Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã văn lãng...

Tài liệu đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã văn lãng, huyện yên bình, tỉnh yên bái giai đoạn 2017 2018

.PDF
62
17
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẰNG CHĂN THÀNH TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN LÃNG, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2017 – 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa : Chính quy : Quản Lí Đất Đai : QLĐĐ – NO4 - K46 : Quản lý tài nguyên : 2014-2018 THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 f NGUYÊN ĐẠI HỌC THÁI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẰNG CHĂN THÀNH TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN LÃNG, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2017 – 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lí Đất Đai Lớp : QLĐĐ – NO4 - K46 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2014 - 2018 Giảng viên HD : TS. Nguyễn Thị Lợi THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Văn Lãng, huyện Yên Bình,Tỉnh Yên Bái, với đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2018”. Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan và nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường. Em vô cùng cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thị Lợi giảng viên khoa Quản lý Tài Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại UBND xã Văn Lãng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, cộng tác giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2019 Sinh viên Tằng Chăn Thành ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Hiện trạng dân số xã Văn Lãng ...................................................... 27 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Văn Lãng ............................................ 32 Bảng 4.3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2018 so với năm 2017 và năm 2016 ........................................................................................................ 35 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa của các cụm từ viết tắt BĐĐC Bản đồ địa chính BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường BTC Bộ Tài Chính CP Chính phủ CT chỉ thị CT-TTg chỉ thị Thủ tướng CHXHCN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ĐKĐĐ đăng ký đất đai GCN giấy chứng nhận GCNQSD đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân LĐĐ Luật đất đai NĐ-CP Nghị định chính phủ Nxb Nhà xuất bản QĐ-UB Quyết định ủy ban THCS trung học cơ sở TT-BTNMT Thông tư Bộ Tài Nguyên và Môi trường TCĐC Tổng cục địa chính UBND Ủy ban nhân dân UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc V/v Về việc iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................... iii PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học trong công tác cấp GCNQSD đất............................................................................. 3 2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai .............................................. 3 2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất ................................... 6 2.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSD đất ....................................... 9 2.1.4. Quy trình cấp GCNQSD đất ................................................................. 13 2.2. Tình hình cấp GCNQSD đất trong cả nước và tỉnh Yên Bái........................................................17 2.2.1. Tình hình cấp GCNQSD đất trong nước............................................... 17 2.2.2. Tình hình cấp GCNQSD tỉnh Yên Bái ................................................ 19 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 22 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................22 3.2. Địa điểm,thời gian nghiên cứu ...............................................................................................................22 3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................................22 3.3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu xã Văn Lãng .......................................... 22 v 3.3.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng ......................................................................................................................... 22 3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Văn Lãng giai đoạn 2017 – 2018 ..................................................................................................... 22 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSD đất xã Văn Lãng giai đoạn 2017 – 2018 ........................... 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................23 3.4.1. Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, tài liệu ................................... 23 3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được ...... 23 3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được ............................. 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 24 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội........................................................................................................24 4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 24 4.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 24 4.1.3. Thủy văn................................................................................................ 25 4.1.4. Địa hình, địa chất .................................................................................. 25 4.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 25 4.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.......................................................................................27 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai ..................................................................... 27 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nam 2018 ......................................................... 32 4.2.3. Tình hình biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2018 so với năm 2017 và năm 2016..............................................................................................................................................................35 4.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSD đất tại xã Văn Lãng giai đoạn 2017-2018.........................36 4.3.1 Kết quả cấp GCNQSD đất ..................................................................... 36 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất xã Văn Lãng trong thời gian tới...............................................................................................................37 4.4.1 Thuận lợi ................................................................................................ 37 vi 4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 38 4.4.3 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................. 39 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 41 5.1. Kết luận.........................................................................................................................................................41 5.2. Đề nghị..........................................................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 42 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển con người và các sinh vật khác trên trái đất, đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của Nhà nước, tuân thủ Luật Đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Hiện nay nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây áp lục rất lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất đai lại không hề tăng lên. Vậy đòi hỏi con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các vấn đề đất đai là những vấn đề hết sức nóng bỏng, các vấn đề trong lĩnh vưc này ngày càng phức tạp và nhạy cảm. Do đó hoạt động quản lý về đât đai của nhà nước có vai trò rất quan trọng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, được cấp cho người sử dụng đất, được cấp cho người sử dụng đất để họ yên tâm chủ động sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Vì vậy việc nâng cao hiệu quảcông tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ quỹ đất đai. Luật đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị định đi kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, 2 quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi m ới. Công tác đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong số các nội dung giúp cơ quan quản lí đất đai nắm được tình hình sử dụng đất kể cả số lượng và chất lượng đất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2018'' để có cái nhìn đúng đắn về công tác cấp GCNQSD đất, phát huy điểm mạnh và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa xã Văn Lãng trong thời gian tới. 1.2 Mục tiêu của đề tài - Thực trạng sử dụng đất trên bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 đến 2018 - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục cho công tác cấp GCNQSD đất của xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là những cơ sở khoa học có độ tin cậy cao về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình trong giai đoạn 2017 – 2018 để cung cấp cho các nghiên cứu khoa học khác và chuyên sâu hơn trong lĩnh vực quản lý đất đai. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Bổ xung hoàn thiện những kiến thức đã học trong Nhà trường cho bản thân đồng thời tiếp cận thấy được những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất. PHẦN 2 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học trong công tác cấp GCNQSD đất 2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai Ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số thì nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng đa dạng và phức tạp. Vì vậy để sử dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm mang lại hiệu quả cao nhất thì nhà nước phải có một chế độ chính sách về đất đai mang tính pháp lý, song phải hợp lý và chặt chẽ nhằm quản lý toàn bộ quỹ đất. Ở Việt Nam đối tượng của quản lý đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi ranh giới hành chính các cấp. Thực chất của việc quản lý nhà nước về đất đai là công tác quản lý sao cho đúng quy định của luật đất đai. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các văn bản pháp luật, Nhà nước giao cho UBND các cấp phải thực hiện việc quản lý đất đai trên toàn bộ ranh giới hành chính đối với tất cả các loại đất theo quy định của pháp luật. * Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai - Khái niệm: + Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. + Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 Luật Đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng 4 đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hóa.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[6] - Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể như sau: + Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bố đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội và đất nước, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp để bảo vệ và sử dụng đất đai hiệu quả hơn. + Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biên pháp kinh tế - Xã hội có hệ thống, căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. + Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp Luật Đất đai tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai. + Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư… Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[6] Để công tác quản lý cũng như vấn đề sử dụng đất đai mang lại hiệu quả cao nhất tại khoản 2 Điều 6 (Luật đất đai, năm 2013) [8] đã đề ra 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau: 5 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Thông qua 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai thì nội dung công tác đăng ký cấp GCNQSD đất là cơ sở để xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là cơ sở để nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng đất. Mặt khác cũng thông qua hoạt động này mà nhà nước thực hiện quyền giám sát tình hình sử dụng đất đai của các chủ sử 6 dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc sử dụng đất của các chủ sử dụng trên từng thửa đất tuân thủ theo đúng nề nếp kỷ cương pháp luật, tạo điều kiện để nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Điều mà chúng ta có thể thấy trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, thì hoạt động đăng ký cấp GCNQSD đất có một vai trò hết sức quan trọng và đây là một trong những hoạt động nắm chắc tình hình về đất đai. 2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất 2.1.2.1. Hồ sơ địa chính Khái niệm về hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 40 (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014) [7] như sau: - Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, , thị trấn. Mỗi thửa đất phải có số hiệu riêng và không trùng với số hiệu của các thửa đất khác trong phạm vi cả nước. - Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với các biến động theo quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất. - Hồ sơ địa chính phải được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc; bản gốc được lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở TN & MT, một bản sao được lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN & MT, một bản sao lưu tại UBND xã, , thị trấn. Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịp thời khi có biến động về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý phù hợp với bản gốc hồ sơ địa chính. - Bản đồ địa chính được lập theo quy định sau: + Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ nhà nước. 7 + Nội dung bản đồ địa chính thể hiện thửa đất; hệ thống thủy văn, thủy lợi; hệ thống đường giao thông; mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn công trình; điểm tọa độ địa chính; địa danh và các ghi chú thuyết minh. + Thửa đất phải được thể hiện chính xác về ranh giới; đỉnh thửa phải có tọa độ chính xác. Mỗi thửa đất phải kèm theo thông tin về số hiệu thửa đất, diện tích thửa đất và kí hiệu loại đất. + Bản đồ địa chính phải do các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề hoặc được đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ lập. - Hồ sơ địa chính được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên giấy và từng bước chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đầu tư tin học hóa hệ thống hồ sơ địa chính. - Bộ TN & MT ban hành quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế đối với việc lập hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số; hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số; quy định tiến trình thay thế hệ thống hồ sơ địa chính trên giấy bằng hệ thống hồ sơ địa chính dạng số. Hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 96 (Luật đất đai, 2013) [8] bao gồm: - Bản đồ địa chính. - Sổ địa chính. - Sổ mục kê. - Sổ theo dõi biến động đất đai. Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau: - Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí. - Người sử dụng đất. - Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất. 8 - Giá đất, các tài sản gắn liền với đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. - Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan. Theo Luật Đất đai 2013 mới ban hành thì hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính và việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số. So với luật 2003 thì Luật hiện hành chỉ đơn thuần là các quy định về kỹ thuật. Các nội dung quy định này rất dễ thay đổi trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ đang ngày càng phát triển và bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong việc lập, quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên hồ sơ địa chính. 2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thông tư 23/2014/TT-BTNMT [3] quy định: “GCNQSD đất là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất”. Thông qua GCNQSD đất thì nhà nước có thể nắm được thông tin chung về những mảnh đất hoặc được giao hay cho thuê, từ đó có thể ban hành những pháp lệnh phục vụ công tác quản lý sử dụng có hiệu quả nhất đối với đất đai. Hơn nữa thông qua GCNQSD đất chủ sử dụng đất có đầy đủ cơ sở pháp lý để 9 thực hiện quyền sử dụng đất và nghĩa vụ sử dụng đất của mình khi được nhà nước giao và cho thuê đúng pháp luật. GCNQSD đất là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ địa chính do cơ quan quản lý đất đai trung ương phát hành mẫu thống nhất toàn quốc. Hiện nay GCNQSD đất được ban hành theo quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ TN & MT. Chỉ thị những cơ quan nhà nước có thẩm quyền được nhà nước quy định mới có thẩm quyền cấp GCNQSD đất cho đối tượng được giao hoặc cho thuê. Cơ quan nhà nước thẩm quyền được giao hoặc cho thê loại đất nào thì có thẩm quyền cấp GCNQSD đất đối với loại đất đó. Điều 48 trong Luật Đất đai 2013 thì có nói giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại thống nhất trong cả nước [8]. 2.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSD đất 2.1.3.1. Những căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSD đất * Những văn bản pháp lý khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực - Luật Đất đai 2013 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. - Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính. - Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp. - Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCNQSDĐ, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. 10 - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ về Sổ tay hướng dẫn thực hiện dịch vụ đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất. - Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản. - Thông tư 02/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2012/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. - Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. - Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. - Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về quy định chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. - Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng kí đất đai,tài sản gắn liền với đất;cấp GCNQSD đất,quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;Đăng kí biến động sử dụng đất,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 11 Các văn bản trên đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn, bổ xung và hoàn thành hệ thống luật đất đai, làm cho công tác đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất ở các cấp vừa chặt chẽ, vừa thể hiện tính khoa học cao. Cũng qua đây cho thấy chính sách đất đai luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường trong khi đó đất đai lại có hạn. Việc đẩy mạnh và sớm hoàn thành đăng kí đất đai, nhất là cấp GCNQSD đất góp phần giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. 2.1.3.2. Nguyên tắc và thẩm quyền cấp GCNQSD đất * Nguyên tắc cấp GCNQSD đất Được quy định tại Điều 98, mục 2, chương VII ( Luật đất đai, 2013)[8]: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, , thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác 12 gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. 4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. 5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. * Thẩm quyền cấp GCNQSD đất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng