Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonki...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinenes) nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý, hiếm tại xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

.PDF
73
31
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÀ VĂN TÁM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CÂY NGHIẾN GÂN BA - EXCENTRODENDRON TONKINENSE NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY RỪNG QUÝ, HIẾM TẠI XÃ VĂN LĂNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÀ VĂN TÁM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CÂY NGHIẾN GÂN BA - EXCENTRODENDRON TONKINENSE NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY RỪNG QUÝ, HIẾM TẠI XÃ VĂN LĂNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Lớp : K47 QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : Ths. La Thu Phương Thái Nguyên năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan ThS. La Thu Phương Khà Văn Tám XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy, cô giáo. Để củng cố lại những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và cô giáo Th.s La Thu Phương. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinenes) nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn Gen cây rừng quý, hiếm tại Xã Văn Lăng – Huyện Đồng hỷ - Tỉnh Thái Nguyên” Trong thời gian thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.s La Thu Phương và các thầy cô giáo trong khoa, sự phối hợp giúp đỡ của ban lãnh đạo của xã Văn Lăng cùng người dân trong xã tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo Th.s La Thu Phương đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ bố trí tuyến điều tra .................................................................. 17 Hình 4.1: Thân cây Nghiến gân ba. ................................................................ 26 Hình 4.2. Hình thái thân cây Nghiến gân ba ................................................... 27 Hình 4.3: Lá đơn cây Nghiến gân ba .............................................................. 28 Hình 4.4: Hoa của Nghiến gân ba ................................................................... 29 Hình 4.5: Quả của Nghiến gân ba ...................................................................29 Biểu đồ 4.1: Phân bố số cây theo cấp chiều cao ............................................. 39 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các tiêu chí đánh giá phân tích mẫu đất. ........................................ 21 Bảng 4.1: Tri thức bản địa về sự hiểu biết cây Nghiến gân ba của người dân 24 Bảng 4.2: Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng loài Nghiến gân ba của người dân tại Xã Văn Lăng, Đồng Hỷ ............................................................ 25 Bảng 4.3: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Nghiến gân ba......27 Bảng 4.4: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Nghiến gân ba ........ 28 Bảng 4.5: Chiều dài và đường kính của quả Nghiến gân ba ........................... 29 Bảng 4.6: Trọng lượng hạt trung bình của quả Nghiến gân ba....................... 29 Bảng 4.7: Bảng phân bố của loài Nghiến gân ba theo tuyến đi điều tra ......... 30 Bảng 4.8: Phân bố của loài Nghiến gân ba trong các trạng thái rừng ............ 31 Bảng 4.9: Phân bố của loài Nghiến gân ba theo độ cao .................................. 32 Bảng 4.10: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ .................................... 33 Bảng 4.11: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Nghiến phân bố ............... 34 Bảng 4.12: Nguồn gốc tái sinh cây Nghiến gân ba theo OTC ........................ 35 Bảng 4.13: Nguồn gốc tái sinh cây Nghiến gân ba quanh gốc cây mẹ ........... 35 Bảng 4.14: Chất lượng cây tái sinh quanh gốc cây mẹ ................................... 36 Bảng 4.15: Chất lượng cây Nghiến tái sinh trong OTC .................................. 36 Bảng 4.16: Mật độ tái sinh của loài Nghiến gân ba theo OTC ....................... 37 Bảng 4.17: Mật độ tái sinh của loài Nghiến gân ba quanh gốc cây mẹ .......... 37 Bảng 4.18: Phân cấp chiều cao cây tái sinh quanh gốc cây mẹ ...................... 38 Bảng 4.19: Phân cấp chiều cao cây Nghiến gân ba tái sinh trong OTC ......... 39 Bảng 4.20: Cây tái sinh triển vọng của loài Nghiến gân ba quanh gốc cây mẹ .....40 Bảng 4.21: Cây tái sinh triển vọng của loài Nghiến gân ba trên ODB ........... 40 Bảng 4.22: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Nghiến gân ba phân bố .................................................................................... 41 Bảng 4.23: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Nghiến gân ba phân bố .......................................................... 42 Bảng 4.24: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Nghiến phân bố ...................... 43 Bảng 4.25: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Nghiến phân bố ................ 44 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v DANH MỤC NGHĨA CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ viii PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................... 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 6 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................. 9 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................. 9 2.3.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................ 9 2.3.1.2. Điều kiện địa hình ................................................................................ 9 2.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết .................................................................. 10 2.3.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng ........................................................................ 10 2.3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản ................................................................ 10 2.3.1.7. Kết cấu hạ tầng ................................................................................... 11 2.3.1.8. Nguồn nhân lực .................................................................................. 11 2.3.2. Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội ........................................... 11 vi PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ........................................................ 13 3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 13 3.2.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Nghiến gân ba 13 3.2.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Nghiến gân ba ......................... 13 3.2.3. Đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba. .......................................... 13 3.2.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài Nghiến gân ba ............................... 13 3.2.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây Nghiến gân ba........14 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 14 3.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu. ................................................ 14 3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại học. ............................................ 14 3.3.1.3. Điều tra sơ thám. ................................................................................ 14 3.3.1.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường. ................. 15 3.2.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ............................. 22 3.4.3.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 22 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ....................................... 24 4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Nghiến gân ba 24 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân địa phương về các loài Nghiến gân ba ...... 24 4.1.2. Đặc điểm khai thác và sử dụng loài Nghiến gân ba .............................. 26 4.1.3 Tác động của người dân tới loài cây Nghiến gân ba .............................. 26 4.2. Đặc điểm hình thái rễ, thân, cành, lá, hoa và quả .................................... 27 4.2.1. Hình thái thân cây ................................................................................. 27 4.2.2. Hình thái lá ............................................................................................ 28 4.3. Đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba .............................................. 29 4.3.1. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra .................................................. 29 4.3.2. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng ......................................... 31 vii 4.3.3. Đặc điểm phân bố Nghiến gân ba theo độ cao trên khu vực nghiên cứu .......31 4.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài Nghiến gân ba .................................. 32 4.4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ................................................................ 32 4.4.1.1. Công thức tổ thành tầng cây gỗ ......................................................... 32 4.4.1.2. Độ tàn che của các ô tiêu chuẩn có Nghiến gân ba phân bố .............. 34 4.4.2. Đặc điểm về tái sinh của loài Nghiến gân ba ........................................ 34 4.4.2.1. Nguồn gốc, chất lượng và mật độ tái sinh loài Nghiến gân ba. ......... 34 4.4.3. Cây tái sinh triển vọng của loài Nghiến gân ba .................................... 40 4.4.4. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Nghiến gân ba phân bố. ... 41 4.5. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố ........................................ 42 4.5.1. Đặc điểm lý tính của đất........................................................................ 43 4.5.2. Đặc điểm hóa tính: ................................................................................ 44 4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ................................ 45 4.6.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây Nghiến gân ba tại xã Văn Lăng ....................................................................... 45 4.6.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn ..................................................................... 46 4.6.3. Đề xuất biện pháp phát triển loài .......................................................... 46 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 47 5.1. Kết luận. ................................................................................................... 47 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 viii DANH MỤC NGHĨA CỤM TỪ VIẾT TẮT D1.3 : Đường kính 1.3m ĐDSH : Đa dạng sinh học Dt : Đường kính tán Hdc :Chiều cao dưới cành Hvn : Chiều cao vút ngọn IUCN : Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế KBT : Khu bảo tồn ODB : Ô dạng bản OTC : Ô tiêu chuẩn STT : Số thứ tự TB : Trung bình TCVN: : Tiêu chuẩn việt nam 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường, giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng. Theo số liệu của Maurand (1943), tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14.3 triệu ha, nếu đem so sánh với số liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng năm 1992-1993 là 9.3 triệu ha thì sau 50 năm tài nguyên rừng của nước ta giảm 5 triệu ha (trung bình 100000 ha/năm). Rừng bị giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều loài cây quý hiếm có giá trị đã bị biến mất, nhiều khu rừng lớn đã bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ hay bị khai thác quá mức làm mất cấu trúc rừng. Sự tái sinh các loài cây trên núi đá vôi rất khó và sự sinh trưởng của chúng rất chậm chạp, loài Nghiến gân ba trên núi đá vôi mất hàng trăm, nghìn năm sau mới có được cây Nghiến gân ba cổ thụ, việc khôi phục loài này là hết sức khó khăn. Những năm qua, tại một số khu rừng đặc dụng, Vườn quốc gia vẫn còn tình trạng khai thác trái phép Nghiến gân ba, chủ yếu là khai thác Nghiến gân ba dưới dạng thớt mang tiêu thụ. Chính vì vậy số lượng diện tích rừng Nghiến gân ba giảm rất mạnh và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Để bảo tồn và phát triển cây Nghiến gân ba nguồn gen thực vật quý, hiếm tôi tiến hành nghiên cứu Khóa luận: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Nghiến gân ba - Excentrodendron tonkinense nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý, hiếm tại Xã Văn Lăng Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: - Xác định tri thức bản địa của người dân về loài cây Nghiến gân ba. - Xác định được thực trạng phân bố và một số đặc điểm lâm học của loài cây Nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Nghiến gân ba tại Xã Văn Lăng, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng của loài cây Nghiến gân ba . - Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. - Biết được tầm quan trọng của loài thực vật quý hiếm như cây Nghiến gân ba nói riêng, và các loài cây quý hiếm sống kèm cây Nghiến gân ba nói chung. - Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Nghiến gân ba 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của loài Nghiến gân ba nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn. - Việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài Nghiến gân ba nhằm biết được biện pháp kỹ thuật để sản xuất giống cây con phục vụ cho trồng rừng 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng. Quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng là những nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học, nhiều loài động thực vật quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy cần có những hành động cụ thể của cộng đồng đó là các chương trình, dự án để bảo tồn một cách kịp thời. Trong đó Nghiến gân ba là loài gỗ quý có giá trị kinh tế cao, đã và đang bị khai thác mạnh dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng chính trong tương lai gần vì thế chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể về đặc tính sinh học của loài này từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn - Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật. - Về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm ǵn giữ nguồn gen quư giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cây Nghiến gân ba tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ 4 yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở các Vườn quốc gia: Ba Bể, Vườn quốc gia Phia Đén – Phia oắc, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng,… và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên, Na Hang, Bắc Mê, Bát Đại Sơn, Phong Quang, Tây Côn Lĩnh, Kim Hỷ, Nam Xuân Lạc, Thần Sa- Phượng Hoàng,… nhưng tại những nơi đó vẫn bị khai thác trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao ngoài thiên nhiên. Đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành khóa luận tốt nghiệp này. 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới * Cấu trúc rừng Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia ra làm 3 dạng cấu trúc là: cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của thảm thực vật là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng, thực tế cấu trúc rừng nó có tính quy luật và theo trật tự của quần xã. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được P. W. Richards (1952) [14], G. N. Baur (1964) [1], E. P. Odum (1971) [19] tiến hành. Những nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. G. N. Baur (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng. P. Odum (1971) [19] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965) [4], J. Plaudy (1987) [13] đã biểu 5 diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến. * Các nghiên cứu về cây Nghiến gân ba trên thế giới Cây Nghiến gân ba có tên khoa học: Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & Miau, 1978). Là loài thực vật có hoa trong chi Nghiến gân ba Excentrodendron, họ Đay - Tiliaceae. Bộ Bông - Malvales, lớp (nhóm): cây gỗ lớn. Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta. Loài này được Chang & Miau mô tả khoa học chi tiết năm 1978. Tên đồng nghĩa: pentace tonkinnensis A. Chev, nom. Nud 1918 ; parapentace tonkinensis Gagnep, nom. Inval 1943 ; Excentrodendron hsienmu auct, non (Chun & How) Chang & Miau 1956. Burretiodendron tonkinensis (Gagnep). Kosterm 1960 ; Burretiodendron hsienmu Chun & How Theo Xian Mu (1978) [20] loài cây Nghiến gân ba Excentrodendron tonkinense (A. Chevalier) Hung T. Chang & RH Miao với các tên đồng nghĩa (cynonym): Pentace tonkinensis A. Chevalier, Bull. Écon, Indochine, ns, 20: 803. 1918; Burretiodendron hsienmu Chun & FC Làm thế nào; B. tonkinense (A. Chevalier) Kostermans; Excentrodendron hsienmu (Chun & FC How) Hung T. Chang & RH Miao; E. rhombifolium Hung T. Chang & RH Miao. Cây cao tới 40 m. Cuống lá 3,5-6,5 (-10) cm; phiến lá màu xanh lá cây, hình trứng hoặc hình bầu dục hoặc hình elip, 8-14 (-18) × 5-8 (-12) cm, có lông, bóng, có lông màu nâu vàng có lông ở rìa tĩnh mạch, gân bên đến 1/2 dài như lưỡi kiếm, cách mép 10-15 mm, mỗi cạnh có 4 hoặc 5 gân phụ, gốc tròn, đỉnh nhọn hoặc tù. Cụm hoa đực có hoa 7 - 13, 5 - 9cm; hoa màu hồng nhạt, 1-3 hoa. Hoa đơn tính. Cuống nhỏ không khớp nối. Nhũ hoa thuôn dài, 1-1,5 cm, hoa chương màu nâu nhợt nhạt, nhẵn nhụi, không có tuyến hoặc một vài cánh hoa bên trong có 2 tuyến. Cánh hoa rộng 8-9 × 5-6mm, cơ sở rõ ràng có vuốt. Xuất hiện 25-35; sợi tơ 4 - 6mm; bao phấn 3mm. Hoa cái chưa biết. Excentrodendron tonkinense mọc ở rừng thường xanh trên đá vôi. Tỉnh Quảng Tây, Đông Nam tỉnh Vân Nam giáp [Việt Nam]. 6 Excentrodendron tonkinense (như Burretiodendron hsienmu) được đưa vào Danh sách đỏ của IUCN là cây "Dễ bị tổn thương (B1 + 2c)." Gỗ rất cứng và được đánh giá cao để làm thớt ". 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) hay còn có tên khác: Nghiến gân ba đỏ; Nghiến gân ba trứng; Kiêng mật; Kiêng đỏ Việt nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông chính vì thế hệ động thực vật tại việt nam vô cùng phong phú và đa dạng. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7 ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [15]. Với hơn 19 triệu hecta rừng và đất rừng, hệ động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm được phát hiện và bảo tồn trong số đó cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) là một trong những cây quý hiếm thường phân bố trên vùng núi đá vôi, có giá trị cao đang được nghiên cứu và bảo tồn trước nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học. * Các nghiên cứu về bảo tồn Sách đỏ Việt Nam 1996 [2] lần đầu tiên được soạn thảo và chính thức công bố và sách đỏ năm 2007 [3] đã thực sự phát huy tác dụng, được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu giảng dạy, quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên động thực vật ở nước ta, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật, môi trường thiên nhiên nước ta trong giai đoạn vừa qua. Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992) [9], Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) [6] và Nghị Định 32-CP/2006 [7] Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006. Nghị định 160/2013 NĐ-CP [8] về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Luật đa dạng sinh học (2008) [11]. Nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. 7 * Nghiên cứu về sinh thái Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, Ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường... Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân và Cs (2000) [5] đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh. Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường Lê Mộng Chân (2000) [5]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [15], đã thống kê thành phần loài của VQG có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau . * Nghiên cứu về cây Nghiến gân ba Sách đỏ Việt Nam năm (2007), phần II thực vật [3], mô tả đặc điểm cây Nghiến gân ba : Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 30 - 35m, đường kính tới 80 - 90cm. Cành non không có lông. Lá hình trứng rộng, cỡ 10 - 12 x 7 - 10cm; mép nguyên; gân bên 5 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 - 5cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đường kính 1,5cm. Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5cm. Cánh hoa 5, dài 1,3cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 - 1,3cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8cm. Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 – 10, cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến dưới tán rừng. 8 Phân bố: Trong nước: Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò). Thế giới: Trung Quốc. Giá trị: Gỗ quý, màu nâu đỏ, cứng, thớ thẳng, vân đẹp, ít co rút, dùng đóng thuyền, làm bệ máy và để xây dựng; cũng thường được dùng làm thớt, làm bệ các tượng mỹ nghệ cao cấp. Tình trạng: Tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng tại những nơi đó vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. * Nghiên cứu liên quan về cây Nghiến gân ba Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” (2010) [17]. Đã điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn loài các loài thực vật quý, hiếm, cung cấp những thông tin về sự phân bố của loài Nghiến gân ba trong nước, số lượng còn sót lại, tình hình bảo vệ quản lý loài Nghiến gân ba , dự án cũng cho thấy mức độ tác động của người dân đến loài Nghiến gân ba là rất lớn dẫn tới có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tương lai gần. Những thông tin được dự án cung cấp giúp cho công tác quản lý, bảo vệ một cách hợp lý, kịp thời, và đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Nghiến gân ba Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003), Tập II [16]. mô tả dạng sống và sinh thái cây Nghiến gân ba : Gỗ lớn, cao 30 - 35m, đường kính tới 80 - 90cm. đường kính tới 80 - 90cm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế). Cây ưa sáng, mọc 9 rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800m, Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 - 10. 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1.Vị trí địa lý Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3km về phía đông bắc. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên.Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là dòng sông Cầu uốn lượn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hướng bắc - nam xuống đến đập Thác Huống (xã Huống Thượng). Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. huyện Đồng Hỷ gồm: 9 tổng, 33 xã, thôn, trang, phường; huyện lỵ đặt ở xã Huống Thượng. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%. Núi Chùa Hang - xa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha.. 2.3.1.2. Điều kiện địa hình Địa hình huyện Đồng Hỷ là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. - Về kiểu địa hình, đại mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt: + Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. 10 2.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết Đồng Hỷ có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C. Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên. 2.3.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính: Đất thuộc loại hình Mắc mưa chứa, chủ yếu là Grnid, có diện Tích 19.97km2, tầng dày trung bình chiếm ưu thế, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3. Đất Zera lid nâu đỏ phát triển trên đá gabvô, có diện tích khoảng 2.8km2, tầng dày trung bình chiếm ưu thế, tỷ lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73% trong tổng số cấp hạt loại đất, phân bổ rải rác trong huyện. Đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27.68km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp. Đất phù sa suối, có khoảng 17.73km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ. Đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCO3, diện tích khoảng 1.82km2, phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi. Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.. 2.3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản Thảm thực vật của Đồng Hỷ toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lượng lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau khoảng 20 triệu tấn và mỏ Linh Sơn 1-3 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng