Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò ẩm thực đường phố hà nội trong phát triển du lịch việt nam...

Tài liệu Vai trò ẩm thực đường phố hà nội trong phát triển du lịch việt nam

.PDF
42
1
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH BÀI TẬP LỚN Học phần: Văn hóa ẩm thực Giảng viên giảng dạy: Vũ Thị Hoàn Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4 Lớp: Quản trị Khách sạn D2020B Hà Nội, tháng 5/2022 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI NHÓM 4 STT HỌ VÀ TÊN MSV CHỨC VỤ 1 Lê Thị Hải Nhạn 220001652 Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Thu Trà 220001689 Thành viên 3 Cao Xuân Được 220001602 Thành viên 4 Lân Thị Thu 220001713 Thành viên 5 Nguyễn Anh Tú 220001699 Thành viên 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Vai trò ẩm thực đường phố Hà Nội trong phát triển du lịch Việt Nam” chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến giảng viên TS Vũ Thị Hoàn- Khoa Văn hóa Du lịch – Đại học Thủ đô Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành nghiên cứu đề tài này. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường và các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa Du lịch đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Vì là do thời gian và trình độ có hạn nên bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo và các bạn góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.........................................................................6 1.1. Khái niệm về ẩm thực..............................................................................................6 1.2. Khái niệm về du lịch................................................................................................6 1.3. Khái niệm về du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực đường phố..................................7 1.3.1. Khái niệm về du lịch ẩm thực............................................................................7 1.3.2. Khái niệm về du lịch ẩm thực đường phố..........................................................7 1.4. Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch.......................................................................8 1.5. Điều kiện phát triển du lịch ẩm thực đường phố......................................................8 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH............................................................................................................. 11 2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội.............................................................11 2.2. Khái quát về ẩm thực đường phố Hà Nội...............................................................14 2.3. Một số món ăn đường phố nổi tiếng tại Hà Nội.....................................................15 2.4. Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong du lịch tại Hà Nội........................18 2.5. Đánh giá.................................................................................................................21 Tiểu kết chương 2............................................................................................................22 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ẨM THỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI..........23 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp..........................................................................................23 3.1.1. Tại Việt Nam...................................................................................................23 3.1.2. Tại Hà Nội.......................................................................................................24 3.2. Giải pháp................................................................................................................25 3.2.1. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống......................................25 3.2.2. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.......................................................26 3.2.3. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm..............................................27 3.2.4. Phát triển và đa dạng sản phẩm ăn uống cho khách du lịch.............................29 4 3.2.5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá....................................................................29 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................34 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 35 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm về ẩm thực Ẩm thực là một khái niệm, theo nghĩa Hán Việt thì Ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, dịch ra có nghĩa là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc. Theo nghĩa rộng, ẩm thực là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc dã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ nói về văn hóa vật chất mà nó còn nói về văn hóa tinh thần. Những món ăn mang màu sắc riêng thì cũng đem lại cho người ăn một cái nhìn riêng về phong tục của dân tộc đó. Còn về nghĩa hẹp, theo tiếng Hán thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩ là ăn, nghãi hoàn chỉnhlà ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến món ăn thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể nó thường được dặt tên theo từng vùng miền hiện hành, Một số món ăn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi một số thànhphần có sẵn tại đại phương hoặc thông qua buôn bán trao đổ Ẩm thực cũng có nghĩa là một nên văn hóa ăn uống của một dân tộc, trở thành một tập tục, thói quen, không chỉ là văn hóa vật chất mà còn là văn hóa tinh thần. Nền văn hóa ẩm thực được hình thành từ các yếu tố theo thời gian như lịch sử, vị trí địa lý, khí hậu mỗi quốc gia hay hình thành từ sự du nhập, ảnh hưởng từ những nơi khác. Tại Hà Nội các món ẩm thực được nhắc đến như một nét văn hóa, một nghệ thuật chế biến bày trí món ăn. Chính điều ấy, có thể khẳng định ẩm thực Hà Nội còn là một công trình nghệ thuật. 1.2. Khái niệm về du lịch Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa 6 "vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác". Du lịch có thể là nội địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc quốc tế và du lịch quốc tế có cả ý nghĩa đến và đi đối với cán cân thanh toán của một quốc gia. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức, du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống. 1.3. Khái niệm về du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực đường phố 7 1.3.1. Khái niệm du lịch ẩm thực Du lịch ẩm thực trong tiếng Anh gọi là: Culinary tourism hay Food tourism hay Gastronomy tourism.Du lịch ẩm thực là một trong các loại hình du lịch hướng tới sự trải nghiệm các món ngon, đồ ăn, đặc sản gắn liền với truyền thống, bản sắc văn hóa của điểm đến đó. Với xu hướng du lịch này, bạn sẽ được hòa mình cùng cuộc sống, các hoạt động văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc một cách vô cùng chân thực. Du lịch ẩm thực là loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách không chỉ được trải nghiệm các món ăn, đồ uống mà là cả các trải nghiệm bản sắc văn hóa, cuộc sống của cộng đồng tại điểm đến qua câu chuyện của từng món ăn, đồ uống đó. Với việc trải nghiệm các món ăn, đồ uống, lễ hội ẩm thực, lớp học nấu ăn hoặc bữa ăn theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” …, du khách được hòa mình và cảm nhận giá trị truyền thống địa phương một cách chân thực nhất. Bên cạnh đó, du lịch ẩm thực còn là một hình thức du lịch dựa vào nội dung mục đích chuyến đi nhằm tạo nên sự hứng thú cho khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu về thường thức tìm hiểu giá trị văn hóa món ăn của khách du lịch. Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng cũng có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà. 1.3.2. Khái niệm du lịch ẩm thực đường phố Ẩm thực đường phố còn được gọi là thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường, là các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tạ chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vỉa hè, đường phố. Thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời,… Vậy du lịch ẩm thực đường phố là hành động du khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đi đến một nơi khác, có thể là một tỉnh thành khác hoặc thậm chí một quốc gia khác để kết hợp việc thưởng thức các món ăn đường phố với việc tận hưởng kỳ nghỉ của họ nhằm tìm hiểu và khám phá văn hóa, tự nhiên, lịch sử con người nơi họ đến. 1.4. Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch 8 Học giả Maslow khi nghiên cứu và đưa ra mô hình về tháp nhu cầu của con người đã chỉ ra, ăn uống là nhu cầu tối thiểu, chỉ khi được thỏa mãn trọn vẹn, con người mới quan tâm tới các nhu cầu khác. Đối với du lịch, dịch vụ ăn uống là yếu tố cấu thành, có vai trò quan trọng để làm nên thành công, tạo sức hấp dẫn và là yếu tố để quảng bá điểm đến, đôi khi còn là động cơ và mục đích du lịch của khách. Theo các nghiên cứu cho rằng, ẩm thực là 1 trong 3 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Ẩm thực hấp dẫn nhiều thực khách bởi sự độc đáo và khác biệt trong từng nền văn hóa của các quốc gia, vùng miền. Tuy mới phát triển trong thời gian gần đây nhưng ẩm thực đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc tạo hình tượng, thương hiệu và sự đặc biệt cho điểm đến để thu hút khách du lịch. Tại các trung tâm du lịch, vai trò của dịch vụ này càng lớn. Nơi nào có dịch vụ ăn uống độc đáo, đặc sắc, có bản sắc, chất lượng… nơi đó có những dấu ấn tốt đối với du khách, qua đó tạo niềm tin và giúp họ thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của địa phương, đồng thời giúp điểm đến thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho địa phương. Trong nhiều trường hợp, dịch vụ ăn uống còn làm thay đổi thói quen của chính người dân bản xứ. Đời sống kinh tế được nâng lên, văn hóa tiêu dùng thay đổi, khả năng thanh toán và các điều kiện thuận lợi khác đã làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ ăn uống, khiến nó ngày càng trở nên tinh tế hơn. Qua đó, góp phần phát triển nền ẩm thực nói riêng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nói chung. 1.5. Điều kiện phát triển ẩm thực đường phố Hà Nội Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm văn hoá lớn nhất cả nước, có lượng khách du lịch hằng năm ra vào dẫn đầu cả nước. Một trong những yếu tố hàng đầu góp phần phát triển, làm nên tên tuổi du lịch “ vùng đất nghìn năm văn hiến” đó chính là ẩm thực đường phố. Vì vậy, ẩm thực đường phố Hà Nội luôn luôn cần những điều kiện thuận lợi để phát triển để ngày càng nâng cao chất lượng ăn uống cho du khách nói riêng và chất lượng du lịch nói chung. Trước hết, các cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố cần xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với hoạt động du lịch. Không ngừng học hỏi, phát triển ẩm thực của các nước phát triển để ứng dụng vào mô hình của mình cho phù hợp với du khách tại Hà Nội. Các cư dân, các điểm kinh doanh ẩm thực ở điểm du lịch cần nâng cao chất lượng ẩm thực về hương vị, giá cả thậm chí là an ninh 9 cho du khách. Các tập đoàn du lịch, doanh nghiệp cần liên kết phối hợp với nhau nhằm mở rộng quy mô kinh doanh góp phần tăng thu nhập, từ đó có vốn đầu tư ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa. Các cơ quan chức năng, tổng cục du lịch tăng cường kiểm tra, rà soát chất lượng dịch dụ ẩm thực du lịch trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là các điểm du lịch có lượng khách lớn. Đồng thời, có những biện pháp xử phạt, cảnh cáo với các trường hợp kinh doanh làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ẩm thực Hà Nội nói riêng và trong du lịch nói chung như chặt chém khách, lấn chiếm vỉa hè lề đường để kinh doanh, phục vụ thực phẩm kém chất lượng,…Tiếp đó, xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ ẩm thực đường phố tại các nơi có nhiều người qua lại như bến xe, khu du lịch, khu lễ hội, buổi triển lãm nhằm quảng bá, mang hương vị ẩm thực đường phố Hà Nội tiếp cận với nhiều người hơn. Thường xuyên có các chương trình, lớp học đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động về kĩ năng giao tiếp, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm,… Cuối cùng, có kế hoạch chiến lược bảo tồn, phát triển các món ăn, thức uống mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư thành phố. Tổ chức các cuộc thi nấu ăn và chế biến, tôn vinh tài năng trong chế biến ẩm thực đường phố nhằm tuyên truyền, thu hút mọi người nhiều hơn. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã chỉ ra những khái niệm cơ bản trong đề tài về ẩm thực và du lịch, ẩm thực đường phố, du lịch ẩm thực. Từ đó giúp xây dựng, đưa ra một góc nhìn khái quát về ẩm thực đường phố trong du lịch. Bên cạnh đó, chương 1 nêu ra những mối liên hệ giữa ẩm thực và du lịch, trình bày về tầm quan trọng, đóng góp của ẩm thực trong du lịch. Từ đó làm căn cứ để phát triển nội dung phần tiếp theo. Cuối cùng, chương 1 đề cập đến điều kiện để phát triển ẩm thực đường phố Hà Nội. Từ việc nghiên cứu các vấn đề này kết hợp với thực trạng ở chương 2 sẽ giúp đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực đường phố Hà Nội – đề tài của bài luận này. 10 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI TRONG TRIỂN DU LỊCH 2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức. Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội. Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (1)Vị trí địa lý Hà Nội Nằm lệch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hoà Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nan Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần 11 tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m).Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. (2) Khí Hậu Hà Nội Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3. Tức cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng cuối tháng 9 đến tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ ( rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác ) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2 °C ( lúc thấp xuống tới 2,7 °C ). Trung bình mùa hạ: 29,2 °C ( lúc cao nhất lên tới 43,7 °C ). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2 °C, lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm. (3) Giao Thông Hà Nội Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc quận Thanh Xuân được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay quân sự. Ngoài ra, Hà Nội còn có sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện Chương Mỹ. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến 12 quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam và rẽ quốc lộ 21 đi Nam Định, quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 17 đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc. (4) Con Người Hà Nội Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, với việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. Tính đến ngày 31/12/2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km². (5) Văn Hóa Hà Nội Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa phương và tỉnh Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam. Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp. 13 Môi trường cạnh tranh của đất kinh thành khiến những thương nhân, thợ thủ công trụ vững lại Hà Nội phải là những người xuất sắc, tài năng. Khi những người dân tứ xứ về định cư tại Thăng Long, các phong tục tập quán mà họ mang theo cũng dần thay đổi, tạo nên nét văn hóa của Hà Nội. Thăng Long – Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại trên vùng đất Hà Nội ít nhiều những dấu ấn của nền văn minh Trung Hoa. Khi những người Pháp vào Việt Nam, nhiều người trong số họ chỉ coi Hà Nội như một tỉnh của Trung Quốc, hoặc đơn thuần là một vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Qua những người Pháp, Hà Nội – trung tâm văn hóa của quốc gia – biết tới nền văn minh phương Tây để rồi xây dựng nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới, hội họa, văn học hiện đại, điện ảnh và nhiếp ảnh. (6) Du Lịch Hà Nội So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống. Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy du lịch Hà Nội không phải là một thành phố du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa lượng khách của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, một bảo tàng có tiếng trong khu vực, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài. 2.2. Khái quát về ẩm thực đường phố Hà Nội Ẩm thực được xem là một phần văn hóa của một quốc gia. Và chính những món ăn đường phố rẻ nhưng hấp dẫn đã thể hiện đầy đủ và rõ nét tinh hoa văn hóa đó. Nếu 14 muốn có những hiểu biết và trải nghiệm trọn vẹn về từng vùng đất mình đi qua, bạn nên một lần thưởng thức ẩm thực đường phố, điều này sẽ mang lại những thú vị bất ngờ. Và ẩm thực đường phố Hà Nội được coi là mảnh đất màu mỡ để các tín đồ ẩm thực thực sự tìm đến và thưởng thức. Ẩm thực đường phố Hà Nội không chỉ được thực khách trong nước yêu thích bởi sự đa dạng mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú và ham khám phá. Ẩm thực đường phố Hà Nội mang nét đặc trưng của ẩm thực đất Bắc. Với thời tiết 4 mùa rõ rệt, Hà Nội mang đến cho du khách những món ăn riêng biệt, vô cùng ấn tượng. Nếu đến Hà Nội vào một ngày mùa hạ, ly nước sấu chua ngọt mát lành sẽ là điều bạn nhớ nhất thì vào mùa thu, hương cốm sữa thơm lừng theo từng gánh hàng rong trên các con phố ngang dọc là điều khiến bao người xiêu lòng. Rồi từng bếp than quạt lên mùi thơm ngô, khoai nướng vào đêm đông lạnh tê tái, hay cùng nhâm nhi gói ô mai Hàng Đường cho buổi tối mưa xuân lây phây. Cùng với đó là hương vị của các món bún, phở, bánh cuốn hay chả cá,… nức danh xứ Kinh Kỳ mà bạn không thể bỏ qua. Nghe cái tên ẩm thực đường phố, kì thực người ta sẽ tưởng tượng ra những cảnh chen chúc xô bồ trên những con phố chật hẹp. Thế nhưng khi bước chân vào những quán ăn này thì thực khách lại thật sự cảm thấy hài lòng và dường như cái đam mê ăn uống được thỏa mãn hoàn toàn. Đặc trưng của ẩm thực đường phố là được chế biến nhanh chóng, không trang trí cầu kì, sang trọng. Không được chế biến bởi những người đầu bếp chuyên nghiệp, những món ăn đường phố ở đây ghi điểm bởi sự gần gũi, dung dị, cách chế biến đơn giản nhưng có hương vị riêng biệt. Những người bán hàng xởi lởi luôn niềm nở với thực khách và đó cũng chính là điều mà du khách nước ngoài khi đến với Hà Nội đều rất ấn tượng. 2.3. Một số món ăn đường phố nổi tiếng tại Hà Nội (1) Phở Hà Nội Nhắc đến ẩm thực đường phố Hà Nội, không thể không nhắc đến phở. Phở từ lâu được xem là linh hồn của ẩm thực Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Không chỉ là món ăn truyền thống, phở còn mang trong mình nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội với bí quyết gia truyền; tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn. 15 Phở thường được biết đến với hai loại phổ biến là phở bò và phở gà. Nước phở thơm ngọt được hầm từ xương. Bánh phở trắng, mềm, cộng thêm hương vị của thịt gà hay bò, cùng một số gia vị như: chanh, ớt, hành tây, hạt tiêu,… vừa đậm đà vừa đặc sắc. Đó là lý do mỗi khi có dịp tới tham quan Việt Nam; du khách nước ngoài đều muốn đến với thủ đô Hà Nội để được thưởng thức những tô phở nóng hổi. (2) Bún chả Hà Nội Bún chả là một trong những món ngon giá rẻ ở Hà Nội, có từ lâu đời. Bún chả Hà Nội có hương vị thơm ngon và hấp dẫn, được nhiều tờ báo nước ngoài bình chọn là một trong những món ăn ngon nhất Việt Nam. Món ăn này có thể dùng vào bất cứ thời điểm nào trong năm và bạn cũng dễ tìm thấy quán bún chả ở khắp đường phố, ngóc ngách Hà Nội. Bún chả hấp dẫn bởi những miếng chả nướng nóng hổi; được tẩm ướp đậm đà và thứ nước chấm chua ngọt hài hòa, điểm xuyết thêm vài miếng dưa góp làm từ đu đủ; cà rốt khiến món ăn trở nên thơm ngon khó cưỡng. (3) Bánh mì Hà Nội Nói về món ăn đường phố Hà Nội không thể không kể đến bánh mì; với rất nhiều hàng quán ngon nổi tiếng, với đủ mức giá. Bánh mì hiện nay đa dạng hơn xưa rất nhiều; tùy thuộc vào nguyên liệu thành phần bên trong mà bánh mì có nhiều tên gọi khác nhau: bánh mì kẹp thịt, bánh mì trứng, patê,… Tuy được kết hợp độc đáo giữa phương Đông với phương Tây; nhưng bánh mì Hà Nội vẫn sở hữu cho mình những nét riêng với nguyên liệu địa phương đa dạng: Một chút rau mùi, một vài miếng dưa chuột kèm theo nước sốt chua ngon; cùng với thịt, xúc xích, nem khoai hay thịt xiên, trứng,… cho bạn thỏa sức lựa chọn theo sở thích của mình. (4) Cháo sườn Đây là món ăn nhẹ ưa thích của đa số thực khách khi đến với Hà Nội. Một bát cháo sánh mịn, kèm theo những miếng sườn sụn sần sật, thêm vào dầu cháo quẩy; rắc một chút tiêu và ớt sẽ được bày ra trước mặt bạn. Trong cơn đói cồn cào, sẽ chẳng còn gì hạnh phúc hơn việc được bưng trên tay tô cháo nóng hổi; và bốc khói thơm lừng cả. (5) Bánh đúc nóng 16 Chén bánh đúc mềm mịn, rưới một loại nước mắm nóng, kết hợp với thịt băm, mộc nhĩ; thêm ngò tây và một ít hành phi sẽ là món ăn lý tưởng cho cho những “thánh đồ ăn vặt” khi đến Hà Nội. Bạn cũng có thể thêm các loại “topping” như đậu phụ rán; hay giò chả tùy sở thích để món ăn có thể tròn vị hơn. (6) Bánh gối, bánh tôm Đây được xem là một trong những món chiên hấp dẫn được thực khách Hà Nội ưa chuộng nhất. Những chiếc bánh gối nhân thịt giòn ruộm, cùng với bánh tôm tròn tròn hấp dẫn; chấm với nước mắm chua ngọt, ăn kèm gỏi đu đủ và rau xanh sẽ giúp bạn “bài trừ” cơn đói một cách hiệu quả không ngờ. (7) Trứng cút nướng Lại một món ăn nữa đến từ Sài Gòn và khi tới Hà Nội; nó đã trở thành một trong những thứ quà vặt đường phố phổ biến ở thủ đô. Không chỉ thích hợp cho những ngày trời mát mẻ; món ăn này còn rất dễ ăn và hoàn toàn có thể gây “nghiện”. Trứng sẽ được đập vào từng ô của một chiếc chảo tròn; rắc thêm khô bò, hành, ngô rồi rưới sốt mayonnaise, tương ớt, tương cà. Chỉ cần nhìn thôi cũng đã thấy thích rồi nói chi đến hương vị đúng không nào? (8) Xôi xéo Hà Nội Xôi xéo – một món ăn sáng nhẹ nhàng rất đỗi quen thuộc; nhưng lại có sức hấp dẫn kì lạ níu chân khách phương xa. Xôi xéo có màu vàng, dẻo, hòa quyện cùng hương vị hành và đậu xanh. Xôi được gói vào lá chuối, lá sen thơm lừng mùi của đồng quê. Thưởng thức một nắm xôi xéo, bạn sẽ cảm nhận được tất cả cái ngọt ngọt, mằn mặn, beo béo… thơm ngon và ấm áp giữa tiết trời lành lạnh của Hà Nội. (9) Bún đậu mắm tôm Bún đậu mắm tôm ắt hẳn không còn gì xa lạ với người Việt Nam. Hiện tại bún đậu mắm tôm thì có mặt ở khắp các vùng miền rồi, tuy nhiên mỗi nơi sẽ có những mùi vị khác nhau. Vậy nên nếu ra Hà Nội, các bạn nên ăn thử món ăn này một lần. Bún đậu mắm tôm được làm với nguyên liệu hết sức bình dân và dễ kiếm. Một suất bún đậu bao gồm một ít bún, đậu phụ chiên giòn, thịt, chả cốm, dưa leo. Thông thường sẽ ăn kèm mắm tôm, rau kinh giới, tía tô, mùi tàu. Những ai ăn lần đầu sẽ cảm giác không quen 17 với vị nồng của mắm tôm, nhưng dần dần rồi sẽ quen và nghiện. Cũng có một lựa chọn khác với người không ăn được mắm tôm là xin chủ quán chén mắm ớt. 2.4. Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong du lịch tại Hà Nội Ẩm thực được xem là một phần văn hóa của một quốc gia. Và chính những món ăn đường phố rẻ nhưng hấp dẫn đã thể hiện đầy đủ và rõ nét tinh hoa văn hóa đó. Nếu muốn có những hiểu biết và trải nghiệm trọn vẹn về từng vùng đất mình đi qua, bạn nên một lần thưởng thức ẩm thực đường phố, điều này sẽ mang lại những thú vị bất ngờ. Và ẩm thực đường phố Hà Nội được coi là mảnh đất màu mỡ để các tín đồ ẩm thực thực sự tìm đến và thưởng thức. Ẩm thực đường phố Hà Nội không chỉ được thực khách trong nước yêu thích bởi sự đa dạng mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú và ham khám phá. Đặc biệt với thủ đô Hà Nội 36 phố phường thì trải nghiệm ẩm thực đường phố còn càng trở nên thú vị hơn khi du khách có thể kết hợp giữa việc vốn đã nổi tiếng của Hà Thành. Âm thực đường phố Hà Nội đa dạng phong phú, từ những món ăn truyền thống nức tiếng của thủ đô như phở, ồn ào hơn mà cũng náo nhiệt hơn. Trải nghiệm ẩm thực thưởng thức ẩm thực và việc chiêm ngưỡng không gian cổ kính của các khu phố cổ bún chả, bún thang, bánh cuốn..., tới những món ăn du nhập mới hơn như lẩu,bít tết, thịt nướng..., và cả những thức quà ăn vặt mang đậm chất Hà Nội như nộm, chè, bánh rán, hoa quả dầm... món gì cũng có, đầy đủ trong một không gian của sự cởi mở, phóng khoáng, đường phố là trải nghiệm những gì tự nhiên nhất, chân thực nhất của con người Hà Nội. Khám phá ẩm thực đường phố để thấy một Hà Nội tuy đã hàng nghìn năm tuổi nhưng vẫn còn vô cùng Bên cạnh văn hóa ẩm thực Hà Nội thì văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội hiện đại và trẻ trung. cũng là một trong những tài nguyên du lịch thật sự tiềm năng nhưng lại ít được các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm tìm hiểu. Nếu như được làm phong phú thêm cho khai thác đúng cách tài nguyên du lịch này hoàn toàn có thể góp phần thu hút và sự lựa chọn của du khách khi đến thăm quan và du lịch tại thủ đô. Ẩm thực Hà Nội là cả một niềm tự hào của người Thủ đô và có thể hấp dẫn bất cứ ai đặt chân đến đây. Theo đó, ngành Du lịch Hà Nội đang xây dựng văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch đặc sắc đậm chất Hà thành, thu hút khách du lịch đến với Thủ 18 đô, nhằm hiện thực hóa mong mỏi của những người làm du lịch. Để có được như vậy thì không thể thiếu sự tham gia của các quán ăn, những con phố nức tiếng góp phần thu hút và quảng bá văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội: (1) Phố nướng Gầm Cầu Khu phố nướng Gầm Cầu là địa chỉ thích hợp để tụ tập bạn bè hay họp mặt gia đình. Thực đơn ở đây rất đa dạng từ thịt lợn ba chỉ, thịt bò cho đến nội tạng động vật. Món ăn được nướng trên giấy bạc, cho thêm một chút bơ tan chảy thơm dọc cả khu phố. Mỗi lần ghé ngang qua khu phố này, chắc chắn, bạn chỉ muốn tạt ngang vào một quán nào đó để thưởng thức ngay cho bõ cơn thèm đồ nướng. (2) Phố Nhà Thờ Nhắc tới những khu phố ẩm thực tại Hà Nội, không thể không nhắc đến phố Nhà Thờ. Ngoài các quán trà chanh vỉa hè như bao khu phố khác, khu phố này còn có rất nhiều các món ăn ngon mà du khách nên thưởng thức như pizza, kem dừa, café sữa đá, nem chua rán,… (3) Phố phở cuốn Ngũ Xã Đúng như tên gọi, con phố Ngũ Xã nổi tiếng với món phở cuốn. Những cuốn phở được cuốn đều tay, bên trong có thịt bò, một chút rau thơm và nước chấm thần thánh chua ngọt. Chính nước chấm đã làm nên dư vị đặc trưng riêng của món phở cuốn Ngũ Xã. Bên cạnh đó, khu phố ẩm thực Ngũ Xã còn thu hút thực khách với một số các món ăn khác như: bún hải sản, phở chiên phồng,… (4) Chợ Đồng Xuân Chợ Đồng Xuân là khu chợ lâu năm, đông đúc bậc nhất Hà Nội. Đây không chỉ là nơi mua sắm của chốn Thủ đô, mà còn là địa điểm ngập tràn đồ ăn truyền thống. Ẩm thực đường phố Hà Nội tại đây được xếp vào loại “nhất định phải nếm thử” khi đặt chân đến thủ đô. Đặc biệt, có ngõ chợ Đồng Xuân, nơi tập trung rất nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống ngon, bổ và rẻ. Du khách thường tập trung về đây để thưởng thức các hương vị “hiếm gặp”. Điển hình như chả que tre Hà Nội. Bên cạnh đó, các món ăn ngon nức tiếng như bún chả, 19 được nấu theo phong cách cổ truyền: chả bọc lá lốt, và được kẹp que bằng tre nướng trên than hoa. Gia vị được nêm nếm độc đáo với giấm me, giấm sấu, tạo nên hương vị khác biệt hẳn. Ngoài ra, chợ Đồng Xuân – phố ẩm thực Hà Nội còn đa dạng các bún ốc, bún riêu, bánh rán, bánh gối, rồi thêm các món lòng lợn tiết canh, phở miến, cháo sườn sụn,.… đều giữ cho mình hương vị truyền thống từ xa xưa. (5) Phố Tạ Hiện Tạ Hiện là địa điểm “ăn chơi” đông đúc nhất mỗi khi đi du lịch Hà Nội. Vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố và cũng nằm trong tuyến đi bộ khu vực hồ Gươm. Chính vì thế mà khu ẩm thực đường phố Hà Nội mang màu sắc thủ đô Hà Nội rõ rệt nhất. Con phố tuy không lớn nhưng tập trung toàn bộ các món ngon đường phố Hà Nội thơm nức mũi. Đa số là những hàng quán lâu năm. Du khách hay lui tới phố Tạ Hiện để thưởng thức món nem chua, khoai môn lệ phố, cá bò nướng, chân gà sả ớt,… Đặc biệt, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “thiên đường bia, mà đối với người dân Hà Thành không mấy xa lạ. Mặc dù cũng không phải là những nhà hàng bia sang trọng, cao tầng nhưng khiến du khách vô cùng thích thú. Nếu muốn thử thì bạn nên chọn những bàn nhậu ở ngoài vỉa hè, để tiện thưởng thức không khí Hà Nội về đêm một cách trọn vẹn nhất. (6) Phố Tống Duy Tân Hà Nội Phố Tống Duy Tân là con phố “xuyên màn đêm” dành cho du khách. Các món ăn ngon tại đây cũng mang đậm hương vị ẩm thực Hà Thành với những hàng nướng, hàng lẩu mở san sát nhau. Phố ẩm thực Hà Nội – Tống Duy Tân đem đến cho du khách cảm giác thưởng thức món ăn theo cách dân dã. (7) Phố Lý Quốc Sư Là khu phố nằm trên đường Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lý Quốc Sư là một trong những con phố ngắn nhất tại Hà Nội, nhưng ẩm thực trong con phố này lại rất đa dạng. Phở ở đây được mệnh danh là ngon nhất Hà Nội. Mang tinh hoa ẩm thực đặc trưng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan