Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần quang trun...

Tài liệu Tình hình hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần quang trung

.PDF
72
124
116

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của loài ngươi. Bất cứ một xã hội nào hay một nghành sản xuất nào thì mục đích cuối cùng của sản xuất cũng là để tiêu dùng và có doanh thu. Trong điều kiện hiện nay, khi nền sản xuất phát triển mạnh mẽ thì việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đê quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Nói cách khác, khi sản xuất ra hàng hoá việc tiêu thụ được hay không tiieu thụ được thành phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động và vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là đặc trưng nền kinh tế nước ta hiện nay. Do vậy sự cạnh tranh kinh tế không chỉ diễn ra trong nội bộ một quốc gia mà còn diễn ra trên toàn thế giới. Đặc biệt sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tôt chức doanh ngiệp cùng kinh doanh những mặt hàng tương tự nhau. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn phải tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có tiêu thụ được thành phẩm thì mới có điều kiện bù đắp lại toàn bộ chi phí mà doanh nghệp bỏ ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thành phẩm nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộnh. Mặt khác thông qua quá trình tieu thụ thành phẩm doanh nghiệp mới có thể thực hiện được giá trị của lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế lợi nhuận tiêu thụ là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó phản ánh được hiệu quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có nguồn để hình thành các quỹ và đồng thời doanh nghiệp mới hoàn thành và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, từ đó doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung. Công ty cổ phần Quang Trung chuyên sản xuất Bia để phục cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong tỉnh Hà Tây và các vùng lân cận. Với đặc điểm của tỉnh Hà Tây là tỉnh đồng bằng hơn nữalại là cửa ngõ thủ đô Hà Nội, nhu cầu đời sống của nhân dân ngày càng cao nên việc sản xuất Bia để phục cho nhu cầu đời sống của nhân dân là cần thiết, từ đó công ty mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng lợi nhuận. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ Phần Quang Trung, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty, cán bộ phòng kế toán và các thầy cô giáo khoa tài chính – ngân hàng trường Cao Đẳng bán công quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy Nguyễn Khắc Hoà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em viết chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Tình hình hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Quang Trung”. Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Phần II: Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ Phần Quang Trung. Phần III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ Phần Quang Trung. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM. I. 1. Một số về đề cơ bản về công tác tiêu thụ sản phẩm: Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất , phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện. Giữa 2 khâu này có sự khác nhau quyết định bản chất hoạt động của thương mại đầu vào và hoạt động thương mạiđầu ra của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm giữa nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm,chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khác hàng với chi phí knh doanh nhỏ nhất. 2. Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm: Bao gồm 3 nguyên tắc cơ bản sau: + Nhận thức và thoả mãn đấy đủ năm yêu cầu của khác hàng. + Đảm bảo tính liên tục trong quá trinh tiêu thủan phẩm. + Tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ thương mại. 3. Lựa chọn các kênh tiêu thủan phẩm và tổ chức các hoạt động trong công tác tiêu thụ sản phẩm: + Mặc dù có rất nhiều hình thức tiêu thụ nói chung đều thông qua một số kênh chủ yếu sau: - Nhà sản xuất xuống chi nhánh bán buôn của người sản xuát cuối cùng. - Nhà sản xuất xuống tổng đại lý, xuống nhà đại lý, xuống người sử dụng cuối cùng. - Nhà sản xuất xuống hãng bán buôn độc lập, xuỗng các cửa hàng bán lẻ. - Nhà sản xuát xuống các cửa hàng bán lẻ của nhà sản xuất. + Tổ chức các hoạt động trong công tác tieu thụ: Đối với bất kì một doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tạivà phát triển của mình , mà còn phải biét tổ chức tốt công tác bán hàng. Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp là tập hợp các kênh nối liền giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố sau: +Người sản xuất: Được coi là người bán hnàg thứ nhất, họ bán chính cái mà họ sản xuất ra. Điểm xuất phát của quá trình vận động của hàng hoá là từ nơi sản xuất, nơi mà chính nó được tạo ra. + Người tiêu dùng: là người sử dụng mua được vào việc thoả mãn các nhu cầu của họ. + Người bán buôn: Thực hiện hoạt động thương mại thuần tuý( mua để bán0. Đặc trưng cơ bản trong hoạt động của yếu tố này là mua bán với khối lượng lớn một loại hang hoá nào đó. Người bán buôn thương có thế lực kinh tế lớn, có trường hợp họ khống chế thị trường lớn và có khả năng chi phối cả người sản xuất và người bán lẻ. + Người bán lẻ: Cũng thực hiện hoạt động thương mại thuần tuý nhưng có thế lực yếu hơn người bán buôn, khó có khả năng chi phối người sản xuất và người bán buôn. Họ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, cho nên có thể nắm sát được các thông tin của thị trường. + Người đại lý: Một loại hình kinh doanh làm chức năng trung gian trong quá trình vận động hàng hoá. Đối với công tác bán hàng của doanh nghiệp cần quan tâm đế đại lý tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải đại lý cho người bán buôn hay đại lý cho người bán lẻ. Về danh nghĩa, đó là một bộ phận hoàn toàn độc lập, trên thực tế có thể coi đó là bộ phận bên trong doanh nghiệp làm chức năng tiêu thụ sản phẩm. Công tác quảng cáo tuỳ thuộc vào sản phẩm, đối tượng tieu dùng sản phẩm và khả năng tài chính, doanh nghiệp lựa chọn các phương tiện và phương thức quảng cáo thích hợp. Các phương tiện quảng cáo phổ biến là: Báo chí, tivi, radio… các phương tiện thương dùng trong thực tiễn rất đa dạng: Quảng cáo liên tục, quảng cáo định kỳ, quảng cáo đột xuất, quảng cáo bằng chiến dịch, quảng các bằng tặng quà lưu niệm hoặc bảo trợ các hoạt động văn hoá thể thao… Tham gia hội chợ triển lãm: Nhằm 3 mục đích là: Trưng bày, khuyến khích trưng bày sản phẩm và bán hàng. Khi tham gia hội chợ triển lãm doanh nghiệp phải lưa chọn những sản phảm tiêu biểu nhất về chất lượng, mẫu mã có khả năng cạnh tranh cao. Tham gia hội chợ triển lãm cũng là một hoạt động tích cực cho công tác bán hàng của doanh nghiệp. Tổ chức hội nghị khác hàng: Để hội nghị khác hàng đạt hiệu quả cao, hội nghị phải có các mặt hàng lớn và các bạn hàng quan trọng. Trong hội nghị cần tạo ra được bầu không khí thân mật, cới mở để khác hàng tham gia đóng góp ý kiến đối với sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức bán hàng đã hợp lý chưa. Trong hội nghị cũng cần công bố cho khách hàng biết những dự án, chính sách, biện pháp tiêu thụ sản phẩm của mình. Hội nghị khách hàng nên được tổ chức hàng năm, ngoài ra còn có thể tổ chức các cuộc hội thảo nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự phối hợp giữa các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả. Đó cũng là hoạt động hỗ trợ bán hàng tích cực trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, liên kết trong tiêu thụ không phải là điều mới mẻ trong kinh tế đương đại, ngay từ xưa ta đã có câu: “ Buôn có bạn, bán có phương”. 4. Sách lược và nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm; Khái niệm: Sách lược tiêu thụ là nhưng phương pháp và kỹ xảo mà doanh nghiệp áp dụng để đẩy nhan quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể xây dựng sách lược tiêu thụ theo các hướng sau: - Sách lược tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua hàng. - Sách lược tiêu thụ đón nhu cầu của người tiêu dùng. - Sách lược tiêu thụ hoạt động cơ động. - Sách lược tiêu thụ hàng hoá khan hiếm. - Sách lược làm đại lý tiêu thụ thông thường, doanh nghiệp có thể sử dụng các đại lý sau: Đại lý uỷ thác. Đại lý hoa hồng. Đại lý cung tiêu. Đại lý đặc quyền. - Sách lược tiêu thụ thống nhất. - Sách lược tiêu thụ không thống nhất. Trong cơ chế thị trường để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh, bản thân doanh nghiệp ngoài việc xây dựng được sách lược tiêu thụ đúng đắn, còn phải có nghệ thuật tiêu thụ hàng hoá, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như: Chào hàng. Quảng cáo. Chiêu hàng. Hội chợ. 5. ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình hết sức quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung, chỉ qua tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn toàn. Có tiêu thủan phẩm mới thu được tiền về, mới thực hiện được tái sản xuất, làm tăng vòng quay vốn lưư động. Mặt khác, qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp thu hồi được chi phí kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Đối với tầm quản lý vĩ mô thì tiêu thụ sản phẩm là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,giải quyết được mối quan hệ cung và cầu, thực hiện cân đối giữa các nghành kinh tế. II. Một số vấn đề cơ bản về doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 1. Khái niệm và vai trò của doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại được khách hàng chấp nhận thanh toán. Vai trò của doanh thu tiêu thụ: - Doanh thu tiêu thụ là bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. - Doanh thu tiêu thụ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giúp nhà kinh doanh có kế hoạch cụ thể cho chiến lược kinh doanh của mình 2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả của doanh thu tiêu thụ: - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: + Toàn bộ số tiền thu được về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ, đây là bộ phận chủ yéu của doanh thu. + Các khoản thu thêm ngoài giá bán như: các khoản trợ giá, phụ giá…theo quy định của nhà nước mà doanh nghiệp yêu cầu . + Giá trị sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu tặng, trao đổi hoặc dùng trong sản xuất nội của doanh ngiệp . Giảm giá hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán đã thoả thuận. Hàng hoá bị trả lai: là trị giá tính theo giá thanh toán của số sản phẩm đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại. - Doanh thu từ các hoạt động khác gồm: doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính như: doanh thu từ hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay. - Doanh thu từ các hoạt động bất thường như: thu từ bán vật tư hàng hoá dư thừa, bán những công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết, đã hư hỏng hoặc không cần sử dụng. *Một số điểm chú ý khi quản lý doanh thu: Đối với các hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: Nếu xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu không bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu ra và ngược lại nếu xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì donh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu ra. Đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trịgia tăng thì doanh thu là số tiền thu từ hoạt động trên, điều này cho thấy doanh thu chính là tổng giá thanh toán. 3.Phương pháp xác địnhdoanh thu tiêu thụ : Để có thể tính được doanh thu tiêu thụ sản phẩm chúng ta phải dựa vào 2 yếu tố đó là: Giá bán sản phẩm và sản lượng tiêu thụ sản phẩm, đợưc xác định theo công thức sau: n Doanh thu bán hàng =  (Sti xGi ) i 1 Trong đó: Sti là số lượng sản phẩm loại i trong kỳ kế hoạch Gi giá bán đơn vị sản phẳm loại i trong kỳ kế hoạch 4. Các nhân tố ảnh hưởng đễn doanh thu: - Khối lượng sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ lại phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp , phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, vào việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hành, phụ thuộc vào việc vận chuyển và công tác giao hàng, thanh toán tiền hàng. - Chất lướngản phẩm ảnh hưởng tới doanh thu bởi 2 khía cạnh là giá bán sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ. đối với những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất có phân phẩm cấp thì chất lượng sản phẩm liên quan đến vấn đề có tính chất tươi sống. đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản thì thể hiện ở chất lượng công trình. 5. Sự cần thiết và một số biện pháp chung nâng cao doanh thu tiêu thụ: a. ý nghĩa của doanh thu tiêu thụ sản phẩm: + Có được doanh thu bán hàng chưng tỏ sản phẩm làm ra được khách hàng chấp nhận về giá trị và giá trị sử dụng. + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản phí, do đó mới thực hiện được tái sản xuất. + Thực hiện doanh thu bán hàng kịp thời góp phần tăng nhan tốc độ luân chuyển vốn lưu động và tạo điều kiện cho quá trinhtái sản xuất được tiến hành liên tục. Chính vì vậy mà việc doanh nghiệp quan tâm đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm là cần thiết và rất quan trọng, Bởi vì mục đích kinh doanh là thu được lợi nhuận, doanh thu càng cao thì doanh nghiệp cangf có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận. Khi doanh thu cao doanh nghiệp càng có thể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như có điều kiện để công nhân nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đảm bảo đời sống vật chất cho họ. b. Một số biện pháp chung nâng cao doanh thu tiêu thụ: Như chúng ta đã biết để có được doanh thu, doanh nghiệp cần tiêu thụ được nhiều sản phẩm với giá cao và có lời. Muốn vậy doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp như: + Quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa sản phẩm của mình đến với mọi người để từ đó mở rộng thương hiệu của doanh nghiệp mình. + Để có được giá bán hợp lý, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp để giảm chi phí, song vẫn giữa được chất lượng sản phẩm, được người tiêu dùng tin cậy. + Thường xuyên cập nhật thông tin trên thị trường, nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình từ đó lập kế hoạch cho chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý để từ đó thu được lợi nhuận tối đa. + giá bán sản phẩm: Về nguyên tắc thì xác định giá bán phải đảm bảo bù đắp được chi phí vật chất lao động và có lợi nhuận thoả đáng. + Kết cấu mặt hàng của doanh nghiệp: Kết cấu mặt hàng thay đổi thì doanh thu cũng thay đổi. +Công tác tổ chức kiểm tra và tiếp thị: Do công tác tổ chức kiểm tra chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm hàng hoá bán ra của doanh ngiệp luôn được đảm bảo, đạt các quy định, tiêu chuẩn nhất định, được các bạn hành tin tưởng góp phần nâng cao uy tín của doanh ngiệp , thu hút được nhiều bạn hàng mới và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 6. Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm : Căn cứ vào hợp đồng đặt hàng để lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm : + ưu điểm: Chính xác đảm bảo sản phẩm của doanh ngiệp sản xuất ra sẽ tiêu thụ hết. + Tuy nhiên yêu cầu của phương pháp này là: phải có đơn đặt hàng trước, phải lập doanh thu của khách hàng căn cứ vào kế hoạch sản phẩm của doanh ngiệp theo phương pháp này, doanh thu bán hàng phụ thuộc váo số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch: được xác định theo công thức sau: n Doanh thu bán hàng =  (Sti xGi ) i 1 Trong đó Sti là số lượng sản phẩm tiêu thụ loại i trong kỳ kế hoạch Gi giá bán đơn vị sản phẳm loại i kỳ kế hoạch PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Quang Trung. 1. Quá trình xây dựng và phát triển của côngty cổ phần Quang trung: Tên công ty: Công ty Cổ Phần Quang Trung Tên giao dịch: Quang Trung JOIN STOCK COMPANY Tên viết tắt: QTC Trụ sở giao dịch: Đường Tô Hiệu_Thị Xã Hà Đông_Hà Tây. Số điện thoại: (034) 825646,820533,822173 Fax: 521697 Vốn điều lệ: 2.000.000.000( trong đó 35% là vốn nhà nước) Giấy phép kinh doanh số: 0303000141. Do sở khoa học và đầu tư cấp ngày 10/02/2004 Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất và tiêu thụ bia hơi, bia chai, nước giải khát, chế bién, kinh doanh lương thực, thực phẩm thức ăn gia súc, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ, kinh doanh dịch vụ cơ khí, điện lạnh,kinh doanh nhà hàng ăn uống, dịch vụ cho thuê nhà xưởng kho bãi. *Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty liên doanh sản xuất bia hơi và nước giải khát Quang Trung là đơn vị liên doanh giữa công ty lương thực Hà Tây và Viện Khoa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên. Được thành lập theo quyết định số 333 ngày 28/12/1993 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây. Công trình đầu tư liên doanh được khởi công xây dựng với số tiền đầu tư ban đầu là: 3.127.950.000. Sau đó khi thiết bị xây lắp hoàn thành dây truyền sản xuất bia được đưa vào hoạt động với công suất 2.000.000 lít/năm. Thành phẩm đã được kiểm tra đảm bảo chất lượng vệ sinh theo quy định của nhà nước. Đến ngày 25/5/1998 bên liên doanh viện khoa học các hợp chất thiên nhiên xin rút vố và công ty lương thực Hà tây đã bàn giao toàn bộ cơ sở vật chất lại cho công ty cổ phần Quang trung quản lý. Xí nghiệp bia Quang Trung thành lập ngày 1/6/1998, xí nghiệp được công ty lương thực Hà Tây cho phép hoạch toán độc lập và có đủ tư cach pháp nhân. Theo chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà Nước về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để phát huy tinh chủ động của doanh nghiệp. Căn cứ vào quyết định số 2/2002 NĐ/CT ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc chuyể doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Thực hiện quyết định 152 HĐQT/TCLĐ/QĐ ngày 7/5/2002 của chủ tịch hội đồng quản trị của công ty lương thực miền bắc quyết định cổ phần hoá xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực, bia, nước giải khát Quang Trung của công ty lương thực tỉnh Hà Tây. Theo quyết định số 5866 QĐ/BNN-TCCB ngày 31/12/2003 của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước: Xí nghiệp kinh doanh bia, nước giải khát Quang Trung thành công ty cổ phần Quang Trung với số vốn ban đầu là: 2.000.000.000 VNĐ trong đó 35% là vốn của nhà nước, với 32 lao độngdài hạn và 6 lao động thời vụ Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, hiện nay công ty đã tự chủ hơn trong kinh doanh nhưng cũng gặp không ít khó khăn về tài chính, trình độ lao động…bên cạnh đó lại gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đơn vị sản xuất bia, nước giải khát trong và ngoài tỉnh. Mặt khác công ty vẫn phải đảm bảo công ăn việc làm cho các các bộ công nhân viên. Chính trong khó khăn, ban lãnh đạo công y đã có những quyết định đúng đắn là vừa sản xuất, vừa đầu tư có trọng điểm. Với nhưng kinh nghiệm sẵn có cho đến naycông ty đã đạt những kết quả nhất định: Sản lượng bia tăng dần qua các năm, thu nhập của công nhân viên đảm bảo tái sản xuất lao động cũng như đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho gia đình công nhân, góp phần làm nghĩa vụ với ngân sách nàh nước . Sau đây là một số chỉ tiêu công ty đã đạt được trong một vài năm gần đây . Bảng 1:Bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty cổ phần Quang Trung Từ năm 2002 đến 2004 ĐVT: triệu đồng Năm 2002 2003 2004 tỉ lệ tỉ lệ (%) (%)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng