Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả chương trình phòng chống tăng huyết áp tại huyện tân lạc, tỉnh ...

Tài liệu đánh giá kết quả chương trình phòng chống tăng huyết áp tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình, giai đoạn 2011 2014

.PDF
99
125
116

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGU ÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC BỘ T - DƢỢC TRẦN HỒNG QUÂN ĐÁNH GIÁ K T QUẢ CHƢƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG TĂNG HU T ÁP TẠI HU ỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2011-2014 C u nn n : T C NG CỘNG Mã số: CK 62 72 76 01 LU N VĂN CHU ÊN KHOA CẤP II HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGU ỄN KHẮC HÙNG THÁI NGUYÊN - NĂM 2015 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới, tỷ lệ mắc THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tại các nƣớc đang phát triển có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không lây nhiễm. Tần suất THA nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nƣớc phát triển và 32% ở các nƣớc đang phát triển [11]. Tại Việt Nam tỷ lệ THA đang ngày càng gia tăng. Năm 1960, tần suất THA ở ngƣời lớn phía Bắc chỉ là 1%, đến năm 2002 tần suất THA đã tăng đến 16,3% ngƣời lớn (≥ 25 tuổi) tại 4 tỉnh phía Bắc, trung bình mỗi năm tăng 0,46%. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008, ở ngƣời lớn (≥25 tuổi) tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 ngƣời lớn ở nƣớc ta thì có 1 ngƣời bị THA [19]. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, việc điều trị THA phải thực hiện thƣờng xuyên, lâu dài, suốt cuộc đời ngƣời bệnh. Ngoài việc dùng đúng và đủ thuốc, cán bộ y tế còn phải giám sát chặt chẽ và thƣờng xuyên giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh, ngƣợc lại ngƣời bệnh cũng cần phải tự có trách nhiệm với bản thân bằng cách từ bỏ các yếu tố nguy cơ gây THA và xây dựng lối sống lành mạnh [19]. Từ những năm 70, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện các biện pháp can thiệp THA và kết quả là họ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh cũng nhƣ tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch có liên quan đến THA. Chính phủ Trung Quốc phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới tiến hành Chƣơng trình Tuyên truyền giáo dục và Dự phòng bệnh không lây nhiễm, kết quả tăng tỷ lệ phát hiện sớm THA thêm 15%; giảm đƣợc 50% tỷ lệ bị các biến chứng về tim mạch và đột quỵ ở ngƣời có THA. Từ những năm 80, chính phủ Israel đã tiến hành các chƣơng trình phát hiện sớm và kiểm soát 3 THA trên phạm vi toàn quốc. Kết quả sau 20 năm cho thấy tỷ lệ kiểm soát đƣợc huyết áp về mức bình thƣờng tăng từ 29% lên 46,7%; tỷ lệ tai biến mạch máu não do THA giảm đƣợc 41,2%; tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối do THA giảm 50%; cứu sống đƣợc 2.242 ngƣời (trung bình 110 ngƣời/năm) [11]. Ngày 19/12/2008, Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chƣơng trình phòng chống THA đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu là phát hiện sớm bệnh nhân THA tại cộng đồng, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về phòng chống THA, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh nhân THA tại tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên, qua 16 năm thực hiện Chƣơng trình phòng chống THA đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là các tỉnh miền núi [56]. Tỉnh Hòa Bình đã triển khai thực hiện Chƣơng trình phòng chống THA từ năm 2011. Tân Lạc là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, có tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống khá cao, kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn và là một trong 10 huyện của tỉnh triển khai thực hiện Chƣơng trình phòng chống THA. Để đánh giá kết quả thực hiện Chƣơng trình phòng chống THA tại huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2014 nhƣ thế nào? Yếu tố nào ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện Chƣơng trình phòng chống THA tại huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình hiện nay? chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả Chương trình phòng chống tăng huyết áp tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2011 - 2014 ” nhằm mục tiêu: 1. Đán iá kết quả oạt độn C ƣơn trìn p òn c ốn tăn u ết áp tại u ện Tân Lạc, tỉn Hòa Bìn , iai đoạn 2011 - 2014. 2. P ân tíc một số ếu tố ản trình p òn c ốn tăn ƣởn đến kết quả oạt độn C ƣơn u ết áp tại u ện Tân Lạc, tỉn Hòa Bìn . 4 C ƣơn 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số vấn đề về bện tăn u ết áp 1.1.1. Khái niệm về tăng huyết áp THA là tình trạng huyết áp (HA) thƣờng xuyên tăng trên mức bình thƣờng. Theo WHO, THA là khi huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc khi huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg. Bệnh THA không phải là tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân và các triệu chứng đa dạng, bệnh đáp ứng với điều trị (ĐT) cũng rất khác nhau. Bệnh THA cũng là yếu tố nguy cơ (YTNC) của nhiều bệnh tim mạch khác nhƣ: Bệnh động mạch vành, đột quỵ ... [3], [19], [78]. 1.1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp Nguyên nhân THA được chia làm hai loại: - THA nguyên phát chiếm khoảng 90% các trƣờng hợp. Đây là những trƣờng hợp không có nguyên nhân rõ rệt, một số nghiên cứu cho thấy có rất nhiều YTNC gây THA nhƣ: Tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rƣợu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (Ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, tiểu đƣờng, tiền sử gia đình có ngƣời bị THA... [19], [24]. Phần lớn những YTNC này có thể kiểm soát đƣợc khi ngƣời dân có hiểu biết đúng và biết đƣợc cách phòng tránh. Theo điều tra dịch tễ năm 2002 của Viện Tim mạch Việt Nam, 77% ngƣời dân hiểu sai về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ của bệnh; hơn 70% các trƣờng hợp không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh THA. Hiểu biết của ngƣời dân nông thôn kém hơn hẳn so với thành thị [31]. 5 - THA thứ phát là hậu quả của một số bệnh có thể xác định đƣợc: Có khoảng 0,5% bệnh nhân THA là do bệnh lý của tuyến thƣợng thận tiết nhiều Cathecholamin vào máu gây nên những cơn lo âu, đau đầu, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh... [3], [19]. Khoảng 2 - 3% bệnh nhân THA do bệnh lý viêm cầu thận mãn; Khoảng 2% bệnh nhân THA do bệnh lý gây hẹp động mạch thận, làm giảm lƣợng tƣới máu thận. Theo phản ứng tự nhiên sẽ giải phóng vào máu một chất hóa học gọi là Renin gây THA, tăng dòng máu qua thận và đây chính là nguyện nhân gây THA. Trong một số trƣờng hợp xử dụng thƣờng xuyên thuốc, hormon làm tăng giữ muối và nƣớc trong cơ thể dẫn đến THA. Phụ nữ sử dụng thƣờng xuyên và liên tục thuốc ngừa thai có thể gây THA; Phụ nữ mang thai có thể bị THA trong giai đoạn sau của thai kỳ và thƣờng có liên quan tới hội chứng nhiễm độc thai nghén [19]. 1.1.3. Tai biến của THA - THA thƣờng dẫn đến các biến chứng sau: + Biến chứng tim mạch: dầy thất trái, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim...[65]. + Các biến chứng về Não: đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ não, tai biến nmạch máu não (TBMMN) [3]. + Các biến chứng về thận: Bệnh thận mãn tính, đái ra protein, suy thận... [69]. + Các biến chứng về mạch ngoại vi: Phồng mạch, tắc mạch, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến tử vong [54]. + Các biến chứng về mắt: Bệnh võng mạc, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa [69]. - Đánh giá mức độ bệnh theo con số HA, YTNC và tổn thƣơng cơ quan . 6 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp (có 04 nhóm chính) 1.1.4.1. Nhóm yếu tố hành vi về phòng chống THA: * Hút thuốc lá: Thí nghiệm trên súc vật thấy thuốc lá gây THA. Trong thuốc lá có nicotin mà nicotin kích thích thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA. Hút một điếu thuốc lá HATT có thể tăng lên 11 mmHg, HATTr tăng lên 9 mmHg và tình trạng này có thể kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có những cơn THA kịch phát nguy hiểm. Nicotin còn làm cho tim đập nhanh hơn bình thƣờng, cơ tim phải co bóp nhiều hơn. Oxytcarbon có trong khói thuốc làm máu giảm cung cấp oxy cho các tế bào và cùng với áp lực đã tăng sẵn của dòng máu khi bị THA càng gây tổn thƣơng thêm các tế bào nội mạc của các động mạch và tạo điều kiện cho bệnh xơ vữa động mạch phát triển [19], [40]. * Chế độ ăn: Chế độ ăn có thể tác động đến HA động mạch qua nhiều khâu, đặc biệt là các chất nhƣ natri, kali, canxi, protein, chất béo và glucid. - Muối. Trong các nguyên nhân gây THA, trƣớc hết ngƣời ta thƣờng kể đến lƣợng muối ăn (muối natri) trong khẩu phần. Theo Hội đồng nghiên cứu quốc gia, lƣợng natri cơ thể ngƣời lớn cần hàng ngày an toàn và thích hợp vào khoảng 100 tới 300 mg. Nhƣng trên thực tế bao nhiêu là đủ? Rất khó xác định chính xác số lƣợng tối thiểu natri hàng ngày. Hiện nay WHO khuyến cáo chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn để phòng chống THA [3]. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều trƣờng hợp còn chƣa biết chế độ ăn nhạt. Chế độ ăn giảm muối vừa phải (1-2,5g muối/mỗi ngày) áp dụng cho các trƣờng hợp THA hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, trong chế độ ăn này chỉ cần có ý thức giảm bớt muối cho vào thức ăn hơn trƣớc. Mặt khác, một số ngƣời biết cần phải ăn nhạt nhƣng lại khó từ bỏ đƣợc thói quen ăn mặn [10], [15]. - Chất béo: Các chất béo là nguồn năng lƣợng cao có chứa nhiều vitamin tan trong chất béo cần thiết, là thành phần cấu trúc của nhiều tổ chức quan trọng trong cơ thể. Hiện nay chƣa biết rõ ràng về nhu cầu chất béo nhƣng một 7 lƣợng chất béo hàng ngày từ 15-25% năng lƣợng khẩu phần có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu [5]. Theo Phạm Khuê, nên ăn uống điều độ, phù hợp vì chế độ ăn quá dƣ thừa sẽ gây béo phì và phát triển bệnh lý vữa xơ động mạch, đái tháo đƣờng. Chế độ ăn để giảm cân ở ngƣời béo phì trong đó trƣớc tiên và chủ yếu là: giảm các chất gluxit (bánh trái, đồ ngọt, chất bột) và bù đắp bằng rau quả. Ăn giảm mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật và hạn chế uống nhiều nƣớc kèm theo tăng cƣờng vận động thể lực. Nhƣng trong thực tế, phần lớn các trƣờng hợp béo phì chƣa biết chế độ ăn để giảm cân. Vì vậy, để giảm cân ở ngƣời béo phì, cũng là một việc nhiều khi khó thực hiện [37], [38]. - Chất xơ: Vai trò sinh học của chất xơ là giúp đẩy nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hoá, phòng táo bón. Về vai trò đối với THA, đã có nhiều công trình nêu lên tác dụng của chất xơ trong điều hoà HA cả ở ngƣời lớn và trẻ em. Tuy nhiên tác dụng độc lập của chất xơ còn đang là vấn đề cần nghiên cứu. Trong chế độ ăn của ngƣời bệnh THA cần thiết phải tăng nhiều chất xơ. * Rượu: WHO đã khuyến cáo: “Rƣợu làm THA và đó là YTNC của tai biến mạch não, thƣờng thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não. Nếu uống rƣợu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ngày thì có thể chấp nhận đƣợc, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g ethanol) có bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội ”[8], [19]. Thói quen uống nhiều rƣợu: Trong thực tế, việc loại bỏ thói quen uống nhiều rƣợu cũng là một vấn đề khó. Bởi vì, những ngƣời nghiện rƣợu kể cả các trƣờng hợp đã bị THA thƣờng hay ngụy biện cho bản thân. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe đối với ngƣời cao tuổi và dần dần bỏ rƣợu là vấn đề cần đƣợc tăng cƣờng hơn nữa đặc biệt là đối với ngƣời có THA [19]. * Thói quen sinh hoạt (lối sống): Các thói quen hàng ngày không có lợi cho sức khỏe gần đây đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu hiện nay vì nó liên quan đến bệnh lý THA. Các yếu tố thuân lợi dễ gây ra THA đã đƣợc nghiên 8 cứu nhƣ chế độ ăn uống quá nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt, ăn mặn, uống nhiều rƣợu, hút thuốc lá, ít vận động... Thói quen sống tĩnh tại ít vận động thể lực: Theo nghiên cứu của một số tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Ngƣợc lại, tăng cƣờng vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngƣời cao tuổi [40], [48], [49]. Vận động thể lực bao gồm các hoạt động thƣờng ngày và luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao đối với ngƣời cao tuổi không phải nhằm mục đích làm cơ thể nở nang mà nhằm tác dụng đối với chuyển hóa và đối với hệ thần kinh trung ƣơng. Vì vậy, đối với ngƣời cao tuổi nên thực hiện đều đặn và phù hợp với từng trƣờng hợp. Ngƣời cao tuổi có thể chọn cho mình bài tập vừa sức, nhƣ đi bộ, tập dƣỡng sinh, tự xoa bóp. Hai môn thể dục phù hợp đối với ngƣời mắc tăng huyết áp (NMTHA) là đi bộ và chạy chậm. Ngƣời cao tuổi không nên tập nặng quá sức mà nên tập đều đặn. Mức vận động quá mức phụ thuộc vào từng ngƣời và quá trình luyện tập. Một cách đơn giản có thể tự đánh giá mức độ vận động là sau mỗi lần tập thấy có cảm giác thoải mái, dễ chịu, tâm hồn thanh thản, quên hẳn đƣợc dù chỉ trong chốc lát các căng thẳng trong ngày tức là buổi tập vừa phải đúng cách [37]. Hiện nay, vận động thể lực đúng mức đều đặn đƣợc coi nhƣ một liệu pháp hiện đại để dự phòng THA. Ngƣời cao tuổi tránh vận động quá mức và nhất là các động tác đó lại ở tƣ thế cúi khom ngƣời. * Nhận thức của người dân về THA: Theo Dƣơng Đình Thiện, Phạm Ngọc Khái và cộng sự, 68% bệnh nhân không biết mình có bệnh THA, sự phát hiện tăng HA chỉ là tình cờ đi khám bệnh phát hiện thây THA. Do đó mà tỷ lệ bị tai biến do THA vẫn còn khá cao trong cộng đồng [53]. Trong thực tế còn có những quan niệm sai về THA và điều trị THA: nhiều ngƣời còn cho rằng THA là hậu quả tất yếu của tuổi tác. Nhiều trƣờng hợp khi đã THA rõ rệt, còn chủ quan vì vẫn thấy "khoẻ mạnh" nên không giữ dìn và không ĐT nên đã bị tai biến một cách rất đáng tiếc. Cho đến nay, việc 9 phòng chống THA vẫn còn là một vấn đề khó khăn và một trong các vấn đề khó khăn đó là vấn đề nhận thức của ngƣời dân. Để phòng tai biến do THA, vấn đề quan trọng nhất là phải phát hiện và ĐT sớm THA. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về THA, đồng thời phải gắn liền với việc phát triển tổ chức chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi ở mỗi cộng đồng. 1.1.4.2. Nhóm yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trƣờng tự nhiên và xã hội có ảnh hƣởng rất nhiều tới bệnh THA nhất là đó là những yếu tố nhƣ cô đơn, lối sống, gia đình, kinh tế... * Sống cô đơn: Một trong những nguyên nhân đƣợc nêu lên nhiều nhất ảnh hƣởng tới tâm lý ngƣời cao tuổi là sự cô đơn, tình trạng sống cách biệt. Trƣớc kia cho tình trạng đó là do hậu quả của bệnh tật. Ngày nay cô đơn chính là nguyên nhân của sự giảm sút sức khoẻ, bệnh tật, nhất là bệnh tâm thần. Sự cô đơn có thể là hậu quả của tâm trạng buồn, thƣờng do mất ngƣời thân, do hoàn cảnh éo le trong cuộc sống, biểu hiện bằng không muốn mọi tiếp xúc trong gia đình và xã hội. Nhiều tác giả cũng thống nhất là mọi tổ chức xã hội làm tăng sự sống cách biệt đều làm cho bệnh tâm thần phát triển ở ngƣời cao tuổi. Trái lại, mọi biện pháp gắn ngƣời cao tuổi với xã hội, làm cho họ gắn bó với cuộc sống, thì đều có tác dụng tốt đến tâm lý ngƣời cao tuổi [36], [80]. * Về giáo dục: Số đông ngƣời cao tuổi học vấn thấp, tỷ lệ ngƣời cao tuổi mù chữ cao gấp 3 lần tỷ lệ mù chữ chung của dân số, đặc biệt ở nông thôn. Vì vậy với thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, vì trình độ học vấn thấp ngƣời cao tuổi không tiếp cận đƣợc, bị gạt ra ngoài [36], [70]. * Môi trường tự nhiên: Môi trƣờng sống liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới sức khoẻ. Môi trƣờng tự nhiên nhƣ thời tiết, khí hậu, không khí, nƣớc, vi khuẩn, bụi, bức xạ và xã hội. Vấn đề đô thị hoá, điều kiện vệ sinh, tâm lý ...[26], [36]. 10 * Kinh tế: Kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ, tỷ lệ mắc THA tăng theo chiều thuận của phát triển kinh tế [39], khi nền kinh tế phát triển thì lối sống sinh hoạt thay đổi và không thể không nói đến yếu tố khó khăn về kinh tế, đúng vào thời kỳ cần có những điều kiện kinh tế nhất để bồi dƣỡng sức khoẻ, để đảm bảo cho đời sống không bị lệ thuộc. Nhiều ngƣời cao tuổi có đƣợc cuộc sống tuổi già đầy năng động là do có sự hỗ trợ của hệ thống lƣơng hƣu và các nguồn cung cấp tài chính khác. Trong khi đó những ngƣời cao tuổi khác vẫn bị nghèo hơn các thành phần khác trong xã hội, đặc biệt là ngƣời cao tuổi sống ở nông thôn không có thu nhập chắc chắn, thậm chí cả những ngƣời cao tuổi có ngƣời cao tuổi vẫn tiếp tục là thành phần nghèo nhất, vì không có công việc chính thức, thu nhập không ổn định, không có tích luỹ. Thu nhập và các phƣơng tiện sinh hoạt phần lớn của ngƣời cao tuổi thấp hơn rất nhiều so với nhóm trẻ tuổi hơn. Tại một số nƣớc, nghèo đói ngày càng gia tăng làm ngƣời cao tuổi nghèo hơn nhóm tuổi khác, do vậy họ bị đặt ra ngoài xã hội và quyền con ngƣời của họ bị phủ nhận. Nếu xã hội, cộng đồng không không quan tâm đến, thì họ mặc cảm cho mình là ngƣời thừa, không có tiền lại là gánh nặng cho xã hội nên càng trầm tƣ, mặc cảm, ít quan hệ với xung quanh. Mức sống của nhiều ngƣời cao tuổi ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chi phí y tế hiện nay quá cao, do tình hình tài chính kém làm ngƣời cao tuổi mất đi sự thanh thản đƣa đến đau khổ về tâm lý và ốm yếu về tâm lý trong khi nhiều ngƣời cao tuổi thậm chí còn là lao động chính của gia đình. Sự lao động trƣờng diễn kết hợp ăn uống không đầy đủ làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ [36], [61]. 1.1.4.3. Nhóm yếu tố về chăm sóc sức khoẻ: Tình trạng bệnh tật nói chung cũng nhƣ công tác quản lý (QL) bệnh THA nói riêng chịu ảnh hƣởng của các yếu chăm sóc sức khoẻ, đó là cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở (gồm y tế thôn bản, xã, phƣờng, quận huyện, thị xã) đặc biệt là tuyến xã, là tuyến y tế trực 11 tiếp gần dân nhất đảm bảo mọi ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp nhất [19]. 1.1.2.4. Nhóm yếu tố sinh học: * Yếu tố về thể trạng: - Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: viết tắt BMI). Chỉ số khối cơ thể đƣợc tính bằng cân nặng/(chiều cao)2 có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể. Đã có rất nhiều bằng chứng nêu lên mối liên quan giữa thừa cân với bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Chỉ số BMI bình thƣờng là 18,5 - 24,99... Từ 25 trở lên là thừa cân, khi BMI ≥ 30 thì đƣợc coi là béo phì, ngƣời béo phì có nguy cơ bị THA cao hơn 5,6 lần ngƣời không béo phì [6]. Nghiên cứu về dịch tễ học THA của quần thể ngƣời trƣởng thành ở thành phố Maracaibo - Venejuela thấy rằng ngƣời có BMI > 25 thì tỷ lệ THA gấp 2 lần ngƣời có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%) [19]. Theo một số nghiên cứu trong nƣớc của Trần Đình Toán và cộng sự [52]. khi BMI từ 21,5 - 22,9 trở lên, tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao hơn tỷ lệ chung trong cùng quần thể. Qua nghiên cứu 1.437 nông dân ở xã Liên Minh, xã Định Công huyện Thanh Trì - Hà Nội và 101 cán bộ viên chức đang đƣợc theo dõi ĐT ngoại trú bệnh THA tại Ban bảo vệ sức khoẻ thành phố Hà Nội cho thấy: Với ngƣời THA là cán bộ viên chức chỉ số khối cơ thể cao hơn hẳn ngƣời mắc THA là nông dân 11,7 % luôn tìm thấy sự phối hợp nhiều YTNC [49]. - Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (Waist-hip ratio: viết tắt WHR): Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông tăng là một trong những nguy cơ của bệnh mạch vành nói chung và THA nói riêng. Khi phân loại theo khuyến cáo của JNC-V về chẩn đoán béo phì (WHR) ở nam > 0,95 và nữ > 0,85 thì có 42 nam (17%) và 131 nữ (68%), không có giá trị trung bình của HATT và HATTr trong hai nhóm bệnh béo bệu này. Tuy nhiên khi phân tích phân tầng WHR ra 3 nhóm (WHR < 0,85; 0,85- 0,94, và > 0,95), thấy có mối liên quan giữa WHR với THA có ý nghĩa thống kê [49]. 12 * Tiền sử gia đình NMTHA: Tiền sử gia đình, nhất là trực hệ (bố, mẹ, anh chị em ruột), có ngƣời lớn bị THA là một trong các nguy cơ mạnh nhất làm cho một đối tƣợng có thể bị THA trong tƣơng lai... * Tuổi và giới: Tất cả chúng ta đều biết rằng ngƣời lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến THA cao hơn những ngƣời trẻ tuổi. Mặc dù THA tâm trƣơng giảm nhẹ dần khi vƣợt qua độ tuổi 65 - 70, HA tâm thu lại tiếp tục tăng so với tuổi đời. 1.1.5. Điều trị THA 1.1.5.1. Mục tiêu điều trị - Giảm các tai biến và tử vong do tim và thận. - Đƣa HA về mức bình thƣờng (HAMT) và duy trì lâu dài mức HA bình thƣờng. Huyết áp mục tiêu là [3]. + THA đơn thuần < 140/90 mmHg. + THA kèm theo ĐTĐ hoặc bệnh mãn tính < 130/80mmHg. 1.1.5.2. Nguyên tắc điều trị - Thƣờng xuyên, liên tục, kéo dài thậm chí kéo dài đến hết đời của ngƣời bệnh. Đồng thời kết hợp với sự quản lý và giám sát của mạng lƣới y tế và cộng đồng để điều chỉnh kịp thời. - Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thƣơng cơ quan đích. Không nên hạ HA nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [3]. 1.1.5.3. Các phương pháp điều trị THA Áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm đƣợc HA, giảm số thuốc cần dùng. * Phương pháp điều chỉnh lối sống (ĐCLS): - Giảm cân nặng: Giảm cân nặng giúp cho hạ HA ở phần lớn những ngƣời bệnh THA có thừa cân và béo phì. Duy trì cân nặng lý tƣởng ở chỉ số 13 khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Duy trì vòng bụng < 90 cm ở nam và < 80 cm ở nữ [3], [77]. - Hạn chế uống rƣợu, bia: Số lƣợng ít hơn 3 cốc/ngày (nam), ít hơn 2 cốc/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc/tuần (nam), ít hơn 9 cốc/tuần (nữ). Cốc tiêu chuẩn tƣơng đƣơng với 360 ml bia hoặc 150 ml rƣợu vang hoặc 30ml rƣợu nặng [28], [29]. - Bỏ hoàn toàn hút thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá là biện pháp để phòng ngừa THA và nguy cơ tim mạch. Bỏ hút thuốc lá không những đảm bảo sức khỏe, tăng tuổi thọ và còn giúp tiết kiệm tài chính [30], [76]. - Tăng cƣờng hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Huyết áp có thể giảm ở những ngƣời hoạt động thể lực mức độ vừa phải nhƣ thể dục, chạy bộ đều đặn khoảng 30 - 60 phút hằng ngày [30]. - Thực hiện chế độ dinh dƣỡng hợp lý: Giảm ăn mặn, mỗi ngày ăn ít hơn 100 gam Natri hoặc < 6 gam Natri cloride. Ngoài ra cần ăn đủ lƣợng Kali, Canxi và Magiê. Hạn chế ăn chất có nhiều Cholesterone, chất mỡ động vật, ăn đủ lƣợng rau xanh, hoa quả tƣơi (> 5 xuất tiêu chuẩn/ngày) [19]. - Tránh căng thẳng thần kinh, cần thƣ giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột. * Phương pháp điều trị bằng thuốc: Có rất nhiều loại thuốc hạ HA, thông thƣờng đƣợc xếp thành 06 nhóm lớn [20], [21], [73]: - Nhóm thuốc lợi tiểu. - Nhóm thuốc tác động lên thần kinh giao cảm. - Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp. - Nhóm thuốc chẹn kênh canxi. - Nhóm thuốc ức chế men chuyển. - Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II [3], [19], [68]. Luôn phối hợp điều trị bằng thuốc với việc truyền thông nâng cao hiểu biết, tích cực thay đổi lối sống và hạn chế tối đa các yếu tố tim mạch khác. 14 Chọn thuốc khởi đầu ở tuyến y tế cơ sở: THA độ 1: Lợi tiểu nhóm thiazide liều thấp THA > độ 1: thƣờng phải phối hợp 2 loại thuốc lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ƢCMC/ƢCTT, chẹn beeta giao cảm. Khởi đầu với liều thấp. Chủ yếu phối hợp từng bƣớc các thuốc hạ HA cơ bản nhƣ lợi tiểu thiazide liều thấp (hypothiazide 6,25-12,5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (Nifedipine retard 20-60mg/ngày, liều khởi đầu 20mg) và ức chế men chuyển (enalapril 5-20 mg/ngày, liều khởi đầu 5mg) [71], [75]. Quản lý ngƣời bệnh tại tuyến y tế cơ sở để đảm bảo ngƣời bệnh đƣợc uống thuốc đúng, đủ liều và đều đặn, đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bƣớc quản lý THA ở tuyến y tế cơ sở. Nếu chƣa đạt huyết áp mục tiêu thì chỉnh liều tối ƣu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu. Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố cần chuyển tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch [3], [19], [46]. 1.2. Tìn ìn THA v quản lý bện n ân THA 1.2.1. Tình hình THA và quản lý bệnh nhân THA trên thế giới THA là một bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới, không chỉ ảnh hƣởng lớn đến bệnh lý tim mạch mà còn ảnh hƣởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu [11], [67], [76]. Theo ƣớc tính của WHO số lƣợng ngƣời mắc THA trên thế giới năm 2000 là 972 triệu ngƣời trƣởng thành (26%) và ƣớc tính đến năm 2025 có 1,56 tỷ ngƣời (29,2%) mắc THA. Tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao, đặc biệt ở các nƣớc phát triển. Tại các nƣớc đang phát triển có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính. Tần suất THA là 28,7% ở Hoa Kỳ (2000); 22% ở Canada (1992); 45,9% ở CuBa; 38,8% ở Anh (1998); 38,4% ở Thụy Điển (1999); 26,3% ở Ai Cập 15 (1991); 15,4% ở Cameroon (1995); 27,2% ở Trung Quốc (2001); 20,5% ở Thái Lan (2001); 26,6% ở Singapore (1998); 32,2% ở Malaysia... [11], [72]. Năm 1991, Hoa Kỳ có khoảng trên 50 triệu ngƣời bị THA, chiếm tỷ lệ trên 30% trong số ngƣời lớn trên 18 tuổi. Chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân THA hàng năm tới trên 259 tỷ đô la Mỹ. Từ những năm 70, Chính phủ Hoa Kỳ và các cơ quan chức năng đã sớm đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp cho THA và kết quả là họ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh cũng nhƣ tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch có liên quan đến THA. Từ năm 1970 - 1994, nhờ các chƣơng trình can thiệp và quản lý các yếu tố nguy cơ và THA nên tỷ lệ tử vong do tai biến mạch não đã giảm đƣợc 50 - 60% và tỷ lệ tử vong do các bệnh động mạch vành cũng giảm khoảng 40 - 50% [19]. Tại Trung Quốc, từ năm 1991 - 2000, Bộ Y tế đã tiến hành chƣơng trình quản lý đái tháo đƣờng và THA tại cộng đồng của 3 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thƣợng Hải và Quảng Châu. Kết quả của điều tra sức khỏe năm 2001 cho thấy tỷ lệ phát hiện sớm THA tăng từ 26,3% lên 44,7%; tỷ lệ ngƣời dân bị THA đƣợc điều trị tăng từ 12,1% lên 28,2% và tỷ lệ kiểm soát đƣợc huyết áp về bình thƣờng tăng từ 2,8% lên 8,1%. Các biến chứng do THA gây ra cũng giảm đáng kể trong chƣơng trình này: tỷ lệ mới mắc tai biến mạch máu não giảm đƣợc 52% ở nam giới và 53% ở nữ giới; tỷ lệ tử vong chung do đột quỵ cũng giảm đƣợc 54%. Năm 1995, Chính phủ Trung Quốc phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới tiến hành chƣơng trình Tuyên truyền giáo dục và dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 1996 2002 tại 7 thành phố lớn nhất của Trung Quốc bao gồm khoảng 90 triệu dân. Kết quả cho thấy chƣơng trình này đã giúp làm giảm tỷ lệ ngƣời lớn hút thuốc lá từ 29% xuống còn 13%; tăng tỷ lệ ngƣời dân có thói quen tập luyện thể dục thƣờng xuyên từ 41% lên 84%; tăng tỷ lệ phát hiện sớm THA thêm 15%; 16 giảm đƣợc 50% tỷ lệ bị các biến chứng về tim mạch và đột quỵ ở ngƣời dân có THA [19], [62]. Năm 1980, tỷ lệ THA của ngƣời dân lớn hơn hoặc bằng 20 tuổi ở Israel là khoảng 28,6%. Và từ những năm 80, Chính phủ Israel đã tiến hành các chƣơng trình phát hiện sớm và kiểm soát THA trên phạm vi toàn quốc (AHDCP: Ashkelon Hypertension Detection and Control Program và The Israel Blood Pressure Control program (IBPCP). Đây là chƣơng trình kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân, thực hiện lối sống lành mạnh dự phòng THA và điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp cho những ngƣời bị THA. Kết quả sau 20 năm cho thấy tỷ lệ kiểm soát đƣợc huyết áp về mức bình thƣờng tăng từ 29% lên 46,7%; tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp và đau thắt ngực không ổn định do THA giảm đƣợc16%; tỷ lệ tai biến mạch máu não do THA giảm đƣợc 41,2%; tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối do THA giảm 50%. Chƣơng trình đã cứu sống đƣợc 2.242 ngƣời (trung bình 110 ngƣời/năm). Cũng qua các chƣơng trình quản lý THA này, ngành y tế đã tiết kiệm đƣợc cho Chính phủ Israel 185 triệu USD, tức là khoảng 9,25 triệu USD/năm [19]. Kết quả khảo sát tại 167 quốc gia cho thấy có 61% quốc gia chƣa có khuyến cáo về điều trị THA, 45% quốc gia chƣa huấn luyện điều trị THA cho nhân viên y tế, 25% quốc gia không cung cấp đủ thuốc điều trị THA, 08% không đủ phƣơng tiện tối thiểu và 12% không đủ thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu [59]. THA là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo ƣớc tính của WHO, biến chứng của THA liên quan đến 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm, THA gây nên 45% ca tử vong do các bệnh tim mạch và ít nhất 51% số ca tử vong do đột quỵ. Ngƣời THA giai đoạn II trở lên có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ nhồi máu cơ tin gấp 2 lần so với ngƣời có huyết áp 17 bình thƣờng. Nguy cơ tử vong tăng gấp đôi khi chỉ số huyết áp tăng 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10 mmHg đối với huyết áp tâm trƣơng [19]. Mặc dù THA là bệnh nguy hiểm nhƣng nếu phát hiện sớm, theo dõi và kiểm soát hiệu quả thì tỷ lệ tử vong cũng nhƣ các biến chứng giảm đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc hiện nay trên thế giới chỉ đạt khoảng 25 - 40%. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp, cần thay đổi những tốt quen có nguy cơ nhƣ hút thuốc lá, thuốc lào, lạm dụng rƣợu, dinh dƣỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực [19]. Theo WHO, cứ 3 ngƣời trƣởng thành (> 25 tuổi) thì có 1 ngƣời THA, cứ 3 ngƣời bị THA thì có 1 ngƣời không biết mình THA, cứ 3 ngƣời đƣợc điều trị THA thì có 1 ngƣời không đạt huyết áp mục tiêu. Ngay cả một số nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, năm 2006, trong tổng số ngƣời THA có khoảng 77,6% là đã đƣợc biết THA, chỉ có 67,9% số ngƣời THA đƣợc điều trị và 44,1% đƣợc khống chế tốt huyết áp. Tại một số nƣớc nhƣ Canada, Anh, Đức… tỷ lệ bệnh nhân THA đƣợc điều trị đạt từ 27 – 47% [19]. 1.2.2. Thực trạng phòng chống tăng huyết áp hiện nay tại Việt Nam 1.2.2.1.Kết quả thực hiện Chương trình phòng chống THA: Dự án phòng, chống THA thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 ra đời vào năm 2008 theo Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg ngày 19/12/2008 của Thủ tƣớng chính phủ với mục tiêu: Nâng cao nhận thức của nhân dân về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ; Tăng cƣờng năng lực của nhân viên y tế trong công tác dự phòng, phát hiện và điều trị đúng bệnh THA theo phác đồ do Bộ Y tế quy định. Ngày 20/12/2010, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết đingh số 2331/QĐ-BYT ban hành danh mục các chƣơng trình mục tiêu quốc gia năm 2011, trong đó có dự án phòng chống THA. Mặc dù dự án phòng chống THA đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt năm 2008, nhƣng 18 đến cuối năm 2009 mới có kinh phí, nhƣ vậy dự án mới bắt đầu hoạt động năm 2010 [16]. Trong hai năm đầu (2009-2010) lựa chọn 16 tỉnh/thành phố để triển khai đó là: Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Gia Lai, Cần Thơ và Sóc Trăng Kết quả đạt đƣợc đến hết năm 2011, đã xây dựng đƣợc hệ thống Quản lý Dự án: cấp Trung ƣơng có Ban điều hành dự án phòng chống THA Quốc gia, cấp tỉnh có Ban chủ nhiệm dự án phòng chống THA tỉnh (63 tỉnh, thành); cấp huyện (triển khai thí điểm tại 96 quận/huyện) có Đơn vị quản lý điều trị THA thuộc bệnh viện tỉnh/thành phố, bệnh viện đa khoa các huyện/thành phố và Đơn vị dự phòng THA thuốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng các huyện, thành phố; cấp xã (thí điểm tại 190 xã, phƣờng) có cán bộ phụ trách dự án phòng chống THA. Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đạt ra là đào tạo tập huấn cho > 90% cán bộ y tế trong phạm vi thực hiện dự án, xây dựng và duy trì mô hình quản lý và điều trị THA tại 190 xã, phƣờng; tổng số bệnh nhân THA đƣợc quản lý là 41.984/71.972 ngƣời đƣợc phát hiện THA qua khám sàng lọc, đạt 53,8%, số bệnh nhân đƣợc quản lý và điều trị đạt huyết áp mục tiêu là 17.613/41.984 bệnh nhân đƣợc quản lý, đạt 41,9%. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng chống bệnh THA đã đƣợc thực hiện nhƣ sản xuất và phát song thông điệp, phóng sự, chuyên mục định kỳ phòng chống THA trên các kênh truyền hình, trên Đài tiếng nói Việt Nam, đăng báo thông tin tuyên truyền về phòng chống THA…Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn tồn tại hạn chế nhƣ chƣa có hƣớng dẫn thống nhất trong cả nƣớc về mô hình quản lý điều trị ệnh nhân THA các tuyến, nhất là tuyến xã; chƣa quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị điều trị, đơn vị dự phòng THA các tuyến; chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về vai trò, trách nhiệm của BHYT đối với việc khám sang lọc THA, quản lý bệnh nhân THA tại cộng đồng; chƣa có chính sách xã hội hóa công tác phòng chống THA cho cả các 19 đơn vị y tế bán công và tƣ nhân…Ngày 04/9/2012, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 2406/QĐ-TTg ban hành Danh mục các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, trong đó có Dự án phòng chống THA với mục tiêu: Nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và kiểm soát THA. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% ngƣời dân hiểu đúng về bệnh THA và các biện pháp phòng chống THA; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác dự phòng và quản lý bệnh THA tại tuyến cơ sở. Phấn đáu đạt chỉ tiêu 80% cán bộ y tế hoạt động trong phạm vi dự án đƣợc đào tạo về biện pháp dự phòng và quản lý bệnh THA; Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý THA tại tuyến y tế cơ sở; Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số bệnh nhân THA nguy cơ cao đƣợc phát hiện và điều trị đúng phác đồ quy định của Bộ Y tế. Kết quả thực đến hết năm 2012, đã thành lập kiện toàn Ban điều hành dự án phòng chống THA quốc gia, Ban chủ nhiệm Chƣơng trình phòng chống THA của 63 tỉnh thành và đơn vị phòng chống THA trực thuộc Trung tâm y tế và đơn vị tƣ vấn và điều trị THA đặt tại bệnh viện đa khoa các tỉnh/thành phố, bệnh viện quận/huyện, duy trì và mở rộng mô hình quản lý và điều trị THA tại các trạm y tế xã, phƣờng [11], [12], [13], [14]. 20 SƠ ĐỒ M HÌNH TỔ CHỨC DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG THA BỘ T (Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia y tế) BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG TĂNG HU T ÁP VIỆN TIM MẠCH BẠCH MAI (Văn phòng Dự án) SỞ T BAN CHỦ NHIỆM CHƢƠNG TRÌNH Đơn vị đầu mối dự án: Phòng Nghiệp vụ Y/Kế hoạch - Tài chính của Sở Y tế Các đơn vị phối hợp: - TTYTDP tỉnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh - Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khỏe ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ THA (Bệnh viện đa khoa tỉnh) ĐƠN VỊ PHÒNG CHỐNG THA ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ THA (TTYT quận/huyện) (BVĐK quận/huyện) TRẠM T XÃ, PHƢỜNG Về công tác khám sàng lọc và quản lý bệnh nhân THA: Đến hết năm 2012, trên cả nƣớc số xã đã khám sàng lọc và quản lý THA cho 611 xã, phƣờng đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra (505 xã, phƣờng). Tất cả các tỉnh đều triển khai khám sàng lọc THA tối thiểu 5 xã, phƣờng, nhiều tỉnh khám sàng lọc vƣợt chỉ tiêu kế hoạch nhƣ: Đà Nẵng (50 xã, phƣờng), Đồng Tháp (24 xã, phƣờng), Bình Phƣớc (17 xã, phƣờng), Hà nội (13 xã, phƣờng)…Tổng số ngƣời khám sàng lọc là 807.786 ngƣời, trong đó số ngƣời đƣợc phát hiện THA là 143.210 ngƣời. Trong 36/63 tỉnh có số lieeuk báo cáo về bệnh nhân THA có tiền xử là 56.886 ngƣời trên tổng số 101.103 ngƣời THA chiếm 56,3%. Nhƣ vậy gần 50% số bệnh nhân THA trong cộng đồng không biết mình bị THA. Số ngƣời THA đƣợc đƣợc quản lý qua báo cáo của 31/63 tỉnh,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng