Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp 7_chuong 2_ ung dung soft gis_ktts...

Tài liệu 7_chuong 2_ ung dung soft gis_ktts

.PDF
54
351
112

Mô tả:

Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN Mục đích: - Người học biết cách sử dụng phần mềm Arcview 3.2 - Biết ứng dụng những tính năng của phần mềm vào công việc chuyên môn - Thực hiện được những bài tập mẫu được đưa ra Hiện nay, có rất nhiều phần mềm GIS trên thị trường với những chức năng và tính ứng dụng khác nhau. Những phần mềm có thể ứng dụng trong lĩnh vực Khai thác Thủy sản như MapInfo, ArcGis, Arcview, …. Trong khuôn khổ thời gian và chương trình, tôi chọn và giới thiệu đến chúng ta phần mềm Arcview bởi một số đặc điểm sau: - Chiếm ít dụng lượng bộ nhớ khi cài đặt vào máy tính, dễ dàng sử dụng. - Phục vụ tốt cho các ứng dụng GIS và bản đồ - Cho phép tạo CSDL hoặc kết nối dữ liệu từ những CSDL khác để từ đó thực hiện các thao tác như hiển thị, truy vấn, phân tích và tổ chức dữ liệu địa lý. - Sử dụng Visua Basic hay Avenue lập trình giao diện cho Arcview dễ dàng. 1. Khởi động với Arcview 3.2 Có 3 cách khởi động Arcview 3.2 sau khi đã cài đặt vào máy tính: a. Vào Start / Programs / ESRI / ArcView GIS 3.2 / ArcView GIS 3.2 Hình 2.1: Khởi động Arcview 3.2 b. Nhấp đôi vào biểu tượng trên Desktop. c. Vào Start / Run / Browse và tìm đến biểu tượng chương trình / chọn và nhấp OK. Hình 2.2: Khởi động Arcview 3.2 (cách 3) 30 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Khi đó màn hình khởi động sẽ hiện ra như hình Hình 2.3: Màn hình lựa chọn loại project cần mở Ta có thể chọn 1 trong 3 cách trên rồi nhấn OK hoặc Cancel không chọn. Khi Cancel màn hình được thể hiện như hình Hình 2.4: Màn hình tổng thể Arcview 31 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản 2. Các khái niệm sử dụng trong Arcview 3.2 Dự án (Project) Khi làm việc với Arcview, chúng ta phải thường xuyên làm việc cùng một lúc với nhiều bảng dữ liệu khác nhau. Việc phải mở lại các chủ đề, tạo lại các biểu đồ, trang in... ở mỗi lần làm việc mất nhiều thời gian. Trong Arcview trang bị chức năng Project, với chức năng này chúng ta có thể lưu lại công việc của mình và tự động hóa việc mở cùng một lúc các công việc đã được thực hiện trước đó. Project là nơi lưu lại tất cả những công việc thực hiện trên Arcview. Một Project (hình 2.5) chứa các chức năng như views (khung nhìn), tables (bảng biểu), layouts (trang in) và scripts (kịch bản) mà chúng ta thường sử dụng khi xây dựng một ứng dụng riêng biệt trên Arcview hay tập các ứng dụng có liên quan. Khi lưu một Project, Arcview sẽ tạo ra một tập tin có phần mở rộng Apr, tập tin này lưu trữ đường dẫn chỉ đến vị trí của những tập tin trong một Project trên đĩa. Bằng cách này, công việc của chúng ta sẽ được lưu trữ tại một nơi thích hợp. Tên một tập tin của Project có phần mở rộng là *.apr Hình 2.5: Khung Project Chủ đề Theme Bảng nội dung -Table of Content (TOC) Hình 2.6: Thông tin chính trong View Khung nhìn (Views) (Hình 2.5) View là nơi lưu giữ, tạo lập và hiển thị hình ảnh bản đồ trong một Project. Một view là một bản đồ tương tác để hiển thị, khai thác, truy vấn và phân tích dữ liệu địa lý trong Arcview. Trong mỗi View có một table of contents (bảng nội dung TOC) liệt kê danh sách tên các theme (chủ đề). Ngoài ra, Arcview sử dụng TOC để kiểm soát việc hiển thị của các Theme. 32 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Chủ đề (Theme) (Hình 2.5) Một theme là một lớp dữ liệu bao gồm các đối tượng đồ họa và bảng thuộc tính cảu các đối tượng đó. Mỗi theme chỉ chứa một dạng đối tượng hoặc điểm, hoặc đường, hoặc vùng. Bảng (Tables) (Hình 2.5) Là nơi lưu giữ, tạo lập và hiển thị các bảng dữ liệu của bản đồ trong views và những bản dữ liệu khác trong một Project. Biểu đồ (Charts) (Hình 2.5) Là nơi lưu giữ, tạo lập và hiển thị các bảng dữ liệu của bản đồ trong views và những bản dữ liệu khác trong một Project. Trang in (Layouts) (Hình 2.5) Là nơi lưu gữ, tạo lập và hiển thị bản đồ đã được biên tập để chuẩn bị in trong một Project. Một trang layout ngoài bản đồ chính còn có sự hiện diện của tất cả các thành phần hỗ trợ và thành phần bổ trợ của một bản đồ như: Chú giải, tiêu đề, thước tỷ lệ, mũi tên chỉ hướng, bản đồ phụ, biểu bảng... Scripts (Hình 2.5) Là nơi tạo lập và thi hành ngôn ngữ hướng đối tượng Avenue, đây là ngôn ngữ lập trình của Arcview. Bằng cách lập trình trên Avenue, chúng ta có thể biến đổi các chức năng cũng như cách hiển thị của Arcview, đồng thời có thể xây dựng mới các ứng dụng phục vụ quản lý chuyên ngành. 3. Giao diện và các công cụ sử dụng chính trong phần mềm Arcview Hình 2.7: Thanh công cụ trong Arcview Arcview phân biệt rõ ràng các nút (buttons) và các công cụ (tools). Khi kích vào các nút trên thanh buttons, ngay lập tức chức năng của nút đó sẽ được thực thi. Còn khi kích vào một nút công cụ trên thanh tools, chức năng của công cụ đó sẽ không được thực hiện ngay mà phải chờ khi có yêu cầu thực hiện tiếp theo. 3.1. Các nút (buttons) Add theme: Thêm một chủ đề vào cửa sổ hiển thị. Theme properties: Chứa nhiều chức năng khác như: xác định chủ đề, chọn vị trí đặt nhãn cho chủ đề, đặt môi trường hiển thị, liên kết cho chủ đề… Edit legend: Chỉnh sửa chế độ chú giải cho các chủ đề và hiển thị chú giải này trong TOC. Find: Tìm kiếm một đối tượng cụ thể trên bản đồ khi biết được thuộc tính của chúng. 33 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Query builder: Tìm kiếm đối tượng trên bản đồ bằng cách sử dụng biểu thức truy vấn. Zoom to full extent: Nếu bản đồ đang được phóng to hoặc thu nhỏ ở một chế độ hiển thị nào đó, kích vào nút này để đưa tất cả các chủ đề trong view vè chế độ hiển thị toàn bộ màn hình. Zoom to active themes: Đưa một chủ đề đang được kích hoạt về chế độ hiển thị toàn bộ trên màn hình. Chủ đề đang được kích hoạt là chủ đề có hình chữ nhật nổi bao quanh tên và chú giải của chủ đề trong TOC. Zoom to selected: Phóng to đối tượng đang được chọn và hiển thị tại trung tâm màn hình. Open theme table: Mở bảng thuộc tính của chủ đề đang được kích hoạt. Zoom in: Phóng to dần tất cả các chủ đề đang hiển thị trên màn hình tính từ tâm màn hình hiển thị của cửa sổ view. Zoom out: Ngược lại với zoom in, dùng để thu nhỏ dần tất cả các chủ đề đang hiển thị trên màn hình tính từ tâm màn hình hiển thị của cửa sổ view. Zoom to previous extent: Quay trở lại các thao tác vừa phóng to, thu nhỏ hay di chuyển. Arcview cho phép quay lại tối đa 5 thao tác thực hiện trước đó. Join: Liên kết hai bảng dữ liệu Promote: Đưa phần sữ liệu đã được chọn trong bảng thuộc tính lên đầu bảng. Sort ascending: Sắp xếp lại tất cả các mẫu tin trong bảng theo thứ tự tăng dần của một trường được chọn. Sort descending: Sắp xếp lại tất cả các mẫu tin trong bảng theo thứ tự giảm dần của một trường được chọn. Swich select: Chuyển đổi qua lại giữa hai phần dữ liệu được chọn và không được chọn trong bảng thuộc tính. Creat chart: Tạo biểu đồ Sumarize: Thống kê lại các giá trị trong bảng dữ liệu Select all: Chọn tất cả dữ liệu trong bảng thuộc tính Clear selected features/select none: Hủy bỏ thao tác chọn đối tượng hay mẫu tin. 3.2. Các công cụ (tools) Identify: Xem thông tin về một đối tượng tự chọn trên bản đồ. Pointer: Dùng chọn chủ đề hoặc chỉ định kích chọn mẫu tin trong bảng thuộc tính. 34 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Select feature: Chọn đối tượng trên bản đồ, có thể khoanh vùng chọn nhiều đối tượng cùng một lúc. Label: Hiển thị tên của đối tượng được chọn lên bản đồ. Zoom in: Phóng to Zoom out: Thu nhỏ Pan: Di chuyển trực tiếp các chủ đề Text: Tạo môi trường nhập văn bản trong Arcview Edit: Nhập dữ liệu thuộc tính cho bảng thuộc tính 4. Bắt đầu ArcView và chèn một Theme Khởi động ArcView, chọn vào ô with a new View (hình 2.3) hoặc vào File / New project từ thanh Menu (hình 2.8), khi đó Project mới được mở ra như hình 2.9. Hình 2.8: Bắt đầu Project mới. Hình 2.9: Cửa sổ View Từ hình 2.9 ta nhấn nút trên thanh Buttom hoặc vào View / Add theme ở thanh Menu (hình 2.10). Cửa sổ giao diện yêu cầu tìm Theme để chèn vào Project, ta tiến hành tìm đường dẫn, file như hình 2.11 và kết quả được thể hiện như hình 2.13 khi ta nhấn vào hộp Checkbox ở hình 2.12. Hình 2.10: Chèn Theme từ menu Hình 2.11: Cửa sỏ Add theme 35 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Hình 2.12: Sau khi Add theme Hình 2.13: Nội dung Theme được hiện thị Bây giờ chúng ta cần lưu file này như một Project vì chúng ta còn sử dụng nó ở những mục sau. Chúng ta có thể lưu bất kỳ vị trí nào chúng ta muốn nhưng cách tốt nhất là lưu vào một Folder riêng ở vùng có bộ nhớ đủ lớn. Thực hiện như sau: - Trên thanh menu vào File / Save Project sau đó chọn ổ đĩa, thư mục và đặt tên file như hình 2.14 rồi nhấn OK. - Đóng tất cả file khác nếu nó và đóng chương trình từ File / Exit. Hình 2.14: Lưu project 5. Mở Project đã có sẵn Từ thanh menu vào File / Open project. Tại cửa sổ Open project (hình 2.15) ta tiến hành chọn vị trí chứa project bao gồm chọn ổ đĩa, chọn thư mục và cuối cùng chọn tên projcet cần mở, kết quả như hình 2.16. Hình 2.15: Cách mở Project Hình 2.16: Thông tin trên View 36 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản 6. Thay đổi giao diện thể hiện ở khung nhìn 6.1. Thay đổi màu sắc legend Khởi động ArcView, mở 1 Project mới và 1 View mới, sau đó chèn Theme ‘population density.shp’ từ folder ‘02_Graphical display’ trên CD / ổ cứng. Sau đó đánh dấu chọn vào Legend Checkbox, bản đồ sẽ hiện ra trên màu sắc dần dần thay đổi, màu đỏ cho biết mật độ dân số cao hơn. Số lượng tông màu cũng như màu sắc thể hiện có thể được thay đổi một cách dễ dàng bằng cách Click đôi chuột vào Theme legend hoặc từ mene chọn Theme / Edit Legend. Lúc này ta dễ dàng thay đổi các thông số ở cửa sổ Legend Editor (hình 2.17). Tại Color Ramps ta chọn ‘Yellow monochromatic và Apply, sau đó đóng Legend Editor. Kết quả được thể hiện ở hình 2.18. Ta còn có thể chọn những màu sắc khác cửa sổ Legend Editor này. Hình 2.17: Cửa sổ chuyển đổi mùa Legend Hình 2.18: Kết quả chuyển đổi màu 6.2. Thay đổi số lượng lớp trong legend Ở những ví dụ trước cho thấy, mật độ dân số được chia làm 5 lớp do vậy nếu muốn chi tiết hơn thì ta cần tăng số lớp lên. Cách tiến hành tăng số lớp lên cũng tương tự như cách thay đổi màu ở Legend. Nhấp đôi chuột vào Theme legend hoặc tại menu vào Theme / Edit Legend, cửa sổ Legend Editor mở ra. Tại đây nhấn chọn Classity và cửa sổ Classification mở ra, tại cửa sổ Classification ta chọn 15 lớp như hình 2.19. Cuối cùng nhấn OK, Apply và đóng cửa sổ Legend Editor. Kết quả được thể hiện như hình 2.20. Hình 2.19: Thay đổi số lớp Hình 2.20: Kết quả số lớp tăng lên 37 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản 6.3. Thay đổi giá trị phân lớp Ngoài việc thay đổi màu sắc, số lượng lớp ở Legend, chúng ta còn có thể thay đổi giá trị phân lớp trong Legend. Cách tiến hành giống như 2 sự thay đổi trên. Tại cửa sổ Legend Editor ta đưa chuột vào những ô chứa dữ liệu bên dưới mục Value và thay đổi số liệu như sau: 11-48 thành 0-10; 49-70 thành 10-20; 71-90 thành 20-30; …, ta thấy giá trị cuối cùng của nó là 923-1825. Để hiện thị tất cả thông tin của chủ đề này thì họp số liệu cuối cùng ở mục Value sẽ điền 140-1825. Giá trị bên mục Label cũng tự động thay đổi theo giá trị bên mục Value nhưng ở dòng cuối cùng thì 140-1825 sẽ thay đổi thành >140. Quá trình thực hiện và kết quả như hình 2.21; 2.22; 2.23. Hình 2.21: Thay đổi giá trị của lớp Hình 2.22: Chuyển nhãn của lớp 6.4. Lưu và sử dụng legend Để tạo ra một legend mới với những màu sắc theo mong muốn mất rất nhiều thời gian, vì thế khi tạo ra nó ta có thể lưu lại để sử dụng cho những lần khác nhằm tiết kiệm được thời gian cho công việc. Để lưu legend ta làm như sau: Mở Legend Editor bằng cách Click đôi chuột trái trên Theme legend hoặc ở menu chọn Theme / Edit Legend. Ở cửa sổ Hình 2.23: Kết quả của việc thay đổi trên Legend Editor nhấn vào Save, cửa sổ Save legend mở ra cho phép ta đặt tên và chọn folder để lưu. Ví dụ ở hình 2.24 ta lưu vào C:\02_graphical display với tên file ‘population15.avl’. Legend được lưu với phần mở rộng là ‘.avl’. Tương tự như các bước trên, ở cửa sổ Legend Editor, nhấn vào nút Load, lúc này cửa sổ Load legend mở ra cho phép ta tìm folder và tên legend cần load. Khi tìm đến folder rồi chọn file, sau đó nhấp OK ở cửa sổ Load legend và Apply ở cửa sổ Legend Editor. 38 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Hình 2.24: Lưu Legend Hình 2.25: Load Legend 6.5. Lựa chọn và sử dụng các loại biểu đồ Dữ liệu trong bản đồ được thể hiện với những ga màu và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những cách khác để biểu diễn chúng chẳng hạn như dùng biểu đồ, đồ thị. Điều này thật sự cần thiết nếu chúng ta muốn biểu diễn hai hay nhiều yếu tố trên cùng một bản đồ. Xem xét sự khác nhau của các dạng biểu đồ: Chèn theme ‘population density.shp’ 2 lần, tiếp theo nhấp đôi chuột trái vào Theme legend, cửa sổ legend Editor mở ra. Tại đây ta chọn Chart ở hộp lựa chọn Legend Type (hình 2.26). Tiếp theo ta phải chọn Field hoặc yếu tố cần biểu diễn. Ví dụ ở đây ta chọn ‘polulation density per sup-district’ và ‘population’ và nhấn nút Add (hình 2.27). Sau khi Add ‘population’ ta thấy yếu tố này xuất hiện ở vùng bên phải. Vùng bên phải này cho ta biết 2 thông tin đó là Symbol cho ta biết màu và kiểu dáng thể hiện yếu tố, thông tin Hình 2.26: Chuyển đổi loại legend cần thể hiện khác là Field cho biết tên của yếu tố được lựa chọn. Sau cùng ta chọn dạng Pie hay histogram bằng cách nhấp chuột vào Chart type , chọn histogram, bấm OK và đóng cửa sổ này lại. Lúc này dữ liệu được thể hiện như hình 2.28. Hình 2.27: Thêm yếu tố xuất hiện trên bản đồ Hình 2.28: Biểu đồ thể hiện dân số các huyện ở Pais Pesca 39 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Nếu muốn thay đổi thuộc tính của Histogram ta nhấn vào nút properties trên hình 2.27 để thay đổi màu sắc, kích thước… - Tiến hành thay đổi màu sắc của histogram, ta nhấp đôi chuột trái vào Symbols ở hình 2.27 và chọn mẫu tô màu ở Fill patette (hình 2.28) và chọn màu ở Color Palette (hình 2.29). Hình 2.28: Mẫu tô Hình 2.29: Màu tô - Tiến hành thay đổi hình dạng, kích thước của Histogram bằng cách nhấp vào nút Properties ở hình 2.27 hay 2.28 sau đó lần lượt thay đổi các thông số chiều rộng, chiều cao hay số lượng cột được thể hiện ở Column Chart Properties (hình 2.30 6.6. Thể hiện 2 nhân tố trên một Theme Chúng ta có thể thể hiện được 2 nhân tố trên cùng theme. Ví dụ: Ta có thể thực hiện điều này với histogram hoặc pie chart trên hai nhân tố: Hình 2.30: Thay đổi kích thước biểu đồ - Mở Arcview, mở Project mới, tiếp đến mở View mới. - Chèn theme ‘District town.shp’ và theme ‘Population density.shp’ từ folder ‘03_More_Parameters_in_1_Theme’ trên CD. Theme ‘Population density.shp’ liên quan đến tình hình kinh tế xã hội ở Pais Pesca. Điều quan tâm trong ví dụ này là sự phân bố dân số giữa thành thị và nông thôn. - Tại mục TOC, chú ý theme ‘District town.shp’ phải nằm trên theme ‘Population density.shp’. Nếu theme ‘Population density.shp’ nằm trên theme ‘District town.shp’ thì ta nhấn và giữ chuột vào theme ‘District town.shp’ kéo thả lên trên theme ‘Population density.shp’ (hình 2.31), kết quả như hình 2.32. - Nhấp đôi chuột trái lên Theme Legend của thêm ‘District town.shp’ để mở Legend Editor; chọn Chart trong legend type; chọn Rural_perc và Urban_perc trong họp Field; nhấn Add. - Thay đổi màu thể hiện histogram, chọn màu xanh cho Rural_perc và màu đỏ cho Urban_perc. Ta có thể thay đổi màu nền theo ý muốn và thường dùng màu nền sáng để thể hiện rõ các histogram. Nếu muốn thay đổi hình dạng, kích thước của 40 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản histogram ta nhấn vào properties và cho những thông số thích hợp. Kết quả được thể hiện ở hình 2.33. Hình 2.31: Di chuyển theme ‘District Hình 2.32: Theme ‘District town.shp’ town.shp’ lên trên cùng đang ở vị trí trên cùng Ta cũng có thể thể hiện các yếu tố trên bằng Pie chart. Thuận lợi của Pie chart là có thể cho thêm nhiều yếu tố vào bằng cách tăng kích thước của Pie lên 3 yếu tố, trong trường hợp này ta chọn total population per sub-district. - Chèn thêm theme ‘population density.shp’ vào View và chọn theme này bằng cách nhấp đôi chuột trái lên legend của nó. Tiếp theo chọn Chart trong Legend Type, chèn Field Rural_perc và Urban_perc và chọn Pie ở nút Chart type. Hình 2.33: Phần trăm dân số ở thành thị và nông thôn - Nhấn nút properties, cửa sổ Pie properties mở ra (hình 2.34). Cho giá trị của Maximun và minimum size of the pie là 4 và 26, chọn Total_pop ở mục Size Field. Nhấn vào OK và Apply, kết quả như hình 2.35. Hình 2.34: Lựa chọn thuộc tính của Pie Hình 2.35: Dân số được phân chia ra khu vực thành thị và nông thôn 7. Kết nối dữ liệu với địa phương 7.1. Kết nối bảng dữ liệu với vùng Cách tiến hành: 41 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Bước 1: Chèn 2 Theme: Mở Arcview, mở 1 project mới và một View mới. Sau đó chèn 2 Theme ‘Pais pesca country.shp’ và ‘Three districts.shp’ từ folder ‘05_joining_Table_and_Polygon’. Bước 2: Xem dữ liệu thuộc tính của Theme: Dữ liệu thuộc tính của Theme hoặc Shapefile được xem bằng cách Click chuột vào biểu tượng hoặc từ menu chọn Theme / Table, xem hình 2.36 Hình 2.36: Xem nội dung dạng bảng Nếu chúng ta mở bảng thuộc tính của Theme ‘Pais pesca country.shp’ thì dữ liệu sẽ được thể hiện như sau: Shape Polygon Population 253 Sqr_km 90442 Total_pop 23011601 Rural_perc 77 Urban_perc 23 Nếu chúng ta mở bảng thuộc tính của Theme ‘Three districts.shp’ thì dữ liệu bảng thuộc tính như hình 2.37, ở đây chỉ có những Fields: Shape, Subd_code và Subd_name. Đóng bảng và đóng View lại bằng nút ‘X’ hoặc vào File / Close All. Bước 3: Chèn bảng dữ liệu Chúng ta quay lại cửa sổ Project của Arcview và chắc chắn rằng cửa sổ Table đang hoạt động, khi đó chọn biểu tượng Table Hình 2.37: Dữ liệu bảng của ‘Three districts.shp’ , hình 2.38 Hình 2.38: Chèn bảng dữ liệu ở Menu chính của Arcview Hình 2.39: Menu add tbale Để chèn bảng ta nhấn chuột vào Add trên cửa sổ Table (hình 2.38), cửa sổ Add Table sẽ xuất hiện (hình 2.39). 42 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Ở hình 2.39 chúng ta cần chọn ổ đĩa chứa bảng dữ liệu ở họp Drives (chọn ổ D), tiếp đến chọn Folder ở mục Directories (folder 05_Joining_Table_and_Polygon’), chọn định dạng dữ liệu ở mục List files of type (*.dbf) và tên file ở mục File Name (‘three_districts.dbf’) rồi nhấn OK. Bảng này sẽ được chèn và mở ra ở Project. Ta sẽ thấy Fields đầu tiên là Subd_code (hình 2.40), với Field này ta có thể liên kết bảng của Theme ‘three_districts.dbf’ và bảng của Theme ‘Pais pesca country.shp’ khi cả hai cùng mã số liên kết đó là ‘Subd_code’. Bước 4: Thực hiện kết nối bảng dữ liệu với vùng Chúng ta muốn kết nối dữ liệu từ ‘Three_districts.dbf’ với thuộc tính của ’Three_districts_pais_pesca.shp’ thì cần sử dụng ‘sub district codes’ từ 2 file. Các bước tiến hành như sau: - Mở thuộc tính của ’Three_districts_pais_pesca.shp’, tiếp theo vào menu Window / Tile (hình 2.41), chúng ta sẽ thấy kết quả hiện như hình 2.42. Hình 2.40: Chèn bảng 'Three_districts' với Hình 2.41: Tiling your project window mã subdistricts codes và dữ liệu Hình 2.42: Kết quả Tile từ hình 2.41 Thực hiện tương tự như vậy đối với Theme ’Three_district.dbf’, kết quả như hình 2.43. 43 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản Hình 2.43: Kết quả Tile ‘Three_districts.dbf’ và ‘Three_districts_pais_pesca.shp’ Để kết nối được 2 bảng này, trước tiên ta chọn Subd_code bằng cách nhấp chuột tên thanh tiêu đề của bảng ‘Three_districts.dbf’. Đây là bảng nguồn vì dữ liệu từ file này sẽ được mang đến bảng đích. Khi nhấn chuột vào ta thấy thanh tiêu đề Subd_code sẽ được bôi đen hơn. Tiếp tục chọn vào Subd_code trên thanh tiêu đề của bảng ‘Three_districts_pais_pesca.shp’. Đây là bảng đích, vì dữ liệu từ bảng nguồn được mang đến bảng này. Sau khi nhấn chuột vào ta thấy thanh tiêu đề Subd_code sẽ được bôi đen hơn. Sau khi đã chọn được 2 tiêu đề như trên thì nút Join Table sẽ hoạt động (nó sẽ sáng đậm lên). Nhấn chuột vào nút này thì bảng nguồn sẽ chuyển dữ liệu sang bảng đích và bảng nguồn biến mất. Phóng to toàn màn hình bảng ‘Attributes of Three_districts_paispesca.shp’ thì sẽ quan sát được tất cả các dữ liệu đã chuyển sang (hình 2.44) Hình 2.44: Kết quả khi nối 2 bảng Chú ý: - Cố gắng nhớ dòng ‘đầu tiên là dữ liệu’. Đầu tiên nhấp chuột chọn Code trong bảng nguồn, bảng chưa dữ liệu muốn liên kết. 44 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản - Trong một số trường hợp chúng ta nghĩ là đảm làm đúng, đầy đủ nhưng biểu tượng Join table không sáng đậm lên. Điều này có thể do Code không đúng, định dạng của nó không giống nhau. - Arcview không thể nhập các dữ liệu dưới dạng bảng tính nhưng có thể nhập liệu từ Lotus 1-2-3, MS Excel, QuattroPro, vv). Nếu dữ liệu được lưu dưới dạng Excel thì chúng ta có thể chạy Arcview SQL để liên kết dữ liệu hoặc lưu dữ liệu sang định dạng ‘.dbf’. 7.2. Liên kết sản lượng đánh bắt của các huyện với bản đồ ranh giới của chúng Thông qua thu thập sản lượng đánh bắt, cường lực khai thác và giám sát môi trường sống của hải sản, phòng thủy sản của Pais Pesca đã ước tính được sản lượng đánh bắt của từng huyện, từng hộ gia đình cũng như sư phân bố của các loài hải sản đánh bắt được. Chúng được chia làm 4 nhóm: nhóm di cư (Migratory species), nhóm sống ở môi trường nước lợ (Brackish water species), tôm (Prawns) và các loài khác (other species). Đây là kết quả thống kê năm 2001 và được thể hiện ở bảng: 2.1 Bảng: 2.1. Số liệu thủy sản của Pais Pesca năm 2001 DIST_CODE DIST_NAME 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Denaida Ganjpani Cankir Kathijalo Dadon Grumara Pepedas Felixsad Bandarbadan Muladi Siraba Faodoa Boldan Bargun Puradi Nerad Goodt Tara CATCH (mt/year) 181 25750 139943 32201 75900 252900 109000 94300 182570 45702 105500 130000 93780 39470 54600 141000 396580 30200 CPUE (mt/fishers/year) 0,600 0,600 1,080 0,600 0,830 0,850 1,360 0,790 1,280 0,880 0,860 0,880 0,920 0,790 0,950 1,300 1,810 0,660 MIGRATORY (Mt/year) 18 3090 30787 3542 18975 20232 25070 7544 16431 914 3165 2600 3751 1184 1092 2820 19829 302 PRAWNS BRACKISH OTHERS (mt/year) (mt/year) (mt/year) 9 0 154 1802 0 20858 16793 0 92362 2576 0 26083 10626 0 46299 37935 0 194733 14170 0 69760 7544 0 79212 16431 0 149707 0 2742 42046 1055 18990 82290 2600 27300 97500 938 18756 70335 789 7499 29997 1092 11466 40950 9870 9870 118440 3966 91213 281572 604 0 29294 Dữ liệu được lưu trong một tập tin dạng .dbf (‘district_catch.dbf’) trong folder ‘06_Catch_Data_with_Theme’ trên CD). 1. Liên kết dữ liệu với theme ‘District.shp’, theme này cũng nằm trong folder ‘06_Catch_Data_with_Theme’ trên CD. Do vậy phải khởi động Arcview và chèn theme này vào. 2. Vẽ biểu đồ hình Pie với các loài di cư, loài sống ở môi trường nước lợ, tôm và loài khác với kích thước Pie liên quan đến CPUE. Khi chúng cố gắng vẽ nhiều Pie về loài di cư, loài sống ở môi trường nước lợ, … nhưng không thấy chúng xuất hiện ở mục Legend Editor sau khi đã chọn Chart trong họp Legend Type. Có lẽ ta đã sử dụng thuộc tính của ‘Attributes of district.shp’ như là một bảng nguồn lúc liên kết. Do vậy phải thực hiện kết nối lại hai bảng dữ liệu 45 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản ‘Attributes of district.shp’ và ‘district_catch.dbf’. Nhớ là phải chọn đúng dữ liệu nguồn là ‘district_catch.dbf’. Sau khi kết nối 2 bảng thì tên các huyện xuất hiện hai lần trong bảng thuộc tính mới. Chính điều này sẽ gây khó chịu cho người sử dụng và sẽ khó chịu hơn nếu chúng ta chèn nhiều dữ liệu và tên huyện xuất hiện lại nhiều lần. Điều này có thể khắc phục được bằng việc loại bỏ tên huyện trong bảng dữ liệu nguồn ’district_catch.dbf’ trước khi tiến hành liên kết. Khi hai bảng được mở ra, chọn bảng nguồn và vào menu chọn Table / Properties (hình 2.45) để xem thuộc tính của bảng. Hình 2.45: Chọn thuộc tính của bảng Trong cửa sổ Table Properties, bỏ dấu Check ở mục Field đối với yếu tố mà chúng ta không muốn liên kết (hình 2.46), sau đó nhấn OK và thực hiện kết nối như trước. Nối hai bảng mà không thay đổi những thuộc tính hiện tại của bảng, ví dụ những thay đổi không được lưu vĩnh viễn trong bảng thuộc tính của Theme. Một khi ta đã lưu mọi thứ như một Project và mở nó lần nữa, Arcview sẽ tạo ra kết nối. Điều này có nghĩa, nếu chúng ta mở File ‘District.shp’ ở một Project khác thì kết nối trên sẽ không thực hiện được. Kết nối trên sẽ không được tạo ra nếu chúng ta di chuyển File ‘district_catch.dbf’’ đến một vị trí hay folder khác. Để thêm dữ liệu vĩnh viễn vào Theme, cách dễ nhất là chuyển đổi (Convert) Theme (với liên kết mới) đến Theme mới. Hình 2.46: Thay đổi thuộc tính bảng 1. Sau khi liên kết bảng, mở lại View và cho hoạt động Theme mà chúng ta muốn chuyển đổi bằng cách nhấn chuột trên Legend của Theme đó 2. Từ Menu chọn Theme / Convert to Shapefile (hình 2.47) Hình 2.47: Chuyển đổi Shape file 46 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản 3. Hộp thoại Convert Theme xuất hiện, ở đây cần chọn folder để lưu Shape file mới và đặt tên cho file đó là ‘Dist_catch’, cuối cùng nhấn OK. 4. Khi đó xuất hiện câu hỏi ‘Add shape file as theme to view?’ (chèn shape file như Theme đến View), ta nhấn Yes. 5. Mở bảng thuộc tính của Theme liên quan 6. Từ menu chọn File / Export, hộp thoại Export Table xuất hiện, ta chọn dBase và nhấn OK. 7. Trong cửa sổ Export Table chọn Folder và đặt tên cho file mới muốn lưu rồi nhấn OK. 8. Hiệu chỉnh và tính toán dữ liệu trong bảng Nếu chúng ta làm việc với nhiều dữ liệu thì cách dễ dàng nhất là thao tác dưới dạng bảng tính hoặc sử dụng chương trình Dbase và liên kết dữ liệu này với bảng thuộc tính của Theme. Tuy nhiên nếu bảng thuộc tính của Theme không liên quan đến nhiều hàng (record) thì ra dễ dàng thực hiện những tính toán đơn giản ngay trên bảng của Theme ở Arcview. Ví dụ: Giá tôm không giống nhau ở Paise Pesca, nó phụ thuộc vào thị trường của từng địa phương. Ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn thì giá cao hơn. Giá trung bình của các huyện được thể hiện ở bảng 2.2 Bảng: 2.2: Giá tôm từng huyện District Name (Tên huyện) Kathijalo Muladi Denaida Ganjpani Cankir Dadon Grumara Pepedas Felixsad Bandarbadan Siraba Faodoa Boldan Bargun Tara Goodt Nerad Puradi Prawn price (U$/kg) (giá tôm) 1.10 1.10 0.90 1.20 1.80 2.10 2.30 2.70 2.50 2.60 0.90 1.20 0.90 1.30 3.10 1.60 2.00 1.20 Những chỉ dẫn sau đây sẽ chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để thêm giá cho từng huyện và làm thế nào để thêm cột (filed) tổng giá trị tôm của từng huyện. Chèn cột (field) và thực hiện những tính toán trong bảng Bắt đầu 1 Project mới và mở 1 View mới 47 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản 1. Chèn Theme ‘Dist_catch.shp’ (đây là Theme mà chúng ta đã lưu lúc trước). Nếu không tìm thấy Theme này, thì có thể tìm nó ở Folder ‘07_Them_Table_calculation_and_edit’ trên đĩa CD. Chú ý: Nếu những File này được copy từ CD vào máy tính thì những file này có thuộc tính là ‘Archive and Read only’, do vậy để có thể làm việc được với chúng thì ta phải thay đổi thuộc tính của chúng bằng cách: Nhấn chuột phải vào những file đó, chọn Properties, chọn thẻ General và nhìn mục Attributes. Ta cần bỏ dấu Tick ở các mục này để các file có thể làm việc và chỉnh sửa được. 2. Nhấn vào nút Open Theme Table và từ menu chọn Table / Start / Editing. 3. Từ Menu chọn Edit / Add Field 4. Hộp thoại Field Definition mở ra. Điền ‘Prawn price’ trong mục Name, tại mục Type chọn Number, chọn số ký tự ở mục Width là 5 và cuối cùng ở mục Decimal places chọn là 2 và nhấn OK. 5. Dòng báo lỗi sẽ xuất hiện thông báo là tên Field quá dài do vậy Arcview sẽ tự cắt cho phù hợp với định dạng, lúc này ta nhấn Yes. 6. Trước khi nhập dữ liệu vào cột mới tạo ra, ta phải nhấn chuột vào biểu tượng Edit trên thanh Tool bar nhập dữ liệu vào. , lúc này có thể nhấn chuột vào những ô (Cell) mà muốn 7. Khi hoàn thành công tác nhập liệu, ta cần chèn thêm một Field mới và đặt tên là Value Prawns, mục Type chọn Number, mục Width là 16 và cuối cùng ở mục Decimal places chọn là 0 và nhấn OK. Lúc này dòng thông báo bảo tên quá dài, ta nhấn Yes để tiếp tục. 8. Nhấn chuột chọn tiêu đề Value Prawns (khi đó nó đậm hơn) điều này giúp cho các phép toán khi tính toán được thực hiện hết cả Field. 9. Chúng ta tính toán giá trị tôm cho mỗi huyện ở Arcview bằng cách vào Field / Calculate ở thanh menu (hình 2.48) Hình 2.48: Cách tính toán Field 10. Cửa sổ Field Calculator mở ra. Ta biết Value of the prawns = Catch of prawns * Price of prawns. Do vậy ta nhấp đôi vào [Prawns] trong hộp Field bên trái (hình 0013), lúc nãy sẽ thấy [Prawns] xuất hiện ở hộp tính toán bên dưới. 11. Nhấp đôi chuột vào ‘*” trong hộp ‘Request’, sau đó nhấp đôi chọn [Prawn price] trong hộp Field bên trái. Hình 2.49: Cửa sổ tính toán 12. Hộp tính toán phía bên dưới 48 Phạm Văn Thông Chương 2: Ứng dụng GIS trong Khai thác Thủy sản sẽ thể hiện [Value prawns] = [prawns] * [Price prawns] (hình 2.50), nhấn vào OK để thực hiện phép tính. 13. Vào Table / Stop Editing, khi đó xuất hiện câu hỏi có lưu lại không ‘Save Edits’ ta chọn Yes. Bây giờ ta có thể vẽ đồ thị về sản lượng đánh bắt và giá thành của từng huyện bằng cách sử dụng Legend Editor. Hình 2.50: Nhập công thức tính toán 9. Sự khác nhau giữa vùng và điểm 1. Bắt đầu Arcview, mở 1 project mới và mở 1 View mới. Chèn Theme Dist_catch_point.shp’ và ‘Dist_catch.shp’ từ folder: ‘08_Point_vs_Polygon’ trên CD. 2. Mở 2 bảng thuộc tính dữ liệu của chúng. Ta thấy cùng một dữ liệu nhưng được lưu trên 2 bảng khác nhau (hình 0015), với 2 bảng này ta thấy có đôi chút khác biệt. 3. Tạo ‘Graduated Colour’ phân bố CPUE của hai Theme. 4. Vẽ biểu đồ Pie cho 2 Theme đối với các loài di cư, loài sống ở nước lợ, tôm và những loại khác với kích thước Pie liên quan đến CPUE. Từ ví dụ này ta có thể kết luận rằng, sự khác biệt chính của điểm đó là nó liên quan đến một vị trí chính xác trên bản đồ. Vị trí chính xác của mỗi điểm được chỉ ra bởi tọa độ X và Y trong bảng thuộc tính Catch_dist_point.shp (hình 2.51). Hình 2.51: Hai bảng thuộc tính 10. Điểm và độ 10.1. Làm việc với kinh độ và vĩ độ 1. Mở Arcview, mở 1 project mới và 1 View mới. Chèn Theme ‘Pais_pesca_fishing_villages.shp’ và ‘district.shp’ từ folder ‘09_Degrees’ vào View. 2. Chuyển đổi mày nền bằng cách: Từ menu chọn View / Properties … / Select color, chọn màu xanh. Dùng công cụ Zoom in phóng to vùng Đông Nam của View cho đến khi vị trí những làng Hình 2.52: Làng khai thác thủy sản 49 Phạm Văn Thông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng