Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chương 2.kinh doanh

.PDF
69
204
81

Mô tả:

QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên : Dương Công Doanh Điện thoại : 098 227 3187 Email : [email protected] [email protected] website : duongcongdoanh.com TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013 2. Bài tập hướng dẫn thực hành Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2011 CHƯƠNG 2 KINH DOANH MÈO ĐEN MỜI KHÁCH Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng... để thiết đãi. Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon lành. Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói: - Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả! Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề, cười phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu 'be be' để cảm ơn thịnh tình của mèo đen. BÀI HỌC TRONG KINH DOANH • Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Một công ty nọ cho ra đời sản phẩm mới, và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thực là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điều này có xảy ra không? CASE STUDY No.1 • Tình huống chương 2.doc 5 nội dung chính 2.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Khái niệm: Kinh doanh là hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho thị trường để kiếm lời Mục tiêu của kinh doanh có thể là tối đa hoá lợi nhuận hoặc tối thiểu hoá rủi ro Để tiến hành hoạt động kinh doanh, cần có các nguồn lực cơ bản là nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân tạo và nguồn nhân lực Khi xem xét hoạt động kinh doanh, còn phải chú ý đến hiệu quả và kết quả 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH Khái niệm: - Theo cách hiểu ngắn gọn: “Kinh doanh là hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho thị trường để kiếm lời” - Theo luật DN năm 2005: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời” - Hiểu theo nghĩa rộng: “Kinh doanh là việc sản xuất hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ gì đáp ứng một nhu cầu cụ thể của con người nhằm mục đích kiếm lời” 2.1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH DOANH - Đặc trưng: - Bao gồm một hoặc một số khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm – cung ứng dịch vụ - Hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời 2.1.2. MỤC ĐÍCH KINH DOANH Định hướng tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng Tạo ra SP/DV thoả mãn nhu cầu thị trường, tạo ra GTGT, thúc đẩy SXXH phát triển Mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng, liên kết chuỗi MỤC ĐÍCH Tạo ra GTGT, đóng góp ngân sách,…, góp phần giải quyết vấn đề XH Tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật 2.1.3. TƯ DUY KINH DOANH Khái quát - Tư duy kinh doanh liên quan trực tiếp đến khả năng phân tích, tổng hợp những sự việc, hiện tượng để từ đó khái quát thành các quy luật kinh tế và quản trị kinh doanh - Tư duy kinh doanh gắn với tư duy sản xuất, cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường - Tư duy kinh doanh trực tiếp ảnh hưởng đến việc điều hành các hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị 2.1.3. TƯ DUY KINH DOANH Vai trò của tư duy kinh doanh với nhà quản trị - Thứ nhất, giúp NQT có tầm nhìn quản trị tốt - Thứ hai, giúp NQT dễ dàng chấp nhận sự thay đổi để thích nghi tốt hơn trong thế giới kinh doanh ngày càng biến động - Thứ ba, giúp NQT nhận rõ, chấp nhận và thay đổi theo những xu hướng mới trong cạnh tranh - Thứ tư, giúp NQT tận dụng được cơ hội kinh doanh, tránh né được các nguy cơ của môi trường; thay đổi tư duy kinh doanh khép kín - Thứ năm, giúp DN xác định được vai trò của mình trong quy trình sản xuất SP hoặc cung cấp dịch vụ Biểu hiện của tư duy kinh doanh tốt Dựa trên nền tảng kiến thức tốt Thể hiện tính định hướng chiến lược và rõ ràng Phải dựa trên tính độc lập của tư duy Cần phải thể hiện tính sáng tạo Phải thể hiện ở tính đa chiều và đa dạng Tập hợp, phát huy được năng lực của nhân viên dưới quyền Khả năng tổ chức thực hiện 2.2. PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Các cách phân loại hoạt động kinh doanh 2.2.1. Phân loại theo ngành kinh tế - kỹ thuật - Về cơ bản, hệ thống phân ngành kinh tế của các quốc gia tuân theo hệ thống ngành chuẩn ISIC Rev.4 của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia lại có sự khác biệt nhất định - Ngoài ra, cũng có thể phân chia thành 3 lĩnh vực + Sản xuất + Dịch vụ + Sản xuất và dịch vụ 2.2.2. Phân loại theo loại hình sản xuất - Khái niệm loại hình sản xuất: Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất, được quy dịnh bởi trình độ chuyên môn hoá của NLV, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên NLV - Phân loại  DN sản xuất khối lượng lớn  DN sản xuất đơn chiếc  DN sản xuất hàng loạt 2.2.3. Phân loại theo phương pháp tổ chức sản xuất - Mỗi phương pháp tổ chức SX phải thích ứng với những đặc điểm trình độ tổ chức và kỹ thuật, với từng loại hình SX của DN - Phân loại: + Phương pháp SX dây chuyền + Phương pháp SX theo nhóm + Phương pháp SX đơn chiếc TỔ CHỨC SX THEO PHƯƠNG PHÁP DÂY CHUYỀN NLV được chuyên môn hóa cao bố trí theo nguyên tắc đối tượng, hình thành đường dây chuyền Quá trình công nghệ được chia nhỏ thành nhiều bước công việc (BCV) có thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành bội số với BCV có thời gian ngắn nhất ĐẶC TRƯNG Đối tượng được chế biến đồng thời trên tất cả các NLV của dây chuyền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan