Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường. giải pháp để phát huy vai trò...

Tài liệu Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường. giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch việt nam sau khủng hoảng đại dịch covid 19 1

.PDF
23
1
93

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN ĐỀ TÀI: Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường. Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Covid-19 Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : Mã sinh viên : TS. Nguyễn Thị Giang Trần Thu Hà K23CLC-TCA 23A4010196 Hà nội, ngày 15 tháng 6 năm 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 2 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................. 2 6. Kết cấu đề tài ........................................................................................ 3 NỘI DUNG ....................................................................................................... 4 Chương 1: Khái quát lý luận về vai trò của các chủ thể tham gia thị trường 4 1.1. Khái niệm thị trường ......................................................................... 4 1.2. Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường ......................................... 5 Chương 2: Thực trạng ngành du lịch Việt Nam trong dịch Covid-19 và vai trò của các chủ thể trong ngành du lịch ......................................................... 8 2.1. Tình hình ngành du lịch Việt Nam trước và trong đại dịch Covid-19 8 2.1.1. Sự phát triển của du Việt Nam trước đại dịch .................................. 8 2.1.2. Một số hạn chế của ngành du lịch .................................................... 9 2.1.3. Ngành du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19.......................... 11 2.2. Vai trò của các chủ thể tham gia vào ngành du lịch Việt Nam và hoạt động của các chủ thể này trong thời kì Covid-19 ..................................... 13 Chương 3: Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Covid 19. ................................................................................................................. 17 3.1. Nhà nước ............................................................................................ 17 3.2. Người sản xuất ................................................................................... 18 3.3. Các chủ thể trung gian ....................................................................... 18 3.4. Người tiêu dùng ................................................................................. 19 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 21 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao mà trong đó, các chủ thể chính trên thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các chủ thể đó có thể là Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng hay những chủ thể trung gian thực hiện vai trò điều tiết, quản lý mọi quan hệ sản xuất trên thị trường, giúp cho hàng hóa được lưu thông và làm cho thị trường thêm sinh động. Các chủ thể này tác động lên tất cả các ngành kinh tế, một trong số đó là ngành du lịch. Du lịch được biết đến là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch Việt Nam do có tiềm năng đa dạng và phong phú và cũng nhận được sự đầu tư đáng kể nên những năm gần đây đã gặt hái được nhiều thành công và đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề lên nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng, để lại những hậu quả chưa từng có. Trước tình thế đó, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ và kịp thời để các chủ thể phát huy được hết vai trò của mình, góp phần đưa ngành du lịch Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng và có những bước phát triển vượt trội hơn nữa trong tương lai. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề và muốn đóng góp chút công sức của mình để phục hồi ngành du lịch nước nhà, em đã chọn đề tài: “Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường. Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Covid-19.” 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường để thấy được tầm quan trọng của các chủ thể này đối với nền kinh tế thị trường, góp phần làm rõ lý luận của C.Mác trong nền kinh tế hóa hóa hiện nay và áp dụng vào thực tiễn. Đi tìm hiểu về tình hình du lịch Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 và một số những hạn chế của ngành, từ đó đưa ra những giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể để giúp ngành du lịch khắc phục tình hình và phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của các chủ thể tham gia thị trường. Từ đó đề xuất giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Covid-19. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sơ bộ ngành du lịch Việt Nam trước năm 2020, tập trung nghiên cứu tình hình du lịch Việt Nam trong thời kì Covid-19 (2020) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của các củ thể chính tham gia thị trường. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung như: trừu tượng hoá khoa học, logic kết hợp với lịch sử, quan sát thống kê, phân tích tổng hợp, quy nạp diễn dịch, hệ thống hoá, mô hình hoá... 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài giải quyết được vấn đề lý luận về vai trò giữa các chủ thể chính tham gia thị trường để góp phần khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp chúng ta mở rộng sự hiểu biết của bản thân, xây dựng tư 2 duy, tầm nhìn, kỹ năng để áp dụng vào thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội trong thực tiễn. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp chúng ta nhận thức được tình hình nghiêm trọng của du lịch Việt Nam khi đối mặt với khủng hoảng Covid-19, cùng với đó là những điểm yếu của du lịch Việt Nam và giải pháp để các chủ thế phát huy vai trò của mình trong việc khắc phục và phát triển ngành du lịch nước nhà, giúp nước ta trở thành điểm đến lý tưởng của những con người thích “xê dịch” và đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. 6. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3 phần: Chương 1: Khái quát lý luận về vai trò của các chủ thể tham gia thị trường Chương 2: Thực trạng ngành du lịch Việt Nam trong dịch Covid-19 và vai trò của các chủ thể trong ngành du lịch Chương 3: Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Covid-19. 3 NỘI DUNG Chương 1: Khái quát lý luận vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường 1.1. Khái niệm thị trường Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hóa dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng. Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hóa các mối quah hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Nghiên cứu về thị trường có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy theo tiêu thức hoặc mục đích nghiên cứu. Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường, có thể chia ra thị trường tư liệu sản xuấ và thị trường sức lao động. Căn cứ vào phạm vi hoạt động, có thể chia ra thị trường trong nước và thị trường thế giới. Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, có thể chia thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường hàng hóa đầu ra. Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường có thể chia thành các loại thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, có thể chia ra thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. 4 1.2. Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường Với tư cách là môi trường cho các quan hệ sản xuất và trao đổi phát huy tác dụng dưới các quy luật thị trường, có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia thị trường, mỗi chủ thể có những vai trò quan trọng riêng. Sau đây sẽ xem xét đến vai trò của một số chủ thể chính, đó là: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị trường và nhà nước. Cụ thể: Người sản xuất Người sản xuất hàng hoá là những người sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ… Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng. Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu của tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất. Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hoá dịch vụ không làm tổn hại đến sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội. Người tiêu dùng Người tiêu dùng là những người mua hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. 5 Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình, cần phải có trách nhiệm với sự phát triển bền vững của xã hội. Việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương đối để thấy được chức năng chính của các chủ thể này khi tham gia vào thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa là người mua cũng vừa là người bán. Các chủ thể trung gian trong thị trường Sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội đã làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng sâu sắc. Từ đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường. Những chủ thể này có vai trò ngày càng quan trọng để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán. Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn. Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hoá cũng như thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân ma còn rất nhiều các chủ thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học và công nghệ… Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới bất hợp pháp…). Những trung gian này cần phải loại trừ. Nhà nước 6 Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường. Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lí nhà nước vần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển, không gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước thông qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cat đều có điểm chung là không thiếu vai trò kinh tế của nhà nước. 7 Chương 2: Thực trạng ngành du lịch Việt Nam trong dịch Covid-19 và vai trò của các chủ thể trong ngành du lịch 2.1. Tình hình ngành du lịch Việt Nam trước và trong đại dịch Covid-19 2.1.1. Sự phát triển của du Việt Nam trước đại dịch Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch. Nước ta có điều kiện thiên nhiên thuận lợi; có truyền thống văn hóa và phong tục tập quán lâu đời, đa dạng với nhiều lễ hội, di tích lịch sử, tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc; có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trải dài từ Bắc chí Nam; nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo; nhiều di sản văn hóa đặc sắc mang tầm quốc tế cùng những con người chịu thương chịu khó, giàu lòng nhân ái và mến khách. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có nhiều đổi mới, tập trung đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, kĩ thuật để thu hút khách quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong nước. Vì vậy, du lịch Việt Nam không chỉ đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế nước nhà mà còn trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Điều này được minh chứng bằng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng mạnh với tốc độ bình quân mỗi năm lên tới 12%. Nếu như năm 1990, lượng khách quốc tế đến Việt Nam mới chỉ đạt 250 nghìn lượt thì chỉ 5 năm sau đã đạt hơn 1,3 triệu lượt tăng 4 lần. Năm 2010, con số này đạt mốc 5 triệu lượt và đến năm 2019 đã đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trưởng luôn ở mức 2 con số, đặc biệt trong giai đoạn 2015-2019, con số này là 22,7% - được xếp vào hàng cao nhất thế giới theo ước tính của Tổ chức Du lịch thế giới. Không chỉ thu hút khách nước ngoài mà du lịch Việt Nam còn hấp dẫn du khách nội địa. Cụ thể, từ năm 1990 đến năm 2019, số lượng khách trong nước đã tăng 85 lần từ 1 triệu lượt lên đến 85 triệu lượt. Ước tính tổng thu ngành du lịch năm 1990 chỉ đạt 1.340 tỷ đồng nhưng đến năm 2019, con số này đã là 755.000 tỷ đồng. 8 Đây là những con số cực kì ấn tượng của ngành du lịch, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, góp phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế- xã hội. 2.1.2. Một số hạn chế của ngành du lịch Cơ chế chính sách Mặc dù du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nhưng những cơ chế chính sách của ngành vẫn chưa được cởi mở và tồn tại nhiều hạn chế. Có thể kể đến đó là chính sách miễn visa cho khách quốc tế vào Việt Nam. Chủ tịch Lux Group Phạm Hà nhận định rằng “chúng ta cần học tập những nước lân cận có nền du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore để mạnh dạn mở tung cửa chào đón du khách vào Việt Nam”. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng những chính sách mang tính cục bộ, ngăn sông cấm chợ cần gỡ bỏ, điển hình là quy định cấm tàu Hải Phòng đón khách ở Vịnh Hạ Long hay đưa khách tham quan Vịnh. Khai thác và quản lý tài nguyên Được mệnh danh là vùng đất có “rừng vàng biển bạc”, tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên nhiên và du lịch song việc khai thác tài nguyên du lịch ở nước ta vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều khu du lịch được đưa vào khai thác nhưng không hiệu quả và ngược lại có những nơi rất có tiềm năng du lịch thì lại không được đầu tư, khai thác. Đơn cử như hình thức du lịch nông thôn “agritourism” đã trở thành một xu hướng quen thuộc trên khắp thế giới nhưng tại một miền đất có thế mạnh về nông nghiệp, lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước và có tới gần 70% dân số sống ở nông thôn như Việt Nam thì vẫn điều này còn chưa quá phổ biến. Đây là một điều đáng tiếc mà chúng ta cần phải nắm bắt và khai thác, đầu tư. Ở nhiều nơi, tài nguyên du lịch bị khai thác, tận dụng triệt để mà không có sự bảo vệ, phục hồi, tái tạo. Những bãi biển sau mỗi dịp hè lại phủ đầy rác thải của du khách, không có người dọn dẹp, không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan mà còn gây hại đến hệ sinh thái biển, gây ô nhiễm môi trường. Rõ ràng, đây không 9 chỉ thuộc trách nhiệm của những người quản lí mà còn thuộc về ý thức của những cá nhân, những người không biết quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong ngành du lịch mặc dù khá đông nhưng trình độ chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách, nhất là khách quốc tế. Các công ty du lịch lữ hành trong nước tuy được hưởng lợi thế “sân nhà” nhưng đôi lúc cả trình độ chuyên môn lẫn năng lực cạnh tranh cũng không thể so các doạnh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Về xúc tiến du lịch Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vẫn chưa bài bản, chưa có những sản phẩm đặc trưng, thiếu những chiến lược lâu dài, bền vững. Có lẽ cần có nhiều hơn những “thành phố pháo hoa Đà Nẵng”, “thung lũng hoa Đà Lạt” hay “Carnivan Hạ Long”, quảng bá những điểm mạnh về văn hóa, con người, ẩm thực, kỳ quan thiên nhiên thông qua nhiều hoạt động khác nhau thì mới có thể mong thu hút hơn du khách quốc tế. Sản phẩm du lịch Du lịch Việt Nam đang trong tình trạng thừa những sản phẩm giống nhau nhưng lại thiếu những sản phẩm đặc biệt, mới mẻ hay những sản phẩm vui chơi giải trí hấp dẫn tại các khu nghỉ dưỡng. Đối với du khách hạng sang, họ không chỉ muốn tận hưởng không gian đẳng cấp với dịch vụ cao cấp mà còn muốn trải nghiệm những điều không thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Chẳng hạn, họ có thể mua vé lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long giống như những chương trình được quảng cáo trước đó. Tuy nhiên để có thể trải nghiệm du thuyền Heritage Cruises sang trọng đẳng cấp quốc tế nhưng mang đậm phong cách Việt, mang dấu ấn của văn hóa lịch sử Việt Nam thì khó mà có được. Nhiều khách nước ngoài cho biết họ khá buồn vì buổi tối chỉ có thể cùng bạn bè uống vài ly, đi dạo loanh quanh và lại về khách sạn ngủ. Khách du lịch đặc biệt là khách hạng sang không có chỗ để tiêu tiền vậy nên 10 họ thường chọn Thái Lan, Indonesia hay những địa điểm khác có những tổ hợp giải trí về đêm kết hợp nghỉ dưỡng thay vì Việt Nam. Một số vấn đề nhức nhối khác Du lịch Việt Nam ngày nay tồn tại nhiều vấn nạn, những điều có lẽ khiến du khách e sợ và một đi không trở lại. Những hiện tượng chèo kéo khách, nói thách đối với khách nước ngoài, ăn xin, cướp giật, móc túi dường như chưa bao giờ giảm; hệ thống biển báo rắc rối, khó hiểu gây khó khăn cho khách nước ngoài hay những chiêu trò như tài xế cố tình chạy quãng đường xa hơn để lấy thêm tiền của khách vẫn liên tục tiếp diễn. 2.1.3. Ngành du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19 Tiếp bước mức tăng trưởng cao 22,7% giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch Việt Nam đã mở màn năm 2020 với niềm vui ngoài mong đợi bằng việc đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục, với 2 triệu lượt vào tháng 1, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2019. Khởi đầu thuận lợi đã mở ra cho du lịch Việt Nam những kỳ vọng về một năm thành công, vượt mục tiêu đón từ 17 đến 20 triệu lượt khách quốc tế năm 2020 theo Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 2/2020 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống và du lịch được coi là một trong những ngành thiệt hại nhất. Du lịch Việt Nam đã phải đối mặt với một khó khăn chưa từng có trong lịch sử. Việc đón khách quốc tế đến Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của Covid-19. Lượng khách nước ngoài hầu như chỉ tập trung vào tháng 1 và tháng 2. Từ tháng 3/2020 khi lệnh ngừng đón khách quốc tế được ban hành thì hầu như không có khách, các chuyến bay đi và đến Việt Nam phần lớn đều bị huỷ. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vào tháng 3/2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm mạnh với chỉ 450.000 lượt khách, giảm hơn 68% so với cùng kì năm 2019 và giảm 64% so với tháng 2. Bảng số liệu dưới đây cho thấy, số lượng khách quốc 11 tế tuy chiếm phần nhỏ trong số du khách tại Việt Nam nhưng lại chi phần lớn. Năm 2019, trung bình mỗi khách nước ngoài chi 673 USD, gấp hơn 10 lần so với mức chi tiêu của khách nội địa (61 USD/người). Vì vậy, sự sụt giảm lượng khách quốc tế đã gây thất thu lớn cho ngành du lịch nước ta. Nguồn: Euromonitor; GlobalData; GSO- Mckinsey&Company Không thể đón khách quốc tế, du lịch Việt Nam phải phụ thuộc vào hoạt động trong nước. Tuy nhiên, du lịch nội địa cũng bị thiệt hại do các lệnh hạn chế và cấm đi lại đã được áp dụng cho mọi địa điểm du lịch. Có thể thấy các hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, giao thông hầu hết đều bị ngưng trệ do lệnh giãn cách xã hội và đóng cửa trên toàn quốc. Sau đợt dịch lần thứ nhất, chúng ta đã thực hiện các chương trình kích cầu du lịch trong nước và bước đầu đạt được thành công. Tuy nhiên, vào tháng 7/2020, ngành Du lịch Việt Nam lại phải tiếp tục đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai. Các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sau đợt dịch trước đó đã lại phải tiếp tục đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới khiến khó khăn chồng chất khó khăn. Số lượng khách hủy tour, hoãn tour tăng đột ngột khiến các gói kích cầu gần 12 như đóng băng. Như vậy, cả năm 2020, lượng khách quốc tế trong chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm khoảng 80% so với năm trước đó. Doanh thu của du lịch Việt Nam thiệt hại nặng nề, ước tính tổng thiệt hại năm 2020 lên tới 23 tỷ USD (tương đương 530 nghìn tỷ đồng). Làn sóng Covid-19 lần thứ 3 tại Hải Dương vào tháng 1/2021 và lần thứ 4 vào tháng 4/2021 lại tiếp tục giáng đòn nặng nề xuống ngành Du lịch Việt Nam. Theo nhận định, đợt dịch lần thứ 4 này có tốc độ lây lan nhanh hơn, phạm vi lây lan rộng hơn và biến chủng mạnh hơn, là đợt dịch nguy hiểm nhất từ trước đến nay. Ngành du lịch lại tiếp tục chịu thiệt hại nặng nề. Các đơn vị lữ hành tuy là lực lượng nòng cốt của ngành du lịch nhưng cũng là nhân tố bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo Sở Du lịch Tp.HCM, tính đến tháng 5 năm 2021, toàn thành phố có 1.049 doanh nghiệp lữ hành thì chỉ có 567 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 52%). Còn tại Hà Nội, cho đến hết tháng 2/2021, số doanh nghiệp lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động lên đến 95%, có 267/1.191 đơn vị lữ hành quốc tế dừng hoạt động; có khoảng 90% số lao động nghỉ việc trên tổng số lao động tại các đại lý lữ hành. Bên cạnh đó, dịch bệnh còn kéo theo tình trạng nợ đọng tại các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống…; làm gia tăng nguy cơ nợ xấu, nợ thuế, bảo hiểm xã hội, không có nguồn tiền để trả lương cho nhân viên khiến người lao động bị mất việc làm kéo dài. 2.2. Vai trò của các chủ thể tham gia vào ngành du lịch Việt Nam và hoạt động của các chủ thể này trong thời kì Covid-19 Nhà nước Trong ngành du lịch, nhà nước có chức năng quản lí nhà nước về du lịch- ban hành những quy định và hệ thống pháp luật về du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí… tồn tại và phát triển. Đồng thời, Nhà nước cũng đưa ra những cơ chế, chính sách để khắc phục những điểm yếu của du lịch Việt Nam, giúp cho thị trường du lịch hoạt động hiệu quả. 13 Trong đại dịch Covid-19, nhà nước cũng thực hiện tốt vai trò của mình trong việc nỗ lực phục hồi ngành du lịch. Sau khi làn sóng Covid-19 thứ nhất qua đi, nhà nước đã thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp như giảm thuế, giảm tiền điện, đưa ra các khoản vay ưu đãi… để giúp họ phần nào vượt qua giai đoạn khó khăn. Bên cạnh đó, để kích cầu du lịch, các hoạt động du lịch nội địa đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh và có thể mở cửa du lịch nước ngoài với điều kiện cho phép. Theo đó, các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp cũng đã cùng kề vai sát cánh, có những hoạt động để thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng đã thực hiện các chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam- điểm đến sáng tươi” và bước đầu đạt được thành công. Người sản xuất Người sản xuất trong ngành du lịch thường là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống, vui chơi, tham quam… Sản phẩm du lịch gồm tài nguyên du lịch, yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) chẳng hạn như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, các tour du lịch. Như vậy, khác với những người sản xuất khác, chủ thể sản xuất trong du lịch thường thu lợi nhuận bằng cách trực tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch hoặc cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du lịch, để giúp du khách tiếp cận các tài nguyên du lịch. Vì thế, ngoài mục đích đạt được lợi nhuận tối đa, chủ thể này cũng cần đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng, đội ngũ nhân viên cùng chất lượng các sản phẩm du lịch để đem lại trải nghiệm an toàn và tốt nhất cho du khách. Trong đại dịch Covid-19, theo chỉ thị của nhà nước, các nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch cũng giảm giá để kích cầu du lịch nội địa nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí đảm bảo an toàn cho du khách, giảm giá mà không giảm chất lượng phục vụ, giữ giá nhưng tăng thêm dịch vụ; ngoài ra còn phải chú trọng tính mới lạ, độc đáo với đa dạng khuyến mãi hoặc giá thành phải chăng… Vào giữa tháng 5/2020, đại diện 14 một khách sạn lớn với 90% nguồn thu là khách quốc tế tại quận 1, Tp.HCM cho biết sau khi giảm giá để đón khách nội, số lượng khách lưu trú tại đây đã tăng 20% so với trước, tỉ lệ lấp đầy là 30%, ở mức chấp nhận được. Cũng theo đại diện một số khách sạn, việc giảm giá sâu cùng các chương trình mới giúp khách sạn ổn định kinh doanh và cầm cự chờ thời cơ phục hồi. Các chủ thể trung gian trong thị trường Các chủ thể trung gian trong ngành du lịch có thể là các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành, môi giới du lịch; các doanh nghiệp vận chuyển như hàng không, đường sắt, ô tô; các ứng dụng, trang web du lịch, đặt phòng… Các chủ thể này làm nhiệm vụ kết nối du khách với những người sản xuất du lịch và thu lợi nhuận từ đó. Các chủ thể trung gian rất đa dạng, phong phú và họ góp phần làm cho thị trường phong phú hơn. Đặc biệt, để kích cầu du lịch sau dịch Covid-19, chủ thể này đóng vai trò không nhỏ. Các doanh nghiệp trung gian đã đồng loạt giảm giá dịch vụ, phối hợp chặt chẽ với Nhà nước và những người sản xuất để đưa sản phẩm đến gần hơn với du khách. Đơn cử như hãng hàng không Vietjet Air từ ngày 15/5-20/6/2020 đã tung ra 200 vé giá 0 đồng cho các đối tác lữ hành, Bamboo Airways mang đến giá vé ưu đãi chỉ 45 nghìn đồng. Một số công ty du lịch lữ hành có tiếng như Vietravel, Hanoitourist, Saigontourist… đã xây dựng những tour ưu đãi lên đến 40%. Người tiêu dùng Người tiêu dùng trong ngành du lịch chính là những du khách tới thăm quan, nghỉ dưỡng, sử dụng dịch vụ du lịch và mua hàng hóa trong ngành du lịch. Du khách có vai trò định hướng sản xuất, nghĩa là dựa theo nhu cầu của du khách mà những người cung cấp dịch vụ du lịch sẽ đem lại những dịch vụ và hàng hóa tương ứng. 15 Sau khi Chính phủ phát động chương trình kích cầu, người dân trong nước đã tham gia một cách tích cực không chỉ để thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của bản thân mà còn để ủng hộ ngành du lịch nước nhà. Đối với nhiều bạn trẻ, đây là cơ hội tốt để khám phá những địa điểm trong nước với chi phí phải chăng. Thống kê của Google khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho biết lượng tìm kiếm liên quan đến các chuyến bay trong nước là 85% và gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, các chuyến bay nội địa cũng đạt 80% sản lượng so với dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2020. Tại khu danh thắng Yên Tử, tỷ lệ lấp đầy phòng tại khu nghỉ dưỡng 5 sao luôn ở mức 95-100%, kể cả khách lẻ lẫn các đoàn hay tour du lịch. Bên cạnh đó, phần lớn người dân cũng không lờ là, chủ quan; luôn tuân thủ những quy tắc phòng dịch hiệu quả. Vậy, những gì chúng ta đã làm đã phần nào cứu sống ngành du lịch trước khủng hoảng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn và đây chính là thời cơ để chúng ta nhìn nhận lại những thiếu sót, đưa ra những giải pháp quyết liệt và sáng tạo hơn để đổi mới toàn diện ngành du lịch Việt Nam. 16 Chương 3: Giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Covid-19. Trước tình hình ngành du lịch trong thời đại dịch hiện nay, cùng một số hạn chế còn tồn tại, sau đây sẽ là một số giải pháp để các chủ thể phát huy được vai trò của mình, nhằm giúp du lịch Việt Nam không chỉ thoát khỏi khủng hoảng trong ngắn hạn mà còn phát triển dài hạn trong tương lai. 3.1. Nhà nước Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục kinh doanh Chính phủ có thể áp dụng những phương án như tổng hợp doanh thu khách sạn để các khách sạn nhỏ có công suất buồng phòng cao hơn có thể cùng chia sẻ doanh thu. Phương án này sẽ giúp khách sạn tối ưu hóa những chi phí khả biến và giúp Chính phủ ít phải đưa ra chính sách kích cầu hơn. Đồng thời trong thời điểm khó khăn này, Nhà nước cũng cần miễn giảm thuế cho các dọanh nghiệp du lịch, giảm chi phí môi trường; đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể cũng cần giảm thuế và thay vì áp dụng mức giá dịch vụ thì nên áp dụng mức giá điện sản xuất cho cơ sở nhà hàng, dịch vụ lưu trú. Có chính sách quản lí du lịch và tài nguyên du lịch hợp lí Nhà nước cần có những chế tài quản lí và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch cho phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường. Đồng thời cần thực hiện đa dạng hóa thị trường, tránh tập trung vào một vài thị trường duy nhất để hạn chế những rủi ro từ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần siết chặt quản lí các dịch vụ tự phát tại các khu du lịch; xử phạt nghiêm những tình trạng chèo kéo khách, hôi của, lừa đảo, mê tín dị đoan, trộm cắp… để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Có những giải pháp phát triển du lịch đồng bộ, kịp thời Nhà nước cần tiếp tục duy trì công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo thương hiệu “điểm đến an toàn” của Việt Nam; chuẩn bị các chương trình kích cầu 17 du lịch theo từng giai đoạn; có thể cho phép tổ chức các sự kiện du lịch quy mô lớn và mở rộng các hoạt động kinh tế du lịch ban đêm để thu hút khách. Đặc biệt, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi số trong các hoạt động du lịch và mở rộng liên kết, hợp tác để phát triển. 3.2. Người sản xuất Đảm bảo chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và cách tiếp cận hợp lí Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần xem xét và điều chỉnh lại phương hướng hoạt động, cách thức sản xuất; khảo sát và nắm bắt được nhu cầu của thị trường để có những sản phẩm chất lượng; đầu tư khai thác những thế mạnh của vùng miền để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng; phối hợp chặt chẽ với Nhà nước và địa phương; tăng cường liên kết với các đơn vị trung gian như vận tải, truyền thông, đặc biệt cần tận dụng công nghệ- điều đã trở nên vô cùng phát triển trong thời buổi dịch bệnh để giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Con người được xem là yếu tố quan trọng nhất trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là một ngành đặc thù như du lịch. Để có thể đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng và níu chân du khách, cần đặt chất lượng phục vụ lên hàng đầu. Vì thế, cần đạo tạo một đội ngũ nhân sự chất lượng cao, không chỉ những người lãnh đạo mà ngay cả những nhân viên thấp cấp nhất, ai cũng cần đạo tạo kĩ lưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và nhất là lối hành xử, thái độ với du khách. 3.3. Các chủ thể trung gian Có những chiến lược xúc tiến hợp lí Ngoài việc đầu tư vào chất lượng dịch vụ và đội ngũ nhân viên như những người người sản xuất, các nhà phân phối, đại lý, đơn vị du lịch lữ hành, môi giới cũng cần có những chiến lược quảng cáo, xúc tiến hiệu quả để thu hút du khách quốc tế, nhất là khách tại các vùng không có dịch bệnh; các ứng dụng du lịch cần được đầu tư nhiều hơn để giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm. Ngoài 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan