Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vị trí, vai trò của đạo đức trong tư tưởng hồ chí minh và ý nghĩa với việc giáo ...

Tài liệu Vị trí, vai trò của đạo đức trong tư tưởng hồ chí minh và ý nghĩa với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức sinh viên hiện nay

.PDF
18
1
88

Mô tả:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (PLT06A) ĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA VỚI VIỆC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN HIỆN NAY. Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Toản Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Thanh Xuân Mã sinh viên: 23A4050411 Nhóm Lớp: 212PLT06A30 Cán bộ chấm thi Điểm 1. 2. Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2022 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................2 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.......................................................2 NỘI DUNG.......................................................................................................3 1.Phần lý luận.................................................................................................3 1.1Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng..............3 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc................................5 1.2.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng.................5 1.2.1.1 Đạo đức là gốc của người cách mạng.............................................5 1.2.1.2 Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện đảng cầm quyền...................................................................................5 1.2.1.3 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH.......................6 1.2.1.4 Đạo đức cách mạng còn là mẫu số chung, là thước đo lòng cao thượng của mỗi con người..........................................................................6 1.2.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng...........................7 2.Phần liên hệ thực tiễn..................................................................................8 2.1 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng..............................8 2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong rèn luyện, giáo dục đạo đức sinh viên ở Việt Nam hiện nay............................................................................10 2.2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên hiện nay......................................10 2.2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong rèn luyện, giáo dục đạo đức sinh viên ở Việt Nam hiện nay..................................................................11 2.3 Liên hệ với bản thân..............................................................................13 KẾT LUẬN.....................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................15 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức, Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận. Vì vậy tìm hiểu vị trí và vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người là vấn đề thời sự thể hiện tính cần thiết đòi hỏi mỗi người dân phải tiếp tục đào sâu, suy nghĩ và kiên trì phấn đấu noi theo. Trong giai đoạn hiện nay, một phần các thanh thiếu niên đã sai lầm với những chuẩn mực đạo đức gây tác hại không nhỏ đến xã hội. Vì vậy, việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, xây dựng con người mới, xã hội mới đưa đất nước đi lên dân giàu nước mạnh xã hội văn minh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Từ những lý do trên, em chọn đề tài “Vị trí, vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức sinh viên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Phân tích làm rõ vị trí, vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó hiểu được sự quan trọng của đạo đức trong xã hội 1 và có những hành động cụ thể để rèn luyện đạo đức, giáo dục đạo đức cho toàn dân, nâng cao đạo đức xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong rèn luyện giáo dục đạo đức sinh viên ở Việt Nam hiện nay . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về vị trí và vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các bài viết của Người và quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Người. Phạm vi nghiên cứu: các lĩnh vực: văn hóa, xã hội..trên lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và bản th n các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phải nắm vững các nguyên lý triết học Mác - Lênin. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử và logic; phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh; phương pháp phân tích, tổng hợp… 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng , củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước; xây dựng và rèn luyện phương pháp và phong cách công tác. 2 NỘI DUNG 1.Phần lý luận 1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương Đông, phương Tây; những tinh hoa đạo đức của nhân loại và quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin. 1.1.1 Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam Đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh xuyên suốt lịch sử dân tộc. Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, đề cao đạo lý làm người, khuyên con người sống có tình, có nghĩa, nhân đức, thủy chung vẹn tròn chữ Trung, chữ Hiếu. Thứ ba, đó là hành vi ứng xử nhân ái trong gia đình và xã hội, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn khó khăn. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Thứ tư, là truyền thống cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời ham học hỏi và luôn biết mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. 1.1.2 Tư tưởng đạo đức phương Đông, phương Tây Đạo Khổng Tử Đạo đức Khổng Tử thấm vào tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh không phải là giáo điều “tam cương”, “ngũ thường” mà là tinh thần 3 nhân nghĩa, đạo tu thân, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn, ôn hòa, cách xử thế có tình có lý. Đạo Phật Phật giáo là duy tâm, nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay trong đạo đức Phật giáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng xử của người Việt Nam như tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân. 1.1.3. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về đạo đức Theo quan điểm của Mác – Lênin, đạo đức cách mạng có những đặc trưng cơ bản sau: Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung; Đó là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản và không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó; Đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân; Là lao động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. 1.1.4 Thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh Ngoài nguồn gốc lý luận còn phải đề cập cơ sở thực tiễn, tác động của thực tiễn đến sự hình thành phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi chính trong hoạt động thực tiễn mà từng bước Hồ Chí Minh tìm ra quy luật, khái quát nhận thức của mình thành lý luận. Lý luận lại được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trải qua quá trình hoạt động thực tiễn, tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh phát triển từ lòng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị truyền thống của dân tộc lớn lên thành tư tưởng đạo đức cách mạng. 4 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 1.2.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng 1.2.1.1 Đạo đức là gốc của người cách mạng Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Vì, có đạo đức cách mạng mới có quyết tâm làm cách mạng và có thể biến quyết tâm thành hành động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” Làm cách mạng là một công việc khó khăn, gian khổ, lâu dài, thậm chí phải hy sinh tính mạng bản thân mình. Người cách mạng nếu không có đạo đức cách mạng thì sẽ không gánh được nặng, không đi được xa. Gặp những lúc khó khăn thử thách, đòi hỏi bản lĩnh cách mạng phải cao, phải biết hy sinh lợi ích cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. 1.2.1.2 Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện đảng cầm quyền Hồ Chí Minh chỉ rõ, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì không phải cứ “viết lên trán chữ “cộng sản” là được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”. Do đó, Người yêu cầu người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Mọi việc thành hay bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không. Hồ Chí Minh thường nhắc lại tinh thần của V.I.Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Trong Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng 5 viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” 1.2.1.3 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH Sức hấp dẫn của CNXH không phải ở lý tưởng cao xa, mức sống vật chất dồi dào, mà trước hết là ở giá trị đạo đức của nó, phẩm chất đạo đức của những người cộng sản ưu tú , bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực. Hồ Chí Minh quan niệm, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch. Bản thân Hồ Chí Minh với tấm gương đạo đức và nhân cách cao đẹp của Người có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Tấm gương sáng của Người từ lâu đã là nguồn cổ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. 1.2.1.4 Đạo đức cách mạng còn là mẫu số chung, là thước đo lòng cao thượng của mỗi con người Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo Hồ Chí Minh: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượt qua mọi thử thách. 6 Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người. Đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài năng là phương tiện thực hiện mục đích đó. Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. 1.2.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 1.2.2.1 Trung với nước, hiếu với dân Nội dung chủ yếu của trung với nước là: trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết; quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung của hiếu với dân là: phải gần dân, gắn bó với dân, lấy dân làm gốc; khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân; tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 1.2.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng, không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. 7 Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc. Các đức tính trên có quan hệ chặt chẽ với nhau: cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức cơ bản của con người, không thể thiếu đức nào. Chí công vô tư là công bằng công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. 1.2.2.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa Trước hết là tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Yêu thương con người đòi hỏi mỗi người phải luôn luôn nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác; phải có thái độ tôn trong con người, biết cách nâng con người lên chứ không phải hạ thấp vùi dập con người. 1.2.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng Là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em; tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước; tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Phần liên hệ thực tiễn 2.1 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Một là, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã được làm sáng tỏ. Người chỉ rõ: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”. Qua đó, có thể thấy Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn từ lớp thanh niên có thể gánh vác, đảm đương sự nghiệp cách mạng; là lực 8 lượng đông đảo, luôn xung kích, sáng tạo, đi đầu trong mọi lĩnh vực nếu vai trò của họ được coi trọng và phát huy. Người chỉ rõ: “Tính trung bình, thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn” và “thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc”. Hai là, đưa ra những hình thức, biện pháp để giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên cần được tiến hành toàn diện sâu sắc, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, vì đây là cội nguồn đạo đức cách mạng của thanh niên. Người nhấn mạnh: “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ cách mạng xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kinh tế, lao động và sản xuất”. Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp cho thanh niên sống có đạo đức, biết hy sinh phấn đấu cho lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; có lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết; đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không ham địa vị công danh và phú quý, chớ kiêu ngạo và tự mãn… Người khẳng định: “Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng”. Về hình thức, biện pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ việc tự giác, không ngừng tu dưỡng phấn đấu rèn luyện là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thanh niên sửa đổi những khuyết điểm, sai lầm trong cuộc sống, trong công việc. Người nhấn mạnh: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt..., phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời quần chúng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê phán mạnh mẽ những thanh niên không chịu học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng, chỉ lo cho bản thân, ham chơi, ham 9 vui, không quan tâm, lo lắng đến đồng bào, đất nước, tham lam vật chất, ham sung sướng, xa xỉ, kiêu ngạo, lười lao động… Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã làm cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”. 2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong rèn luyện, giáo dục đạo đức sinh viên ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên hiện nay Sự thay đổi tiêu cực trong quan niệm đạo đức của sinh viên hiện này là biểu hiện thực dụng trong hành vi ứng xử với mọi người. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân, cụ thể là sinh viên, được tăng lên; họ ý thức cao về giá trị bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, vai trò cá nhân ấy lại được thể hiện một cách thái quá, không đúng chuẩn mực xã hội, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả, đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu. Họ cho rằng, chỉ cần hoạt động đem lại lợi nhuận cho bản thân thì bằng bất cứ giá nào cũng làm và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức. Ở đây, một bộ phận không nhỏ sinh viên đã hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong sinh viên đang bị lệch chuẩn, đặc biệt một số sinh viên quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi. Theo kết quả khảo sát 200 bạn sinh viên đến từ các trường đại học miền Bắc về hiện tượng sinh viên có tư tưởng không chịu học hành, xin điểm, quay cóp thì chỉ có khoảng 30% sinh viên say mê học tập, tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể; 10% sinh viên rất tích cực và hứng thú tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ và thể hiện lối sống tiêu dùng hiện 10 đại, sành điệu; còn lại 60% sinh viên thể hiện lối sống thụ động, lười học, ít tham gia vào các hoạt động và văn hóa thể thao chung. Ngoài ra, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thực hoá qua một số vụ xung đột ngoài đời khiến sự dối lừa được coi là chuyện bình thường. Nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức. Ngoài những sinh viên chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu, còn có không ít sinh viên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu động cơ học tập. Việc học hành của một bộ phận sinh viên còn mang tính đối phó: đối phó với kỳ vọng và sự quan tâm của bố mẹ, gia đình, với quy chế của nhà trường, với sự kiểm tra của thầy cô. Vì thế, nhiều sinh viên trốn học, nhờ điểm danh, không chịu học tập nghiên cứu, quay cóp, thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc thi hộ, mở đường dây thi thuê trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng để kiếm lời bất chấp mọi thủ đoạn. Hiện tượng mua bằng, bán điểm, chạy thầy, chạy điểm không còn là chuyện hiếm thấy ở một số trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp hiện nay. Chính hiện tượng tiêu cực này đã phần nào làm tha hoá nhân cách của một số sinh viên và một số người thầy (chuyện gạ tình lấy điểm, thầy giáo quấy rối tình dục nữ sinh...). Điều đáng lo ngại là, nhiều sinh viên coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến tiêu chí đạo đức, trong khi ở các nước phát triển sự lừa dối là hành vi bị lên án mạnh nhất trong môi trường học đường. 2.2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong rèn luyện, giáo dục đạo đức sinh viên ở Việt Nam hiện nay Một là, cần nâng cao nhận thức của toàn sinh viên về vai trò, vị trí của đạo đức; coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng đời sống đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng cho sinh viên. Xác định rõ sống có đạo đức là nghĩa vụ của sinh viên; có định hướng đúng về mặt phẩm chất, 11 tư cách, nguyên tắc đạo đức. Huy động các phương tiện thông tin truyền thông biểu dương kịp thời tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, phê phán những biểu hiện lệch lạc trong đạo đức, lối sống và sinh hoạt văn hoá của sinh viên. Tuyên truyền rộng rãi cuộc vận động sinh viên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hai là, đẩy mạnh tổ chức các phong trào “nói lời hay, làm việc tốt” trở thành phổ biến trong giáo dục; đẩy mạnh việc xây dựng những quy tắc, quy phạm, chuẩn mực đạo đức trong từng lớp học, làm tiền đề xây dựng lối sống có văn hoá trong các nhà trường . Ba là, tổ chức nghiên cứu khoa học định kỳ hàng năm, trong đó chú trọng việc dự báo các xu hướng phát triển của đạo đức trong đời sống sinh viên; kịp thời phát hiện những nhân tố mới để tuyên truyền nhân rộng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hình thành cơ chế, chính sách về xây dựng đời sống đạo đức, văn hoá trong nhà trường. Bốn là, mở rộng giao lưu, hợp tác với nước ngoài; khuyến khích những trường có điều kiện chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá với các trường học tiên tiến ở khu vực và thế giới nhằm tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và kinh nghiệm tổ chức xây dựng đời sống văn hoá trong trường học. Từ đó, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức toàn cầu, loại bỏ những quan niệm đạo đức cũ, cổ hủ, lỗi thời không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Năm là, mỗi sinh viên phải đặt mình trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương mà nhà trường đã đề ra. Mọi biểu hiện tiêu cực để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên quần chúng... cần phải lên án và loại bỏ. Sáu là, phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Tự phê bình phải được lên hàng đầu, theo tư tưởng Hồ Chí Minh "phải nghiêm khắc với chính 12 mình". Phê bình phải có mục đích là xây dựng tập thể, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen, xu nịnh, tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà "đấu đá", nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ. 2.3 Liên hệ với bản thân Trong thời kỳ công nghệ số phát triển, sự nổi trội vượt bậc của Gen Z thì ngoài những ưu điểm sống tự lập, sáng tạo, tiếp cận công nghệ cao một cách nhanh chóng thì đạo đức của gen Z cũng là một vấn đề đáng được quan tâm và cần được giáo dục, rèn luyện một cách hợp lý. Khi đọc và tìm hiểu về vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như thấm nhuần giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, là một gen Z em thấy mình cần làm rất nhiều việc để nâng cao, rèn luyện đạo đức trong xã hội. Trong học tập, chăm chỉ học bài và phát huy khả năng sáng tạo, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của giảng viên cũng như của Học viện về quá trình lên lớp và thi cử, tôn trọng và lễ phép với giảng viên và tích cực năng nổ trong các hoạt động của câu lạc bộ, Đoàn thanh niên, Học viện. Luôn trau dồi, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có ý thức tập thể cùng nhau phấn đấu vì lợi ích chung…Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, giữ lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, không phô trương hình thức, nói đi đôi với làm, sống tiết kiệm, tiêu sài hợp lý, không phung phí và ăn chơi quá đà, luôn tuân thủ đúng luật pháp..Tích cực ngợi ca những tấm gương người tốt, việc tốt để lấy đó làm động lực phát triển đạo đức bản thân.Tuy nhiên, dù đã cố gắng nỗ lực rèn luyện bản thân nhưng em thấy mình vẫn còn một số biểu hiện hạn chế như: chưa mạnh dạn phê phán, lên án những hành vi thiếu đạo đức xảy ra trong tầm kiểm soát của bản thân như quay cóp, gian lận; rụt rè trong việc phê bình 13 người khác…Chính vì vậy, em vẫn luôn cố gắng rèn luyện để hoàn thiện đạo đức bản thân mỗi ngày, xứng đáng với sự kỳ vọng của bản thân, gia đình.. KẾT LUẬN Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỷ nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của đạo đức vẫn còn nguyên giá trị đối với sự phát triển giáo dục của cả nước nói chung và giáo dục sinh viên nói riêng. Chúng ta không chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những giá trị tư tưởng đắt giá về giáo dục đạo đức mà còn là kim chỉ nam dẫn lối để giải quyết những vấn đề về đạo đức trong xã hội hiện đại ngày nay. Những giá trị tư tưởng của Người rất gần vơí những gì đang xảy ra hiện nay như mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực của học sinh, sinh viên; giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục lý luận gắn liền với thực tiễn xã hội. Em hoàn toàn tin tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế toàn cầu ngày nay. Tuy em đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng đề tài nhưng do nhận thức và kiến thức còn hạn chế nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nên em mong nhận được sự chỉ dạy, hướng dẫn thêm từ thầy cô. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Văn Toản đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt học kỳ vừa qua. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Học viện Ngân hàng, khoa Lý luận chính trị (2021), bài tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội. 3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, https://hochiminh.vn/book/tac-pham-ve-ho-chi-minh/tac-phamtrong-nuoc/phan-i-tutuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-334?, truy cập lúc 10:30, ngày 28/3/2022. 4. Tuổi trẻ online, khi gen Z coi mạng xã hội là mạng sống ( 22/12/2021), https://tuoitre.vn/khi-gen-z-coi-mang-xa-hoi-chinh-la-mang-song20211221211506153.htm, truy cập lúc 12:00, ngày 28/3/2022. 5. Báo Thanh niên, những con số biết nói về đạo đức sinh viên (10/07/2020), https://thanhnien.vn/nhung-con-so-biet-noi-ve-dao-ducsinh-vien-post973243.html, truy cập lúc 14:25, ngày 28/3/2022. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng