội đầu tư để sinh lời hay còn gọi là có nhu cầu sử dụng vốn. - Nhóm thứ hai gồm những người có vốn, tiền tiết kiệm nhưng lại không có cơ hội đầu tư. Để người cần vốn gặp người cung ứng vốn đòi hỏi phải có một quá trình luân chuyển vốn. Quá trình luân chuyển vốn được hình thành trên cơ sở cơ chế hoạt động chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư. Cơ chế chuyển đổi này được thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính mà những người thiếu vốn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Người thừa vốn thay vì đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, để sản xuất ra hàng hóa sẽ thực hiện đầu tư vào tài sản tài chính trên thị trường tài chính do các tổ chức huy động vốn phát hành Như vậy, thị trường tài chính là nơi luân chuyển vốn từ những người có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những người có nhu cầu vốn. Nói một cách tổng quát (11), thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính. Các loại tài sản tài chính bao gồm tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và những công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn. Thành phần tham gia trên thị trường tài chính bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là những người tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính – hàng hóa của thị trường tài chính. 1.1.2 Chức năng của thị trường tài chính. Thị trường tài chính có các chức năng sau.11  Chức năng thứ nhất: Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn. Đây là chức năng chức năng chủ yếu của thị trường tài chính, thực hiện chức năng này sẽ khơi thông các nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế. Thông qua hoạt động của các chủ thể trên thị trường, các nguồn tài chính được luân chuyển để cung và cầu về vốn gặp nhau. Quá trình luân chuyển vốn trên thị trường tài chính làm tăng quá trình chuyển các nguồn tiết kiệm thành đầu tư. Quá trình luân chuyển vốn được thể hiện qua sơ đồ sau đây: 1 Thị trường tài chính Tài trợ trực tiếp Cung tiền - Cá nhân - Gia đình - Doanh nghiệp - Chính Phủ Cầu tiền - Cá nhân - Gia đình - Doanh nghiệp - Chính Phủ Trung gian tài chính Tài trợ gián tiếp Sơ đồ 1.1: Sự luân chuyển vốn (10) Phần bên trái của sơ đồ là những người tiết kiệm và cho vay vốn, bên phải là những người phải đi vay vốn để tài trợ cho chi tiêu. Người tiết kiệm - cho vay chủ yếu là các hộ gia đình, tuy nhiên, các doanh nghiệp và chính phủ, và người nước ngoài đôi khi cũng có tiền dư thừa và đem cho vay số tiền đó. Người đi vay - chi tiêu quan trọng nhất là các doanh nghiệp và chính phủ, song hộ gia đình và người nước ngoài đôi khi cũng đi vay để mua sắm ôtô, đồ dùng và nhà ở. Các mũi tên cho thấy các dòng vốn chạy từ người tiết kiệm - cho vay sang người đi vay - chi tiêu qua hai kênh. Ở kênh tài chính gián tiếp, các chủ thể thừa vốn không trực tiếp cung ứng vốn cho người thiếu vốn mà gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các tồ chức tài chính tín dụng khác. Ở kênh tài chính trực tiếp, các chủ thể dư thừa vốn trực tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn (người tiêu dùng, người đầu tư) bằng cách mùa các tài sản tài chính trực tiếp do các chủ thể thiếu vốn phát hành thông qua các thị trường tài chính. Như vậy, thị trường tài chính đóng vai trò là cầu nối giúp cho nguồn vốn vận động từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, giúp cho quá trình lưu chuyển vốn được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó tận dụng được các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đưa vào sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng nhằm đem lại lợi ích cho các đối tác tham gia thị trường, đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế.  Chức năng thứ hai: Hình thành giá của các tài sản tài chính. Thông qua sự trao đổi qua lại giữa người mua và người bán, giá của các tài sản tài chính được xác định, hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác định. Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính là mức lợi tức mà các nhà đầu tư yêu cầu; và chính đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản tài chính. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành giá. 2  Chức năng thứ ba: Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính. Thông qua thị trường tài chính tạo ra một cơ chế để các nhà đầu tư có thể bán tài sản tài chính của mình. Chính nhờ vào đặc điểm này mà người ta nói rằng thị trường tài chính tạo ra tính thanh khoản cho nền kinh tế. Nếu thiếu tính thanh khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ các công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản phải thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều có tính thanh khoản, song mức độ thanh khoản giữa các thị trường lại khác nhau.  Chức năng thứ tư: Giảm thiểu chi phí giao dịch và chi phí thông tin cho các bên tham gia. Để các giao dịch mua bán có thể diễn ra, những người mua và những người bán cần phải tìm được nhau; muốn thế, họ cần phải tiêu tốn tiền và thời gian cho việc quảng cáo ý đồ của mình và tìm kiếm đối tác, đó là những chi phí tìm kiếm. Bên cạnh đó là các chi phí thông tin gắn liền với việc nhận định các giá trị đầu tư của một công cụ tài chính, tức là khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền dự kiến thu được từ đầu tư. Nhờ tính tập trung, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn, thông tin được cung cấp đầy đủ và nhanh chóng, TTTC cho phép giảm thiểu những chi phí này.  Chức năng thứ năm: Ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ. Thông qua việc mua bán các trái phiếu, tín phiếu chính phủ của ngân hàng trung ương trên thị trường tài chính, chính phủ có thể tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung Ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh lượng cung và cầu ngoại tệ nhằm giúp chính phủ ổn định tỷ giá hối đoái. 1.1.3 Cấu trúc của thị trường tài chính. (11) Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau như sau: Thị trường tài chính Căn cứ thời hạn luân chuyển vốn Thị trường vốn Thị trường tiền tệ Căn cứ cách thức huy động vốn Thị trường vốn cổ phần Thị trường nợ Căn cứ tính chất việc phát hành Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp Sơ đồ 1.2: Cấu trúc thị trường tài chính 3 Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được phân thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thứ hai, căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được phân thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần; Thứ ba, căn cứ vào tính chất phát hành các công cụ tài chính, thị trường tài chính được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 1.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn. (15) a. Thị trường tiền tệ.  Khái niệm thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn (thường có thời hạn dưới 1 năm). Thông qua thị trường tiền tệ, các nguồn vốn nhàn rỗi được chuyển từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn và có nhu cầu đầu tư, góp phần tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực của xã hội. Thị trường tiền tệ còn là nơi để ngân hàng Trung ương thực thi nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại và điều tiết lượng tiền cung ứng.  Thị trường tiền tệ có một số đặc trưng cơ bản sau. Các công cụ của thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn trong vòng một năm nên có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp và hoạt động tương đối ổn định. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu trên thị trường tín dụng do đó giá cả hình thành trên thị trường này được biểu hiện thông qua lãi suất tín dụng ngân hàng.  Các loại thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán ngắn hạn, thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng... - Thị trường tín dụng bao gồm các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, đó là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn ngắn hạn. - Thị trường liên ngân hàng hoạt động nhằm giải quyết nhu cầu vôn tín dụng giữa các ngân hàng với nhau trước khi ngân hàng thương mại đi vay chiết khấu tại - - ngân hàng Trung Ương. Thị trường chứng khoán ngắn hạn là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng và trao đổi các giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng, vay và cho vay bằng ngoại tệ. Thị trường ngoại hối là một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ, sự tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị trường này sẽ 4 hình thành và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, một trong các biến số quan trọng của nền kinh tế. b. Thị trường vốn.  Khái niệm thị trường vốn. Thị trường vốn là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn (thường có thời hạn trên 1 năm).  Đặc trưng của thị trường vốn. So với các công cụ trên thị trường tiền tệ, các công cụ trên thị trường vốn có tính thanh khoản kém hơn và độ rủi ro cao hơn, do đó chúng có mức lợi tức cao hơn.  Vai trò của thị trường vốn. Vai trò chủ yếu của thị trường vốn là cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình.  Các loại thị trường vốn. Thị trường vốn bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường vay nợ trung và dài hạn, thị trường tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính), thị trường cầm cố, thị trường bất động sản… 1.1.3.2 Căn cứ vào cách thức huy động vốn. Căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được chia ra thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. a. Thị trường nợ.  Khái niệm thị trường nợ. Thị trường nợ là thị trường mua bán các công cụ nợ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính Phủ, các khoản cho vay, ... Trong đó, người mua (đầu tư) trở thành chủ nợ, người phát hành con nợ  Đặc trưng thị trường nợ. Thị trường nợ có đặc trưng là các công cụ giao dịch đều có kỳ hạn nhất định, có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo cam kết nợ giữa chủ nợ và người mắc nợ. Sự hoạt động trên thị trường nợ phụ thuộc rất lớn vào biến động của lãi suất ngân hàng. b. Thị trường vốn cổ phần.  Khái niệm thị trường vốn cổ phần. Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các công cụ góp vốn như cổ phiếu của công ty cổ phần hay chứng chỉ đầu tư của quỹ đầu tư. Người mua (đầu tư) trở thành người góp vốn, người bán trở thành tổ chức phát hành.  Đặc trưng thị trường vốn cổ phần. Các công cụ trên thị trường này không có kỳ hạn mà chi có thời điểm phát hành, không có ngày đáo hạn. 5 Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu trên thị trường hoặc khi công ty phát hành tuyên bố giải thể hoặc phá sản. Khác với thị trường nợ, hoạt động của thị trường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty phát hành. 1.1.3.3 Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính. Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính, thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. a. Thị trường sơ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các công cụ tài chính được phát hành lần đầu và được bán cho người đầu tiên mua chúng. Do là phát hành lần đầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường cấp một. Thị trường này ít quen thuộc với công chúng đầu tư vì việc bán chứng khoán tới những người mua đầu tiên được tiến hành theo những thoả thuận riêng với sự trợ giúp chủ yếu của các định chế tài chính làm nhiệm vụ bảo lãnh phát hành. b. Thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường cấp hai. Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổng mức lưu chuyển vốn lớn hơn rất nhiều so với thị trường sơ cấp. Tuy nhiên việc mua bán chứng khoán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chức phát hành mà chỉ chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thị trường thứ cấp hoạt động làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng cao hơn và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp. Vì vậy, có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp. 1.1.4 Công cụ của thị trường tài chính.(10; 15; 20) 1.1.4.1 Các công cụ của thị trường tiền tệ. Do có thời gian đáo hạn ngắn nên các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường tiền tệ có đặc điểm chung là dao động giá thấp và độ rủi ro thấp. Các công cụ chủ yếu của thị trường tiền tệ bao gồm:  Tín phiếu. Tín phiếu là một công cụ vay nợ ngắn hạn trong năm tài khóa của Chính phủ do Nhà nước phát hành, thường được phát hành theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 9 tháng. Mặc dù lãi suất tín phiếu thường thấp hơn các công cụ nợ khác nhưng nó rất được ưa chuộng trên thị trường tiền tệ do tính an toàn và tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp. 6 Tín phiếu là công cụ nắm giữ chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng này đầu tư nguồn vốn đóng băng vào tín phiếu để thu lợi tức và quan trọng hơn, dùng nó như tiền dự trữ cấp hai, tức chuyển thành tiền mặt bất cứ lúc nào để giải quyết khó khăn tài chính của ngân hàng. Ngân hàng Trung ương cũng có thể sử dụng công cụ này để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều chỉnh lượng tiền cung ứng ra lưu thông và kiểm soát thị trường tín dụng.  Thương phiếu. Thương phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu thương mại là một loại giấy nhận nợ đặc biệt người giữ nó có quyền đòi tiền khi đến hạn. Thương phiếu bao gồm: - Hối phiếu là phiếu ghi nợ do người bán hàng trả chậm ký phát trao cho người mua hàng trả chậm trong đó yêu cầu người mua phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người bán hoặc bất cứ người nào xuất trình hối phiếu này (người thụ hưởng). Lệnh phiếu là giấy nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao cho người bán hàng trả chậm trong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người thụ hưởng.  Các chứng chỉ tiền gửi. Chứng chỉ tiền gửi là giấy chứng nhận về việc gửi tiền và là một công cụ vay nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Trên chứng chỉ quy định người sở hữu nó sẽ nhận được một khoản tiền lãi định kỳ và nhận đủ số vốn khi đáo hạn. Người nắm giữ chứng chỉ này không được rút tiền trước khi đến hạn mà chỉ có thể thu hồi tiền bằng cách bán lại trên thị trường thứ cấp. Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ quan trọng trong việc tạo nguồn vốn hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.  Kỳ phiếu ngân hàng. Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. - 1.1.4.2 Các công cụ trên thị trường vốn.(5,10,14) Các công cụ trên thị trường vốn bao gồm các công cụ vốn và các công cụ nợ có thời gian đáo hạn trên một năm. Loại công cụ này có biến động giá mạnh hơn và tính thanh khoản thấp hơn các công cụ trên thị trường tiền tệ và được coi là những khoản đầu tư khá rủi ro. Những loại công cụ chính là cổ phiếu (công cụ vốn) và trái phiếu (công cụ nợ). Ngoài ra còn có các công cụ chuyển đổi hoặc các công cụ phát sinh.  Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. 7 Cổ phiếu là giấy Chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần. Cổ phiếu bao gồm nhiều loại khác nhau như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết…. Chứng chỉ quỹ là một loại chứng chỉ do công ty quản lý quỹ đại diện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của nhà đầu tư. Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ có bản chất giống nhau. Sự phân biệt giữa cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là sự khác biệt về việc sử dụng vốn sau khi phát hành.  Trái phiếu. Trái phiếu là giấy chứng nhận việc vay vốn của một chủ thể (chủ thể phát hành) đối với một chủ thể khác (chủ thể cho vay vốn). Trên trái phiếu quy định hàng kỳ chủ thể phát hành phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền nhất định (lãi tức trái phiếu) và tới thời điểm đáo hạn phải hoàn trả khoản vốn cho vay ban đầu. Có nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu có thể chuyển đổi... Ngoài cổ phiếu và trái phiếu các công cụ trên thị trường vốn còn bao gồm các khoản tín dụng cầm cố, các khoản tín dụng thương mại, các chứng chỉ quỹ đầu tư Các khoản tín dụng thế chấp là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình để mua nhà ở, đất đai, bất động sản và dùng chính các tài sản này làm thế chấp cho khoản vốn vay. Các khoản tín dụng trung và dài hạn là các khoản cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty tài chính cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Các khoản tín dụng này trường không được giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp nên tính thanh khoản rất thấp.  Các công cụ phái sinh Chứng khoán phái sinh là chứng khoán được hình thành và tồn tại phụ thuộc vào một loại chứng khoán khác. Các chứng khoán phái sinh như trái phiếu có thể chuyển đổi, quyền tiên mãi (quyền ưu tiên mua trước),… 1.1.5 Các trung gian tài chính.(2,6,10,11) 1.1.5.1 Khái niệm trung gian tài chính. Trung gian tài chính là những tổ chức làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cung cấp vốn trên thị trường. Trung gian tài chính, dù thuộc loại hình nào đi nữa, đều có chung một đặc điểm là phát hành các công cụ tài chính để thu hút vốn. Mức chênh lệch mà người trung gian nhận được giữa lãi suất cho vay (hay lợi tức đầu tư) với lãi suất huy động vốn chính là chí phí trung gian hay hoa hồng trung gian. Khi những người có vốn ký thác số vốn của mình vào các trung gian tài chính, khoản đầu tư của họ là đầu tư gián tiếp; còn khi trung gian tài chính đầu tư số vốn này, khoản đầu tư đó là đầu tư trực tiếp. 8 1.1.5.2 Các loại hình trung gian tài chính. Các tổ chức trung gian tài chính gồm ba nhóm chính: các tổ chức nhận tiền gửi (ngân hàng), các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng và các trung gian đầu tư. a. Các tổ chức nhận tiền gửi. Các tổ chức nhận tiền gửi là các tổ chức tài chính trung gian lớn nhất trên thị trường tài chính xét theo phạm vi hoạt động và khả năng về vốn. Các tổ chức này huy động vốn bằng cách mở tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm cho khách hàng, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay theo nhiều hình thức khác nhau hoặc đầu tư vào chứng khoán. Thu nhập của các tổ chức này đến từ hai nguồn: thu nhập từ các khoản cho vay và mua chứng khoán; và thu nhập từ các khoản phí. Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls), các ngân hàng tiết kiệm và các liên hiệp tín dụng. b. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng như công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí là các trung gian tài chính huy động vốn dựa trên cơ sở hợp đồng theo định kỳ. Các tổ chức này có thể dự đoán tương đối chính xác khoản tiền họ sẽ thanh toán trong những năm tới nên không phải lo lắng về việc thiếu vốn như các tổ chức nhận tiền gửi. Do đó, các tổ chức này có thể đầu tư các loại chứng khoán dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu công ty, các khoản cho vay cầm cố.  Công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm là những trung gian tài chính đảm nhận việc thực hiện một khoản thanh toán mỗi khi có một sự kiện xảy ra, với một khoản đóng góp trước đó của người muốn thụ hưởng quyền lợi này. Công ty bảo hiểm huy động vốn từ các khoản đóng góp của những người tham gia hợp đồng bảo hiểm và sử dụng phần lớn số tiền huy động được để mua trái phiếu. Các công ty bảo hiểm cũng có thể đầu tư vào cổ phiếu song số lượng rất hạn chế vì họ ngại tính rủi ro cao của cổ phiếu. Thu nhập của công ty bảo hiểm chủ yếu là các khoản phí, ngoài ra còn có các khoản lợi tức đầu tư từ các công cụ tài chính.  Quỹ hưu trí: Quỹ hưu trí được thiết lập để thanh toán những khoản lợi ích của những người lao động khi họ về hưu. Thành lập ra những quỹ này là các doanh nghiệp tư nhân; các cơ quan nhà nước hoặc địa phương; các nghiệp đoàn lao động nhân danh thành viên của mình, và cuối cùng là các cá nhân có nhu cầu.Đặc điểm của quỹ này là nó liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản rất kém tính thanh khoản, đó là hợp đồng về tiền hưu trí. Tài sản này không được đem sử dụng, dù chỉ là để thế chấp cho một khoản vay cho đến khi về hưu. Tuy nhiên, lợi thế của các quỹ này là các khoản đóng góp của các ông chủ, và một khối lượng nhất định đóng góp của người lao động, cũng như thu nhập từ tài sản của quỹ, được phép đóng thuế chậm. Về thực chất, quỹ hưu trí là một hình thức trả công của ông chủ mà người làm công không bị đánh thuế cho đến 9 khi rút số tiền này. Nó có tác dụng khuyến khích những người làm công ở lại với doanh nghiệp. c. Các trung gian đầu tư. Các trung gian đầu tư bao gồm các công ty tài chính, quỹ tương hỗ và quỹ tương hỗ thị trường tài chính.  Công ty tài chính: Công ty tài chính huy động vốn bằng cách bán các thương phiếu hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Sau đó, công ty sử dụng số vốn này cho người tiêu dùng vay để mua sắm nhà cửa, trang thiết bị, xe hơi... Một số công ty tài chính được một công ty mẹ thành lập để bán tài sản của công ty mình. Chẳng hạn, công ty tín dụng Ford có thể cho khách hàng vay để mua ôtô Ford.  Quỹ tương hỗ: Quỹ tương hỗ là một loại hình trung gian tài chính, huý động vốn bằng cách bán chứng chỉ quỹ cho các cá nhân và dùng vốn đó để đầu tư vào danh mục cổ phiếu và trái phiếu đã được đa dạng hoá. Các quỹ tương hỗ thường được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ. Một công ty quản lý quỹ có thể quản lý nhiều quỹ khác nhau để đa dạng hoá đầu tư do mỗi quỹ thường chỉ tập trung đầu tư vào một số loại chứng khoán nhất định.  Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ: Thể chế tài chính tương đối mới này mang các đặc trưng của quỹ tương hỗ nhưng được phép mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng. Giống như hầu hết các quỹ tương hỗ, tổ chức này được phép bán cổ phiếu để huy động vốn đồng thời sử dụng số vốn này để mua các công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao trên thị trường tiền tệ. Lãi suất của các tài sản này sẽ được thanh toán định kỳ cho cổ đông. Trên đây là một số loại hình trung gian tài chính phổ biến. Mặc dù phương thức hoạt động cụ thể của tổ chức này là khác nhau song chúng thể hiện rất rõ vai trò trung gian tài chính. 1.1.5.3 Vai trò của các trung gian tài chính.(5,10) a. Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính. Có thể nhận thấy chức năng này rõ nhất thông qua hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Nhờ có các trung gian tài chính, cả người đầu tư (người gửi tiền) và người đi vay đều có thể lựa chọn được những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình. b. Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá đầu tư: “Trứng không bỏ vào một giỏ”. Loại hình trung gian tài chính càng phong phú, các sản phẩm tài chính do chúng tạo ra càng đa dạng. Khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các công ty đầu tư, những công ty này có thể đầu tư số tiền đó vào, chẳng hạn cổ phiếu của một số lớn các công ty. Bằng cách đó, công ty đầu tư đã đa dạng hoá việc đầu tư và giảm thiểu được rủi ro 10 của nó. Điều này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện có được một khối lượng tiền đủ lớn; và nó giải thích vì sao việc đa dạng hoá đầu tư, tức biến những tài sản nhiều rủi ro thành những tài sản ít rủi ro hơn, lại là ưu thế của các trung gian tài chính và rộng hơn là lợi ích kinh tế quan trọng của các thị trường tài chính. c. Giảm thiểu chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin. Những nhà đầu tư vào các tài sản tài chính phải có được những kỹ năng cần thiết để đánh giá một khoản dầu tư phân tích khả năng lợi nhuận, mức độ rủi ro của từng tài sản tài chính cũng như của toàn bộ khoản mục đầu tư để từ đó ra quyết định mua hoặc bán các tài sản tài chính. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân thường không có điều kiện để phát triển những kỹ năng này, cả về mặt thời gian và kiến thức. Họ thường phải thuê người viết hợp đồng, làm phát sinh chi phí hợp đồng. Bên cạnh đó, để xác nhận mức độ tin cậy và xử lý những thông tin thu thập dược về tài sản tài chính và về người phát hành tài sản đó, nhà đầu tư cũng phải bỏ ra một khoảng thời gian và chi phí nhất định, được gọi là chi phí xử lý thông tin. Các trung gian tài chính, với tư cách là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thể giảm thiểu tất cả những chi phí đó do ưu thế về tính tập trung, chuyên môn hoá và quy mô đầu tư lớn hơn. d. Cung cấp một cơ chế thanh toán. Thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các TGTC. Ngày nay đa số các giao dịch được thực hiện mà không dùng tiền mặt. Việc thanh toán có thể sử dụng séc, thẻ tín dụng, hoặc việc chuyển tiền điện tử. Một số trung gian tài chính sẽ đảm nhiệm việc cung cấp những phương thức thanh toán này. Trước đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được giới hạn ở các tài khoản vãng lai có thể ký séc tại các ngân hàng thương mại, sau đó được mở rộng ra các hiệp hội tín dụng, và một số công ty đầu tư. Thanh toán bằng thẻ tín dụng trước đây cũng chỉ được thực hiện tại các ngân hàng thương mại nhưng giờ đây các tổ chức nhận tiền gửi công cung cấp dịch vụ này. Như vậy, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành một trong các chức năng quan trọng của trung gian tài chính. 1.2 Giới thiệu về thị trường chứng khoán. 1.2.1 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán. (10,15) Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ XV ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hoá... lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan