Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp Giam sat thong tin moi truong va dich benh thuy san...

Tài liệu Giam sat thong tin moi truong va dich benh thuy san

.PDF
79
176
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Khoa Thủy sản GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG NUÔI VÀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN Huế, tháng 12 năm 2012 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA THỦY SẢN ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN PGS.TS Nguyễn Quang Linh Huế, tháng 12/2012 3 MỤC LỤC Chương 1. BỐI CẢNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG – DỊCH BỆNH THỦY SẢN ...................................................................................................... 5 1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.................................................. 5 2. DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH .......................... 5 2.1. Tình hình chung về dịch bệnh và công tác phòng chống............................................... 5 2.2. Tình hình dịch bệnh thủy sản và công tác phòng chống ................................................ 7 2.3. Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản và các văn bản quy định của các cấp về dịch bệnh và môi trường thủy sản................................................................................................. 8 2.3.1. Pháp lệnh thú y............................................................................................................ 8 2.3.2. Thông tư 44 và 45 về vùng nuôi trồng thủy sản an toàn của Bộ NN & PTNT........... 8 2.3.3. Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh cho đồng vật thủy sản ................................................................................................................................. 8 2.3.4. Quyết định của các UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản .......... 8 3. THÀNH TỊU VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN Ở NƯỚC TA ...................................................................................................... 8 3.1. Thành tịu và kết quả đạt được........................................................................................ 8 3.2. Một số tồn tại và hạn chế trong phòng chống bệnh dịch thủy sản ............................... 11 Chương 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN .................................................................................... 13 I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG THỦY SẢN ............................................................................................................................ 13 1.1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ......................................................................................... 13 1.3. Mục đích của việc hình thành hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản ............................................................................................................................... 22 Chương 3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VÀ GIÁM SÁT THÔNG TIN DỊCH BỆNH ......................................................................................... 23 1. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas .......................................................................................... 23 1.1. Dấu hiệu bệnh lý .......................................................................................................... 23 1.2. Đối tượng nhiễm bệnh.................................................................................................. 23 1.3. Phòng trị và cách giải quyết ......................................................................................... 23 2. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ....................................................................................... 23 2.1. Dấu hiệu bệnh lý .......................................................................................................... 23 2.2. Tác nhân gây bệnh Edwardsiella tarda, E. ictaluri....................................................... 23 2.3. Đối tượng nhiễm bệnh.................................................................................................. 23 2.4. Phòng trị và xử lý......................................................................................................... 23 3. Bệnh xuất huyết do virut .................................................................................................. 24 3.1. Dấu hiệu bệnh lý .......................................................................................................... 24 3.2. Tác nhân gây bệnh ....................................................................................................... 24 3.3. Đối tượng nhiễm bệnh.................................................................................................. 24 3.4. Phòng trị bệnh và xử lý ................................................................................................ 24 4. Hội chứng lở loét (EUS).................................................................................................... 24 4.1. Dấu hiệu bệnh lý .......................................................................................................... 24 4.2. Tác nhân gây bệnh ....................................................................................................... 24 4.3. Đối tượng nhiễm bệnh.................................................................................................. 25 4.4. Phòng và trị bệnh ......................................................................................................... 25 5. Bệnh ký sinh trùng............................................................................................................ 25 5.1. Dấu hiệu bệnh lý .......................................................................................................... 25 5.2. Tác nhân gây bệnh ....................................................................................................... 25 4 5.3.Phòng trị bệnh ............................................................................................................... 25 6. Bệnh nấm ........................................................................................................................... 26 6.1. Dấu hiệu bệnh lý .......................................................................................................... 26 6.2. Tác nhân gây bệnh ....................................................................................................... 26 6.3. Đối tượng nhiễm bệnh.................................................................................................. 26 6.4. Phòng trị bệnh .............................................................................................................. 26 7. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT THÔNG TIN DỊCH BỆNH THỦY SẢN................................................................................................................ 34 8. CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO BỆNH DỊCH THỦY SẢN.............................................. 35 Chương 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN ......................................................... 41 1. DỮ LIỆU VÀ Mà HÓA DỮ LIỆU ................................................................................. 41 1.1. Dữ liệu môi trường....................................................................................................... 41 1.2. Dữ liệu bệnh dịch thủy sản........................................................................................... 42 1.3. Phương pháp quan trắc, thu, bảo quản và phân tích mẫu nước biển trong quan trắc môi trường .................................................................................................................................. 42 1.3.1. Bộ thông số và tiêu chuẩn chất lượng môi trường .................................................... 42 1.3.2. Một số lưu ý trong quá trình quan trắc, phân tích môi trường nước biển ................. 48 1.3.3. Quản lý và sử dụng số liệu quan trắc ........................................................................ 50 2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN .................................................................................................... 50 3. CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN .................................................................................................... 51 4. PHÂN TÍCH DỊCH TỄ VÀ VAI TRÒ BẢN ĐỒ DỊCH DỄ BỆNH DỊCH THỦY SẢN ................................................................................................................................................. 58 5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO............................................................. 60 5.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................................... 60 5.2. Phương pháp phân tích đánh giá và cảnh báo dịch bệnh ............................................. 61 5.3. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của giám sát dịch bệnh ............................ 66 5.4. Các đầu ra của hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thủy sản................. 69 5.5. Các yêu cầu về nhân lực và sự hợp tác giữa các cơ quan đối với hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản............................................................................... 71 5.6. Quy định hoạt động của trung tâm giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản 71 5.7. Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản ....................................................................................... 72 5.8. Gắn kết cộng đồng với hoạt động quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thủy sản ................. 75 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 78 5.1. Tài liệu tiếng Việt......................................................................................................... 78 5.2. Tài liệu tiếng Anh......................................................................................................... 79 139H 69H 140H 70H 14H 5 Chương 1. BỐI CẢNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG – DỊCH BỆNH THỦY SẢN 1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Sản lượng khai thác thủy sản trong 10 năm trở lại đây tăng không đáng kể, chỉ 23%/năm. Nuôi trồng thủy sản trong những năm qua tăng nhanh về sản lượng và không ngừng gia tăng quy mô diện tích theo hướng chuyển dần từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang thâm canh và nuôi công nghiệp. Năm 2007, ngành thuỷ sản đã có những bước chuyển dịch thích hợp trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Các địa phương xác định đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, nghêu…chú trọng hơn đến công tác quản lý môi trường nuôi và áp dụng nhiều biện pháp quản lý chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Hình 1.1. Xu hướng NTTS ở nước ta Giá trị sản xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 ước đạt 46.663 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng thuỷ sản đạt 30.181 tỷ, tăng 16,5%. Về sản lượng, nuôi trồng thuỷ sản đạt 2,1 triệu tấn, tăng 23,1%, diện tích nuôi đựơc mở rộng thêm là 15.600 ha, đưa tổng diện tích đạt khoảng 1,065 triệu ha (kể cả diện tích nuôi thuỷ sản kết hợp trồng lúa – 65.600 ha). 2. DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH 2.1. Tình hình chung về dịch bệnh và công tác phòng chống Hoạt động nuôi trồng thủy sản đang chịu tác động từ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi. • Chất lượng môi trường biển và ven biển, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế mạnh mẽ đang có xu hướng ngày càng xấu đi do sự gia tăng ô nhiễm, sự khai thác và phá hủy hệ sinh thái. • Các thủy vực nội địa bị tác động mạnh mẽ do các hoạt động phát triển, sự gia tăng tải trọng ô nhiễm, ngày càng nhiều các hóa chất nguy hại. • Hiện trạng các vùng nuôi chưa quy hoạch là hệ quả gây ra hiện tượng tự ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh. Những tác động của dịch bệnh: 6 ¾ Suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm nguồn lợi ¾ Thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ¾ Lãng phí kinh tế do việc phải phòng ngừa ô nhiễm, bảo tồn nguồn gen Ngành thủy sản cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức: ™ Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu ™ Yêu cầu kiếm soát được chất lượng sản phẩm thủy sản trong toàn bộ quá trình nuôi cho đến khi ra thành phẩm. Do đó, cần thiết phải có một hệ thống quan trắc, tập hợp mô tả và đánh giá tình hình môi trường dịch bệnh tại các vùng nuôi cũng như các hệ sinh thái khác; giảm thiểu các tác động tiêu cực vùng nuôi; cảnh báo sớm các diễn biến của dịch bệnh phục vụ cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nhiệm vụ hệ thống quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản: 9 Cung cấp thông tin môi trường, dịch bệnh thủy sản 9 Cảnh báo ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản 9 Quan trắc tình hình ô nhiễm môi trường dịch bệnh, thu thập cơ sở dữ liệu môi trường, dịch bệnh trong một thời gian dài nhằm đánh giá chính xác tình hình và diễn biến môi trường và dịch bệnh, xây dựng các giải pháp hạn chế, phòng ngừa ô nhiễm và dịch bệnh giúp cơ quan quản lý chỉ đạo nuôi trồng thủy sản ở các địa phương. 1. Các ban quản lý vùng nuôi thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, tăng cường bám sát theo dõi vùng nuôi; tổ chức họp tất cả các hộ nuôi trong vùng định kỳ và đột xuất để thông báo rộng rãi mọi thông tin, các giải pháp quản lý ao nuôi, diễn biến tình hình dịch bệnh, kết quả quan trắc môi trường mà ngành chức năng đã hướng dẫn để người nuôi kịp thời có giải pháp quản lý tốt ao nuôi. 2. Cải tạo ao thật kỹ trước khi thả giống, đặc biệt đối với những ao nuôi đã bị nhiễm bệnh cần vớt sạch xác tôm chết và đem chôn tại nơi an toàn; loại bỏ hết các loài giáp xác có trong ao nuôi; tiến hành ngâm rửa và vệ sinh thật kỹ đáy ao bằng vôi đá hoặc formol để loại bỏ mầm bệnh trước khi lấy nước vào ao nuôi; nên xử lý nước bằng Chlorine trước khi thả giống. 3. Chọn giống thả nuôi đúng kích cở theo quy định (tôm sú: Postlarvae 12 trở lên; tôm thẻ: Postlarvae 10 trở lên, giống cá có chất lượng) và được kiểm dịch đầy đủ. Không nên thả giống chưa được kiểm dịch và không rõ nguồn gốc. 4. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và quản lý ao nuôi: quản lý tốt thức ăn, nên sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý tốt các yếu tố môi trường trong ao nuôi. Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường để bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. 7 5. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc nghi nhiễm bệnh, người nuôi phải thông báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, Ủy ban nhân dân xã hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn xử lý kịp thời nhằm tránh lây lan trên diện rộng. Các số điện thoại cần liên hệ: 2.2. Tình hình dịch bệnh thủy sản và công tác phòng chống Bình Định có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản với đường bờ biển dài hơn 134 km, khoảng 3000 ha vùng đất cát ven biển và 12.600 ha diện tích mặt nước tự nhiên. Ngoài ra Bình Định còn có nhiều đầm phá với nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển. Năm 2007, ngành NTTS Bình Định đã bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi, dự án thuỷ lợi nuôi tôm, thực hiện lịch thời vụ nuôi tôm. Theo số liệu thống kê, năm 2007, tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh 2301,87 ha, tăng hơn năm 2006 (2.125,5 ha). Diện tích và sản lượng nuôi tăng chủ yếu do nuôi tôm chân trắng (năm 2007 là 1.753,3 tấn, chiếm 58% sản lượng nuôi tôm toàn tỉnh). Tuy vậy, ngành thuỷ sản tỉnh Bình Định cũng phải đương đầu với những khó khăn nhất định. Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao ở nhiều vùng, nguồn nước ngọt hạn chế. Năm 2006, không có lũ lớn nên còn tồn lượng chất thải lớn trong các vùng nuôi khiến môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, mật độ vi sinh vật gây bệnh tăng (Vibrio..), tảo độc xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng cũng như sức khoẻ tôm, cá nuôi. Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ gặp nhiều khó khăn và thách thức như môi trường ô nhiễm nặng, đặc biệt các vùng nuôi tôm quanh đầm Thị Nại… Để công tác phòng chống, ngăn ngừa bệnh dịch thủy sản tốt hơn, theo kinh nghiệm dập dịch của Chi cục Thú Y Bình Định, khi phát hiện ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh, cần ngăn chặn bệnh dịch lây lan ngay, yêu cầu người nuôi cần thực hiện theo các bước sau: (1) Đóng cống không cho nước rò rỉ từ trong ra ngoài; (2) Báo cho cán bộ địa phương phụ trách (Khuyến ngư viên hoặc cán bộ thú y xã); (3) Cán bộ khuyến ngư thu mẫu bệnh đặc trưng gửi cho Chi cục thú y tỉnh xét nghiệm để xác định bệnh (trong thời gian chưa xác định được tác nhân gây bệnh thì tuyệt đối không được xả nước, tôm chết ra ngoài môi trường); (4) Sau khi có kết quả kiểm tra mẫu cho dương tính với virus đốm trắng thì ngay lập tức tiến hành dập dịch bằng hoá chất khử trùng với nồng độ cao (có thể dùng Chlorine), đồng thời sử dụng Bencocid phun đều khắp xung quanh bờ ao để ngăn chặn virus phát tán kịp thời; 8 (5) Sau thời gian 14 ngày (kể từ ngày đánh hoá chất) người nuôi mới được tiến hành cải tạo ao cho vụ nuôi mới. Tuyệt đối trong thời gian bệnh dịch xảy ra rầm rộ như hiện này, chính quyền địa phương nghiêm cấm không cho người nuôi thả tôm, nếu thả nuôi trong thời gian này thì sẽ không có thời gian tiêu diệt mầm bệnh, virus sẽ xâm nhập vào tôm giống mới thả nuôi và sẽ gây bệnh trở lại làm thiệt hại kinh tế ngày càng cao hơn. Để công tác phòng chống dịch bệnh ngày càng tốt hơn, cần phối hợp đồng bộ hơn giữa các ngành chức năng, các nhà khoa học, chính quyền địa phương và người nuôi tôm như sau: Người nuôi phải báo ngay cho khuyến ngư xã và hộ nuôi khi phát hiện ao tôm bị bệnh, trong vòng một ngày thì mẫu phải được thu và đưa đến phòng xét nghiệm, trong vòng 8 giờ nhận mẫu phải trả kết quả ngay cho người nuôi, khi có kết quả thì trong vòng một ngày phải dập được dịch, sau khi dập dịch xong thì các nhà khoa học, các nhà chuyên môn phải có tư vấn, hướng dẫn người nuôi biện pháp cải tạo ao, chọn giống và thả những giống đảm bảo chất lượng giảm thiểu dịch bệnh xảy ra, có như vậy thì nghề nuôi trồng thủy sản địa phương mới phát triển bền vững được. Bên cạnh đó việc nâng cao ý thức phòng chống bệnh dịch thủy sản cho người dân là điều cần thiết, khi tiếp xúc người nuôi thì sự hiểu biết của họ về kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh thủy sản còn rất mơ hồ, vì vậy chính quyền địa phương cần tổ chức nhiều buổi hợp dân hơn để tuyên truyền cho người nuôi biết rõ và thực hiện tốt hơn và các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm ngày càng nâng cao nhận thức của người nuôi và ngày càng đưa chính sách của nhà nước về chế độ hỗ trợ hóa chất, cách thức kiểm dịch tôm giống và cách thức phòng trừ bệnh tật trên tôm ngày càng đi sâu, đi sát vào nhân dân hơn. 2.3. Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản và các văn bản quy định của các cấp về dịch bệnh và môi trường thủy sản 2.3.1. Pháp lệnh thú y 2.3.2. Thông tư 44 và 45 về vùng nuôi trồng thủy sản an toàn của Bộ NN & PTNT 2.3.3. Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh cho đồng vật thủy sản 2.3.4. Quyết định của các UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản 3. THÀNH TỊU VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN Ở NƯỚC TA 3.1. Thành tịu và kết quả đạt được 3.1.1. Ứng dụng thành công công nghệ chẩn đoán bệnh dịch thủy sản 9 - Trong những năm qua công tác phát hiện, giám sát dịch bệnh thủy sản ở các tỉnh trong cả nước được quan tâm và đánh giá có hiệu quả. Nhiều dịch bệnh được phát hiện và tập trung phòng chống rất quyết liệt như bệnh sữa ở tôm hùm, bệnh rận cá ở Nam bộ hay ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, bệnh tôm he bị đốm trắng khá phổ biến ở nhiều nơi. - Xây dựng được các quy trình chẩn đoán bệnh vi rút nhiễm ở tôm và cá tra giống. - Hầu như các tỉnh đều có máy PCR để chẩn đoán các bệnh vi-rút như WSSV, Taura, đầu vàng, BMV.... phát hiện tỷ lệ nhiễm ngay từ giai đoạn sản xuất và thả giống. 3.1.2. Bộ NN & PTNT, UBND các tỉnh chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản - Do tổn thất quá lớn về kinh tế khi dịch bệnh thủy sản xẩy ra - Không thực hiện được các chương trình xuất khẩu như tôm và cá tra, cá nước lạnh - Ổn định tình kinh tế xã hội ở các cộng đồng ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất NTTS. 3.1.2. Xây dựng các vùng NTTS an toàn dựa vào cộng đồng Dịch bệnh tại các trang trại không được gây ra bởi bất kỳ một trong những yếu tố mà là một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh trong nông trại. Những yếu tố nguy cơ xảy ra trong suốt chu kỳ tôm, trồng trọt và những điều kiện rơi vào các loại sau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ thu hoạch: - Mùa của thả giống - Ao chuẩn bị nuôi - Ao điền và chuẩn bị nước - Kiểm tra chất lượng giống, sạch bệnh - Quản lý chất lượng nước - Quản lý đáy ao - Quản lý thức ăn và nuôi dưỡng - Bệnh điều trị Hình 1.2. Các mối quan hệ trong dịch bệnh thủy sản 10 Để có ý tưởng thiết lập các vùng nuôi trồng thủy sản an toàn, quy trình sẽ bắt đầu ở giai đoạn thiết kế và xây dựng ao hồ cho đến khi thu hoạch sản phẩm, bao gồm từng bước như sau: 1) Lựa chọn cho các vùng nuôi và quy hoạch bài bản phù hợp với vùng sinh thái nuôi trồng; (2) thiết kế tách kênh cung cấp nước và kênh thoát nước thải ra vùng xử lý riêng biệt; (3) tiến hành kiểm tra pH đất và chất đất và xác định mức độ phù hợp và khả năng cải tạo nền đáy như thế nào và có công thức điều chỉnh; (4) kiểm tra chất lượng nước nguồn nước và đề ra quy trình quản lý chất lượng nước cho cả vùng và từng ao nuôi; (5) kiểm tra trử lượng nguồn nước; (6) kiểm soát nước vào; (7) xử lý nước thải; (8) kiểm tra các chỉ tiêu nước đảm bảo an toàn vùng nuôi. Hình 1.3. Lý thuyết về vùng nuôi an toàn 11 QUYẾT ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN Về việc ban hành Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn 06/2006/QĐ-BTS Quyết định số 24/2004/QĐ-BTS ngày 18 Tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc sửa đổi các tiêu chuẩn ngành (bao gồm các tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:2004: pellet cấp dữ liệu cho P. monodon và 28 TCN 187:2004: pellet cấp dữ liệu cho Tôm càng Rosenbergii). Khu vực kinh tế tiêu chuẩn 28 TCN 190:2004 - Tôm trang trại - và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Khu vực kinh tế tiêu chuẩn 28 TCN 191:2004 - khu nuôi tôm - và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2. Một số tồn tại và hạn chế trong phòng chống bệnh dịch thủy sản 3.2.1. Đầu tư kinh phí chưa thỏa đáng Mặc dầu có sự quan tâm của CP và Bộ NN & PTNT về các dịch bệnh thủy sản song sự đầu tư kinh phí và vật lực chưa thỏa đáng, chính vậy công tác phòng chống dịch còn bị hạn chế ở nhiều nơi. Chế độ cho các cán bộ thú y, cán bộ khuyến ngư tham gia còn hạn chế. Do tính chất nghiêm trọng về kinh tế lớn nhưng tính nghiêm trọng về sức khỏe tức thời không gay gắt nên sự quan tâm của các chính quyền địa phương có hạn, chính vậy dịch bệnh càng lây lan và phát triển diện rộng khó khống chế. Chống dịch là phải thực hiện nghiêm pháp lệnh phòng chống dịch. Các giải pháp vừa qua là chưa đủ tầm, thiếu sự phối hợp đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Các cơ quan 12 chuyên môn địa phương phải chủ động tham mưu triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch, khôi phục sản xuất. Cần nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững, nhất là cơ sở hạ tầng. 3.2.2. Trang thiết bị và công cụ cho phòng chống dịch bệnh thủy sản hạn chế Hiện nay, nhiều địa phương đã trang bị các phòng thí nghiệm chẩn đoán dịch bệnh tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế. Thiếu hóa chất, đặc biệt bộ KIT chẩn đoán chưa linh hoạt và tính cập nhật thấp. Hệ thống các ụng cụ và trang thiết bị cho công tác chẩn đoán di động còn hạn chế để giám sát. 3.2.3. Năng lực và số lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản hạn chế - Thiếu về số lượng cán bộ kỹ thuật, đặc biệt đội ngũ cán bộ thú y thủy sản. - Hạn chế về năng lực trong các kỹ năng chẩn đoán sớm và thiếu các khái niệm về dịch tễ học của các dịch bệnh thủy sản. - Mạng lưới và hệ thống thông tin giám sát, cảnh báo chưa có. 3.2.4. Thuốc thú y thủy sản và giám sát Do nhu cầu phát triển NTTS, tình hình dịch bệnh lan tràn chính vậy người dân đã sử dụng nhiều loại thuốc thú y thủy sản thiếu sự kiểm soát và quản lý. Nhiều hãng sản xuất thuốc thú y thủy sản hay thức ăn chưa được kiểm soát và giám sát của các cơ quan chức năng. Chi cục Thú y xây dựng các giải pháp đồng bộ từ kiểm dịch giống thủy sản sản xuất trong tỉnh đến tăng cường thanh tra, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Thành lập các đội kiểm tra lưu động, phối hợp với các chốt kiểm dịch của tỉnh kiểm soát chặt chẽ nguồn giống nhập từ tỉnh ngoài vào. Ngoài ra, còn kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y ở cơ sở sản xuất giống, cơ sở kinh doanh thuốc thú y và thức ăn cho động vật thủy sản. Duy trì các hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm một cách chính xác, kịp thời về bệnh trên vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để phòng tránh bệnh, như kỹ thuật làm nền, xử lý đáy ao, lấy nước trước khi nuôi, kỹ thuật xử lý ao có dịch... 13 Chương 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG THỦY SẢN 1.1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh ở động vật thuỷ sản Hình trên thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố hình thành bệnh ở động vật thuỷ sản. Theo quan niệm mới của nghiên cứu dịch tễ, bệnh không đơn thuần do một yếu tố đơn lẻ nào hình thành nên, nó là tổng hợp tác động của nhiều yếu tố khác nhau – nguyên nhân đa yếu tố. Môi trường sống của động vật thuỷ sản rất phức tạp, biến động liên tục theo không gian và thời gian, các yếu tố tác động cũng có sự thay đổi tương ứng, sự thay đổi này có thể diễn ra đột ngột, biên độ dao động lớn, do đó động vật thuỷ sản rất dễ mắc bệnh. Bệnh thuỷ sản hình thành, phát triển khi có sự tác động của 3 yếu tố: mầm bệnh, môi trường sống, và yếu tố vật chủ. Mầm bệnh là các vi sinh vật gây bệnh… (vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng…), môi trường sống bao gồm các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá, địa hình có ảnh hưởng đến sự phát triển, sức đề kháng của vật nuôi; vật chủ là động vật thuỷ sản. Khi có đủ tác động của 3 yếu tố trên, bệnh sẽ phát sinh. Yếu tố đầu tiên phải quan tâm đến là môi trường. Tuy bệnh thuỷ sản cần đủ 3 yếu tố trên nhưng nếu chúng ta kiểm soát tốt môi trường nuôi, bệnh sẽ không thể hình thành và phát triển. Môi trường ao nuôi ô nhiễm là điều kiện tốt để các vi sinh vật gây bệnh tồn 14 tại, phát triển, gia tăng kích thước quần thể và khi đạt đến đủ số lượng nhất định sẽ gây bệnh. Môi trường ô nhiễm làm giảm sức đề kháng của vật chủ, tần suất tiếp xúc bệnh sẽ tăng lên, sự nhạy cảm với môi trường và mầm bệnh cũng tăng lên, sự cảm nhiễm với mầm bệnh tăng lên là điều tất yếu. Khi đã hình thành và phát triển, bệnh diễn biến theo chiều hướng nào, gia tăng bùng phát hay suy giảm phụ thuộc rất lớn vào môi trường nuôi có được cải thiện chất lượng hay không và các tác động của người quản lý ao nuôi trong thời gian xảy ra bệnh. Hình 2.2. Sơ đồ biều thị nguồn gốc, tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm đối với môi trường và vùng nuôi 15 Sơ đồ trên chỉ rõ nguồn gốc và tác hại của tác nhân gây ô nhiễm môi trường nuôi, trong đó có cả yếu tố thiên nhiên và yếu tố do con người tác động hình thành nên. Trong số các tác nhân gây ô nhiễm, chất thải sinh hoạt, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và các khu công nghiệp là các tác nhân gây thiệt hại nặng nề nhất đối với môi trường tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và các hoạt động kinh tế khác. Hiện nay, tác nhân gây ô nhiễm không ngừng gia tăng về cả số lượng và tác hại đối với môi trường, chất thải có độc tính mạnh hơn, cường độ thải loại lớn hơn với số lượng cũng lớn hơn nhiều lần so với trước đây. Do vậy, xác định rõ các nguồn gốc gây ô nhiễm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản, điều này giúp đánh giá chính xác hiện trạng, các quy luật hình thành, phát triển của sự ô nhiễm môi trường và vấn đề bùng phát dịch bệnh. Có 2 loại hình ô nhiễm do NTTS chính ở ven biển là ô nhiễm môi trường đầm nuôi và bên ngoài đầm nuôi: 9 Ô nhiễm môi trường đầm nuôi bị hình thành trong quá trình nuôi như các chất thải từ thức ăn và các hoá chất tích tụ ở đáy đầm nuôi tạo thành một lớp bùn ô nhiễm. Thành phần lớp bùn chủ yếu là các chất hữu cơ như prôtêin, lipids, axit béo với công thức chung CH3(CH2)nCOOH , photpholipids, Sterol - vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khoáng và vitamin, vỏ tôm lột xác,... Lớp bùn này luôn ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân huỷ các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4),... rất có hại cho thuỷ sinh vật, ví dụ nồng độ 1,3 ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm. Khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ quá trình phân huỷ yếm khí thức ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến độ pH của nước và kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du (Hassanai Kongkeo,1990). 9 Ô nhiễm môi trường bên ngoài đầm nuôi được sản sinh từ nguồn thức ăn, phân bón, thuốc thú y thủy sản, trong quá trình chăn nuôi thải ra bên ngoài đầm nuôi. Các chất ô nhiễm chủ yếu: Các bon hữu cơ (gồm thức ăn, phân bón v.v) Ni tơ được phân huỷ từ các protein Phốt pho phân huỷ từ các prôtêin Nồng độ các chất ô nhiễm trên được biểu thị bởi một số chỉ tiêu chung như chỉ tiêu nhu cầu ôxy hoá sinh - BOD (Biochemical Oxygen Demand), tổng Nitơ (NT) và tổng Phôtpho (TP). 16 Hình 2.3. Tác động của các yếu tố không bền vững đến nuôi trồng thuỷ sản Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ, tác động của các yếu tố không bền vững đến ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống nuôi trồng thuỷ sản rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có 6 yếu tố đầu vào (con người, giống thuỷ sản, vi sinh vật, thuốc- hoá chất, thức ăn, nguồn nước - thổ nhưỡng…) và 3 yếu tố đầu ra (năng suất, môi trường và chất lượng sản phẩm), tính nhạy cảm của hệ thống càng cao khi số lượng các yếu tố không bền vững càng lớn. Các yếu tố không bền vững được hiểu đơn giản là những yếu tố tác động không tích cực đến vùng nuôi, gây tác hại đến môi trường và vật nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người khi vượt quá một ngưỡng nào đó (vd: vượt quá ngưỡng của TCVN quy định). Những yếu tố này đều gây ra các ô nhiễm hữu cơ hay vô cơ, làm gia tăng các chất độc hại trong môi trường ao nuôi, tao điều kiện thuận lợi các vi sinh vật phát triển, gian tăng và bùng phát thành dịch bệnh. Trong các yếu tố trên, hiện nay vấn đề sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh không có kế hoạch, không theo các khuyến cáo cụ thể đang góp phần giảm chất lượng thuỷ sản và cả chất lượng nước các vùng nuôi. Rất nhiều các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu đã bị trả lại vì không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, có hàm lượng các chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. 17 Điều này đang đặt ra những dấu hỏi lớn đối với các nhà quản lý về chất lượng, an toàn vùng nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay. Hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản có thể là đáp án đúng cho bài toán trên. Hệ thống sẽ giúp xác định các chỉ số ô nhiễm, khẳng định về mặt khoa học những kết quả thu được từ hiện trường vùng nuôi, đánh giá và dự báo quá trình diễn biến thay đổi của môi trường. Bảng sau trình bày tác động của nuôi trồng thuỷ sản đến môi trường bên ngoài. Việc giám sát và quản lý các yếu tố để tránh gây nên ô nhiễm môi trường là cần thiết, đặc biệt quản lý các chất rắn, kim loại nặng là rất cần thiết. Hình 2.4. Sơ đồ biểu thị ảnh hưởng của môi trường tới chế biến thuỷ sản 18 Bảng 2.1. Các mối nguy hại trong quá trình khai thác tự nhiên của con người và nguyên nhân STT Nguyên nhân Mối nguy 1 Phát triển không theo quy hoạch Mất cân bằng sinh thái, chất lượng nguốn nước suy giảm, dịch bệnh lây lan 2 Phá rừng ngập mặn Gây xói lở, mất nơi trú ẩn và kiếm mồi của tự nhiên 3 Sử dụng bãi bồi và lấn sông làm ao nuôi Ngăn cản dòng chảy, gây xói lở, mất cân bằng sinh thái 4 Khoan lấy nước ngầm Làm mặn hoá vùng đất có khả năng canh tác nông nghiệp, làm sa mạc hoá vùng đất ven biển 5 Sử dụng kháng sinh không đúng cách Hình thành hệ vi khuẩn kháng kháng sinh 6 Sử dụng hoá chất không đúng cách Huỷ hoại hệ sinh thái - Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của việc nuôi cá tra nói riêng và thủy sản nói chung đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng khu vực. Trong quá trình nuôi, người nuôi xả nước trong ao hồ ra sông ngòi. Vì vậy, nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rữa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi, chất khoáng, khí hữu cơ, khí vô cơ H2S, NH3... từ nơi nuôi xả ra sông rạch càng nhiều. Mẫu nước nhiều nơi tại ĐBSCL cho thấy, các ao nuôi cá, tôm đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD, Nitơ, Phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái. - Như vậy mặc dù đã có quy định về các loại hóa chất, kháng sinh không được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên rõ ràng việc giám sát, ngăn chặn nguồn cung cấp, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đang bị buông lỏng, khiến cho xuất khẩu thủy sản nước ta đứng trước nguy cơ thu hẹp thị trường và giảm sản lượng xuất khẩu. Do vậy đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn việc sử dụng kháng sinh cấm này. - Để gây mê cho thủy sản theo phương pháp tắm, trước hết hòa tan chất gây mê trong nước tắm, sau đó thả cá, hoặc tôm cần gây mê vào nước. Chất gây mê thâm nhập qua tơ mang cá trong hô hấp, hòa vào máu và chuyển lên não, tác dụng làm cho cá chuyển sang trạng thái mê. Cá trầm tĩnh dần, hoạt động chậm lại, sau đó bị mất cân bằng và không phản ứng lại khi bị bắt giữ, đụng chạm. Trong thời gian này, nhịp tim 19 và hô hấp của cá cũng chậm lại tùy theo liều lượng chất gây mê và thời gian gây mê. Mặc dù kỹ thuật gây mê cho thủy sản không quá phức tạp và cũng không đòi hỏi đào tạo các bác sĩ và kỹ thuật viên như đối với người, tuy nhiên những hiểu biết để thực hành đúng kỹ thuật gây mê cũng rất cần thiết, vì nếu sử dụng không đúng loại chất gây mê, hoặc sử dụng quá liều, thời gian gây mê quá dài có thể làm cá chết hàng loạt, gây tổn thất kinh tế lớn. Bảng 2.2. Nhận diện các loại mối nguy gây mất ATTP Công đoạn sản xuất STT 1 2 3 Loại mối nguy Nuôi trồng Khai thác Bảo quản nguyên liệu Bảo quản thực phẩm Chế biến Mảnh Thuỷ Mảnh gỗ tinh kim loại Kim loại Kim loại Vật lý Hoá học - Hoá chất bảo - Kim loại nặng - Kim quản - Thuốc trừ sâu loại - Hoá - Độc tố nấm nặng chất tẩy - Kháng sinh có hại - Thuốc rửa - Chất kích thích sinh sản có trừ sâu - Độc tố hại - Độ tố sinh học - Chất kích thích sinh trưởng sinh học (nhóm có hại cá ngừ…) Sinh học - Virus - Vi khuẩn - Ký sinh trùng - Vi -Virus khuẩn - Vi - ký sinh khuẩn trùng - Hoá chất bảo quản - Hoá chất tẩy rửa - Phụ gia -Virus - Vi khuẩn -Vi khuẩn * Đối với các cơ sở sản xuất sữa cần phải chú ý đến 6 vấn đề liên quan đến ATTP: • Các VSV gây bệnh • Các độc tố 20 Các chất gây dị ứng • Tồn dư hóa chất • Tồn dư các kháng sinh • Hormones Trong sáu vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, việc tồn dư các hóa chất là khá phổ biến trong các sản phẩm nông nghiệp như thuốc trừ sâu đã là hợp chất đe dọa đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khẳng định các vi sinh vật gây bệnh đứng hàng đầu trong việc gây ra sự mất an toàn cho các loại thực phẩm và rủi ro cho sức khỏe con người. Trong các loài VSV gây bênh thì trong đó nhóm gây rủi ro phổ biến nhất cho sức khỏe của con người đó là các loại VSV gây nên hiện tượng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thức ăn. Theo các tác giả nghiên cứu Hall, 1988 và Julie Miller Jones, 1995 cho rằng các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm như sau: • * Các chất phụ gia, chất có màu, và các chất kích thích * Kháng sinh và các phụ gia, gia vị từ hóa chất * Các chất kích thích sinh trưởng * Các chất phóng xạ * Nhiễm trùng * Độc tố tự nhiên * Dinh dưỡng * Thuốc trừ sâu * Chất ô nhiễm hay phụ dưỡng * Chế biến, dong gói, và bao nhãn * Giả mạo hay hết hạn sử dụng Qua điều tra các hợp chất gây ngộ độc có trong thức ăn, các cơ sở y tế đã cảnh báo việc xuất hiện các độc tố hay các chất gây ngộ độc ngày càng tăng. Từ đó việc quản lý an toàn các loại thực phẩm cho con người ngày càng được coi trọng. Trong các sản phẩm chăn nuôi, việc đảm bảo an toàn nên thực hiên đồng bộ từ con giống, thức ăn nuôi dưỡng, nước uống và qui trình chăm sóc quản lý, cũng như môi trường nuôi đều phải quan tâm và điều khiển nghiêm ngặt. Hơn nữa, việc tạo điều kiện nuôi ở trong một khoảng không gian hay tiểu khí hậu tốt sẽ làm tăng giá trị sản phẩm về ăn toàn thực phẩm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng