Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất k...

Tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại công ty thép thanh bình h.t.c

.PDF
99
372
122

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Với bầt kỳ doanh nghiệp nào thì mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường là đem lại lợi nhuận. Với các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì mục tiêu cuối cùng không chỉ là tối đa hoá lợi nhuận mà còn phải tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, nhưng không phải vì thế mà phủ nhân vai trò đặc biệt quan trọng của lợi nhuận. Nhà kinh tế học David Begg cũng đã cho rằng ít nhất trong điều kiện nhất định, giả thiết tối đa hoá lợi nhuận là một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp cũng không phải là không có lí. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, có lẽ cũng không sai khi nói rằng một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được không, thì điều quan trọng là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận trở thành động lực để doanh nghiệp naang cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và đó cũng chính là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp tăng lợi nhuận luôn là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi tiền hành kinh doanh. Xuất phát từ định hướng trên và từ quá trình tìm hiểu khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận của Công ty Thép Thanh Bình H.T.C , được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Phó Giáo Sư-Tiến sĩ Phạm Quang Trung, và các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán, em chọn đề tài “ Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Công ty Thép Thanh Bình H.T.C” làm chuyên đề tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp được trình bày theo ba chương: Chương 1: Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương 2: thực trạng hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty thép Thanh Bình H.T.C Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở công ty thép Thanh Bình H.T.C CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỒI VỜI DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG a. Doanh nghiệp Theo luật doanh nghiệp được thông qua vào ngày 26/6/1999 “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động. Có thể phân loại doanh nghiệp căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu.dựa vào hình thức sở hữu có các loại hình doanh nghiệp sau: - Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn - Doang nhiệp tư nhân - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doang nghiệp Nhà nước: theo điều 1 luật doanh nghiệp Nhà nước “doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh, hoạc công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao cho. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiẹm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Nhà nước quản lí”. Công ty bao gồm công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. là laọi hình doanh nghiệp được thành lập trên số vốn góp của các thành viên. Hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận, cùng chia lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp. Doanh ngiệp tư nhân, là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gồm các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy trên thực tế thì bất kỳ laọi hình doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải nghiên cứu, giải quyết ba vấn đề: Quyết định sản xuất cái gì, quyết định sản xuất như thế nào và quyết định sản xuất cho ai. * Quyết định sản xuất cài gì Với nền kinh tế thị trường luôn biến động và phát triển, thì nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ là rất lớn, ngày càng tăng. Tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu có khả năng thanh toán lại thấp hơn cho nên muốn thoả mãn nhu cầu lớn, trong khả năng thanh toán lại có hạn, xã hội và con người phải tiến hành lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi nhất. Tổng số các nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội, của người tiêu dùng, chính là căn cứ là xuất phát điểm để định hướng cho các chính phủ, doanh nghiệp quyết định việc sản xuất và cung ứng cái gì. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường, chính phủ và các doanh nghiệp phải tính toán khả năng sản xuất của nền kinh tế, của doanh nghiệp và các chi phí sản xuất tương ứng để lựa chọn quyết định sản xuất và cung ứng những gì mà thị trường có nhu cầu để có thể đạt lợi nhuận tối đa. Việc lựa chọn và quyết định sản xuất cái gì chính là quyết định sản xuất những loại hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao, khi nào cần sản xuất và cung ứng. Cung, cầu, cạnh tranh trên thị trường có tác động qua lại với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp đến xác điịnh giá cả thị trường và số lượng hàng hoá càn cung ứng. Giá cả thị trường là thông tin quyết định đối với việc lụă chọn sản xuất và cung ứng những hàng hoá và dịch vụ nào có lợi nhất cho cả cầu và cung, có khả năng cạnh tranh mạnhtrên thị trường. Theo Adam Smith thì giá cả thị trường chính là bàn tay vô hình điều chỉnh quan hệ cung cầu và giúp chính ta lựa chọn phương thức và quyết định sản xuất. * Quyết định sản xuất như thế nào Sau khi đã lựa chọn được sản xuất cái gì, chính phủ và các doanh nghiệp phải xem xét và lựa chọn việc sản xuất như thế nào để có thể cạnh tranh và giành thắng lợi trên thị trường và đạt lưọi nhuận cao nhất. Tối đa hoá lợi nhuận trở thành động cơ khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn cách thức sản xuất có hiệu qủa nhất. Để đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, các doanh nghiệp phải luôn nắm bắt đổi mới công nghệ, kỹ thuật, nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp. * Quyết định sản xuất cho ai Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất, do đó thị trường cũng quyết định luôn thu nhập về hàng hoà và dịch vụ cung ứng trên thị trường. Thu nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sở hữu và giá trị của các yếu tố sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng hoá và giá cả của các hàng hoá dịch vụ. Vấn đề mấu chốt ở đây cần giải quyết là những hàng hoá dịch vụ phânphối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao, vừa đảm bảo công bằng xã hội. Nói một cách cụ thể, thu nhập Quốc dân, thu nhập của doanh nghiệp sẽ được phân phối cho xã hội, cho tập thể và cá nhân như thế nào để tạo động lực kích thích cho sự phát triển kinh tế xã hộiđáp ứng những nhu cầu công cộng và nhu cầu xã hội khác. Có một điều không thể phủ nhận, dù mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gì đi nữa thì trong hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải luôn cố gắng tìm kiếm và nâng cao lợi nhuận. Chỉ có như vậy, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và có điều kiện phát triển trong cơ chế thị trường. Vậy lợi nhuận mang màu sắc gì và có tầm quaqn trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. b. Hoạt động của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh là hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ mà thị trường có nhu cầu, trong khả năng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nâng coa thu nhập của người lao động, tích luỹ để đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Hoạt động tài chính làmột trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính chủ yếu giải quyết các vấn đề sau đây: - Chiến lược đầu tư - Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh - Sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp - Phân tích, đánh giá, kiểm tra các hoạt động tìa chính để đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính. - Quản lý hoạt động tài chính ngắn hạn để đưa ra các quyết định thu chi cho phù hợp. Các hoạt động trên nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất, sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng và phát triển 1.1.2 LỢI NHUẬN VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH LỢI NHUẬN 1.1.2.1 Lợi nhuận a. Các quan điểm và khái niệm về lợi nhuận Với lợi nhuận, bức tranh màu hồng đối với mỗi doanh nghiệp thì có rất nhiều quan điểm khác nhau. Ta có thể thấy được một số quan điểmvề lợi nhuận của các nhà kinh tế kinh điển: Lợi nhuận có thể được biểu thị một cách khoa học nhất dựa vào học thuyết giá trị thặng dư, Karl Marx là nhà kinh tế đầu tiên đã phân tích một cách khoa học nguồn gốc của lợi nhuận. Theo Karl Marx lợi nhuận chính là hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư. Trước Karl Marx, các nhà kinh tế học cổ điển cũng đã tìm ra nguồn góc manh nha về lợi nhuận nhưng họ vẫn chưa đưa ra được một luận chứng khoa học về nguồn gốc hình thành lợi nhuận. Với Adam Smith, thì lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động. Theo cách giải thích của ông thì lợi nhuận, lợi tức, địa tô chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư. Ông chưa thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư. Với D.Ricardo thì xem lợi nhuận chính là phàn giá trị thừa ra ngoài tiền công, ông chưa biết đến phạm trù của giá trị thặng dư, tuy vậy ông nhất quán quan điểm cho rằng giá trị công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận được. Ông coi lợi nhuận là phần lao động của công nhân mà họ không nhận được tiền công. Về điểm này Karl Marx đã có nhận xét “ so với Adam Smith thì D.Ricardo đã đi xa hơn nhiều”. Tuy nhiên, cũng như A.Smith ông cũng chưa đưa ra được luận chứng về nguồn gốc của lợi nhuận. Kế thừa những tư tưởng của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển để lại, kết hợp với sự nghiên cứu sâu sắc nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là lí luận giá trị hàng hoá, sức lao động, Karl Marx đã có kết luận đúng đắn “giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận”. Như vậy, theo Karl Marx lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Dựa vào lý luận về lợi nhuận của Karl Marx, các nhà kinh tế học hiện đại đã phân tích khá sâu sắc về nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tất cả các cá thể khi tiến hành kinh doanh đều muốn thu đựoc lợi nhuận cao, để có đựơc lợi nhuận cao, mỗi doanh nghiệp phải nhìn thấy được những cơ hội mà người khác bỏ qua, luôn tìm ra cái mới mà thị trường có nhu cầu, mặt khác luôn tìm kiếm phương pháp sản xuất mới hiệu quả hơn để giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời mỗi doanh nghiệp cũng phải biết và chấp nhận mạo hiểm hơn trong kinh doanh. Nói chung, với chi phí sản xuất ít nhất là nguồn gốc để tăng lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế thì lợi nhuận còn là tiền thưởng cho việc doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra cũng có những dn thu được lợi nhuận cao nhờ kiểm soát được các quá trình, các sản phẩm hay các thị trường đặc biệt mà sự biểu hiện quen thuộc nhất là độc quyền, độc quyền kinh doanh về một loại hàng hoá dịch vụ. Như vậy, nguồn gốc lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm: thu nhập mặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinh doanh, phần thưởng cho sự mạo hiểm, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và thu nhập do độc quyền. Như vậy về mặt lượng, các điịnh nghĩa đều thống nhất “lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí”. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất- kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. b. Các loại lợi nhuận của doanh nghiệp Từ góc độ doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận tù hoạt động bất thường. Khi nói đến lợi nhuận, các nhà kinh tế thường chia lợi nhuận thành các loại: * Lợi nhuận kinh tế, lợi nhuận kế toán Lợi nhuận kinh tế là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh tế. Bên cạnh những chi phí kinh tế, chí phí phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp còn bao gồm cả chi phí cơ hội. Đó là chi phí do việc không sử dụng các nguồn lực (vốn, nhân công) để đầu tư cho phương án khác tốt nhất mà doanh nghiệp đã bỏ qua. Lập luận ở đây cho rằng, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của mình, doanh nghiệp phải thường xuyên chạy theo những cơ hội khác nhau mà doanh nghiệp có được. Lợinhuận kế toán là những khoản chênh lệch giữ doanh thu và chi phí kế toán. Đó là các khoản chi phí phát sinh do doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc không tính đến chi phí cơ hội vào chi phí đã làm cho lợi nhuận kế toán luôn lớn hơn lợi nhuận kinh tế. * Lợi nhuận danh nghĩa, lợi nhuận thực tế Lợi nhuận nếu không điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát được gọi là lợi nhuận danh nghĩa. Với cùng kết quả đó nhưng ta điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát thì ta sẽ có lợi nhuận thực tế. Lợi nhuận danh nghĩa = lợi nhuận thực tế + tỷ lệ lạm phát 1.1.2.2 VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN, CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Mục đích của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh đều mmong muốn tìm kiếm lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là thước đo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp nghiệp cũng như mỗi người lao động không ngừng sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn lực nâng cao sản xuất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong họt động sản xuất kinh doanh để tạo ra được sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp nhất thiết phải đầu tư những chi phí nhất định. Họ phải dùng tiền để mua sắm trang thiết bị, dụng cụ để tiến hành sản xuất. Nừu không tiêu thụ được sản phẩm, tất yếu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính, về lâu dài sẽ không thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận đã trở thành đòn bẩy hoạt động và đòn bấy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu kinh tế cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp mở rộng tái đầu tư sản xuất, lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng tợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng. Việc thành lập các quỹ trên đã có tác động lớn đến việc đề cao tự chủ tài chính doanh nghiệp, tích cực cải tiến kỹ thuật, động viên kịp thời người lao động đồng thời đề phòng rủi ro trong kinh doanh. Nhất là trong cơ chế thị trường, với môi trường luôn biến động và cạnh tranh mạnh mẽ, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế thì các quỹ này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận có tác động đến mọi mặt của hoạt động doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc, từ đó góp phần củng cố thế mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh những ý nghĩa đó, lợi nhuận còn là cơ sở để tăng thu nhập quốc dân, thuế thu nhập doanh nghiệp còn là nguồn thu quan trọng của Nhà nước, đây là cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội. Doanh nghiệp chính là tế bào của nền kinh tế, do đó sự sản xuất xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp và tất nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp giữ vai trò không nhỏ trong sự phát triển này. Với nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, biến động không ngừng, với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ phông phú, đa dạng, do vậy lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau - Thứ nhất: Lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ, là khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ và chi phí về khối lượng sản phẩm hàng hoá. - Thứ hai: Lợi nhuận của các hoạt động liên doanh, liên kết là số chênh lệch giữa thu nhập phân chia từ kết quả hoạt động liên doanh liên kết với chi phí của doanh nghiệp đã chia ra để tham gia liên doanh - Thứ ba: Lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ tài chính, là chênh lệch giữa các khoản thu chi thuộc các nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thứ tư: Lợi nhuận do các hoạt động sản xuất kinh doanh khác mang lại là lợi nhuận thu được do kết quả hoạt động kinh tế khác mang lại Như vậy suy cho cùng, lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu và hướng phấn đấu của doanh nghiệp. Như vậy qua phân tích trên chúng ta đã thấyđược vai trò quan trọng như thế nào của lợi nhuận. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem nền tảng của mỗi doanh nghiệp, lợi nhuận được xác định như thế nào. 1.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN TUYỆT ĐỐI 1.2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng mức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và tổng chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với khái niệm đã được nêu ra ở phần trước: lợi nhuận doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng đây đã là lợi nhuận mà doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ hay chưa. Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận và phương pháp xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp. Với Việt Nam hiện đang áp dụng cách tính: Lîi nhuËn chÞu thuÕ TNDN = Doanh thu (kh«ng cã VAT, cã thuÕ TT§ B) = Chi phÝ (kh«ng cã VAT, cã thuÕ TT§ B) Quan điểm thứ hai cho rằng đối với doanh nghiệp thì cả VAT và thuế TTĐB đều là chi phí của doanh nghiệp, đồng thời dựa vào tổng thu và tổng chi trong kỳ kinh doanh thì VAT và thuế TTĐB được coi là chi phí. Vì vậy, khi tính doanh thu và chi phí để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN phải đưa VAT và thuế TTĐB vào tính. Lîi nhuËn chÞu thuÕ TNDN = Doanh thu (cã VAT, cã thuÕ TT§ B) = Chi phÝ (cã VAT, cã thuÕ TT§ B) Quan điểm thứ ba cho rằng, VAT và thuế TTĐB đều là thuế gián thu, người tiêu dùng phải chịu do đó không ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp do vậy VAT và thuế TTĐB không được coi là chi phí của doanh nghiệp. Do đó trong trường hợp này, doanh thu để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN là doanh thu ngoài thuế và chi phí là toàn bộ các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, nhưng không kể VAT và thuế TTĐB phải nộp. Trong bài nghiên cứu này, sẽ sử dụng quan điểm này để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN. Các chỉ tiêu lợi nhuận thường được sử dụng: * Lợi nhuận gộp Là doanh thu thuần khi đã trừ đi giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này được xem xét khi chúng ta muốn biết ảnh hưởng của giá vốn hàng bán tới kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán * Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Là khoản lợi nhuận gộp sau khi trừ đi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (chưa tính lãi vay). Đây là chi tiêu lợi nhuận được xem xét khi chúng ta muốn biết ảnh hưởng của lãi vay tới hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào. *Lợi nhuận trước thuế Là khoản lợi nhuận gộp sau khi trừ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả lãi vay). Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng & QLDN Đây là lợi nhuận trước thuế hay chính là lợi nhuận chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp, là cơ sở để tính số thuế thu nhập phải nộp Nhà nước. * Lợi nhuận sau thuế Là lợi nhuận trước thuế sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN Trong đó: Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế TNDN  Thuế suất thuế Lợi nhuận sau thuế là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này cao hay thấp sẽ ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp thường quan tâm. 1.2.2. LỢI NHUẬN TUYỆT ĐỐI Lîi nhuËn Lîi nhuËn ho¹t Lîi nhuËn ho¹t Lîi nhuËn ho¹t = + + Doanh nghiÖp ® éng kinh doanh ® éng tµi chÝnh ® éng bÊt th­êng Tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và môi trường, thể chế kinh tế khác nhau. Cơ cấu lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh thông thường khác với các doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với các doanh nghiệp thông thường, hoạt động kinh doanh tách biệt với hoạt động tài chính. Cơ cấu lợi nhuận của các doanh nghiệp này gồm: lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của hoạt động tài chính, và lợi nhuận hoạt động bất thường. Trong đó lợi nhuận hoạt động kinh doanh là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động tài chính cũng chính là hoạt động kinh doanh bởi lẽ họ thực hiện chức năng kinh doanh hàng hoá đặc biệt- tiền tệ. Do vậy cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp này chỉ gồm lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường. Trong các môi trường kinh tế khác nhau thì tỷ trọng các bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận cảu doanh nghiệp cùng loại cũng có dự khác nhau. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp kinh doanh thông thường trong nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao, thị trường tài chính phát triển, thì mảng hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ có điều kiện phát triển. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính có thể chiếm tỷ trọng lớn không kếm gì lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, trong một nền kinh tế thị trường ở trình độ thấp, thị trường tài chính chưa phát triển thì mảng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế. Do vậy, lúc này lợi nhuận của hoạt động kinh doanh luôn chiểm tỷ trọng lớn trong tổn lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.3 LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và tổng chi phí hoạt động kinh doanh. Hoặc bằng lợi nhuận trướng thuế từ hoạt động kinh doanh trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. LNt =  Pi  Qi – (Qi  Zi +Qi  Cpi + GT) Trong đó: - Pi :Giá bán của sản phẩm thứ i - Cpi : Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm thứ i - Qi: khối lượng sản phẩm tiêu thụ thứ i - GT: Các khoản giảm trừ - Lni (i = 1;3) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Hay: Lîi nhuËn ho¹t Tæng chi phÝ SXKD = Doanh thu thuÇn ® éng kinh doanh (ngoµi thuÕ) * Xác định doanh thu thuần Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng ngoài thuế và các khoản giảm trừ. Doanh thu thuÇn = Doanh thu b¸n C¸c kho¶ n hµng ngoµi thuÕ gi¶ m trõ + Doanh thu bán hàng ngoài thuế là toàn bộ các khoản doanh thu về tieu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ không bao gồm VAT đầu ra và thuế TTĐB. + Các khoản giảm trừ bao gồm: - Chiết khấu bán hàng là số tiền tính trên doanh thu bán hàng trả cho khách hàng gồm chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại. Đây là số tiền giảm trừ cho khách hàng do khách hàng đã thanh toán số tiền mua hàng (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ…) trước thời hạn thanh toán đã thoả thuạn hoặc do được ưu đãi. - Giảm giá hàng bán là số giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn, hay các hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt do hàng có chất kượng kém, không đúng quy cách yêu cầu… hoặc khách hàng có nhu cầu mua với số lượng lớn. - Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất không đạt quy cách sản xuất đề ra… * Xác định tổng chi phí Tổng chi phí doanh nghiệp sử dụng tương ứng với lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Tổng chi phí được xác định theo công thức sau: Tæng chi phÝ = Gi¸ vèn hµng b¸n + Chi phÝ b¸n hµng + Chi phÝ qu¶ n lý Doanh ngiÖp - Đối với doanh nghiệp thương mại Giá vốn hàng bán = Giá thành phẩm + Chênh lệch hàng tồn kho Trong đó: Chª nh lÖch hµng tån kho = Hµng tån kho ® Çu kú - Hµng tån kho cuèi kú - Đối với doanh nghiệp sản xuất Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch thành phẩm tồn kho Trong đó: Chª nh lÖch thµnh phÈm tån kho = (Tån kho ® Çu kú ) - (Tån kho cuèi kú ) Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + Chênh lệch sản phẩm dở dang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng