Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã điềm mặc, huyện định hoá, tỉnh thái nguyên

.PDF
96
28
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH BẮC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI XÃ ĐIỀM MẶC, VÙNG ĐỆM KHU ATK ĐỊNH HOÁ, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Quản lý tài nguyên rừng : Lâm nghiệp : 2015 - 2019 Thái Nguyên - Năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH BẮC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI XÃ ĐIỀM MẶC, VÙNG ĐỆM KHU ATK ĐỊNH HOÁ, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Quân Thái Nguyên - Năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày..…tháng.... năm 2019 Xác nhận GV hướng dẫn Người viết cam đoan TS. TRẦN CÔNG QUÂN NGUYỄN THÀNH BẮC Xác nhận của GV phản biện ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại xã Điềm Mặc về sinh kế của người dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng, em vận dụng những kiến thức đã được học từ khoa, nhà trường ngoài thực tế; Những kiến thức quý báu từ các cán bộ, người dân đã giúp em hoàn thành đề tài. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, cùng các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy em trong thời gian học tập tại trường; xin chân thành cảm ơn thầy Trần Công Quân người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý kiến cho em để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm Ban quản lý rừng ATK Định Hóa đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn, cán bộ, nhân dân xã Điềm Mặc đã hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp số liệu về điều kiện của gia đình, điều kiện sinh kế của gia đình dựa vào rừng. Với nhận thức và khả năng còn hạn hẹp bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn giúp đỡ em sửa chữa, bổ sung những thiếu sót ấy để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày....tháng.... năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thành Bắc iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất quy hoạch Lâm nghiệp các xã có diện tích rừng của BQL rừng ATK Định Hoá quản lý (2018)Error! Bookmark not Bảng 4.2: Trữ lượng rừng ATK Định Hoá (năm 2018)Error! Bookmark not defined. Bảng 4.3: Hiện trạng chủ quản lý đất đai Ban quản lý rừng ATK Định HoáError! Bookma Bảng 4.4: Tuổi trung bình, khả năng đọc chữ và cơ cấu dân tộc phân theo nhóm hộ ở xã Điềm Mặc ........ Error! Bookmark not defined. Bảng 4.5: Trình độ học vấn của các chủ hộ điều traError! Bookmark not defined. Bảng 4.6: Nghề nghiệp của các chủ hộ điều traError! Bookmark not defined. Bảng 4.7: Diện tích đất bình quân các loại của các nhóm hộError! Bookmark not defin Bảng 4.8: Thu nhập từ các ngành của các nhóm hộ điều tra xã Điềm MặcError! Bookma Bảng 4.9: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ trồng cây nông nghiệpError! Bookmark Bảng 4.10: Thu nhập từ các vật nuôi trong gia đình ở xã Điềm MặcError! Bookmark no Bảng 4.11: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ rừngError! Bookmark not defined. Bảng 4.12. Tổng hợp các nguồn thu của các hộ gia đình ở xã Điềm MặcError! Bookma Bảng 4.13: Các loại rủi ro ảnh hưởng đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá (2014 - 2018)Error! Bookmark not defined. Bảng 4.14: Lựa chọn sinh kế của các hộ người dân xã Điềm MặcError! Bookmark not Bảng 4.15: Hỗ trợ để tăng cường sinh kế của các hộ người dân xã Điềm MặcError! Bookma Bảng 4.16: Đánh giá tiếp cận dịch vụ và thị trường của người dânError! Bookmark not iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài ............................................. 29 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa ATK An toàn Khu BHYT Bảo hiểm y tế BQL Ban quản lý DTTS Dân tộc thiểu số KH Kế hoạch THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông PTNT Phát triển nông thôn TT Thị trấn DN Doanh Nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân TB Trung bình PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng QLBV Quản lý bảo vệ PTR Phát triển rừng SKBV Sinh kế bền vững LN Lâm Nghiệp vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................... Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN ................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG.............................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC HÌNH ............................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............. Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1: MỞ ĐẦU .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Đặt vấn đề................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Mục tiêu đề tài .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................... Error! Bookmark not defined. Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Cơ sở khoa học của vấn nghiên cứu ........ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .. Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dânError! Bookmark not defined. 2.2. Nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới và Việt Nam ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế người dân dựa vào rừng ở Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng ATK Định Hóa .........................................................................................................................17 vii 2.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá ......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Điềm Mặc....................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở xã Điềm Mặc, huyện Định HoáError! Bookmark not Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................ Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined. 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined. 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Cách tiếp cận của đề tài......................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............ Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá trong nghiên cứuError! Bookmark not d Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not defined. 4.1. Đánh giá hoạt động của Ban quản lý rừng ATK Định HoáError! Bookmark not de 4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai thuộc Ban quan lý rừng ATK Định HoáError! Bookma 4.1.2. Trữ lượng các loại rừng các xã thuộc Ban quản lý rừng ATK Định HóaError! Bookma 4.1.3. Hiện trạng chủ quản lý đất đai thuộc Ban quản lý rừng ATK Định HoáError! Bookm 4.2. Đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc, huyện Định HoáError! Bookmark not defined. 4.2.1. Thông tin chung về các chủ hộ được điều tra thuộc xã Điềm MặcError! Bookmar 4.2.2. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra .... Error! Bookmark not defined. 4.2.3. Diện tích bình quân đất đai của ba nhóm hộError! Bookmark not defined. 4.2.4. Thu nhập của các nhóm hộ điều tra ...... Error! Bookmark not defined. viii 4.3. Đánh giá các nguồn sinh kế mà đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá (2018)Error! Bookmark not defined. 4.3.1. Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số từ sản xuất nông nghiệpError! Bookmark 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá ............. Error! Bookmark not defined. 4.4.1. Nhóm yếu tố khách quan....................... Error! Bookmark not defined. 4.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan .......................... Error! Bookmark not defined. 4.5. Đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc, huyện Định HóaError! Bookmark not defined. 4.5.1. Các giải pháp tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Điềm Mặc ................................................... Error! Bookmark not defined. 4.5.2. Giải pháp kỹ thuật ................................. Error! Bookmark not defined. Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................. Error! Bookmark not defined. 5.1. Kết luận .................................................... Error! Bookmark not defined. 5.2. Đề nghị ..................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Rừng cung cấp cho ta những sản vật quý hiếm, ngoài ra còn có giá trị khác, như: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, chắn sóng, chắn cát bay, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, du lịch … và tham gia điều hòa khí hậu toàn cầu bằng cách hấp thụ CO2, tích lũy carbon và cung cấp oxi. Đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu, giá trị của rừng càng được đề cao. Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước nhằm nỗ lực bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa được thành lập theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 13-1-2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 đơn vị là: Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Định Hóa; Ban Quản lý khu rừng cảnh quan ATK Định Hóa và Hạt Kiểm lâm huyện Định Hóa. Ban Quản lý rừng ATK là tổ chức trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên (Sở Nông nghiệp và PTNT). Ban có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Những nhiệm vụ chủ yếu của Ban Quản lý gồm: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn huyện Định Hóa; thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên; tăng cường các hoạt động truyền thông để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về tài nguyên rừng; tham gia giải quyết các tranh chấp về rừng và đất rừng theo quy định… Ban có trụ sở tại xóm Dốc Châu, thị trấn Chợ Chu, Định Hóa. Sự thành lập Ban quản lý 2 rừng ATK Định Hóa được sự giúp đỡ của Tổ chức Lâm nghiệp Việt Đức GTZ thông qua việc hỗ trợ chuyên gia tư vấn về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng các phòng ban và tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn ATK Định Hóa đạt được những thành công nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK nhưng qua điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, Định Hóa vẫn còn trên 7.000 hộ nghèo, chiếm 27% và hơn 5.800 hộ cận nghèo, chiếm 22% dân số toàn huyện. Một trong các xã vùng đệm là xã Điềm Mặc là xã nằm phía Nam của huyện Định Hóa cách trung tâm huyện 16 km có đường tỉnh lộ 264 đi qua, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1653,56 ha. Trong đó đất lâm nghiệp là 1013,3 ha gồm rừng sản xuất là 235,6 ha rừng đặc dụng 777,7 ha . Ở khía cạnh tích cực, du lịch góp phần quảng bá những giá trị đặc trưng của di tích đến với công chúng, tăng cường nguồn lực để tái đầu tư bảo tồn di tích, tạo việc làm cho nhiều người, đặc biệt là người dân sở tại. Ở khía cạnh khác, du lịch càng phát triển càng tạo sức ép lên di tích: Lượng người tăng sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, sự xâm hại di tích, xâm hại tài nguyên rừng do tác động của con người... Hiện nay đời sống của nhân dân vùng ATK tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy đầu tư bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào vùng ATK; đặc biệt là người dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống dựa vào rừng ở các xã do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý, trong đó có người dân xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên” thực sự có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. 3 1.2. Mục tiêu đề tài Đề tài giải quyết các mục tiêu sau: - Đánh giá được thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc vùng đệm ATK Định Hoá. - Đánh giá tác động của tài nguyên rừng đến sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất được một số giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng, nhằm đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế của người dân sống dựa vào rừng tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở thực tiễn đề tài đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn nghiên cứu 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài *Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như trồng trọt nông nghiệp, lâm nghiệp). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài (external supporters) cơ hội thoát nghèo, thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo Lê Diên Dực (2002) [6]. Vì mục tiêu này, chúng ta xem xét khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. a) Khái niệm vùng đệm Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau: Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng. Luật Lâm nghiệp (2017) quy định: Phải đáp ứng được nhu cầu sinh kế của người dân sống gắn bó với rừng, hướng tới các mục tiêu rõ ràng hơn là bảo vệ rừng, cũng như hài hòa các mối quan hệ xã hội, thể chế quản lý đối với tài nguyên rừng, đất rừng trong thực tiễn, trở thành một nền tảng quan trọng, giúp bảo hộ quyền của các chủ thể, đặc biệt là hộ gia đình và cộng đồng, từ đó giúp thúc đẩy quản trị rừng theo hướng minh bạch, công bằng hơn, đảm bảo hiệu quả về cả kinh tế, môi trường và xã hội. Theo Lê Diên Dực (2002)[6] cho rằng: Vùng đệm được xây dựng chính 5 là để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng dân cư địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”. b) Dân tộc thiểu số là gì Lê Diên Dực (2002) [6] cho rằng: Dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau:“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Hiện nay dân tộc đa số là dân tộc Kinh (Việt), 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. Theo Tổng điều tra năm 2016 dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số toàn quốc; 6 dân tộc có số dân gần một triệu trở lên là Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H’mông; 16 dân tộc thiểu số ít người có số dân dưới 10.000 là La hủ, La ha, Pà thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô lô, Mảng, Cờ lao, Bố y, Cống, Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu. c) Sinh kế của người dân đại phương Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài 6 nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Có quan điểm khác cho rằng: Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh) một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên (Dẫn theo Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Quang Lê 2007) [9]. d) Sinh kế bền vững của người dân địa phương Hướng phát triển sinh kế cho người dân tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trong và ngoài nước là sinh kế bền vững. Trước khi xem xét vấn đề sinh kế bền vững chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm về phát triển bền vững. Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Hội nghị môi trường toàn cầu Rio De Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai [15]. Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người 7 thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [14]. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai [9]. “Sinh kế bền vững” nếu theo nghĩa này phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân. Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động. Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên [9]. 2.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dân a) Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh) một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con người có, được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau: - Nguồn lực con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. - Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các 8 tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau. - Nguồn lực tự nhiên: Là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một cộng đồng) mà con người trông cậy vào ví dụ như: Đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển. - Nguồn lực tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước. - Nguồn lực vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; Quy mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; Họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên;...[6]. Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm: Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng [6]. 9 - Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất... [6]. - Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải luôn sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,... [9]. - An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương thực... - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác. [9]. b) Các chiến lược sinh kế và kết quả Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên [8]. 10 c) Vai trò của rừng đối với sinh kế của người dân Tài nguyên rừng bao gồm đất rừng, bãi chăn thả gia súc, cây cối, động vật rừng, các nguồn lâm sản khác và dược liệu, nguồn gen, nguồn nước,... được xem là tài sản sinh kế (vốn tự nhiên) của mỗi hộ dân và cả cộng đồng. Xét trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, tài nguyên rừng là nguồn lực tạo ra các nguồn lực khác: Bán sản phẩm thu lượm từ rừng sẽ cho những khoản tiền mặt, bổ sung cho nguồn lực tài chính; Quản lý và sử dụng tài nguyên rừng dưới hình thức cộng đồng làm tăng mối liên kết và quan hệ giữa các cá nhân, bổ sung cho nguồn vốn xã hội [7]. Rừng là trung tâm sự sống của con người chừng nào con người còn sống trên trái đất. Rừng mang lại nhiều lợi ích không những cho địa phương mà còn cho quốc gia và cả thế giới. Rừng là nơi sinh sống cho hơn 200 triệu người ở vùng nhiệt đới. Họ có thể là những người dân sống ở vùng rừng qua nhiều thế hệ, mới chuyển đến như là người đến định cư hoặc là sống tạm, hoặc là người nơi khác đến để khai thác rừng [7]. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, rừng cung cấp gỗ và năng lượng cho con người. Giá trị các loại sản phẩm gỗ được buôn bán trên thị trường thế giới hàng năm lên đến 36000 triệu USD. Lượng tiêu thụ củi đốt và than củi của cả thế giới lên đến 1800 triệu m3. Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thảo dược, nhựa, sợi, thức ăn cho gia súc và những sản phẩm cần thiết khác. Động vật rừng chiếm từ 70 - 90% tổng lượng protêin động vật được tiêu thụ. Người dân nông thôn dùng lâm sản để ăn (măng tre nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng (mây tre, cây quanh nhà, lá lợp), công cụ săn bắn và canh tác. Có nhiều vùng dân cư sống ở vùng nông thôn có đến 50% thu nhập của các hộ dân nông thôn là từ lâm sản ngoài gỗ [3]. Rừng mang lại những lợi ích về môi trường cho con người. Rừng có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng