Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Phân tích ngoại tác tiêu cực thực chứng từ formosa...

Tài liệu Phân tích ngoại tác tiêu cực thực chứng từ formosa

.DOCX
24
8585
60

Mô tả:

Phân tích ngoại tác tiêu cực thực chứng từ formosa
Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực MỤC LỤC A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................................................2 1. Lý thuyết về Ngoại Tác.......................................................................................................2 1.1. Khái niệm:.......................................................................................................2 1.2. Đặc điểm.........................................................................................................2 1.3. Phân loại..........................................................................................................2 1.4. Giải pháp khắc phục ngoại tác........................................................................3 1.4.1. Nhóm giải pháp tư nhân...........................................................................3 1.4.2. Chính sách công đối với ngoại tác...........................................................3 2. Phân tích vụ việc xả thải của công ty Formosa..................................................................4 2.1. Giới thiệu công ty Formosa Vũng Áng..........................................................4 2.2. “Lịch sử thành tích” về môi trường của Tập Đoàn Formosa.........................6 3. Vụ án xả thải của công ty Formosa.....................................................................................7 3.1. Hiện tượng môi trường:..................................................................................7 3.2. Hoạt động xả thải của Formosa:.....................................................................7 3.3. Những Tác động.............................................................................................8 4. Vận dụng lý thuyết ngoại tác vào phân tích vụ án xả thải công ty Formosa.....................9 5. Giải pháp...........................................................................................................................11 5.1. Vận dụng lý thuyết ngoại tác vào xử lý........................................................11 5.1.1. Giải pháp của khu vực tư nhân:.............................................................11 5.1.2. Giải pháp khu vực công: Từ chính phủ:................................................12 5.2. Các giải pháp trên thực tế.............................................................................16 5.3. Bài học để lại................................................................................................18 6. Kiến nghị:..........................................................................................................................18 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực Lời mở đầu Trong mọi hoạt động của mình, con người luôn có những tác động nhất định đến môi trường xung quanh, đó có thể là những tác động mang lại lợi ích nhưng không nhận được các khoản chi trả, cũng có thể là những tác động gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng nhưng lại không chịu chi phí bồi thường thiệt hại. Những tác động như vậy trong kinh tế học được gọi là ngoại tác. Ngoại tác là một trong những thất bại của thị trường, khi ngoại tác xẩy ra dù là ngoại tác tiêu cực hay tích cực đều gây ra tính phi hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tác động của ngoại tác tiêu cực đến xã hội cũng như biện pháp của chính phủ trong việc can thiệp, xử lý vấn đề này, nhóm xin trình bày một hiện tượng cụ thể, có thật xẩy ra trong thời gian gần đây: “Vụ án Xả Thải của công ty Formosa Vũng Áng”. Bằng việc ứng dụng cơ sở lý thuyết về ngoại tác tiêu cực để phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp. Những đề xuất của nhóm dựa trên việc tìm hiểu thực tế kết hợp với kiến thức đã học nên không tránh khỏi những thiếu sót, hi vọng bài tiểu luận này phần nào đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và ý nghĩa thực tiễn và là cơ sở để hoàn thiện hơn cho các nghiên cứu tiếp theo. Tài liệu tham khảo được sử dụng: Giáo trình “Lý thuyết Tài Chính Công” TS. Sử Đình Thành NXB ĐHQG Thành Phố Hồ Chí Minh. Slide bài giảng học phần “Tài Chính Công” TS. Nguyễn Thành Đạt Trường ĐH Kinh Tế - ĐH Đà Nẵng. Web: ĐồÁn.Due.vn Web: Conganthachha.hatinh.gov.vn; Và các trang báo, tạp chí kinh tế, xã hội môi trường trong nước. 1 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Lý thuyết về Ngoại Tác. 1.1. Khái niệm: Ngoại tác là tác động xảy ra bên ngoài thị trường khi hành động của một đối tác gây tổn thất (mang lại lợi ích) cho một hay một số đối tác khác, nhưng đối tác ban đầu không phải bồi thường (không được bù đắp lợi ích) 1.2. Đặc điểm - Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra. - Trong ngoại tác, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối. - Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.Cùng một hoạt động ngoại tác, nhưng nó được đánh giá là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào quan điểm của những người chịu ảnh hưởng. - Tất cả các ngoại tác đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Khi xuất hiện ngoại tác, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội. Điều này sẽ được phân tích kỹ khi đi sâu vào từng trường hợp ngoại ứng. 1.3. Phân loại  Ngoại tác tiêu cực: là ngoại tác khi hành động của bên này gây ra chi phí cho bên kia. Sự phi hiệu quả của ngoại tác tiêu cực: Chi phí biên tư nhân < chi phi biên xã hội. Hệ quả : tư nhân sản xuất quá mức xã hội mong mongmuốn gây ra tổn thất  Ngoại tác tích cực: là ngoại tác khi hành động của bên này đem lại lợi ích cho bên kia. Ngoại tác tích cực có tác động tốt đến đối tượng chịu tác động. Tính phi hiệu quả của tác động ngoại tác tích cực: Lợi Lợi ích biên tư nhân > lợi lợi ích biên xã hội. Hệ quả : tư nhân tiêu dùng quá mức xã hội mong mong muốn gây ra tổn thất. 2 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực 3 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực 1.4. Giải pháp khắc phục ngoại tác 1.4.1. Nhóm giải pháp tư nhân - Định lý Coase – Quy định quyền sở hữu tài sản. - Liên kết - Quy tắc đạo đức Nhóm giải pháp tư nhân có thể bị thất bại vì không có tính ràng buộc mà tùy thuộc vào thiện chí thực hiện của các bên, nên khi có một bên không có thiện chí thực hiện sẽ dẫn đến thất bại của nhóm giải pháp này. Chính vì vậy trong một số trường hợp cần có sự can thiệp của Chính phủ. 1.4.2. Chính sách công đối với ngoại tác Chính phủ có thể khắc phục ngoại tác bằng những qui định hoặc những chính sách. Chẳng hạn, chính phủ có thể phạt những người thải hóa chất vào môi trường. Trong trường hợp này, chi phí ngoại tác của xã hội vượt quá lợi ích của sự ô nhiễm. Vì vậy, chính phủ phải ban hành các chính sách mệnh lệnh và kiểm soát để ngăn chặn hoàn toàn những hoạt động này. Tuy nhiên, trong những trường hợp ô nhiễm nặng, tình hình không đơn giản như vậy. Dù cho mục đích của chính quyền là bảo vệ môi trường, thì họ không có khả năng để ngăn chặn hoàn toàn hoạt động gây ô nhiễm.  Thuế chất thải và trợ cấp Thay vì can thiệp làm hạn chế ngoại tác, chính phủ có thể vận dụng các chính sách dựa vào thị trường để liên kết lợi ích cá nhân với hiệu quả xã hội. Chẳng hạn như, chính phủ có thể can thiệp vào ngoại tác bằng thuế đối với ngoại tác tiêu cực và trợ cấp đối với ngoại tác tích cực. Đạo luật thuế tác động trực tiếp vào ngoại ứng tiêu cực được gọi là thuế chất thải (thuế Pigovian), do nhà kinh tế Arthur Pigou (1877-1959), đưa ra và áp dụng. Thực chất, thuế chất thải (Pigovian) định giá cho quyền được làm ô nhiễm. Cũng giống như thị trường phân phối sản phẩm cho người mua nào định giá cao nhất, thuế Pigovian phân phối sự ô nhiễm cho các nhà máy phải đối mặt với việc giảm ô nhiễm với giá thành cao nhất. Các nhà kinh tế học cũng biện luận rằng thuế chất 4 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực thải làm cho môi trường tốt hơn. Dưới cơ chế mệnh lệnh và kiểm soát, các nhà máy không có bất cứ lý do gì để giảm chất thải hơn nữa một khi họ đạt đến đích là 300 tấn chất thải. Ngược lại, thuế này khuyến khích các nhà máy phát triển các công nghệ sạch hơn, bởi vì với công nghệ sạch hơn sẽ làm giảm tiền thuế nhà máy phải trả. Thuế chất thải không giống như hầu hết các loại thuế khác. Thuế chất thải điều chỉnh ảnh hưởng ngoại ứng và bằng cách ấy, đẩy sự phân phối tài nguyên gần đến điểm tối ưu xã hội. Vì thế, trong khi thuế chất thải nâng cao lợi tức cho nhà nước, nó cũng nâng cao hiệu quả về kinh tế.  Quy định Chính phủ yêu cầu sản xuất ( tiêu dùng) đảm bảo các quy định về môi trường theo luật (tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn chất thải. Phải có hệ thống xử lý chất thải theo quy định). Quy định hạn ngạch sản xuất Yêu cầu cắt giảm ô nhiễm kèm theo mua bán quyền gây ô nhiễm. 2. Phân tích vụ việc xả thải của công ty Formosa 2.1. Giới thiệu công ty Formosa Vũng Áng Là một công ty nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Formosa có tên chính thức là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan. Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương bắt đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD (công suất hơn 10 triệu tấn/năm ở giai đoạn I) và đang có kế hoạch tăng vốn lên 27 tỷ USD (20 triệu tấn/năm ở giai đoạn II). Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương) .Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất ximăng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, 5 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực nitơ...; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ, và kinh doanh bất động sản.  Hoạt động Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh (Dự án) của Công ty TNHH Gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa Hà Tĩnh) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 1 của dự án là 10,548 tỷ USD với các hạng mục công trình chính:  Nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất Nhà máy liên hợp gang thép lên 22,5 triệu tấn/năm.  Cụm cảng Sơn Dương với 11 bến tàu ở giai đoạn một trong tổng số 32 bến tàu.  Tổ hợp Nhà máy Nhiệt điện Formosa với tổng công suất 650MW, bao gồm 5 tổ máy phát điện. Theo Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, (7/2014) trên công trường Formosa có 24.000 lao động đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đang làm việc, trong đó có khoảng 22.000 lao động VN. Số lao động nước ngoài đến nay có 2.000 người, trong đó phần lớn là chuyên gia Đài Loan với khoảng 1.200 người, Trung Quốc đứng thứ nhì với khoảng 450 lao động...  Những ưu đãi Khi vào Việt Nam, chủ đầu tư dự án Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước là 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền... Thậm chí để đảm bảo ổn định đầu tư, tại khoản 7, Điều 4, Hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác. Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an 6 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003. 7 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực 2.2. “Lịch sử thành tích” về môi trường của Tập Đoàn Formosa Trong năm 1982, tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi, EDC rất dễ hòa tan trong nước, và có thể tồn tại 50 năm trong các tầng chứa nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cảnh quan thiên nhiên xung quanh, bị phạt tới 13 triệu USD. Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville. Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc. Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở. Năm 1993, các cơ quan chức năng lại ghi nhận thêm một vụ xả chất độc hại từ Formosa khi một bể chứa EDC đã bị vỡ tại nhà máy sản xuất clo-alkali. Tuy nhiên công tác xử lý khắc phục hậu quả từ phía tập đoàn diễn ra hết sức chậm chạp. Cho đến năm 2004, EPA đã yêu cầu Formosa phải tiến hành các hoạt động khắc phục tại khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ bể chứa EDC vào năm 1993. Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu USD, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu USD để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana. Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014). Cũng vào năm 2009, tập đoàn này đã phải “ngậm ngùi” nhận giải “Hành tinh đen”. Đây là giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường của Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường. 8 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực 3. Vụ án xả thải của công ty Formosa 3.1. Hiện tượng môi trường: Ngày 6/4/2016 tình hình cá chết được nhân dân phát hiện đầu tiên ở tại vùng biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hiện tượng này sau đó lan ra vùng biển miền Trung, cá chết bắt đầu xuất hiện ở Quảng Bình, Quảng Trị và hàng loạt cá chết ở Huế từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 4. Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển vớt được hàng tấn cá chết. Nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng trên là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy tại khu kinh tế Vũng Áng xả thải gây độc.Lượng cá tự nhiên chết dạt lên bờ đến ngày 25/4 gần 60 tấn, chủ yếu là các loại cá sống ở tầng đáy. Qua phân tích, cả nước biển lẫn nước đầm Lăng Cô (Huế) đều bị ô nhiễm, nồng độ PO4 (chỉ tiêu phú dưỡng) ở tầng đáy gấp đôi chỉ số cho phép, làm tăng độ pH trong nước, nhiều khả năng đây là nguyên nhân làm cá chết hàng loạt. Ngoài ra tảo biển phát triển mạnh, cộng với khí độc ở đáy lồng khiến cá thiếu oxy. Từ kết quả phân tích, khả năng cá chết do dịch bệnh đã được loại bỏ. 3.2. Hoạt động xả thải của Formosa: Hiện bình quân mỗi ngày Nhà máy FHS thải từ 200 - 220 tấn chất thải các loại. Trong đó, chất thải sinh hoạt 1,5 - 2 tấn/ngày, chất thải công nghiệp là bùn thải 2,2 tấn/ngày, tro bay 160-170 tấn/ngày, thạch cao 25-30 tấn/ngày, tro đáy 10 -15 tấn/ngày, chất thải nguy hại 3-3,5 tấn/ngày. Tính đến ngày 4.9, tại Nhà máy Formosa còn tồn đọng một lượng chất thải lớn, gồm: Chất thải sinh hoạt 19,12 tấn, bùn thải 354,8 tấn, tro bay 33.529 tấn, thạch cao 5.254 tấn, xỉ đáy lò 4.081 tấn, chất thải công nghiệp 1.624,2 tấn, chất thải nguy hại 62,3 tấn. Ngày 25 tháng 4 năm 2016, ông Hoàng Giật Thuyên - GĐ Phòng An toàn Vệ sinh môi trường của Tập đoàn FHS ở Việt Nam - cho biết, Cty Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba tháng đầu năm 2016 . Điều đáng nói là trong số này có nhiều loại hóa chất mà theo đánh giá của các nhà khoa học là thuộc dạng "độc và cực độc". 9 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực Formosa thừa nhận dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, hiện các bể lưu giữ nước thải khi xảy ra sự cố, Cty FHS đang thực hiện thiết kế xây dựng 2 bể, (10.000m3/bể) tại xưởng xử lý nước thải sinh hóa và 2 bể, (3.000m3/bể) tại xưởng xử lý nước thải sinh hoạt, dự kiến hoàn thành trước ngày 30.6.2018. Việc xây dựng hồ lưu giữ nước thải tại xưởng xử lý nước thải công nghiệp khi sự cố xảy ra (lưu giữ 5 - 7 ngày) theo ý kiến chỉ đạo của Bộ TNMT và UBND tỉnh tại thông báo ngày 25.8.2016, hiện FHS chưa có kế hoạch thực hiện. Đến ngày 28/6 Formosa đã nhận trách nhiệm làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh. Nguyên nhân xả thải: - FHS tiết kiệm đầu tư cho hệ thống xử lí nước thải. - Không vận hành theo đúng quy chuẩn nhằm tiết kiệm chi phí. - Quản lí lỏng lẻo của các cấp, cơ quan môi trường trong việc kiểm tra giám sát. 3.3. Những Tác động  Thủy sản ven bờ:  Từ ngày 6/4 đến 8/4, trên địa bàn 3 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh (đều thuộc thị xã Kỳ Anh) có tổng cộng 14 hộ nuôi cá bè, với 18 lồng nuôi các loại cá (cá hồng, cá bớp, cá giò, cá mú, cá chẽm, cá hồng mỹ...) bị chết hàng loạt với khoảng 37.200 con cá giống, 2.120 kg cá thương phẩm, thiệt hại trên 1 tỉ đồng.  Chủ tịch xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết vào ngày 27 tháng 4 toàn xã có gần 100 tấn nghêu của hơn chục hộ dân đã chết sạch.  Du lịch:  Tại Quảng Bình, vệt cá chết kéo dài hơn 121 km bờ biển. Theo thông tin từ phía ông Nguyễn Văn Kỳ - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, hiện tại 25 – 30% tour du lịch tới Quảng Bình bị hủy vào dịp 30/4, 1/5. [5] 10 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực  Theo báo Lao động, ngày 11/5 biển Thiên Cầm vắng khách, ông Đặng Thế Tân - Phó Ban Quản lý khu du lịch Thiên Cầm - cho biết, hiện cả 12 nhà nghỉ, khách sạn tại đây với 750 phòng hầu như không có khách, lượng khách giảm 90% so với năm trước, có nhà hàng từ đầu mùa đến nay chưa mở hàng được.” Bãi tắm Xuân Thành, điểm du lịch nổi tiếng khác của Hà Tĩnh lượng khách giảm khoảng 50% so với năm trước (năm 2015, có 350.000 khách đến Xuân Thành). Tại các bãi tắm Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu) ở Nghệ An, theo thông tin từ chính quyền địa phương và người dân, lượng khách giảm 30-50% so với năm 2015.  Con người:  Không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân đánh bắt trực tiếp trên biển mà việc ô nhiễm môi trường biển cũng đã gây thiệt hại lớn cho người dân nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.  Ô nhiễm môi trường ven biển cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân vùng ven biển. Tác hại thấy rõ nhất là nguồn nước sinh hoạt không còn đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm mặn. Nỗi lo của người dân vẫn luôn thường trực khi môi trường biển đang kêu cứu nhưng chưa có giải pháp cấp bách ngăn chặn nạn ô nhiễm như hiện nay. 4. Vận dụng lý thuyết ngoại tác vào phân tích vụ án xả thải công ty Formosa 11 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực - Trục hoành của đồ thị cho biết sản lượng mà nhà máy sản xuất - Trục tung đo lường lợi ích và chi phí mà hoạt động này tạo ra - PMB: cho biết lợi ích biên mà Formosa thu được ứng với từng mức sản lượng. - PMC: thể hiện chi phí biên tư nhân, tức là chi phí nhà máy bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng Đứng trên góc độ xã hội SMC là đường chi phí biên của Xã hội bao gồm chi phí biên của nhà máy ( PMC) và tổn thất xã hội ( MD). Để tối đa hóa lợi ích xã hội thì Formosa sẽ sản xuất tại điểm PMB cắt SMC. Vì lợi ích biên mà Nhà máy quan tâm là PMC nên nhà máy sẽ sản xuất tại điểm B ( PMC cắt PMB) mức sản lượng Q1 đây là mức sản lượng tối ưu của thị trường. Sản lượng tối ưu của xã hội được xác định tại điểm A với sản lượng sản xuất là Q0 tại đó PMB cắt SMC Do đó Formosa gây ra ngoại tác tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu của với xã hội. Vì lợi ích ròng mà Formosa thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa PMB và PMC nên tổng lợi ích tăng thêm khi nhà máy sản xuất sản lượng từ Q2 lên Q1 là tam giác ABE. Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất thêm người dân phải chịu mức thiệt hại là MD vì thế tổng thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu khi sản lượng tăng từ Q2 lên Q1 là MDx(Q1-Q2) tức là diện tích hình thang abQ1Q2. Vì hình thang này có diện tích bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của nhà máy, tổn thất mà xã hội phải chịu vẫn là tam giác ABC. Nếu yêu cầu nhà máy cắt giảm sản lượng từ Q1 xuống Q2 thì sẽ tiết kiệm được khoản tổn thất phúc lợi xã hội này. Như vậy, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa là một mức sản lượng không gây ô nhiễm mà phải tìm một mức ô nhiễm có thể chấp nhận được, theo đó mức lợi ích sản xuất mang lại phải bù đắp được những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu bao gồm cả chi phí ô nhiễm. 12 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực 5. Giải pháp 5.1. Vận dụng lý thuyết ngoại tác vào xử lý 5.1.1. Giải pháp của khu vực tư nhân:  Định lý Coase: Quy định quyền sở hữu tài sản:  Nếu nhà máy sở hữu dòng sông: Nhà máy sẵn sàng không sản xuất thêm hàng hoá nếu người nông dân đền bù cho họ không thấp hơn lợi ích ròng mà họ thu đưuọc từ việc sản xuất (PMB-PMC). Và người nông dân sẵn sàng đền bù số tiền mà họ phải bỏ ra không lớn hơn mức thiệt hại mà họ phải chịu từ việc sản xuất của nhà máy(MD).  Nếu người nông dân sở hữu dòng sông: Nhà máy sẵn sàng đền bù cho người nông dân đến mức đền bù không lớn hơn lợi ích mà họ thu được từ việc sản xuất(PMB-PMC). Và người nông dân sẵn sàng chấp nhận mức đền bù nếu nó không nhỏ hơn mức thiệt hại mà họ phải chịu.  Liên kết nhằm nội hóa ngoại tác Nếu nhà máy và người đánh cá cùng kết hợp, liên kết với nhau thì ngoại tác có thể được nội hóa. Nhà máy có thể đầu tư vào người đánh cá và người đánh cá có thể đầu tư vào nhà máy.  Quy tắc đạo đức: Những quy tắc đạo đức làm cho con người có lương tâm hơn, thông cảm với người khác hay quan tâm đến lợi ích xã hội và do đó nội hóa được ngoại tác. Nhà máy thấy được việc làm xả thải xuông sông là hành động xấu gây ô nhiễm môi trường và mọi người xung quanh nên có những biện pháp, hệ thống xả thải xuống sông không còn gây ô nhiễm nữa. ð Kết luận: Trong trường hợp này, giải pháp tư nhân là không thực hiện được, cần sự can thiệp của chính phủ. 13 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực 5.1.2. Giải pháp khu vực công: Từ chính phủ:  Đánh thuế: Biểu đồ: Đánh thuế đối với ngoại tác tiêu cực Lập luận trên cơ sở lý thuyết thì: Khi chịu thuế này đường PMC của nhà máy sẽ dịch chuyển song song lên thành PMC + t. Để tối đa hóa lợi nhuận nhà máy sẽ đặt PMB = PMC + t, tức là giảm sản lượng sản xuất. Để không có tổn thất xã hội thì thuế đánh tối đa là t = MD. Khi đó chính phủ sẽ thu thêm được một khoản thuế là t.Q0, khoản thuế này sẽ được chính phủ sử dụng để đền bù cho người nông dân. Ưu điểm của biện pháp này là:  Doanh nghiệp khi chịu thuế này sẽ buộc phải giảm sản lượng xuống Q 2. Điều này sẽ triệt tiêu được tổn thất xã hội hội do ngoại tác gây ra. Đồng thời khi doanh nghiệp cắt giảm sản lượng thì khối lượng xả thải các chất gây ô nhiễm cho môi trường sẽ giảm xuống.  Số tiền đền bù được chuyển đến tay người dân, có nghĩa được chuyển đến đối tượng chịu hậu quả sẽ giúp cho họ sớm có thể ổn định cuộc sống. Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm rất lớn đó là:  Các yếu tố để xác định mức thuế sao cho phù hợp rất khó. Bởi vì việc xác định PMB, MD, PMC, SMC rất khó khăn. Từ đó việc xác định Q 2 và Q* là vô cùng 14 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực khó khăn. Mặt khác chúng ta không có đủ điều kiện, nhân lực, vật lực để xác định chính xác được. Vì lẽ đó thuế t nhà nước đánh vào doanh nghiệp khó có thể làm hài lòng cả hai phía: doanh nghiệp và nhà nước.  Trợ cấp: Nhà nước sẽ trợ cấp cho Doanh Nghiệp trên mỗi đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên một số khó khăn nảy sinh trong quá trình trợ cấp như sau:  Cũng giống như biện pháp trước thì các yếu tố như PMB, MD, SMC… đều không thể tính chính xác hoàn toàn được, do đó khoản trợ cấp là bao nhiêu là rất khó. Theo hình vẽ, với tất cả các đơn vị sản phẩm từ Q 1 đến Q2, ta có thể thấy mức lợi ích biên ròng của nhà máy luôn thấp hơn mức trợ cấp nên nhà máy sẽ không sản xuất những đơn vị sản phẩm này nữa.  Tuy nhiên ta đặt ra vấn đề là các doanh nghiệp đã được lợi như vậy nhưng họ có giảm mức sản lượng xuống Q2 hay họ vẫn sản xuất ở Q1. Vậy ai sẽ quản lý sản lượng các doanh nghiệp sản xuất?  Nhận xét chung về hai biện pháp đánh thuế và trợ cấp: Hai biện pháp này đếu dựa trên cơ sở lý thuyết để nhằm buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng sao cho về đúng mức xã hôi mong muốn, điều này sẽ tránh được mất không xã hội do ngoại ứng gây ra tuy nhiên nó lại không giải quyết được vấn đề cốt lõi đó là kể cả các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng nhưng họ vẫn xả thải bừa bãi, vẫn cứ gây ô nhiễm môi trường thì các biện pháp này lại chưa giải quyết được. Vì vậy chúng ta xem xét đến một giải pháp đánh chính vào việc xả thải của các doanh nghiệp.  Quy định  Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải: Theo cách này, mỗi hãng sản xuất sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị đóng cửa. 15 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực Biểu đồ: Kiểm soát ngoại ứng tiêu cực bằng quy định chuẩn thải Trục hoành thể hiện mức khỉ thải mà các nhà máy thải ra môi trường. Đường PMB là lợi ích biên của mỗi hãng khi gây ô nhiễm. Nếu chính phủ áp đặt một mức chuẩn thải, chỉ cho phép các hãng được xả thải đến mức Z*, hãng X phải giảm mức xả thải từ Qx xuống Z*, còn hãng Y lại được tăng mức thải từ Qy* lên đến Z*. Khi này đối với hãng X chúng ta đã kiểm soát được mức xả thải của hãng này. Còn đối với hãng Y, điểm sản xuất tối ưu của hãng này là Q Y* vì đó là giao điểm của PMC với SMB. Tuy nhiên sẽ có tổn thất phúc lợi xã hội đó là diện tích tam giác ABC (với trường hợp hãng X) hoặc tam giác FGH (đối với trường hợp hãng Y) Đây có thể được coi là một giải pháp khá toàn vẹn nhưng nếu không có một hệ thống cơ quan chức năng cũng như một bộ luật thật nghiêm thì chúng ta cũng không thể quản lý được. Chính bởi vậy sau đây chúng ta sẽ nghiên tiếp các biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quản lý môi trường và xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.  Lệ phí xả thải Lệ phí xả thải: phí xả thải đánh trên mỗi đơn vị xả thải. Phạt: cần phạt thật nặng khi doanh nghiệp gây ô nhiễm. 16 Tài Chính Công – Ngoại Tác Tiêu Cực Cơ quan bảo vệ môi trường cần kiểm tra và giám sát thật chặt mức xả thải để tránh cho doanh nghiệp trốn phí. Khi doanh nghiệp trốn phí và gây ô nhiễm thì cơ quan quản lý cần phạt thật nặng. ( lớn hơn khoảng lệ phí họ muốn trốn và khoản lợi họ thu lại do việc xả thải đem lại) để doanh nghiệp không còn động lực trôn phí và gây ô nhiễm).  Mua bán giấy phép xả thải Việt Nam áp dụng giấy phép xả thải lần đầu vào năm 2006.Giấy phép cấp ngày 11/12/2013 của Bộ TNMT có thời hạn 10 năm. Formosa được xả nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải công suất 45.000m3/ngày đêm của Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Nước thải sau xử lý được bơm và dẫn theo đường ống thép không gỉ ra đến đập quan trắc nước thải, sau đó chảy ra biển ven bờ vịnh Sơn Dương theo phương thức tự chảy, xả giữa dòng. Chế độ nước xả thải liên tục 24 giờ/ngày đêm. Có 2 vị trí quan trắc nguồn nước tiếp nhận tại vịnh Sơn Dương: Vị trí cách vị trí xả nước thải sau xử lý 250m về phía bờ và vị trí cách vị trí xả nước thải sau xử lý 250m ở ngoài khơi. Tần suất quan trắc 3 tháng/1 lần. Vấn đề cần làm là giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lí đối với các nghiệp có giấy phép nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh theo giấy phép dược cấp. 5.2. Các giải pháp trên thực tế  Công khai xin lỗi và đưa ra cam kết Ngày 28/6, công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về gây ra nguyên nhân sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh tời Thừa Thiên - Huế. Đồng thời cam kết 5 điểm: Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng. Thực hiện bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Xử lý ô nhiễm tại môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam với số tiền 11.000 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD. Cam kết khắc phục hoàn thiện hệ thống thải và xử lý nước thải. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan