Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Chương 1 đối tượng , phương pháp nghiên cứu môn qtkd...

Tài liệu Chương 1 đối tượng , phương pháp nghiên cứu môn qtkd

.PDF
21
240
107

Mô tả:

QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên : Dương Công Doanh ĐT : 098 227 3187 Email : [email protected] [email protected] facebook : Doanh Doanh Dương website : duongcongdoanh.com TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013 2. Bài tập hướng dẫn thực hành Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2011 CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGỤ NGÔN THỎ VÀ RÙA Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua 4 vấn đề cần quan tâm 1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1.1. KINH TẾ VÀ NGUYÊN TẮC KINH TẾ - Kinh tế là hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm/dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của mình - Đối tượng nghiên cứu của tất cả các môn khoa học kinh tế là nền kinh tế, là các hoạt động kinh tế, hoạt động tạo của cải vật chất của loài người - Tính kinh tế là khái niệm bên trong của mọi hoạt động có kế hoạch của con người; các hoạt động này đạt được nhờ sự chú ý nguyên tắc kinh tế (nguyên tắc hợp lý) với mục tiêu hạn chế tính giới hạn ít ỏi của của cải vật chất trong việc đáp ứng các nhu cầu vô hạn của con người 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1.2.1. Kinh doanh - Kinh doanh: Là việc sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho nền kinh tế quốc dân thông qua hoạt động trao đổi - Một/một nhóm người kinh doanh đều phải trả lời 3 câu hỏi kinh điển: + Sản xuất cái gì? + Sản xuất như thế nào? + Sản xuất cho ai? 1.1.2.2. Doanh nghiệp KN: Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ SP. - Đặc trưng của xí nghiệp - Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Xí nghiệp được coi là một đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong cơ chế thị trường: Xí nghiệp được coi là DN. => “DN là một xí nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường” Đối tượng nghiên cứu của môn học  Đối tượng nghiên cứu của môn học quản trị kinh doanh là hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh 1.2. Quản trị kinh doanh với tư cách một môn khoa học 1.2.1. Khái niệm, thực chất và nhiệm vụ của một môn khoa học - Môn khoa học quản trị kinh doanh nghiên cứu trên cơ sở tri thức về sự vận động hoạt động kinh doanh để hình thành các kiến thức cụ thể về việc ra các quyết định kinh doanh cũng như tiến hành các hoạt động quản trị phù hợp với các tính quy luật của hoạt động kinh doanh của các DN - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt động kinh doanh + Trên cơ sở đó, nghiên cứu các tri thức cần thiết về quản trị các hoạt động kinh doanh đó 1.2.2. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn khoa học xã hội - Vị trí của khoa học quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn khoa học xã hội: Khoa học QTKD là một bộ phận của khoa học kinh tế và nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội - Cơ sở: Không chỉ dựa trên cơ sở các thành tựu tri thức mà môn khoa học kinh tế học đem lại mà còn dựa vào tri thức mà các môn khoa học cơ sỏ khác tạo ra - Đặc trưng: không thể giải quyết giải quyết được tất cả các vấn đề từ khái quát đến cụ thể và ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho một đối tượng cụ thể 1.2.2. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn khoa học xã hội - Vị trí của học phần quản trị kinh doanh: Là cầu nối giữa các kiến thức lý thuyết và các học phần khoa học trang bị những kỹ năng cụ thể cho sinh viên => Môn học trang bị những kiến thức “cụ thể” đủ mức cần thiết làm cơ sở tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên sâu ở các môn khoa học cụ thể khác 1.3. Quản trị kinh doanh với tư cách một môn khoa học lý thuyết và ứng dụng Đặc trưng của khoa học quản trị kinh doanh ngày nay: Vừa mang tính chất lý thuyết, vừa mang tính chất ứng dụng Do tính chất của đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh của các DN phức tạp, động chạm đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, tác động lẫn nhau trong mối quan hệ mang tính hệ thống Xu hướng phát triển của môn khoa học quản trị kinh doanh ngày càng mang tính chồng lấn, khó phân biệt tính lý thuyết hay ứng dụng 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu của môn QTKD lý thuyết Áp dụng phương pháp thực chứng: -Mục đích: giải thích một cách khách quan tính quy luật phổ biến của các hiện tượng hay quá trình liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như quản trị của các doanh nghiệp -Yêu cầu: phải có tư duy tiếp cận thực chứng, tiếp cận vấn đề chỉ trên cơ sở giải thích được tính quy luật phổ biến của nó 1.3.2. Nguyên tắc lựa chọn của môn học QTKD ứng dụng - Đối tượng của môn học QTKD ứng dụng: Các hoạt động rất cụ thể của con người gắn với lĩnh vực kinh doanh. Mỗi con người là một thực thể có tư duy, tầm nhận thức rất cụ thể.  Khi nghiên cứu phải dựa trên các giả định: con người có lý trí, biết nhận thức và hành động theo tính quy luật phổ biến. Tuy nhiên, các giả định này cũng không thể bao hàm hết mọi hành vi, hoạt động đa dạng của con người. => Phải kết hợp phương pháp thực chứng và phương pháp chuẩn tắc VIDEO No.1 (Cách xin việc không thể không trúng tuyển)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan