Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kiểm toán căn bản

.PDF
254
99
70

Mô tả:

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ---------- 1 1.1 Định nghĩa-------------------------------------------------------------------------------------- 1 1.2 Phân loại kiểm toán --------------------------------------------------------------------------- 1 1.2.1 Phân loại theo mục đích ----------------------------------------------------------------- 1 1.2.2 Phân loại theo chủ thể kiểm toán ------------------------------------------------------- 2 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán ------------------------------------------- 3 1.3.1 Trên thế giới------------------------------------------------------------------------------- 3 1.3.2 Ở Việt Nam ------------------------------------------------------------------------------- 3 1.4 Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế ---------------------------------------------------- 5 1.5 Kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp --------------------- 5 1.5.1 Kiểm toán viên độc lập ------------------------------------------------------------------ 5 1.5.2 Hình thức tổ chức và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập - 6 1.5.3 Tổ chức nghề nghiệp -------------------------------------------------------------------- 8 1.6 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính ---------------------------------------------------- 10 CHƢƠNG 2: MÔI TRƢỜNG KIỂM TOÁN ------------------------------------------------- 13 2.1 Môi trƣờng kiểm toán ----------------------------------------------------------------------- 13 2.1.1 Đặc điểm của nghề kiểm toán --------------------------------------------------------- 13 2.1.2 Môi trƣờng kiểm toán ------------------------------------------------------------------- 14 2.2 Chuẩn mực kiểm toán ----------------------------------------------------------------------- 14 2.3 Đạo đức nghề nghiệp ------------------------------------------------------------------------ 16 2.4 Trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập -------------------------------------------------- 19 2.4.1 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những sai phạm của đơn vị ------------ 19 2.4.2 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên --------------------------------------------- 24 2.4.3 Các biện pháp để hạn chế trách nhiệm pháp lý -------------------------------------- 26 2.5 Khoảng cách giữa yêu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của ngành nghề -------- 27 2.6 Giám sát hoạt động kiểm toán độc lập ---------------- Error! Bookmark not defined. 2.6.1 Thiết lập và tăng cƣờng sự giám sát đối với hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán --- Error! Bookmark not defined. 2.6.2 Tăng cƣờng tính độc lập của kiểm toán viên ---- Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ------------------------------------------ 29 3.1 Định nghĩa và các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ --------------------- 29 3.1.1 Định nghĩa -------------------------------------------------------------------------------- 29 3.1.2 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ --------------------------------- 29 3.1.3 Vai trò và trách nhiệm của các đối tƣợng có liên quan đến kiểm soát nội bộ --- 34 3.1.4 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ -------------------------- 36 3.2 Trình tự nghiên cứu kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên ------------------------------ 36 3.2.1 Mục đích nghiên cứu kiểm soát nội bộ ----------------------------------------------- 36 3.2.2 Trình tự nghiên cứu kiểm soát nội bộ ------------------------------------------------ 36 CHƢƠNG 4: CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN ------------------------------------------------------ 43 4.1 Tiền kế hoạch --------------------------------------------------------------------------------- 43 4.1.1 Tiếp nhận khách hàng------------------------------------------------------------------- 43 4.1.2 Phân công kiểm toán viên -------------------------------------------------------------- 45 4.1.3 Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng ----------------------------------------------------- 45 4.1.4 Hợp đồng kiểm toán -------------------------------------------------------------------- 46 4.2 Tìm hiểu về khách hàng --------------------------------------------------------------------- 47 4.2.1 Những nội dung cần hiểu biết --------------------------------------------------------- 48 4.2.2 Phƣơng pháp tìm hiểu ------------------------------------------------------------------ 48 4.3 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rũi ro kiểm toán ------------------------------------ 51 4.3.1 Xác lập mức trọng yếu ------------------------------------------------------------------ 51 4.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán -------------------------------------------------------------- 54 4.3.3 Quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán ----------------------------------------- 62 4.4 Xây dựng kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán ------------------------------------------ 63 CHƢƠNG 5: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ------------------------------------------------ 75 5.1 Bằng chứng kiểm toán ----------------------------------------------------------------------- 75 5.1.1 Khái niệm--------------------------------------------------------------------------------- 75 5.1.2 Yêu cầu ----------------------------------------------------------------------------------- 75 5.1.3 Các phƣơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán ---------------------------------- 78 5.1.4 Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt ----------------------------------------------- 82 5.2 Phƣơng pháp lựa chọn các thử nghiệm---------------------------------------------------- 87 5.2.1 Chọn toàn bộ ----------------------------------------------------------------------------- 87 5.2.2 Lựa chọn các phần tử cụ thể ----------------------------------------------------------- 88 5.2.3 Lấy mẫu kiểm toán ---------------------------------------------------------------------- 89 5.3 Hồ sơ kiểm toán ------------------------------------------------------------------------------ 93 5.3.1 Khái niệm--------------------------------------------------------------------------------- 93 5.3.2 Phân loại hồ sơ kiểm toán -------------------------------------------------------------- 94 5.3.3 Các thành phần của hồ sơ kiểm toán năm -------------------------------------------- 95 5.3.4 Các biểu cơ sở --------------------------------------------------------------------------- 96 5.3.5 Yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán ------------------------------------------------------ 96 5.3.6 Vấn đề bảo mật và lƣu trữ hồ sơ kiểm toán ------------------------------------------ 99 CHƢƠNG 6: KIỂM TOÁN TRONG MÔI TRƢỜNG TIN HỌC ------------------------- 99 6.1 Bản chất của hệ thống máy tính ---------------------------------------------------------- 100 6.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống máy tính --------------------------------------------- 101 6.1.2 Các đặc tính của hệ thống máy tính ------------------------------------------------- 102 6.2 Kiểm soát nội bộ trong môi trƣờng tin học --------------------------------------------- 105 6.2.1 Ảnh hƣởng của môi trƣờng tin học đến kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 105 6.2.2 Tổ chức hệ thống thông tin trong môi trƣờng tin học ---------------------------- 106 6.2.3 Các hoạt động kiểm soát ------------------------------------------------------------- 108 6.3 Kiểm toán trong môi trƣờng tin học ----------------------------------------------------- 115 6.3.1 Sự hiểu biết về môi trƣờng tin học -------------------------------------------------- 116 6.3.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trƣờng tin học ------------------ 116 6.3.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát------------------------------------------------------------- 117 6.3.4 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản --------------------------------------------------- 123 CHƢƠNG 7: HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN ---------------------------------------------- 126 7.1 Chuẩn bị kiểm toán ------------------------------------------------------------------------ 126 7.1.1 Xem xét các khoản nợ tiềm tàng ---------------------------------------------------- 126 7.1.2 Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính ------- 128 7.1.3 Xem xét về giả định hoạt động liên tục -------------------------------------------- 132 7.1.4 Đánh giá kết quả ----------------------------------------------------------------------- 135 7.2 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ------------------------------------------------- 139 7.2.1 Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính -------------- 139 7.2.2 Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ----------------- 140 7.2.3 Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ---------------------------------- 142 7.2.4 Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán --------------------------------------- 145 BÀI TẬP CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ------- 148 CHƢƠNG 2: MÔI TRƢỜNG KIỂM TOÁN ----------------------------------------------- 159 CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ---------------------------------------- 166 CHƢƠNG 4: CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN ---------------------------------------------------- 179 CHƢƠNG 5: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ---------------------------------------------- 206 CHƢƠNG 6: KIỂM TOÁN TRONG MÔI TRƢỜNG TIN HỌC ----------------------- 236 CHƢƠNG 7: HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN ---------------------------------------------- 241 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP MỤC TIÊU Chƣơng này giới thiệu tổng quan về kiểm toán và kiểm toán độc lập nhằm đặt nền móng cho việc học và hiểu đƣợc các nội dung sẽ lần lƣợt trình bày trong các chƣơng sau. Sau khi kết thúc chƣờng này bạn có thể hiểu đƣợc: - Định nghĩa, vai trò, phân loại của kiểm toán - Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán. - Cung cấp kiến thức về kiểm toán viên độc lập, hình thức tổ chức và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập, đặc biệt là quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1 Định nghĩa Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhƣng hiện nay định nghĩa đƣợc chấp nhận rộng rãi là: “ Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin đƣợc kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Quá trình kiểm toán phải đƣợc thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”. 1.2 Phân loại kiểm toán 1.2.1 Phân loại theo mục đích 1.2.1.1 Kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để đề xuất những biện pháp cải tiến. Ở đây, sự hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu; còn tính hiệu quả đƣợc tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và các nguồn lực đã sử dụng. Đối tƣợng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, đó có thể là tính hiệu quả của hoạt động mua hàng của toàn đơn vị hay việc đạt đƣợc mục tiêu của bộ phận sản xuất, bộ phận marketing, hoặc đi sâu xem xét từng mặt hoạt động của một phân xƣởng…. 1.2.1.2 Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó, thí dụ các văn bản luật pháp, những điều khoản của một hợp đồng hay một quy định của đơn vị…. 1 1.2.1.3 Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đƣa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một đơn vị. Do báo cáo tài chính bắt buộc phải đƣợc lập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đƣợc sử dụng làm thƣớc đo trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1.2.2 Phân loại theo chủ thể kiểm toán 1.2.2.1 Kiểm toán nội bộ Là loại kiểm toán do nhân viên của đơn vị thực hiện, họ có thể thực hiện cả ba loại kiểm toán nói trên, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động. Để có thể hoạt động hữu hiệu, bộ phận kiểm toán nội bộ cần đƣợc tổ chức độc lập với bộ phận đƣợc kiểm toán. Tuy nhiên, do kiểm toán viên nội bộ là nhân viên của đơn vị nên kết quả kiểm toán của họ chỉ có giá trị đối với đơn vị và thƣờng không đạt đƣợc sự tin cậy của những ngƣời bên ngoài. 1.2.2.2 Kiểm toán của Nhà nƣớc Là hoạt động kiểm toán do các công chức của Nhà nƣớc tiến hành và chủ yếu là thực hiện kiểm toán tuân thủ, chẳng hạn nhƣ xem xét việc chấp hành luật pháp ở các đơn vị. Riêng tại các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, kiểm toán viên của Nhà nƣớc có thể thực hiện kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán báo cáo tài chính. Hoạt động kiểm toán của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ quan chức năng nhƣ cơ quan thuế, thanh tra… Trong các hoạt động kiểm toán của Nhà nƣớc, lĩnh vực đƣợc đặc biệt quan tâm là hoạt động của cơ quan kiểm toán quốc gia để kiểm tra về việc sử dụng ngân sách của các cơ quan công quyền, hay việc sử dụng các nguồn lực trong các dự án, các chƣơng trình cấp quốc gia….Ở Việt Nam, chức năng này thuộc về Kiểm toán Nhà nƣớc, một cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nƣớc do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. 1.2.2.3 Kiểm toán độc lập Là loại kiểm toán đƣợc tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập. Họ thƣờng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, và tùy theo từng yêu cầu của khách hàng, họ còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhƣ kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tƣ vấn về kế toán, thuế, tài chính… 2 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán 1.3.1 Trên thế giới Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu đời kể từ thời kỳ các thông tin đƣợc phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai, vì thế từ gốc của thuật ngữ kiểm toán (audit) theo tiếng La tinh là “auditus” có nghĩa là “nghe”. Từ thời Trung cổ, kiểm toán đƣợc thực hiện để thẩm tra về tính chính xác của các thông tin tài chính, trong giai đoạn này chủ yếu là sự phát triển của kiểm toán tuân thủ do các kiểm toán viên của Nhà nƣớc. Sau này, với sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán và công ty cổ phần, cũng nhƣ do sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, nên dần dần đã diễn ra sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành của những nhà quản lý. Từ đó đã xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của các nhà quản lý lẫn những ngƣời làm công, vì thế kiểm toán độc lập đã đƣợc ra đời vào thế kỷ thứ 18 để đáp ứng cho nhu cầu này. Đến đầu thế kỷ thứ 20, nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng triệu nhà đầu tƣ chứng khoán. Vì thế, trong khi mục đích của kiểm toán Nhà nƣớc và kiểm toán nội bộ không có sự thay đổi đáng kể, kiểm toán độc lập báo cáo tài chính từ mục đích phát hiện sai phạm đã chuyển sang mục đích mới là nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, và lúc này kết quả kiểm toán chủ yếu phục vụ cho các bên thứ ba để giúp họ đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bƣớc sang thế kỷ 21, vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên do tiến trình toàn cầu hòa nền kinh tế thế giới, nhất là thị trƣờng tài chính. Sự phát triển của lực lƣợng các nhà đầu tƣ quốc tế vƣợt ra khỏi biên giới của các quốc gia đã làm tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính và các thông tin khác. Mặt khác, sự kiện Enron và sự sụp đổ của Arthur Andresen đã dẫn đến những thách thức lớn lao cho nghề nghiệp kiểm toán nếu muốn giữ đƣợc sự tín nhiệm của công chúng. 1.3.2 Ở Việt Nam Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tuy đã có một lịch sử lâu dài, thế nhƣng đến trƣớc thập niên 90 của thế kỷ 20, hoạt động này chủ yếu là do Nhà nƣớc tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là từ khi có Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, sự xuất 3 hiện của những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã lại tạo nên nhu cầu cần có kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính. Để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, vào đầu thập niên 90, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam đƣợc tái lập với sự ra đời của Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Việt Nam cũng đã từng bƣớc thể chế hóa hoạt động kiểm toán. Khởi đầu là vào tháng 01/1994, Quy chế kiểm toán độc lập đƣợc Chính phủ ban hành theo Nghị định 07/CP ngày 19/01/1994 và đƣợc hƣởng dẫn thực hiện bởi Thông tƣ 22/TC/CĐKT ngày 19/03/1994 của Bộ Tài chính. Thứ đến vào tháng 7/1994, cơ qua Kiểm toán Nhà nƣớc trực thuộc Chính phủ đƣợc thành lập và hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Kiểm Toán Nhà nƣớc. Tháng 10/1997, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nƣớc theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về Kiểm toán độc lập để thay thế cho Nghị định 07/CP, sau đó là Nghị định 133/2005/NĐCP ngày 31/10/2005 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tƣ 64/2004/TT-TC ngày 29/6/2004 để hƣớng dẫn thi hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP và thay thế thông tƣ 22/TC/CĐKT. Ngoài ra, từ tháng 01/2006, Luật Kiểm toán Nhà nƣớc 2005 bắt đầu có hiệu lực, từ lúc này, cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc không còn trực thuộc Chính phủ và trở thành cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nƣớc do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc nghiên cứu để xây dựng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng đƣợc tiến hành từ năm 1997. Đến tháng 9/1999, Bộ Tài chính đã ban hành 04 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đầu tiên, tính đến tháng 10/2007 đã có 37 chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam đƣợc ban hành. Thông tƣ 214/2012/TT-BTC ngày 6/12/2012 của BTC ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới, gồm 37 chuẩn mực đƣợc soạn thảo và cập nhật theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho sự phát triển của nghề nghiệp, Hội kế toán Việt Nam (nay là Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, viết tắt là VAA) đã đƣợc thành lập vào năm 1994. Đến tháng 5/1998, VAA đƣợc kết nạp chính thức là thành viên thứ 7 của 4 AFA (Liên đoàn kế toán ASEAN) và là thành viên thứ 130 của IAF (Liên đoàn Kế toán Quốc tế). Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam cũng đã là thành viên của INTOSAI (Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao). Đến tháng 04/2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã đƣợc thành lập với tƣ cách một tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề, VACPA là một thành viên của VAA. 1.4 Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể đƣợc rất nhiều ngƣời sử dụng, và dĩ nhiên nhiều ngƣời sử dụng cần có đƣợc những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế. Thế nhƣng, do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển đã tạo nên hệ quả là khả năng nhận đƣợc những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng. Rũi ro về thông tin gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế, cần có những giải pháp để làm giảm rũi ro. Cách đƣợc xem là có hiệu quả nhất là bắt buộc báo cáo tài chính phải đƣợc kiểm toán bởi kiểm toán viêm độc lập. Ở Việt Nam, hiện nay đối tƣợng kiểm toán bắt buộc khá rộng rãi, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển; tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; các doanh nghiệp cổ phần có yết giá trên thị trƣờng chứng khoán, các doanh nghiệp nhà nƣớc có quy mô lớn… Đối với doanh nghiệp, kiểm toán độc lập còn góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ngoài ra họ còn có thể tƣ vấn giúp doanh nghiệp hạn chế khả năng xảy ra các sai phạm về kế toán, tài chính…. 1.5 Kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp 1.5.1 Kiểm toán viên độc lập Hầu hết các quốc gia đều đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhất định. Vì thế, nếu muốn hành nghề kiểm toán độc lập, họ thƣờng phải đạt các chỉ tiêu sau đây: - Đƣợc đào tạo về kế toán ở một trình độ nhất định. - Đã có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán. - Trúng tuyển một kỳ thi quốc gia về các kiến thức kế toán, kiểm toán, luật kinh doanh… Tại Việt Nam, điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định: 5 “1. Kiểm toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Không thuộc đối tƣợng quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15 của Nghị định này; b) Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên. c) Có khả năng sử dụng tiếng nƣớc ngoài thông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính; d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trƣởng Bộ Tài chính cấp. 2. Những ngƣời có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, đƣợc Bộ Tài Chính Việt Nam thừa nhận thì phải đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài Chính tổ chức và đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên thì đƣợc công nhận là kiểm toán viên”. 1.5.2 Hình thức tổ chức và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập 1.5.2.1 Hình thức tổ chức Một doanh nghiệp kiểm toán có thể hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần tùy theo luật pháp của từng quốc gia. Tuy nhiên hình thức phổ biến nhất của các công ty kiểm toán trên thế giới là công ty hợp danh và khi đó họ thƣờng phải chịu trách nhiệm vô hạn. Còn nếu thành lập tổ chức kiểm toán dƣới hình thức công ty cổ phần, thì đây lại là một loại công ty cổ phần đặc biệt, nghĩa là sẽ phải có ngƣời chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn. Hiện nay, ở Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán hoạt động theo một trong những hình thức là công ty TNHH, công ty hợp danh, DNTN hay doanh nghiệp theo Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. 1.5.2.2 Các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán Các doanh nghiệp kiểm toán có thể cung cấp nhiều dịch vụ thuộc những lĩnh vực khác nhau, nhƣ là: 6 - Dịch vụ xác nhận: Nhƣ kiểm toán các báo cáo tài chính, kiểm toán các thông tin tài chính tƣơng lai…Trong dịch vụ này, kiểm toán viên cung cấp một sự bảo đảm nhất định cho thông tin ở những mức độ khác nhau. - Dịch vụ kế toán: Bao gồm ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cho khách hàng. Khác với dịch vụ xác nhận, lúc này doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện việc kiểm tra mà cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở các tài liệu do khách hàng cung cấp. - Tƣ vấn thuế: Đây là một dịch vụ mà doanh nghiệp kiểm toán thƣờng đảm nhận cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân để lập những tờ khai nộp thuế, tƣ vấn về khía cạnh thuế của các phƣơng án kinh doanh. - Tƣ vấn về quản trị: Nhờ có những chuyên gia am tƣờng về nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp kiểm toán có thể cung ứng dịch vụ tƣ vấn quản trị, hoặc làm cố vấn cho khách hàng về các lĩnh vực nhƣ tiếp thị, tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự, thiết kế và cài đặt các phần mềm, tổ chức hệ thống xử lý thông tin. Ngoài ra, họ có thể giúp khách hàng tuyển dụng nhân viên, thiết lập và phân tích các dự án, đánh giá tài sản, tƣ vấn đầu tƣ…. Ở Việt Nam, điều 22 Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định cụ thể nhƣ sau: “1. Doanh nghiệp kiểm toán đƣợc đăng ký thực hiện các dịch vụ kiểm toán nhƣ sau: a) Kiểm toán báo cáo tài chính; b) Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế; c) Kiểm toán hoạt động; d) Kiểm toán tuân thủ; e) Kiểm toán nội bộ; f) Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành (kể cả báo cáo tài chính hằng năm); g) Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; h) Kiểm toán thông tin tài chính; i) Kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trƣớc. 2. Doanh nghiệp kiểm toán đƣợc đăng ký thực hiện các dịch vụ khác sau: a) Tƣ vấn tài chính; b) Tƣ vấn thuế; c) Tƣ vấn nguồn nhân lực; d) Tƣ vấn ứng dụng công nghệ thông tin; 7 đ) Tƣ vấn quản lý; e) Dịch vụ kế toán; f) Dịch vụ đánh giá tài sản; h) Dịch vụ bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán; i) Các dịch vụ liên quan về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật; j) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính. 3. Doanh nghiệp kiểm toán không đƣợc đăng ký kinh doanh và kinh doanh các ngành, nghề không liên quan với các dịch vụ quy định tại khoản 1, 2 Điều này.” 1.5.2.3 Phân loại doanh nghiệp kiểm toán Do quy mô và địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán rất khác nhau, từ những văn phòng kiểm toán chỉ có một kiểm toán viên và hoạt động tại một địa phƣơng, cho đến những công ty rất lớn với hàng chục ngàn nhân viên và hoạt động trên phạm vi toàn cầu, nên ngƣời ta thƣờng chia thành bốn nhóm nhƣ sau: - Văn phòng kiểm toán địa phƣơng: Chỉ gồm một hay vài kiểm toán viên và phục vụ cho khách hàng tại một địa phƣơng. Dịch vụ cung cấp chủ yếu là tƣ vấn thuế, quản trị và dịch vụ kế toán, riêng dịch vụ kiểm toán thƣờng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. - Công ty kiểm toán khu vực: là những công ty có vài chục kiểm toán trở lên, họ có văn phòng ở một số tỉnh, thành phố, và tỷ trọng dịch vụ kiểm toán cung ứng cũng nhiều hơn nhóm trên. - Công ty kiểm toán quốc gia: Là những công ty có chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố của một quốc gia. Các công ty này có thể liên kết với những công ty kiểm toán nƣớc ngoài để hoạt động trên phạm vi quốc tế, và họ cũng cạnh tranh với công ty kiểm toán quốc tế. - Công ty kiểm toán quốc tế: Là những công ty rất lớn, có đến hàng chục nghìn nhân viên, với hàng trăm chi nhánh trên khắp thế giới, và có doanh thu hàng năm lên đến vài tỷ đô la Mỹ. Khách hàng của họ thƣờng là những công ty đa quốc gia và các doanh doanh nghiệp lớn. Họ thƣờng cung cấp rất nhiều dịch vụ, với dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các công ty kiểm toán này đƣợc gọi là “Big Four”, bao gồm: Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young, KPMG, Pricewaterhouse Coopers. 1.5.3 Tổ chức nghề nghiệp 1.5.3.1 Tại các quốc gia 8 Tổ chức nghề nghiệp của các kế toán viên và kiểm toán viên đƣợc thành lập ở nhiều quốc gia. Thành viên của tổ chức này bao gồm những kế toán viên, kiểm toán viên, các tổ chức kiểm toán, và nhiều tổ chức chuyên ngành khác nhƣ Phòng thƣơng mại, Hiệp hội ngân hàng, Ủy ban chứng khoán…Có những quốc gia chỉ thành lập một tổ chức nghề nghiệp, nhƣng có quốc gia lại đồng thời có nhiều tổ chức. Sau đây là một vài tổ chức nghề nghiệp tại một số quốc gia: - Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants – AICPA). - Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Nhật (Japanese Institute of Certified Public Accountants – JICPA). - Hiệp hội Giám định viên Kế toán Anh quốc và xứ Wales (Institute of Chartered Accountants in England and Wales – ICAEW). - Đoàn Kiểm toán viên Đức (Wirtchaftsprferkammer – WPK). - Liên đoàn Quốc gia các Chuyên viên Kế toán Pháp (Compagnie Nationale de Commissaires aux Comptes – CNCC)… Các tổ chức nghề nghiệp có thể đƣợc hình thành trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên sau khi đạt đƣợc những tiêu chuẩn nhất định; hoặc đƣợc quy định bắt buộc đối với mọi ngƣời hành nghề kiểm toán. Có những tổ chức đã thành lập cách đây hơn trăm năm, thí dụ ICAEW hay có những tổ chức có số thành viên rất đông, chẳng hạn nhƣ AICPA có trên 300.000 hội viên. Những tổ chức này đã và đang là nhân tố quan trọng để phát triển ngành kế toán nói chung, và ngành kiểm toán nói riêng. Tổ chức nghề nghiệp quốc gia có thể bao gồm các ủy ban chuyên môn về kế toán, kiểm toán, đào tạo, đạo đức nghề nghiệp….và thƣờng có các chức năng sau: - Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về kế toán và kiểm toán, nhằm giúp cho các thành viên luôn tiếp cận với các kiến thức mới để nâng cao trình độ. - Ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp và xử lý những hành vi vi phạm của các thành viên. - Quản lý chất lƣợng hoạt động kiểm toán, bằng cách quy định những tiêu chuẩn kiểm tra chất lƣợng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán… - Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên… Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Vietnam Association of Accountants anh Auditors – VAA) đƣợc thành lập vào năm 1994, đó là thành viên của Hội đồng Quốc 9 gia về Kế toán – một tổ chức đƣợc thành lập vào năm 1999 để tƣ vấn về kế toán và kiểm toán cho Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Vietnam Association of Certified Public Accountants – VACPA) đã thành lập vào tháng 4/2005. 1.5.3.2 Trên thế giới Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) là tổ chức phi chính phủ bao gồm các tổ chức nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ra đời vào ngày 7/10/1977, tính đến nay IFAC có 155 thành viên ở 118 nƣớc, đại diện cho hơn hai triệu năm trăm ngàn kế toán viên trên toàn cầu. Mục tiêu chính của IFAC đƣợc nêu rõ trong Hiến chƣơng (2006). Một tổ chức quốc tế khác của nghề nghiệp là Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accouting Standards Board – IASB), có tiền than là IASC (International Accouting Standards Committee) đƣợc thành lập năm 1973. IASB ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards – IFRS), trƣớc đây gọi là các chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard – IAS). Báo cáo tài chính lập theo IFRS đƣợc chấp nhận tại nhiều thị trƣờng chứng khoán thế giới. Nhiều quốc gia sử dụng IFRS để làm cơ sở xây dựng chuẩn mực kế toán quốc gia, trong đó có Việt Nam. 1.6 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên bao gồm ba giai đoạn chính là chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành kiểm toán, những nội dung của quy trình này sẽ đƣợc giới thiệu chi tiết hơn trong các chƣơng sau: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm: - Tiền kế hoạch là quá trình kiểm toán viên tiếp cận khách hàng để thu thập những thông tin cần thiết nhằm giúp cho họ hiểu về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng…Trên cơ sở đó, hai bên sẽ ký hợp đồng kiểm toán hoặc thƣ cam kết kiểm toán. - Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, xác lập mức trọng yếu…để lập kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán, nhờ đó sẽ nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán. 10 Giai đoạn kế tiếp là thực hiện kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhằm làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thực hiện hai loại thử nghiệm chủ yếu là: - Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Thí dụ, kiểm toán viên có thể chọn mẫu các hóa đơn bán hàng để kiểm tra sự xét duyệt của ngƣời có thẩm quyền. Kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để kiểm toán viên điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản. - Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Trong thủ tục phân tích, kiểm toán viên so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu hƣớng để phát hiện các biến động bất thƣờng, thí dụ việc so sánh số dƣ cuối kỳ và đầu kỳ của các khoản phải thu, hoặc tính số vòng quay nợ phải thu có thể tiết lộ cho kiểm toán viên biết về khả năng có sai lệch trọng yếu trong số dƣ nợ phải thu cuối kỳ. Còn khi thực hiện thử nghiệm chi tiết, kiểm toán viên đi sâu vào việc kiểm tra các số dƣ hoặc nghiệp vụ bằng các phƣơng pháp thích hợp, chẳng hạn gửi thƣ xác nhận các khoản phải thu, chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, kiểm tra tài liệu… Cuối cùng, hoàn thành kiểm toán là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập đƣợc để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Tùy theo sự đánh giá về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính mà kiểm toán viên sẽ phát hành loại báo cáo kiểm toán tƣơng ứng. Chẳng hạn nhƣ khi nhận thấy báo cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Còn nếu giữa kiểm toán viên và đơn vị có sự bất đồng ý kiến về việc vận dụng những chuẩn mực và chế độ kế toán, hay khi kiểm toán viên bị giới hạn phạm vi kiểm toán, lúc này tùy theo từng mức độ mà kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo loại ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến không chấp nhận, hay ý kiến từ chối nhận xét. Trong các giai đoạn trên, kiểm toán viên còn phải tập hợp và lƣu trữ tất cả tài liệu về quá trình làm việc và những bằng chứng thu thập đƣợc trong hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán giúp cho việc tổ chức, kiểm tra, giám sát toàn bộ cuộc kiểm toán, và khi có 11 tranh chấp đó là tài liệu rất có giá trị để chứng minh ý kiến của kiểm toán viên là đúng đắn. 12 CHƢƠNG 2: MÔI TRƢỜNG KIỂM TOÁN MỤC TIÊU Chƣơng này cung cấp kiến thức cơ bản về môi trƣờng hoạt động của kiểm toán. Sau khi kết thúc chƣơng này sinh viên có thể hiểu đƣợc: - Đặc điểm ngành nghề kiểm toán và môi trường hoạt động kiểm toán - Những chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của kiểm toán viên - Khoảng cách giữa yêu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của ngành nghề 2.1 Môi trƣờng kiểm toán 2.1.1 Đặc điểm của nghề kiểm toán Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập, bên cạnh việc phục vụ cho khách hàng, còn phải phục vụ cho lợi ích của đông đảo công chúng. Đó là những nhà đầu tƣ, các chủ nợ và những ngƣời muốn dựa vào ý kiến khách quan, trung thực của kiểm toán viên để tiến hành các giao dịch kinh tế. Do đó, trong khi nhiều ngành nghề khác lấy khách hàng làm đối tƣợng phục vụ chủ yếu, kiểm toán viên độc lập tuy cũng thu phí của khách hàng, nhƣng lại lấy những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài đơn vị làm đối tƣợng phục vụ chủ yếu. Chính vì vậy, kiểm toán viên độc lập là một nghề đặc biệt và mang những đặc điểm sau: “- Lấy lợi ích đông đảo ngƣời sử dụng làm mục tiêu và mục đích hoạt động. - Phải có các tiêu chuẩn riêng cho những ngƣời muốn tham gia vào hoạt động này, và phải bảo đảm chất lƣợng dịch vụ cung ứng. - Đƣợc chính phủ chính thức công nhận, thông qua việc cấp giấy phép hành nghề kiểm toán viên. - Đƣợc đào tạo có hệ thống, phải có kiến thức sâu rộng, và phải xem việc đáp ứng những yêu cầu cụ thể của xã hội là mục tiêu hoạt động. - Có tổ chức nghề nghiệp riêng, tổ chức này chuyên nghiên cứu để hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp, và là phát ngôn viên chính thức của nghề nghiệp trƣớc xã hội. - Xem việc phục vụ xã hội còn quan trọng hơn cả nhiệm vụ đối với khách hàng. - Công khai thừa nhận trách nhiệm đối với xã hội, đối với việc bảo vệ lợi ích của đông đảo ngƣời sử dụng hơn là những lợi ích về vật chất.” 13 Những đặc điểm trên cho thấy nghề nghiệp kiểm toán luôn phải đặt trách nhiệm và nghĩa vụ của kiểm toán viên đối với xã hội, đối với công chúng lên hàng đầu. Để thực hiện và duy trì đƣợc đều trên, kiểm toán viên luôn phải nhận thức đƣợc trách nhiệm nghề nghiệp của mình đối với lợi ích của xã hội, đó chính là sự thịnh vƣợng chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích của nghề kiểm toán. 2.1.2 Môi trƣờng kiểm toán Xuất phát từ các đặc điểm trên, môi trƣờng của hoạt động kiểm toán chịu tác động từ nhiều phía: - Từ yêu cầu của xã hội đối với chức năng kiểm toán, yêu cầu này luôn thúc đẩy hoạt động kiểm toán phải ngày càng hoàn thiện hơn để cung cấp một mức độ bảo đảm cao hơn cho các thông tin đƣợc kiểm toán. - Từ yêu cầu của Nhà nƣớc, với tƣ cách ngƣời quản lý xã hội, Nhà nƣớc sẽ đƣa ra những định chế để giám sát hoạt động kiểm toán trong một khuôn khổ pháp lý phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của xã hội. - Từ chính những ngƣời hành nghề kiểm toán, thông qua tổ chúc nghề nghiệp của mình. Sự ý thức cao về trách nhiệm xã hội đã thúc đẩy tổ chức nghề nghiệp phải không ngừng giám sát các thành viên của mình để nâng cao chất lƣợng công việc mà qua đó nâng cao uy tín đối với xã hội. - Hai nhân tố yêu cầu của Nhà nƣớc và vai trò của tổ chúc nghề nghiệp có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nếu tổ chức nghề nghiệp phát triển mạnh và đƣa ra đƣợc các chuẩn mực và quy định chặt chẽ để tự kiểm soát hoạt động nghề nghiệp, Nhà nƣớc sẽ giới hạn vai trò của mình trong việc chỉ đƣa ra khuôn khổ pháp lý chung, thí dụ ban hành Luật Công ty hay Luật Chứng khoán để xác định những trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của kiểm toán viên đối với báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính. Ngƣợc lại, nếu tổ chức nghề nghiệp không đủ mạnh để đảm nhận vai trò này, Nhà nƣớc phải can thiệp sâu hơn bằng việc đƣa ra các văn bản pháp luật quy định về chuẩn mực kiểm toán… 2.2 Chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán là quy định và hƣớng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sở để kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm soát và làm cơ sở kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Nói cách khác, chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. Hiểu theo nghĩa rộng, chuẩn mực kiểm toán bao gồm cả những hƣớng dẫn và giải thích về các nguyên tắc cơ 14 bản để kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, cũng nhƣ để đo lƣờng và đánh giá chất lƣợng công việc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán của nhiều nƣớc đã đƣợc hình thành từ đầu thế kỷ 20 dƣới hình thức sơ khai là những ấn phẩm hƣớng dẫn về các thủ tục kiểm toán do tổ chức nghề nghiệp ban hành. Đến năm 1948, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ bắt đầu đƣợc ban hành các chuẩn mực kiểm toán đƣợc chấp nhận phổ biến. Sau đó, chuẩn mực kiểm toán của nhiều quốc gia khác cũng lần lƣợt đƣợc ban hành ở Úc (1951), Đức (1964), Pháp (1971), Anh (1980)… Nhằm phát triển và tăng cƣờng sự phối hợp của ngành nghề một cách hài hòa trên toàn thế giới, IFAC đã ủy nhiệm cho IAASB (Ủy ban Quốc tế về Chuẩn mực Kiểm toán và Dịch vụ bảo đảo – International Auditing and Assurance Standards Board) ban hành hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán (International Standard on Auditing – ISA). Mỗi chuẩn mực trình bày về những thủ tục, nguyên tắc cơ bản và thể thức áp dụng chúng trong các vấn đề cụ thể, chẳng hạn về Lập kế hoạch trong kiểm toán báo cáo tài chính (ISA 300), Tính trọng yếu trong kiểm toán (ISA 320), Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đƣợc lập cho mục đích chung (ISA 700)… Thông qua hoạt động thực tiễn, dần dần các ISA đã đƣợc nhiều quốc gia công nhận là tiêu chuẩn để kiểm toán báo cáo tài chính, vì thế cũng tƣơng tự nhƣ những chuẩn mực quốc tế về kiểm toán, chúng đã và đang dần đƣợc áp dụng rộng rãi trong nền tài chính quốc tế. Thậm chí, phạm vi áp dụng của chúng không chỉ giới hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập, mà còn đƣợc mở rộng sang áp dụng trong các lĩnh vực khác, nhƣ là trong lĩnh vực công. Đối với hệ thống chuẩn mực của quốc gia đã đƣợc ban hành trƣớc khi có hệ thống ISA, họ có thể dựa vào hệ thống này để sữa đổi các chuẩn mực của mình. Các quốc gia còn có thể tham khảo ISA khi xây dựng các chuẩn mực, hoặc áp dụng toàn văn. Về hình thức, chúng có thể xây dựng tƣơng tự nhƣ hệ thống ISA, hoặc trình bày dƣới dạng các chuẩn mực đƣợc chấp nhận phổ biến nhƣ tại Mỹ, Canada… Chuẩn mực quốc gia có thể đƣợc ban hành bởi Chính phủ hoặc do tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập ban hành. Bên cạnh đó, các tổ chức nghề nghiệp còn ban hành các hƣớng dẫn, nghiên cứu và xuất bản những tài liệu tham khảo, các giải thích hay hƣớng dẫn về những lĩnh vực cụ thể, tác cả sẽ hợp thành hệ thống chuẩn mực quốc gia. 15 Ở Việt Nam, Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kiểm toán, và Bộ Tài chính đã xác định ba nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam là (1) Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán, chuẩn mức quốc tế về kiểm toán của IAFC, (2) Phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, và (3) Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản pháp luật. Chính việc biên soạn hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đƣợc dựa trên các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán và đƣợc điều chỉnh phù hợp với những đặc điểm riêng của Việt Nam đã giúp cho tiến trình xây dựng và ban hành diễn ra nhanh chóng. Kể từ khi Bộ Tài chính ban hành 04 chuẩn mực kiểm toán đầu tiên là VSA 200, 210, 320 và 700 (1999), tính đến tháng 11/2007, đã có 37 chuẩn mực kiểm toán Việc Nam. Về cơ bản, các chuẩn mực của Việt Nam là phù hợp với chuẩn mực quốc tế. 2.3 Đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hƣớng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Trong nghề kế toán nói chung và kiểm toán nói riêng, vấn đề đạo đức nghề nghiệp tuy chỉ mới hình thành trong vài thập niên gần đây, nhƣng chúng đã mau chóng đƣợc chấp nhận rộng rãi. Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải là ngƣời có đạo đức và mỗi tổ chức kiểm toán phải là cộng đồng của những ngƣời có đạo đức. Vì thế, đạo đức nghề nghiệp phải đƣợc xác định rõ ràng, công bố và trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nghề nghiệp kiểm toán, để một mặt giúp quản lý và giám sát chặt chẽ mọi kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán; mặt khác giúp cho công chúng hiểu biết về chúng, nhờ đó họ có quyền đòi hỏi và đánh giá về các hành vi đạo đức của kiểm toán viên. Nói cách khác, bên cạnh luật pháp và cùng với luật pháp, chính việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn phải duy trì một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giúp bảo vệ và nâng cao uy tín cho nghề kiểm toán trong xã hội, bởi vì đều đó sẽ tạo nên sự bảo đảm về chất lƣợng. Đều cần chú ý đó là những trƣờng hợp các vấn đề thuộc đạo đức nghề nghiệp không thể bị chi phối bởi pháp luật, thí dụ nhƣ kiểm toán viên phải luôn đi tìm sự hoàn hảo trong công việc; nhƣng cũng có trƣờng hợp còn bị chi phối bởi pháp luật, thí dụ nhƣ vấn đề bảo mật. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan