Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại farm 37, moshav faran, ar...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại farm 37, moshav faran, arava, israel

.PDF
47
36
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC00THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- NGUYỄN THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 37, MOSHAV FARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018 00 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- NGUYỄN THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 37, MOSHAV FARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính môi trường Lớp : K46 – ĐCMT – N01 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên, năm 2018 i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Giống cây trồng tại trang trại........................................................... 25 Bảng 4.2 Loại hình sử dụng đất nông nghiệp tạifarm ,................................... 26 Bảng 4.3 Diện tích và năng suất cây trồng của farm 2017-2018 .................... 27 Bảng 4.4 So sánh năng suất ớt ngọt 10213, 10093 và 10088 ......................... 27 Bảng 4.5Một số đặc điểm của LUT trồng cây hằng năm ............................... 28 Bảng 4.6: Thực trạng xuất khẩu ớt ngọt của trang trại ................................... 29 Bảng 4.7: thu nhập ớt trên thị trường ( 1 USD = 22,000vnđ) ........................ 30 Bảng 4.8 Hiệu quả môi trường của các LUT .................................................. 31 ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 biểu đồ so sánh giống sản lượng ớt .............................................. 27 iii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.2.3. Yêu cầu đề tài .......................................................................................... 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1 Khái quát về các khái niệm đất nông nghiệp ........................................... 4 2.2. Tổng quan về đất nước ISRAEL ................................................................ 5 2.2.1. Tổng quan Moshav Faran Arava ............................................................. 7 2.2.2 Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL ................................................. 7 2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................................................................................................ 9 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................................................................................................ 9 2.3.2. Nghiên cứu đánh giá đất đai của FAO .................................................. 11 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .................................................... 15 3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................... 15 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................... 15 3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ............................................... 16 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 17 iv 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của ................................................... 17 4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 17 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 18 4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ........................ 24 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến của ớt Ngọt tại farm, .................................. 24 4.2.2. Tình hình sản xuất ................................................................................. 25 4.2.3. Tình hình chế biến................................................................................. 26 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệpFarm 37 ............... 29 4.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 29 4.3.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 30 4.3.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 31 4.4. Thuận lợi, khó khan, bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam ..... 32 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 32 4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 32 4.4.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 32 4.4.1 Đề xuất ................................................................................................... 33 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 35 5.1. Kết luận .................................................................................................... 35 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 38 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia vô cùng quý báu, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.Mọi hoạt động của các ngành,các lĩnh vực đều cần có một diện tích đất nhất định.Vì thế trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm về vấn đề quản lý đất đai. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp từ xưa đến nay,tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn manh mún,nhỏ lẻ,trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển,công nghệ còn yếu kém,năng xuất chất lượng sản phẩm còn chưa cao,khả năng cạnh tranh với các nước nông nghiệp khác trên thế giới còn yếu.Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số ở nước ta đang diễn ra mạnh khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.Vì vậy,việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lí,hiệu quả là một vấn đề cần thiết hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển.dân số ngày càng gia tăng kéo theo những đòi hỏi tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất.Đó còn chưa kể đến sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới rất hạn chế.Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang là vấn đề hàng đầu được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.Đối với Việt Nam việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nước cũng như học hỏi việc sử 2 dụng đất nông nghiệp của các nước khác trên thế giới là rất cần thiết hơn bao giờ hết. Israel là một đất nước nhỏ với diện tích khoảng 20.700 km² với diện tích đất nông nghiệp là khoảng 24 %, khí hậu khô nóng xong Israel đã tự cung cấp cho mình đến 95% lượng lương thực thực phẩm,và đóng góp không nhỏ vào GDP của đất nước này.Điều kỳ diệu tại đất nước này là vượt lên điện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, lượng nước khan hiếm khi phải đào sâu đến 1.5 km, chủ yếu là đất hoang mạc và bán hoang mạc, dân số ít xong Israel là đất nước có nền nông nghiệp cao hàng đầu thế giới.Được rất nhiều các quốc gia trên thế giới đến và học hỏi,trong đó có Việt Nam. Nông trại số 37 nằm tại moshav Paran thuộc vùng Arava nằm ở phía nam của đất nước Israel có diện tích 68 dunam(≈68,000 m²), năm 2017. Được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài Nguyên – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo: , em tiến hành nghiên cứu đề tài:” đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nễng nghiệp tại farm 37, moshav faran, arava, israel”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37 , moshav Faran, Arava, Israel và đề xuất các ý kiến về sử dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo sử dụng đất, đảm bảo an ninh lương thực-thực phẩm và phát triển. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tác động đến việc sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37,, moshav Faran, Arava, Israel. - Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp tại nông trại 37, moshav Faran, Arava, Israel. 3 - Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý. - Đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37, moshav Faran, Arava, Israel. 1.2.3. Yêu cầu đề tài - Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình phát triển thực tiễn ở tạiFarm 37 Faran; - Thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy; - Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi; - Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế; 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1 Khái quát về các khái niệm đất nông nghiệp * Khái niệm về đất - Đất là một phần của lớp vỏ Trái Đất, là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển.Đất là một lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đât được cấu tạo nên bởi các chất khoáng (chủ yếu từ đá mẹ) và các hợp chất hữu cơ do hoạt động sống của sinh vật cung cấp (Nguyễn Thế Đặng, 2008) [4]. - Đất là phần tơi xốp của lớp vỏ trái đất mà trên đó có các hoạt động của sinh vật.Độ dày được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi có tàng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 12 cm, (Huỳnh Thanh Hiền, 2015) [7]. - Theo Docutraiev (1846-1903) nhà bác học người Nga đưa ra định nghĩa: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu dời do kết quả quá trình hoạt động của năm yếu tố hình thành là: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vât, thời gian”. Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ sáu là con người, (Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999) [3]. - Theo C.Mac (1949): “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [1]. - “Đất là môi trường sống của mọi sinh vật trên Trái Đất: cây cỏ, động vật, con người. Đất còn là môi trường sản xuất của con người: sản xuất nông 5 nghiệp, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản”, (Đào Thu Châu, 2012)[2]. - Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là phần trên mặt của vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt Trái Đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới nó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. * Khái niệm đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013 quy định: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác”. * Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và dất trồng cây lâu năm khác). 2.2. Tổng quan về đất nước ISRAEL Israel là một quốc gia nhỏ nằm trên bờ biển phía đông nam của Địa Trung Hải.Tổng diện tích của nhà nước Israel là 8.630 dặm vuông.dặm (22.145 dặm vuông. km), trong đó 8367 dặm vuông. dặm (21.671 dặm vuông. km.) là diện tích đất. Phía Bắc giáp Lebanon, Syria, Jordan và Ai Cập. 6 Tên đầy đủ Vị trí địa lý Diện tích Km2 Tài nguyên thiên nhiên Dân số (triệu người) Cấu trúc dân số Tỷ lệ tăng dân số (%) Dân tộc Thủ đô Quốc khánh Hệ thống pháp luật GDP (tỷ USD) Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) GDP theo đầu người (USD) Quốc gia Israel Nằm ở Trung Đông, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, nằm giữa Ai cập và Lebanon 20,770 Gỗ xây dựng, mỏ đồng, khí tự nhiên, đá photphat, magie bromua, kali cacbonat, đất sét, cát 7.473052 0- 14 tuổi: 27.6% 15- 64 tuổi: 62.2% trên 65 tuổi: 10.1% 1.58 Người Do Thái, người Ả Rập Jerusalem 14/5/1948 Dựa theo hệ thống luật pháp và quy định của Anh 235.1 4.8 31000 nông nghiệp: 2.5% GDP theo cấu trúc ngành công nghiệp: 31.2% dịch vụ: 64.7% Lực lượng lao động (triệu) 3,227 nông nghiệp: 2% Lực lượng lao động theo công nghiệp: 16% lĩnh vực nghề nghiệp dịch vụ: 82% Sản phẩm Nông nghiệp Cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa Sản phẩm công nghiệp cao ( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali Công nghiệp cacbonnat và photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép Xuất khẩu (triệu USD) 62500 Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản phẩm Mặt hàng xuất khẩu nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ, Hong Kong, Bỉ, Ấn Độ Nhập khẩu (triệu USD) 70620 Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim cương thô, nhiên Mặt hàng nhập khẩu liệu,lương thực, hàng tiêu dùng Đối tác nhập khẩu Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Italia Nguồn: CIA 2012 7 2.2.1. Tổng quan Moshav Faran Arava Faran nằm trong vùng Arava và là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới.Theo số liệu đến 6/2011, dân số khu vực vào khoảng 3.050 người với 700 hộ gia đình, trong đó có 500 gia đình làm nghề nông. Tổng diện tích đất đang khai thác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn quả và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau chính ở Arava, chiếm 50% diện tích khu vực và 60% diện tích trồng rau nói chung. Paran (tiếng Do Thái: ‫ָּראפ‬ ָּ ‫ )ן‬là một moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở miền nam Israel. Nằm cách Eilat 100 km về phía bắc, nó thuộc thẩm quyền của Trung tâm Hội đồng vùng Arava.Được thành lập năm 1971 bởi Nahal, một chương trình bán quân sự của Israel. Trong năm 2014,tại đây có khoảng 100 hộ gia đình. Moshav Paran được đặt tên theo Kinh thánh. Loại cây trồng chính tại đây là ớt và hoa có chất lượng cao để xuất khẩu, ngoài ra tại đây còn nuôi bò lấy sữa,thịt và một số loại cây ăn quả khác.Tại đây có đầy đủ các dịch vụ công cộng: nhà giữ trẻ, bể bơi,sân bóng, phòng tập thể dục… 2.2.2 Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao.Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện 8 tích Israel là đất nông nghiệp[1]. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Trong năm 1979, nó đóng góp gần 6%, năm 1985 là 5,1 % và ngày nay là 2,5 %. Năm 1995, có 43,000 đơn vị canh tác với diện tích trung bình 13,5 hecta. 19,8% trong số đó có diện tích nhỏ hơn 1 hecta, 75,7% từ 1 đến 9 hecta, 3,3% giữa 10 và 49 hecta, 0,4% giữa 50 và 190 hecta, 0,8% lớn hơn 200 hecta. Trong số 380.000 hecta đất canh tác năm 1995, 20,8% đất được sử dụng toàn thời gian và 79,2% đất được sử dụng bán thời gian. Trong số đất nông nghiệp có 160.000 hecta được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích trồng trọt.Vùng trồng trọt chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía bắc, vùng đồi nội địa và thung lũng sông Jordan. Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6% năm 2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao động. Giữa năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng toàn ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (không bao gồm chi cam chanh) chiếm khoảng 15%, trái cây thuộc chi cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra nông nghiệp được tiêu dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất các sản phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực tiếp. Năm 2006, 33% số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây (không tính cam 9 chanh), 9% cam chanh, 16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được xuất khẩu [5] Sản lượng nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2014, trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng 26% sản lượng. 2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14% Đất có năng suất trung bình: 28% Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên Thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số Thế giới tăng từ 80 - 85 10 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ việc tìm tòi sản xuất ra lương thực thực phẩm, cải tạo ,sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho chính mình, các nước trên thế giới đã có những nghiên cứu về đánh giá đất nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó…nhưng chỉ mang tính chất riêng lẻ.Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều trường phái với những quan điểm về đánh giá đất khác nhau, chẳng hạn Canada dựa trên cơ sở đánh giá khả năng đất đai đối với biện pháp sử dụng khác nhau về kinh tế và dựa vào khả năng sử dụng đất đai vào mục đích lâm nghiệp. Đánh giá đất đai theo khả năng sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp thường chú trọng vào các chỉ tiêu thành phần cơ giới, cấu trúc của đất, xói mòn…Dựa trên cơ sở đó ở Canada đất chia ra làm 7 nhóm. Ở Mỹ đang tồn tại 2 phương pháp đánh giá đất đó là phương pháp tổng hợp và phương pháp yếu tố.Tại Anh đang sử dụng 2 phương pháp đánh giá đất đai là dựa vào thống kê sức sản xuất của đất và thống kê năng suất thực tế của đất. Phương pháp dựa vào thống kê năng xuất của đất là mô tả các hạng đất trong quan hệ ảnh hưởng của những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: căn cứ vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất được lấy làm chuẩn. Đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ là dựa vào đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh của các nhμ khoa học của Liên Xô do Docuchev là người đại diện. Phương pháp đánh giá đất đai được hình thành từ đầu những năm 1950 sau đó đã được phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hành đánh giá và thống kê tàinguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng chiến 11 lược quản lý và sửdụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ thuộc liên bang Xôviết (cũ). Docuchev cho rằng đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổnhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất, đó là những chỉ tiêu mang tính kháchquan và đáng tin cậy. Docuchev đã đề ra những nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và phải nhận biết được rõ ràng, khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất của đấttrong từng địa phương cũng như trong toàn quốc. Phải có sự đánh giá thống kêkinh tế và thống kê nông hóa của đất mới có giá trị trong việc đề ra những biệnpháp sử dụng đất tối ưu. Quan điểm đánh giá đất đai của Docuchev áp dụngphương pháp cho điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xâydựng thống nhất. Ngoài những ưu điểm nói trên, phương pháp đánh giá đất đaicủa Docuchev cũng có một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá không có khả năng dung hoà quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá hiện tại mà không đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kèm với chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau, do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau. Học thuyết phát sinh trong đánh giá đất đai của Docuchev được thừa nhận và được phổ biến ra các nước trên thế giới, các nước thuộc hệ thống Chủ nghĩa Xã hội cũ và Đông Âu. Tại các nước như Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), Bungari, Hungari... công tác đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất hợp lý đã được tiến hành khá phổ biến. 2.3.2. Nghiên cứu đánh giá đất đai của FAO Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: sau 2 năm chuẩn bị của chuyên gia thuộc tổ chức FAO và Hà Lan (1972), Hội thảo quốc tế về đánh giá đất tại Wageningen, với sự tham gia của 44 chuyên gia từ 22 Nước, đã phác thảo đề cương đánh giá đất đai, sau đó vào 12 năm 1973 được Brinkman vμ Smyth biên soạn lại và phổ biến. Từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 1 năm 1975, cuộc hội thảo tại Rome đã tổng kết kinh nghiệm áp dụng đề cương đánh giá đất đai, sau khi bổ sung, sửa đổi bản dự thảo 1973, đã được các chuyên gia về đánh giá đất đai hàng đầu thế giới của FAO biên soạn lại để hình thành đề cương đánh giá đất đai (A Framework for Land Evaluation), được công bố vào năm 1976, (FAO, Rome-1976), sau đó được Dent và Young 1981 bổ sung và chỉnh lý vào năm 1983. Tương tự tài liệu trên, hàng loạt các tài liệu về đánh giá đất đai theo từng đối tượng cụ thể đã được ban hành như sau: - Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Land Evaluation for Rainfed Agriculture, FAO - 1983) - Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (Land Evaluation forIrrigated Agriculture, FAO - 1985) - Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (Land Evaluation for Rural Development, FAO - 1988) - Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp (Land Evaluation forAgricultural Development, FAO - 1988) - Hướng dẫn: đánh giá đất và phân tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng đất (FAO - 1989) Youth, 1981, cho rằng đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. Đó là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của đất cần đánh giá với những yêu cầu về đất đai mà loại hình sử dụng đất cần có. - Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sửdụng đất đai, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, xây dựng lên bản: Để cương đánh giá đất đai (FAO - 1976), tài liệu này được nhiều nước thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Quy 13 hoạch sử dụng đất kế tục công việc đánh giá đất sau khi đánh giá đất đưa ra những khuyến cáo, đó là những loại hình sử dụng đất thích nghi nhất đối với các đơn vị đất đai trong vùng. Các như quy hoạch phải xác định ở đâu và làm như thế nào để các phương án sử dụng đất có thể được thực thi tốt nhất và đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội và môi trường bền vững của cả cộng đồng trên toàn vùng. Để đảm bảo cho quy hoạch sử dụng đất thành công phải phát triển nó trong khuôn khổ rộng hơn của vùng và của cả nước, đồng thời nó cũng bao gồm cả các giải pháp kinh tế kỹ thuật hợp lý có thể chấp nhận theo khuôn mẫu được đề xuất. Đề cương ánh giá đất đai của FAO - 1976, đã đề ra những nguyên tắc như mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá cho các loại hình sử dụng đất. - Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau. Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu. Khả năng thích hợp dựa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. Đánh giá đất đai có liên quan tới so sánh với nhiều loại hình sử dụng đất. 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37, moshav Faran, Arava, Israel. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại nông trại 37,, moshav Faran, Arava, Israel. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Thời gian tiến hành: từ 31/8/2018 đến 20/6/2018 - Địa điểm nghiên cứu: tại nông trại 37,, moshav Faran, Arava, Israel. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; + Hiện trạng sử dụng đất; + Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; + Hiện trạng cây trồng chính. Nội dung 3:Đánh các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: + Các loại hình sử dụng đất; + Mô tả các loại hình sử dụng đất tại trang trại; + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của moshav; Nội dung 4:Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho trang trại và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Moshav;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng