Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan điểm hồ chí minh về xây dựng con người...

Tài liệu Quan điểm hồ chí minh về xây dựng con người

.PDF
36
1
109

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING BÀI THẢO LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài: Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người. Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Thị Minh Nguyệt Nhóm: 06 Lớp học phần: 2217HCMI0111 Hà Nội, 2022 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM 6 S T T Họ và tên Nhiệm vụ 51 Cao Thị Liên Nội dung xây Nhận xét TV tự đánh giá Nhóm đánh giá Ký tên Đã ký dựng con người 52 Dương Thị Đề tài phụ Đã ký Thùy Linh (nhóm trưởng) 53 Hồ Diệp Linh powerpoint Đã ký 54 Nguyễn Hiền Nội dung xây Đã ký Diệu Linh dựng con người Phạm Khánh Thuyết trình 55 Đã ký Linh 56 Phan Thị Ý nghĩa của Thanh Loan việc xây Đã ký dựng con người 57 Dương Văn Phương pháp Lương xây dựng con Đã ký người 58 Trần Nhật Mai word Đã ký 59 Hoàng Đức Phương pháp Đã ký Mạnh xây dựng con 1 người 60 Vũ Thị Mến Ý nghĩa của việc Đã ký xây dựng con người 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------------------BIÊN BẢN THẢO LUẬN BỘ MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh Nhóm: 6 Kính gửi: Cô Ngô Thị Minh Nguyệt Thành viên tham gia: Đầy đủ 10/10 thành viên Địa điểm: Trên nền tảng zoom online Thời gian bắt đầu: 20h00, ngày 10/02/2022 Nội dung thảo luận nhóm: ● Hướng đi cho bài thảo luận ● Nhóm trưởng lập dàn bài chi tiết và phân chia công việc cụ thể cho các thành viên thành viên đồng thời gia hạn thời gian ● Các thành viên thực hiện nhiệm vụ phân công theo đúng hạn và nhóm trưởng nhận xét, chỉnh sửa. ● Các thành viên đều đóng góp ý kiến, cùng thống nhất hướng đi chung và tham gia thảo luận làm bài đầy đủ. (Đánh giá chi tiết nằm trong bảng đánh giá thành viên cuối file word). Biên bản đã được đọc trước tất cả các thành viên trong nhóm. Cả nhóm đã đồng ý với những điều đã viết như trên. Thời gian kết thúc: 21h30, cùng ngày Nhóm trưởng Dương Thị Thùy Linh 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………..6 CHƯƠNG I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI 1.1. Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược………………………………………………7 1.2. Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phần hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.……………………………………….……………………………………7 1.3. HCM nêu 2 quan điểm về sự cần thiết xây dựng con người…………………...…8 1.3.1. Vì lợi ích trăm năm “trồng người” 1.3.2. Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần phải có những con người XHCN CHƯƠNG II. NỘI DUNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI…………………………11 2.1. Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng “Mình vì mọi người; mọi người vì mình”..............................................................................................................11 2.2. Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ Quốc………………………..13 2.3. Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng………………………17 2.4. Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương…………………………………………………………………………………19 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CON NGƯỜI…………………...23 4 3.1. Mỗi người cần tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ.……………………...…….23 3.2. Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng…………….24 3.3. Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng con người………………….26 3.4. Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng thông qua các phong trào “thi đua yêu nước”; “người tốt việc tốt”..............................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….34 PHẦN KẾT THÚC………………………………………………………………….35 5 PHẦN MỞ ĐẦU Trong công cuộc xây dựng đất nước tiến tới thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phát triển và xây dựng con người đã trở thành một vấn đề không thể bỏ qua trên nhiều phương diện. Để nói về vai trò của con người, Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Để nghiên cứu, đi sâu hơn cũng như chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người, nhóm chúng em đã phát triển đề tài ‘Quan điểm của Hồ Chí Minh việc xây dựng con người’ thông qua việc khai thác, chọn lọc, tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Từ đó, nhóm đưa ra ý kiến riêng về ý nghĩa, nội dung và phương pháp xây dựng con người, ủng hộ quan điểm của Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người. Trong quá trình xây dựng đề tài, nhóm có thể mắc phải một số lỗi sai không đáng có, rất mong cô có thể bỏ qua cho chúng em ạ. Nhóm xin ghi nhận những góp ý của cô. 6 CHƯƠNG I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI 1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc...) và các mối quan hệ xã hội (quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo...). Trong mỗi con người đều có tính tốt và tính xấu. Người giải thích “chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bè bạn; nghĩa rộng là đồng bào cả nước; rộng hơn nữa là cả loài người”. Con người có tính xã hội, là con người xã hội, thành viên của một cộng đồng xã hội. 1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Giải phóng con người được coi như là mục tiêu , vừa là động lực của cách mạng . Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng . Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh của con người khi được tổ chức lại khi Người viết rằng : “ Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Dễ mấy lần không dân cũng chịu . Khó vạn lần dân liệu cũng xong ” . Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi 7 Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phần hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị, cả vật chất và tinh thần, và mọi của cải. Hồ Chí Minh khẳng định : Vô luận việc gì, đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả . Nhưng không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam... Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. HCM nêu hai quan điểm về sự cần thiết xây dựng con người: Vì lợi ích trăm năm “trồng người” : “Trồng người” là công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục. “Trồng người” phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Nhiệm vụ “trồng người” phải được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. “Trồng người” phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Công việc “trồng người” là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị-xã hội kết hợp với tính tích cực, chủ động của từng người. “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng: Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp... Để thực hiện chiến lược “trồng người”, 8 cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”. Muốn xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội , trước hết cần phải có những con người Xã Hội Chủ Nghĩa. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này có nghĩa ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một quá trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và bản thân của mỗi người. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống. Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Không phải chờ cho kinh tế, văn hoá phát triển cao rồi mới xây dựng con người - xã hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong con người - xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng xã hội - xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng con người phải đặt ra từ đầu và quan tâm suốt quá trình. “Trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu trước hết không phải tất cả mọi người phải và có thể trở thành người Xã Hội Chủ Nghĩa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh ngay một lúc, mà chỉ có nghĩa 9 là, trước hết cần có những con người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của người Xã Hội Chủ Nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội để có thể làm gương và lôi cuốn người khác cũng như toàn xã hội đồng thời, họ cũng không ngừng được hoàn thiện, được nâng cao. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong bất cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và mở rộng phong trào, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo chậm tiến. ” Xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển toàn diện: Đức, Trí, Thể, Mỹ. 10 CHƯƠNG II. NỘI DUNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa hồng vừa chuyên với các khía cạnh chủ yếu: 2.1. Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Luận điểm này được Người lý giải như sau: Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động. Vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: Hiện nay nhân dân lao động ta là những người làm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Bởi vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. “Muốn xây dựng XHCN phải có tinh thần XHCN, muốn có tinh thần XHCN phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện với sinh viên đại học vào tháng 6-1959. Người thẳng thừng phê phán: Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội. Từ đó kết luận hết sức cụ thể về vai trò trách nhiệm của từng cá nhân: Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà. Người công nhân phải yêu quý máy móc như yêu quý con mình, người nông dân phải yêu quý trâu bò của hợp tác xã như bản thân của mình. Mọi người phải biết giữ gìn của công, phải chăm lo việc tập thể như chăm lo việc gia đình. Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Mỗi người phải ra sức góp công, góp của để xây dựng nước nhà. Chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Ai cũng phải là một chiến sĩ dũng cảm phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 11 Đối với cán bộ và Đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như: Thỏa mãn với thành tích bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có, có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng, hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng; lười biếng, không tích cực học tập cái mới...Chúng ta phải làm đúng lời dạy của Lênin vĩ đại: Giữ gìn sự thống nhất của Đảng như con ngươi của mắt mình. Phải hết lòng tôn trọng tập thể, phát huy dân chủ nội bộ; tuyệt đối không được độc đoán cá nhân, tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật. Càng có công lao, càng phải khiêm tốn. Chớ vì có ít nhiều công lao mà sinh bệnh công thần, kèn cựa, địa vị. Phải nhớ rằng: Mọi thành công là do sức phấn đấu, hy sinh của toàn Đảng, toàn dân, không phải của một cá nhân anh hùng nào. Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên. Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh, ra oai. Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công vô tư”, và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của người cộng sản. Trái lại, đối với kẻ địch, người cộng sản phải luôn luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không được vì hoàn cảnh hòa bình mà mất cảnh giác; phải luôn luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân. Muốn đánh thắng kẻ địch bên ngoài, thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân. 12 2.2. Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ Quốc Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần kiệm bao giờ cũng là hai yếu tố không thể tách rời, Hồ Chủ tịch lý giải: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng sản xuất. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, người đó mới là kém vì không phải là người XHCN. Mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lao động. Chúng ta chỉ có thể xây dựng CNXH bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống. Cho nên phải biết giữ gìn của công. Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ. Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng hợp lý sức lao động của nhân dân ta. Cán bộ và đảng viên cần phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “cần kiệm liêm chính”, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí. Trong mọi công việc phải tính toán, cân nhắc cẩn thận. “Thì giờ là vàng bạc”. Phải kiên quyết chống thói hội họp lu bù, mất thì giờ, hại sức khỏe mà không kết quả thiết thực. Quá trình xây dựng đất nước bao giờ cũng đi đôi với bảo vệ tổ quốc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng là phương châm lãnh đạo của Đảng ta. Có thể thấy bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan trong sự phát triển lịch sử của 13 đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa được thể hiện như sau: Thứ nhất: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta. Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thể hiện và khẳng định rất rõ qua nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng định. Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. Cụ thể Người đã nhấn mạnh nhiều lần với nhân dân cả nước rằng “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đứng lên đánh quân Pháp với tinh thần: “ Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.. .Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất nước”; “ Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, Đảng phái, dân tộc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trước sự uy hiếp của thực dân đế quốc và bọn phản động tay sai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng đề ra nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể để giữ vững chính quyền nhân dân chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Người nói: “ Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ… Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!…” Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”. Trước khi đi xa trong bản di chúc Người căn dặn: “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có thể còn kéo dài, đồng bào ta có thể phải hy sinh 14 nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”. Thứ hai: Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi công dân. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ Tổ quốc là sự gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là sự thống nhất giữa nội dung dân tộc, nội dung giai cấp và nội dung thời đại. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng đã xác định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Người khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, Người kêu gọi: Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Người kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm chiến đấu thắng lợi hoàn toàn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới thống nhất nước nhà. Thứ ba: Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sức mạnh tổng hợp là sức mạnh của toàn dân tộc, toàn dân, của từng người dân, của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế, an ninh, ngoại giao, văn hoá – xã hội, sức mạnh truyền thống với sức mạnh hiện đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong sức mạnh tổng hợp đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sức mạnh nhân dân, sức mạnh lòng dân. Người khẳng định, phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh 15 thần của dân”, “toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng, quyết không làm nô lệ; kết hợp với sức mạnh thời đại. So sánh về sức mạnh giữa chúng ta với quân xâm lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Người phân tích: Chúng ta có chính nghĩa, có sức mạnh đoàn kết toàn dân từ Bắc đến Nam, có truyền thống đấu tranh bất khuất, lại có sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới, chúng ta nhất định thắng. Để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân, coi đó là lực lượng chủ chốt để bảo vệ Tổ quốc. Người căn dặn: Chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hoà bình, bảo vệ đất nước, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ tư: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN phải do Đảng lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Đảng và chính phủ phải lãnh đạo toàn dân, ra sức củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên CNXH, đồng thời tiếp tục đấu tranh để thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình, góp phần bảo vệ công cuộc hòa bình ở Á đông và trên thế giới” và khẳng định “Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và chính phủ, với sự đoàn kết nhất chí, lòng tin tưởng vững chắc vào tinh thần tự lực cánh sinh của mình, với sự giúp đỡ vô tư của các nước anh em, với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới nhất là nhân dân các nước Á phi, nhân dân ta nhất định khắc được mọi khó khăn, làm tròn được mọi nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và chính phủ đã đề ra”. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc, ngày nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được 16 thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung chiến lược sau đây: Một là: Xây dựng tiềm lực toàn diện của đất nước, đặc biệt tiềm lực kinh tế, tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hai là: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Ba là: Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, chủ động đánh thắng địch trong mọi hoàn cảnh, tình huống chiến tranh. Bốn là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Trong thời đại hiện nay tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có nhiều biến đổi và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên cho đến ngày nay tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, nghiên cứu và nắm vững những nội dung cơ bản trên, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2.3. Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng. Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, trong bối cảnh đất nước ta thường xuyên phải đấu tranh chống lại những kẻ xâm lược ỷ cậy về quân sự, kinh tế, thì tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quan trọng kết thành sức mạnh vô địch - đại đoàn kết để dân tộc Việt Nam giành chiến thắng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đã phát hiện và tổng kết sức mạnh đó. Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Người đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự 17 nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc. Và từ đó, cho dù đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự của nước ta không lớn, song nhờ có tinh thần đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khi nước nhà đã giành được độc lập, nhưng hiểm nguy từ nạn "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" vẫn luôn đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 80 năm trời nô lệ. Chính vì vậy, Bác đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội. Trong bức thư gửi cho các cụ phụ lão, Bác đã viết: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không”; cho các em nhỏ: “Các em phải thương yêu nước ta” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); cho một Việt kiều: “Tôi vẫn nghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòng trung thành với Tổ quốc” (Tháng 9/1945); Thêm vào đó, Bác còn thể hiện lòng bao dung, vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”... để quy tụ, tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở của lòng yêu nước chân chính, tiến hành sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Cũng theo quan điểm của Bác, yêu nước nồng nàn nhưng đồng thời phải gắn với tinh thần quốc tế cao cả. Nhất là trong xu hướng hội nhập ngày nay thì "tinh thần quốc tế trong sáng" có vai trò vô cùng to lớn to lớn. Vào tháng 3/1953, trong thư gửi các đơn vị bộ đội được giao nhiệm vụ giúp bạn Lào tác chiến ở Thượng Lào, Chủ tịch Hồ 18 Chí Minh căn dặn: “Giúp bạn là tự giúp mình”. Với Bác, giúp đỡ một dân tộc khác bảo vệ độc lập tự do của họ cũng chính là bảo vệ lợi ích của đất nước mình. Nói về mối quan hệ giữa lòng yêu nước và tinh thần quốc tế, Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc...". Có thể nói, tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tình thương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thực sự cho con người. Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của Nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, góp phần vào những thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt nam và Nhân dân thế giới. Ngày này, đất nước ta vẫn đang trong quá trình đổi mới và hội nhập sâu rộng. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng đã gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Càng khó khăn, thử thách, truyền thống yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng của mỗi người dân Việt Nam được hun đúc từ bao đời, trở thành sức mạnh Việt Nam để luôn chủ động, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… 2.4. Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương. Không thể phủ nhận rằng, tư tưởng, đạo đức và phong cách, phương pháp làm việc khoa học theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá cho Đảng và dân tộc ta. Theo Bác, một trong những phẩm chất quan trọng của người cán bộ, đảng viên 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng