Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Giáo trình Nguyên lý kế toán...

Tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán

.PDF
158
174
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ---o0o--- NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Biên soạn: Ths. Nguyễn Thị Bạch Tuyết Ths. Nguyễn Thị Đức Loan Biên Hòa, tháng 6 năm 2013 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN ..................................................................... 1 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN, SỰ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN ............................................................................................................... 1 1.1.1. Định nghĩa .............................................................................................................. 1 1.1.2. Phân loại kế toán .................................................................................................... 2 1.1.3. Vài nét về sự phát triển của kế toán ....................................................................... 2 1.2. ĐỐI TƢỢNG CỦA KẾ TOÁN .................................................................................... 3 1.2.1. Phân loại kế toán theo kết cấu ................................................................................ 3 1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành ............................................................................ 5 1.2.3. Mối quan hệ giữa hai cách phân loại ..................................................................... 6 1.3. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN .......................................................................................... 7 1.3.1. Đối với doanh nghiệp ............................................................................................. 7 1.3.2. Đối với Nhà nƣớc ................................................................................................... 7 1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN ..................................................................... 7 1.4.1 Phƣơng pháp chứng từ kế toán................................................................................ 7 1.4.2 Phƣơng pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép ........................................................ 7 1.4.3 Phƣơng pháp kiểm kê tài sản .................................................................................. 8 1.4.4 Phƣơng pháp tính giá các đối tƣợng kế toán ........................................................... 8 1.4.5 Phƣơng pháp tính giá thành: ................................................................................... 8 1.4.6 Phƣơng pháp tổng hợp - cân đối ............................................................................ 8 1.5 NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN .............................................................. 8 1.5.1. Nhiệm vụ ................................................................................................................ 8 1.5.2. Yêu cầu của kế toán ............................................................................................... 8 1.6 LUẬT KẾ TOÁN VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (Giới thiệu Luật kế toán Việt Nam) .................................................................................................................... 9 1.7 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN ......................................................................... 10 CHƢƠNG 2 : BÁO CÁO KẾ TOÁN .............................................................................. 15 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................. 16 2.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BCĐKT) ................................................................... 17 2.2.1. Khái niệm bảng cân đối kế toán .......................................................................... 17 2.2.2. Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán ........................................................... 17 2.2.3. Trình bày bảng cân đối kế toán: ........................................................................... 18 2.2.4. Tính cân đối của bảng cân đối kế toán ................................................................. 21 2.3 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ................................. 23 2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 23 2.3.2. Nội dung và kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................ 24 2.4 BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ. ....................................................................... 30 2.4.1 Khái niệm báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. .................................................................. 30 2.4.2 Nội dung và kết cấu của Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. ........................................... 30 CHƢƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP .............................................. 40 3.1. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN............................................................................................ 40 3.1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI KHOẢN ........................................................................... 40 3.1.2. NỘI DUNG – KẾT CẤU – PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN .................................... 40 3.1.3. NGUYÊN TẮC GHI CHÉP TÀI KHOẢN ......................................................... 41 3.1.3.1. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản tài sản .................................................... 41 3.1.3.2. Nguyên tắc ghi chép tài khoản nguồn vốn .................................................... 43 3.1.3.3. Nguyên tắc ghi chép tài khoản thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................................................... 44 3.1.4. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VIỆT NAM TẠI DOANH NGHIỆP .... 47 3.2. GHI SỔ KÉP .............................................................................................................. 56 3.2.1. Khái niệm ghi sổ kép .......................................................................................... 56 3.2.2. Các loại định khoản – chuyển khoản ................................................................... 57 3.2.2.1. Các loại định khoản ....................................................................................... 57 3.2.2.2. Chuyển khoản ................................................................................................ 58 3.2.3. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích. ......................................................... 59 3.2.4. Mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán, bảng cân đồi tài khoản. ... 61 CHƢƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƢỢNG KẾ TOÁN ................................................ 65 4.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ............................. 65 4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÍNH GIÁ. .............................................. 65 4.3. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC TÍNH GIÁ .............................................................. 66 4.3.1. Yêu cầu tính giá ................................................................................................... 66 4.3.2. Nguyên tắc tính giá .............................................................................................. 66 4.4. TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƢỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU ............................................ 67 CHƢƠNG 5 : KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP .............................................................................................. 77 5.1. KỀ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ........................................................................................ 77 5.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp sản xuất ................................................................... 77 5.1.2 Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất .................................................... 77 5.1.2.1. Kế toán Nguyên vật liệu ................................................................................ 77 5.1.2.2. Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. ........................................ 80 5.1.2.3. Kế toán khấu hao và sửa chữa TSCĐ hữu hình ............................................. 83 5.1.2.4. Kế toán công cụ – dụng cụ ............................................................................ 88 5.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............................... 89 5.1.3.1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất..................................................................... 89 5.1.3.2. Tính giá thành sản phẩm ................................................................................ 91 5.1.4 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Xác đỊnh kÊt quẢ kinh doanh ............. 94 5.1.4.1 Khái niệm tiêu thụ thành phẩm. ..................................................................... 94 5.1.4.2 Kế toán quá trình tiêu thụ thành phẩm ........................................................... 94 5.1.4.3 Nguyên tắc hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm ........................................ 96 5.2. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ............................................................................................................... 109 5.2.1. Khái niệm doanh nghiệp thƣơng mại (DNTM) ................................................. 109 5.2.2. Kế toán mua hàng............................................................................................... 110 5.2.3. Kế toán bán hàng và xác định kết qảu kinh doanh ............................................ 111 CHƢƠNG 6: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN .......... 123 6.1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ........................................................................................... 123 6.1.1.Khái niệm và sự cần thiết của chứng từ kế toán: ................................................ 123 6.1.2 Nội dung quy định trong chứng từ kế toán: ........................................................ 123 6.2. PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN .................................................................... 124 6.2.1. Chứng từ bắt buộc: ............................................................................................. 124 6.2.2. Chứng từ hƣớng dẫn: ......................................................................................... 124 6.3. TRÌNH TỰ LẬP VÀ XỬ LÝ CHỨNG TỪ............................................................. 124 6.4. KIỂM TRA HOÀN CHỈNH VÀ BẢO QUẢN CHỨNG TỪ .................................. 125 6.4.1 Kiểm tra chứng từ: .............................................................................................. 125 6.4.2. Hoàn chỉnh chứng từ .......................................................................................... 125 6.4.3. Bảo quản chứng từ: ............................................................................................ 125 6.4.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ: .......................................................................... 125 6.4.5. Giới thiệu một số chứng từ thông dụng: ............................................................ 125 6.5 KIỂM KÊ ................................................................................................................... 127 6.5. CÔNG TÁC KIỂM KÊ: ........................................................................................... 131 6.5.1. Khái niệm: .......................................................................................................... 131 6.5.2. Ý nghĩa ............................................................................................................... 131 6.5.3. Phân loại và phƣơng pháp kiểm kê: ................................................................... 131 6.5.4. Vai trò của kế toán trong kiểm kê: ..................................................................... 131 CHƢƠNG 7 : SỔ KẾ TOÁN- HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ......................................... 135 7.1. SỔ KẾ TOÁN ........................................................................................................... 135 7.1.1. KHÁI NIỆM- Ý NGHĨA- TÁC DỤNG ............................................................ 135 7.1.2. CÁC LOẠI SỔ KẾ TOÁN ................................................................................ 135 7.1.2.1. Theo nội dung ghi chép: .............................................................................. 135 7.1.2.2. Theo cách ghi chép: ..................................................................................... 136 7.1.2.3. Theo kết cấu mẫu sổ: ................................................................................... 136 7.1.2.4. Theo hình thức tổ chức: ............................................................................... 136 7.1.3. NỘI DUNG SỔ KẾ TOÁN: .............................................................................. 137 7.1.3.1 Mở sổ, ghi sổ và khóa sổ kế toán:................................................................. 137 7.1.3.2. Các phƣơng pháp sửa sai trong kế toán: ...................................................... 138 7.2. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN .......................................................................... 139 7.2.1. Hình thức nhật ký sổ cái: ................................................................................... 139 7.2.2. Hình thức nhật ký chung: ................................................................................... 140 7.2.3. Hình thức chứng từ ghi sổ: ................................................................................. 141 7.2.4. Hình thức Nhật ký chứng từ:.............................................................................. 143 7.2.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính..................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 153 1 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN -----------------Sau khi nghiên cứu chương này, bạn sẽ nắm bắt:  Định nghĩa về kế toán và phân loại kế toán.  Đối tượng kế toán, yêu cầu nhiệm vụ kế toán.  Các yêu cầu cơ bản và nguyên tắc cơ bản của kế toán. 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN, SỰ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN 1.1.1. Định nghĩa Kế toán là công việc tính toán, ghi chép bằng con số biểu hiện giá trị tiền tệ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Theo Điều 4, Luật Kế toán Việt Nam đƣợc Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2003 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2004: “ Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới nhiều hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”, chủ yếu dƣới hình thức về giá trị.  Trong định nghĩa về kế toán thƣờng đề cập những nội dung chủ yếu nhƣ sau:  Đối tượng của kế toán là tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.  Phương pháp kế toán thực hiện: đó là công việc thu thập xử lý và truyền đạt thông tin.  Thước đo chủ yếu của kế toán sử dụng là thƣớc đo tiền tệ.  Mục đích của kế toán: cung cấp thông tin cho các đối tƣợng khác nhau để ra quyết định. Trên một phƣơng diện khác còn khái niệm sau: Kế toán là khoa học và nghệ thuật về ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu và tính toán kết quả của các hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức nhằm cung cấp thông tin giúp Ban Giám đốc có thể căn cứ vào đó mà ra các quyết định quản lý, đồng thời cung cấp thông tin cho những ngƣời có lợi ích và trách nhiệm liên quan. 2 Ngoài ra còn nhiều khái niệm nói lên nhiều khía cạnh khác nhau về kế toán. Tuy vậy ngƣời ta có những quan điểm chung về bản chất của kế toán là: khoa học và nghệ thuật về ghi chép, tính toán, phân loại, tổng hợp số liệu, còn chức năng của kế toán là cung cấp thông tin trong đó thông tin kế toán phục vụ cho nhà quản lý (nhƣ Chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc...), ngƣời có lợi ích trực tiếp (nhƣ các Nhà đầu tƣ, các chủ cho vay), ngƣời có lợi ích gián tiếp (nhƣ Cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan chức năng). 1.1.2. Phân loại kế toán Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin và đặc điểm của thông tin đƣợc cung cấp cho các đối tƣợng khác nhau, kế toán đƣợc phân thành hai loại: Kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán tài chính : là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo cáo tài chính cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Kế toán quản trị : Là việc sử dụng số liệu của báo cáo tài chính để đạt đƣợc các mục tiêu thiết lập các thông tin cho việc lập các bảng dự toán, dự án hay soạn thảo các phúc trình với mục đích hoạt động và kiểm soát. 1.1.3. Vài nét về sự phát triển của kế toán Sự hình thành và phát triển của kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của đời sống kinh tế, xã hội loài ngƣời từ thấp lên cao. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy lịch sử của kế toán có từ thời thƣợng cổ, xuất hiện từ 5,6 ngàn năm trƣớc công nguyên. Lịch sử kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những tiến bộ kinh tế- xã hội. Thời kỳ Phục hƣng cho phép khám phá ra một kỷ nguyên mới, ngƣời ta thấy xuất hiện văn chƣơng kế toán. Một trong những ngƣời sáng chế đầu tiên ra các phƣơng pháp kế toán kép là một nhà tu dòng Franciscain tên là Luca Pacioli, ông sinh ra tại một thị trấn nhỏ Borgo san Sepolchro trên sông Tibre vào năm 1445, là một giáo sƣ về toán và đã soạn thảo ra một tác phẩm vĩ đại tựa nhƣ một cuốn tự điển vào năm 1494 về số học, đại số học, toán học thƣơng mại, hình học và kế toán. Riêng về phần kế toán, ông đã dành 36 chƣơng về kế toán kép mà theo đó các tài liệu kế toán nhƣ phiếu ghi tạm, sổ nhật ký, sổ cái và một số lớn các tài khoản đƣợc phân chia rõ rệt nhƣ tài khoản vốn, tài khoản kho hàng, tài khoản kết quả sản xuất... Ngƣời ta coi ông nhƣ là ngƣời cha của ngành kế toán và là ngƣời cuối cùng có công đóng góp lớn trong 3 ngành toán học ở thế kỷ15. Do đã góp phần vào việc truyền bá kỹ thuật kế toán, nên ông đƣợc xem là tác giả đầu tiên viết về kế toán và từ đó kế toán có bƣớc phát triển không ngừng cho đến ngày nay. Tuy nhiên sự ghi chép vào sổ nhật ký những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thời bấy giờ chƣa đƣợc gọn và rõ rệt, chỉ sử dụng bảng đối chiếu đơn giản để kiểm tra và chƣa có hình thức bảng tổng kết tài sản. Ngày nay kế toán là một công cụ quản lý quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, ngƣời ta đã sử dụng các phƣơng pháp hiện đại trong kế toán nhƣ phƣơng trình kế toán, mô hình toán trong kế toán, kế toán trên máy vi tính... 1.2. ĐỐI TƢỢNG CỦA KẾ TOÁN 1.2.1. Phân loại kế toán theo kết cấu - Tài sản của doanh nghiệp đƣợc chia thành 2 loại : Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. + Tài sản ngắn hạn (TSNH) : Là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tồn tại dƣới hình thái tiền tệ, hiện vật (vật tƣ hàng hóa), các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn và các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:  Vốn bằng tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.  Đầu tƣ tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tƣ vốn mà doanh nghiệp nhằm mục đích để kiếm lời và không có ý định nắm giữ trên một năm.  Các khoản phải thu: là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhƣng do cá nhân hay doanh nghiệp khác chiếm dụng.  Khoản phải thu khác cũng là tài sản của doanh nghiệp nhƣ khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, các khoản ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn.  Hàng tồn kho: nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa. + Tài sản dài hạn (TSCĐ): Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng luân chuyển thu hồi vốn trên một năm. Tài sản dài hạn bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, các TCSĐ khác. 4  Tài sản cố định hữu hình (TSCĐVH): là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Theo thông tư 45/2013TT-BTC quy định điều kiện để ghi nhận tài sản cố định hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 3 tiêu chuẩn sau:  Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó;  Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;  Nguyên giá tài sản phải đƣợc xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mƣơi triệu đồng) trở lên. Tóm lại, Tài sản cố định hữu hình là tƣ liệu lao động có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình chủ yếu là về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định hiện hành.  Tài sản cố định vô hình (TSCĐVH): là tài sản không có hình thái vật chất nhƣng xác định đƣợc giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ hoặc cho các đối tƣợng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Gồm: quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm vi tính, bản quyền, thƣơng hiệu sản phẩm, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thƣơng mại,…  Tài sản cố định thuê tài chính: là các tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê của công ty cho thuê tài chính theo các hợp đồng đƣợc quy định.  Đầu tư dài hạn: là các khoản đầu tƣ có kỳ luân chuyển dài thƣờng là trên một năm.  Xây dựng cơ bản dở dang: là các chi phí còn nằm trong các công trình xây dựng cơ bản còn dở dang. Việc phân loại này có thể biểu hiện qua sơ đồ sau: 5 + TSNH Tiền mặt Tiền gửi Ngân hàng Tiền đang chuyển Đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn Đầu tƣ ngắn hạn khác Phải thu của khách hàng Phải thu nội bộ Phải thu khác Tài sản theo kết cấu Chi phí trả trƣớc ngắn hạn Cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn Hàng mua đang đi đƣờng Nguyên liệu, vật liệu Công cụ, dụng cụ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Thành phẩm Hàng hóa +TSDH Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định vô hình Vốn góp liên doanh Đầu tƣ chứng khoán dài hạn Xây dựng cơ bản dở dang Chi phí trả trƣớc dài hạn Ký quỹ, ký cƣợc dài hạn  Tác dụng của cách phân loại theo kết cấu TỔNG TÀI SẢN = TÀI SẢN NGẮN HẠN + TÀI SẢN DÀI HẠN  Giúp nhà quản lý nắm đƣợc tình hình tài sản hiện có.  Đánh giá đƣợc khả năng quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp 1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành - Nguồn hình thành của tài sản bao gồm 2 loại : Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. + Nợ phải trả 6 Là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho ngƣời bán, cho nhà nƣớc, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác… Nợ phải trả của doanh nghiệp chia 2 loại : Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn - Nợ ngắn hạn : Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm. - Nợ dài hạn : Là các khoản mà thời gian trả trên 1 năm. + Nguồn vốn chủ sở hữu: (NVCSH ) Là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ góp vốn và hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. - Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm : + Vốn đóng góp của các nhà đầu tƣ. + Vốn đƣợc bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chƣa xử lý. + Các quỹ đƣợc hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thƣởng phúc lợi, quỹ đầu tƣ phát triển,…  Tác dụng của cách phân loại theo nguồn hình thành TỔNG TÀI SẢN = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ Đánh giá đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua cơ cấu nguồn vốn và nắm đƣợc phạm vi sử dụng vốn. 1.2.3. Mối quan hệ giữa hai cách phân loại  Mối quan hệ thể hiện qua phƣơng trình kế toán TÀI SẢN = NGUỒN VỐN TÀI SẢN NGẮN HẠN + TÀI SẢN DÀI HẠN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU  Vì hai cách phân loại khác nhau nhƣng cùng một đối tƣợng là tài sản.  Tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể, cái đang có, đang tồn tại trong doanh nghiệp.  Nguồn vốn biểu hiện mặt trừu tƣợng chỉ ra nguồn hình thành và phạm vi sử dụng vốn. 7 1.3. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN 1.3.1. Đối với doanh nghiệp - Kế toán giúp doanh nghiệp thƣờng xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ sản xuất sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu … - Kế toán cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định các chƣơng trình hành động cho từng giai đoạn. - Kế toán giúp cho ngƣời quản lý điều hành tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Làm cơ sở giải quyết tranh tụng khiếu nại và đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán. - Giúp việc hoạch định giá thành sản phẩm và quản lý doanh nghiệp kịp thời, ra quyết định phù hợp trên cơ sở số liệu của kế toán. - Biểu hiện kết quả tài chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2. Đối với Nhà nƣớc - Theo dõi sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh để tổng hợp sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. - Giải quyết các tranh chấp quyền lợi giữa các doanh nghiệp. - Có chính sách thuế cho doanh nghiệp đƣợc chính xác. - Là dữ liệu hữu ích cho các quyết định kinh tế chính trị xã hội. - Giúp Nhà nƣớc soạn thảo luật thuế phù hợp với từng loại doanh nghiệp. 1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN Có 6 phương pháp kế toán: 1.4.1 Phƣơng pháp chứng từ kế toán Phƣơng pháp chứng từ kế toán là phƣơng pháp thu thập thông tin và kiểm tra sự phát sinh và sự hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1.4.2 Phƣơng pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép Phƣơng pháp đối ừng tài khoản và ghi sổ kép giúp cho kế toán phân loại thông tin trên chứng từ kế toán và phản ánh một cách có hệ thống vào hệ thống sổ sách kế toán đƣợc mở dƣới hình thức các tài khoản kế toán để theo dõi cho từng đối tƣợng kế toán. 8 1.4.3 Phƣơng pháp kiểm kê tài sản Phƣơng pháp kiểm kê tài sản là phƣơng pháp của kế toán thông qua việc cân, đong, đo, đếm, kiểm nhận, đối chiếu nhằm xác định lại số lƣợng và giá trị thật của tài sản tại đơn vị. 1.4.4 Phƣơng pháp tính giá các đối tƣợng kế toán Phƣơng pháp tính giá là phƣơng pháp kế toán để biểu hiện các đối tƣợng kế toán dƣới hình thái giá trị. 1.4.5 Phƣơng pháp tính giá thành: Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính đƣợc tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm lao vụ hoàn thành. 1.4.6 Phƣơng pháp tổng hợp - cân đối Phƣơng pháp tổng hợp – cân đối là phƣơng pháp phản ánh tổng tình hình tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. 1.5 NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN 1.5.1. Nhiệm vụ  Theo Luật kế toán quy định, nhiệm vụ kế toán đƣợc cụ thể nhƣ sau - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mục và theo chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mƣu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 1.5.2. Yêu cầu của kế toán  Theo Luật kế toán, yêu cầu của kế toán là: - Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. - Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. 9 - Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. - Thông tin số liệu kế toán phải đƣợc phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính; liên tục từ khi thành lập đơn vị kế toán đến khi chấm dứt hoạt động; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trƣớc. - Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh đƣợc. 1.6 LUẬT KẾ TOÁN VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (Giới thiệu Luật kế toán Việt Nam) Luật kế toán Việt Nam đƣợc Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 19/6/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2004. Giới thiệu chuẩn mực kế toán Việt Nam  Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành. Đến năm 2006, Bộ Tài Chính Việt Nam đã ban hành đƣợc 22 chuẩn mực trong 4 Quyết định sau:  Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính và đƣợc cụ thể hóa bởi Thông tƣ 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 ( 4 chuẩn mực: Hàng tồn kho, Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình, Doanh thu và thu nhập khác).  Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính và đƣợc cụ thể hoá bởi Thông tƣ 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 ( 6 chuẩn mực: Chuẩn mực chung, Thuê tài sản, Anh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, Hợp đồng xây dựng, Chi phí đi vay, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ).  Quyết định số 243/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Trƣởng Bộ Tài Chính và đƣợc cụ thể hóa bởi Thông tƣ 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 ( 6 chuẩn mực: Bất động sản đầu tƣ; Kế toán các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết; Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh, Trình bày báo cáo tài chính; Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tƣ vào công ty con; Thông tin về các bên liên quan).  Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ Trƣởng Bộ Tài Chính gồm có 6 chuẩn mực: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Trình bày bổ sung báo 10 cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tƣơng tự; Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kế toán năm; Báo cáo tài chính giữa niên độ; Thay đổi chính sách kế toán, ƣớc tính kế toán và các sai sót.  Giới thiệu luật kế toán Việt Nam 1.7 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN a. Nguyên tắc cơ sở dồn tích ( Acctual Accounting) Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp phải đƣợc ghi nhận khi chúng xảy ra (chứ không phải khi thu tiền hay thanh toán tiền) và chúng đƣợc ghi vào sổ kế toán đồng thời báo cáo trên báo cáo tài chính vào thời kỳ mà chúng có liên quan. Ví Dụ: Mua tài sản cố định vào tháng 1/2013 nhƣng doanh nghiệp hẹn đến tháng 10/2013 thanh toán tiền cho bên bán. Nhƣ vậy kế toán sẽ ghi nhận tài sản cố định tăng vào tháng 1/2013. b. Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going – concern concept) Báo cáo tài chính đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thƣờng trong tƣơng lai gần nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng nhƣ không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trƣờng hợp thực tế khác với giả định hoạt động lien tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. c. Nguyên tắc giá gốc (Cost concept) Tài sản phải đƣợc ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản đƣợc tính theo số tiền hoặc khoản tƣơng đƣơng tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đƣợc ghi nhận. Giá gốc của tài sản không đƣợc thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Ví Dụ: Mua tài sản cố định có giá mua không bao gồm thuế là 200 triệu, chi phí vận chuyển là 5 triệu, chi phí lắp đặt và chạy thử là 3 triệu. Theo nguyên tắc giá gốc thì giá trị của tài sản đƣợc xác định bằng 208 triệu. d. Nguyên tắc phù hợp (Matching concept) Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc 11 tạo ra doanh thu đó. Nghĩa là, nguyên tắc phù hợp đòi hỏi kế toán ghi nhận các chi phí trong một kỳ phải phù hợp và liên quan đến doanh thu trong cùng kỳ kế toán e. Nguyên tác nhất quán ( Consistency principle) Các chính sách và phƣơng pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải đƣợc áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán năm. Tuy nhiên, nhất quán không có nghĩa là doanh nghiệp không đƣợc thay đổi các phƣơng pháp, chính sách kế toán đã áp dụng mà doanh nghiệp có thể thay đổi nếu chứng minh đƣợc phƣơng pháp kế toán hữu dụng hơn khi cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính. Ví dụ: Có nhiều phƣơng pháp tính khấu hao tài sản cố định; tính giá trị hàng tồn khi cuối kỳ... Mỗi phƣơng pháp sẽmang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận. áp dụng phƣơng pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp vì tất cả các phƣơng pháp đó đều đƣợc công nhận, nhƣng theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phƣơng pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán. f. Nguyên tắc thận trọng ( Convervatism concept) Vì mỗi một số liệu của kế toán đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều phía khác nhau, mà trong lĩnh vực kinh tế thì có nhiều trƣờng hợp không thểlƣờng trƣớc hết đƣợc từ đó đòi hỏi kế toán phải thận trọng, phải có những phƣơng án dựphòng những khả năng xấu có thểxẩy ra trong tƣơng lai, nhất là đối với các hoạt động kéo dài hay có tính lặp đi lặp lại nhƣ các khoản đầu tƣ chứng khoán, hàng tồn kho.. Những đòi hỏi của nguyên tắc thận trọng:  Phải lập các khoản dự phòng nhƣng không lập quá lớn;  Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;  Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;  Doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế, còn chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. g. Nguyên tắc trọng yếu Thông tin đƣợc coi là trọng yếu trong trƣờng hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể đến báo cáo tài chính, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. 12 Nhƣ vậy nguyên tắc này đòi hỏi phải ghi chép những vấn đề quan trọng và có thể bỏ qua các yếu tố đƣợc coi là không quan trọng, nếu các yếu tố đó không ảnh hƣởng đến sự nhận xét, đánh giá đối với ngƣời sử dụng thông tin kế toán. h. Nguyên tắc công khai Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra trong kỳ của đơn vị đều phải đƣợc phản ảnh đầy đủ trong hệ thống báo cáo tài chính, phải giải trình rõ ràng các số liệu quan trọng để ngƣời đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính và phải công bố công khai theo quy định của nhà nƣớc.  Bài tập ứng dụng: Bài số 1 Tại một doanh nghiệp ABC có các tài liệu về tài sản và nguồn vốn vào đầu năm 20XX nhƣ sau: (đơn vị tính 1000 đồng) 1. Tiền mặt 57.000 2. Lợi nhuận chƣa phân phối 35.000 3. Vay dài hạn 50.000 4. Công cụ, dụng cụ 8.000 5. Nguyên vật liệu 12.000 6. Nguồn vốn kinh doanh 850.000 7. Thành phẩm 30.000 8. TSCĐ hữu hình 800.000 9. Vay ngắn hạn ngân hàng 40.000 10. Phải trả cho ngƣời bán 28.000 11. Tiền gửi ngân hàng 65.000 12. Phải trả công nhân viên 10.000 13. Hàng hoá 20.000 14. Sản phẩm dở dang 10.000 15. Phải thu khách hàng 18.000 16. Phải nộp cho nhà nƣớc 7.000 Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn ? Bài số 2 Tại một doanh nghiệp Gia Phát có các tài liệu về tài sản và nguồn vốn vào đầu năm 20XX nhƣ sau: (đơn vị tính 1.000 đồng) 13 1. Tiền mặt 400.000 2. Vay ngắn hạn 250.000 3. Thành phẩm 150.000 4. Nguồn vốn kinh doanh 1.100.000 5. Hao mòn TSCĐ (50.000) 6. Phải trả cho ngƣời bán 50.000 7. Tạm ứng 10.000 8. Phải thu khách hàng 50.000 9. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 35.000 10. Phải trả ngƣời lao động 20.000 11. Tiền gởi ngân hàng 220.000 12. Lợi nhuận chƣa phân phối 70.000 13. Nguyên vật liệu 130.000 14. Công cụ, dụng cụ 30.000 15. TSCĐ hữu hình 680.000 16. Vay dài hạn X Yêu cầu: 1. Phân biệt tài sản và nguồn vốn ? 2. Tìm X? Bài số 3 Tại một doanh nghiệp Gia Khánh có các tài liệu về tài sản và nguồn vốn vào đầu năm 20XX nhƣ sau: (đơn vị tính 1.000 đồng) 1. Tiền mặt 400.000 2. Vay ngắn hạn 250.000 3. Tiền gởi ngân hàng 210.000 4. Phải thu khách hàng 50.000 5. Lợi nhuận chƣa phân phối 70.000 6. Nguyên vật liệu 130.000 7. Công cụ, dụng cụ 25.000 8. TSCĐ hữu hình 680.000 9. Thành phẩm 150.000 10. Nguồn vốn kinh doanh 1.100.000 14 11. Hao mòn TSCĐ (50.000) 12. Phải trả cho ngƣời bán 50.000 13. Tạm ứng 7.000 14. Phải trả ngƣời lao động 10.000 15. Vay dài hạn 95.000 16. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 25.000 17. Chi phí dở dang 9.000 18. Đầu tƣ tài chính dài hạn 150.000 19. Chứng khoán ngắn hạn 200.000 20.Quỹ đầu tƣ phát triển 200.000 21. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn 100.000 22. Nhận ký quỹ dài hạn 61.000 Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn ? Bài số 4 Tại một doanh nghiệp Hoàng Long có các tài liệu về tài sản và nguồn vốn vào đầu năm 20XX nhƣ sau: (đơn vị tính 1.000đồng) 1. Tiền mặt 500.000 2. Vay ngắn hạn 400.000 3. Tiền gởi ngân hàng 1.000.000 4. Phải thu khách hàng 120.000 5. Lợi nhuận chƣa phân phối 450.000 6. Nguyên vật liệu 210.000 7. Công cụ, dụng cụ 50.000 8. TSCĐ hữu hình 1.800.000 9. Thành phẩm 450.000 10. Nguồn vốn kinh doanh 3.400.000 11. Hao mòn TSCĐ X 12. Phải trả cho ngƣời bán 50.000 13. Tạm ứng 15.000 14. Phải trả ngƣời lao động 40.000 15. Vay dài hạn 100.000 16. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 45.000 15 Yêu cầu: 1. Tìm X? Phân biệt tài sản và nguồn vốn ?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan