Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu ngành du lịch hai tỉnh lâm đồng và bạc liêu...

Tài liệu Tìm hiểu ngành du lịch hai tỉnh lâm đồng và bạc liêu

.PDF
30
1
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM TRUNG TÂM TIN HỌC ĐỒ ÁN MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG TÌM HIỂU NGÀNH DU LỊCH HAI TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ BẠC LIÊU Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT MSSV: 20113180 Khoá: 46 Ngành/ chuyên ngành: NÔNG HỌC Tp. HCM, tháng 05 năm 2022 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM TRUNG TÂM TIN HỌC ĐỒ ÁN MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG TÌM HIỂU NGÀNH DU LỊCH HAI TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ BẠC LIÊU. Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT MSSV: 20113180 Khoá: 46 Ngành/ chuyên ngành: NÔNG HỌC Tp. HCM, tháng 05 năm 2022 ii LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam có vô vàn điểm du lịch hấp dẫn. Du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, hay du lịch miền Nam, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, những bãi biển tuyệt sắc, những thành phố sầm uất, hay miền sông nước nên thơ, hữu tình,... Nào cùng đi từ Bắc vào Nam để khám phá “tất – tần – tật” những điểm du lịch đáng đến nhất nhé! Bài viết dưới đây mình cùng nhau tìm hiểu ngành du lịch hai tỉnh Lâm Đồng và Bạc Liêu, vùng đất đầu tiên nằm phía Nam Tây Nguyên đó là du lịch tỉnh Lâm Đồng và xuôi về miền Nam đến với thành phố Bạc Liêu nơi khá nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch miệt vườn, lịch sử, và văn hóa. iii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và Trung tâm Tin học, đã tạo điều kiện cho em có cơ hội làm đồ án để thực hành, tích lũy kinh nghiệm, cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Tín đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành đồ án tin học đại cương. Đồ án hoàn thành dựa trên sự tham khảo từ các sách, báo điện tử, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị,…Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, rất mong được nhận nhận xét từ thầy. Em xin nhận được những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đồ án được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! iv NHẬN XÉT Ngày , tháng 5 năm 2022 (Ký tên) v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng…………………………………1 Hình 2.1 Quảng trường Lâm Viên…………………………………………….5 Hình 2.2 Hồ Xuân Hương ………………………………………………........6 Hình 2.3 Thung Lũng Tình Yêu ………………..………………………………7 Hình 2.4 Langgbiang…………………………………………………………..8 Hình 2.5 Vườn Hoa Đà Lạt……………………………………………………9 Hình 2.6 Thác Dambri……………………………………………………….10 Hình 2.7 Đồi Mộng Mơ………………………………………………………11 Hình 4.1 Nhà Công tử Bạc Liêu…………………………………………..….14 Hình 4.2 Cánh đồng gió Bạc Liêu………………………………………….....15 Hình 4.3 Quảng trường Hùng Vương-Nhà hát Cao Văn Lầu…………………16 Hình 4.4 Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu……………………………...16 Hình 4.5 Tháp cổ Vĩnh Hưng…………………………………………………17 Hình 4.6 Vườn chim Bạc Liêu………………………………………………..18 Hình 4.7 Chùa Xiêm Cán …………………………………………………….18 vi MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………iii LỜI CẢM ƠN………………………………………………iv NHẬN XÉT ………………………………………………...v DANH MỤC HÌNH……………………………………….. vi MỤC LỤC………………………………………………………..vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG 1.1 Điều kiện tự nhiên………………………………………………………1 1.1.1 Vị trí địa lý 1.1.2 Đặc điểm địa hình ……………………………………………………..1 1.1.3 Khí hậu…………………………………………………………………2 1.1.4 Dân số………………………………………………………………….2 1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên…………………………………………………2 1.2 Lâm Đồng tiềm năng phát triển du lịch………………………………3 CHƯƠNG 2: DU LỊCH, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG. 2.1 Địa điểm du lịch nổi tiếng…………………………………………….4 2.1.1 Quảng Trường Lâm Viên…………………………………………....4 2.1.2 Hồ Xuân Hương……………………………………………………..6 2.1.3 Thung Lũng Tình Yêu……………………………………………....7 vii 2.1.4 Langbiang……………………………………………………………8 .2.1.5 Vườn Hoa Đà Lạt……………………………………………………8 2.1.6 Thác Dambri………………………………………………………….9. 2.1.7 Đồi Mộng Mơ ……………………………………………………….10 2.2 Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch ……………..11 2.2.1 Thực trạng ngành du lịch……………………………………………11 2.2.2 Giải pháp phát triển ngành du lịch …………………………………11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU. 3.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………12 3.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………..12 3.1.2 Khí hậu…………………………………………………………........12 3.1.3 Đặc điểm địa hình……………………………………………………12 3.1.4 Tài nguyên rừng………………………..……………………………13 3.2 Bạc Liêu tềm năng phát triển du lịch …………………………13 CHƯƠNG 4: DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU 4.1 Địa điểm du lịch nổi tiếng…………………………………………….14 4.1.1 Nhà Công tử Bạc Liêu……………………………………………….14 4.1.2 Cánh đồng gió Bạc Liêu……………………………………………..14 4.1.3 Quảng trường Hùng Vương-Nhà hát Cao Văn Lầu………………….15 4.1.4 Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu……………………………….16 4.1.5 Tháp cổ Vĩnh Hưng…………………………………………..………17 4.1.6 Vườn chim Bạc Liêu……………………………………………...…..17 viii 4.1.7 Chùa Xiêm Cán……………………………………………………….18 4.2 Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch........19 4.2.1 Thực trạng ngành du lịch ………………………………………..……19 4.2.2 Giải pháp phát triển ngành du lịch …………………………………....19 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………..20 ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG. 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý - Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, độ cao trung bình từ 800-1000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2 - Đông giáp tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, tây nam giáp tỉnh Đồng Nai, nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, bắc giáp tỉnh Đắc Lắc. - Là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 1.1.2 Đặc điểm địa hình   - Địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự 1 nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Có sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. 1.1.3 Khí hậu - Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,có 2 mùa rõ rệt.Mưa bắt đầu từ tháng 5- tháng 11, mùa khô từ tháng 12- tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25°C, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng . 1.1.4 Dân số - Năm 2008 là 1.206,2 nghìn người, với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu. 1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất: - Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất. - Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. b. Tài nguyên rừng - Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn tỉnh. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất 2 đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá, 3 lá… và nhiều loại lâm sản khác. c. Tài nguyên khoáng sản - Là vùng đất có nhiều trữ lượng, loại khoáng sản lớn chưa được khai thác. Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, 38 điểm quặng vàng,7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn tấn,… và các loại khoáng sản khác. d. Tài nguyên nước - Có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc-tây nam. 1.2 Lâm Đồng tiềm năng phát triển du lịch Với nhiều lợi thế thiên nhiên ban tặng, phương tiện giao thông thuận lợi và sức sáng tạo của con người cùng văn hóa bản địa đặc sắc Lâm Đồng đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. Thành phố Đà Lạt được mệnh danh là thành phố Festival Hoa bởi nơi đây có nhiều giống hoa bản địa và ngoại nhập đa dạng, phong phú nở quanh năm; Với trên 22.000 ha rừng thông, hàng chục thác nước, hồ lớn, hàng ngàn dinh thự, biệt điện cổ nổi tiếng, các làng hoa truyền thống đã hình thành nên 35 điểm du lịch, 60 điểm tham quan miễn phí, sân golf.. Toàn tỉnh có trên 2.500 cơ sở lưu trú du lịch, 51 đơn vị kinh doanh lữ hành vận chuyển du lịch; trong đó, có 32 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 19 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Lâm Đồng còn sở hữu nhiều văn hóa phi vật thể như không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Mộc bản Triều Nguyễn, Khu dự trữ sinh quyển Thế giới 3 Langbiang và các hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đã tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo. Dưới sự hành quyết liệt, chỉ đạo có hiệu quả của UBND tỉnh với việc cải thiện cơ sở vật chất và các loại hình dịch vụ, nhiều loại hình du lịch của tỉnh đã được xây dựng và phát triển như những làn gió mới tạo tiềm năng và cơ hội thu hút một lượng lớn khách. Một số điểm du lịch tiêu biểu ở Lâm Đồng có thể kể đến như: Hồ Xuân Hương, Thác Cam Ly, Thác Đatanla, Thác Prenn, Thung lũng Tình yêu, Núi Langbiang, Làng Du lịch Rừng Mađagui, KDL Sinh thái Núi Voi, Vườn hoa thành phố, Sân Golf Đà Lạt, KDL Trúc Lâm Viên, … CHƯƠNG 2: DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG. 2.1 Địa điểm du lịch nổi tiếng 2.1.1 Quảng Trường Lâm Viên – Biểu Tượng Đà Lạt Lâm Đồng Địa chỉ: Trần Quốc Toản, phường 1, thành phố Đà Lạt 4 Hình 2.1 Quảng trường Lâm Viên Quảng trường Lâm Viên là tên gọi của một công trình công viên được xây dựng vô cùng hoành tráng nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, hướng ra hồ Xuân Hương. Quảng trường gây ấn tượng mạnh với nhiều không gian vui chơi rộng rãi, thoáng mát hướng ra hồ Xuân Hương thơ mộng. Nổi bật nhất giữa không gian xanh của quảng trường Lâm Viên là 2 công trình bằng kính được xem là tuyệt tác kiến trúc hiện nay, đó là công trình Bông Hoa Dã Quỳ và Nụ Hoa Atiso. 5 2.1.2 Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương là một hồ nước nhân tạo có hình mặt trăng lưỡi liềm nằm giữa lòng trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh được phủ bởi những hàng thông già cùng với những bãi cỏ xanh mướt. Những cây hoa cỏ dại mọc chen chít nhau tạo một khung cảnh vô cùng lãng mạng và đầy thơ mộng. Bất cứ vào mùa nào trong năm Hồ Xuân Hương vẫn toát lên một vẻ đẹp đầy kiêu xa lôi cuốn hàng ngàn du khách du lịch. 6 Hình 2.2 Hồ Xuân Hương (Địa chỉ: Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) 2.1.3 Thung Lũng Tình Yêu - Số 7 Mai Anh Đào, phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng - Thung lũng Tình Yêu cuốn hút được nhiều du khách đến thăm bởi chính vẻ đẹp nên thơ của nó - thung lũng sâu hun hút và quả đồi xanh biếc. Bạn còn có thể đắm chìm trong những màu hoa rực rỡ của đồi Vọng Cảnh - một trong những nơi đẹp nhất của thung lũng này. Đi vào con đường uốn lượn quanh co là đã dẫn đến đỉnh Langbiang thấp thoáng trong mây, đồi Địa Đàng bao quanh bởi hồ nước trong vắt. Hình 2.3 Thung Lũng Tình Yêu 7 2.1.4 Langbiang - Địa chỉ: Thị trấn Lạc Dương, Lạc Dương, Lâm Đồng - Khi đặt chân đến ngọn núi Langbiang, các bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tiện ích của khu du lịch, là một nơi lí tưởng để khám phá thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên và tìm hiểu về bản sắc các dân tộc nơi đây. Không những thế khu du lịch này còn là nơi thu hút những vị khách ưa mạo hiểm, thích phiêu lưu chinh phục. Hình 2.4 LangBiAng 8 2.1.5 Vườn Hoa Đà Lạt - Địa chỉ: Trần Quốc Toản, phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng - Vườn hoa Đà Lạt được xem như một bảo tàng hoa sống động với hơn 300 loại hoa, du khách đến thăm vườn hoa Đà Lạt như lạc vào thiên đường hoa bạt ngàn luôn khoe sắc. Hình 2.5 Vườn hoa Đà Lạt 2.1.6 Thác Dambri - Địa chỉ: Thôn 14 Lý Thái Tổ, Đam Bri, Bảo Lộc, Lâm Đồng Thác Dambri là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Lâm Đồng được nhiều người biết tới. Là ngọn thác cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, với chiều cao trên 40m, tạo thành dòng chảy cao thấp rất hùng vĩ cho quang cảnh nơi 9 đây. - Có ba cách để có thể chinh phục ngọn thác, bạn có thể trải nghiệm cảm giác mạnh với máng trượt dài tới 1650 m, đi bộ khoảng 138 bậc thang bộ hay là đi thang máy Hình 2.6 Thác Dambri 2.1.7 Đồi Mộng Mơ - Địa chỉ: Số 5 Mai Anh Đào, Phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng - Đồi Mộng Mơ có diện tích lên tới 12ha, cách trung tâm của thành phố Đà Lạt chỉ 4km về phía Bắc, gần Thung Lũng Tình Yêu xinh đẹp. - Đến đây du khách có dịp thưởng thức những kiến trúc nhân tạo được kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. 10 Hình 2.7 Đồi mộng mơ 2.1 Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch 2.2.1 Thực trạng ngành du lịch - Thiếu nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động du lịch Tây Nguyên vẫn còn kém so với các khu vực, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu, đảm bảo về chất lượng. - Ảnh hưởng từ dịch bệnh covid-19, chính sách giãn cách xã hội được thực hiện trên địa bàn các tỉnh/thành phố trong cả nước đã làm đứt gẫy chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, nhu cầu đi du lịch của người dân giảm mạnh. 2.2.2 Giải pháp phát triển ngành du lịch 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan