Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu và phân tích về sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài tới côn...

Tài liệu Tìm hiểu và phân tích về sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài tới công ty cổ phần dịch vụ du lịch bến thành

.PDF
45
1
100

Mô tả:

M BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH............................................................................................................................2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành............................................................................................................................. 2 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu chiến lược của công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành................................................................................3 1.2.1. Tầm nhìn..........................................................................................................4 1.2.2. Sứ mệnh.........................................................................................................4 1.2.3. Giá trị cốt lõi..................................................................................................4 BÀI THẢO LUẬN 1.2.4. Mục tiêu chiến lược.......................................................................................4 1.3. HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Thành quả đạt được............................................................................................5 ĐỀGIÁ TÀI: CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ tích và đánh giá các yếuĐỘNG tố môiTỚI trường bênTY ngoài độngVỤ tớiDU MÔI Phân TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC CÔNG CỔtác DỊCH LỊCH BẾN ............................................................................................................................6 côngTHÀNH ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành. Trên cơ sở đó nhận 2.1. Các yếucác tố của trường dạng yếumôi tố cơ hội, vĩ đemô........................................................................6 dọa và xây dựng mô thức EFAS cho 2.1.1. doanh nghiệp Nhóm lực lượng kinh tế.................................................................................6 2.1.2. Nhóm lực lượng chính trị- pháp luật …………………………………..…12 GVHD: TS. Nguyễn Phương Linh 2.1.3. Nhóm lực lượng văn hóa- xã hội................................................................15 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 2.1.4. Nhóm lực lượng công nghệ..........................................................................19 Lớp học phần: 2204SMGM0111 2.2. Các yếu tố của môi trường ngành......................................................................................22 2.2.1. Cạnh tranh giữa các đối Hà thủNộicạnh tranh hiện tại.......................................22 2022 2.2.2. Đe doạ gia nhập mới.....................................................................................26 2.2.3. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng..............................................29 2.2.4. Quyền lực thương lượng của khách hàng.................................................31 2.2.5. Đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế..................................................33 2.2.6. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác....................................36 2.2.7. Kết luận về cường độ cạnh tranh trong ngành..........................................37 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH EFAS CHO CTCP DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH VÀ NHẬN XÉT..............................................................................................39 3.1.  Xây dựng mô hình EFAS....................................................................................39 3.2.  Nhận xét..............................................................................................................40 KẾT LUẬN.....................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………..42 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến của đời sống con người, hơn thế là nhu cầu thiết yếu của một bộ phận không nhỏ người dân. Ngành du lịch đóng góp đáng kể trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia, có thể giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm, đem lai thu nhập cho người lao động, phân phối lại thu nhập quốc dân hay góp phần giao lưu văn hoá giữa các vùng, địa phương, quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam – nơi có nhiều tiềm năng du lịch thì ngành công nghiệp không khói được xem như là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn; được chú trọng đầu tư; không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia. Tuy ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã bị chững lại trong vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song chúng ta đã chuẩn bị nhiều phương án để phục hồi và phát triển ngành, hứa hẹn một sự trở lại thật bùng nổ hậu đại dịch. Đóng góp quan trọng cho sự trở lại và phát triển này chính là hoạt động của các công ty du lịch, trong đó, công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành (Ben Thanh Tourist) là một trong các nhà điều hành du lịch hàng đầu Việt Nam. Vì vậy, kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực trạng hiện nay, Nhóm 1 đã lựa chọn BenThanh Tourist để phân tích các tác động của môi trường bên ngoài, từ đó làm rõ các yếu tố cơ hội, thách thức và xây dựng mô hình EFAS cho doanh nghiệp qua đề tài: “Phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài tác động tới công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành. Trên cơ sở đó nhận dạng các yếu tố cơ hội, đe dọa và xây dựng mô thức EFAS cho doanh nghiệp.” 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành tiền thân là công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành, thành lập ngày 09/12/1989 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị kinh tế của quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, bao gồm: Công ty ăn uống quận 1, Trung tâm thương mại quận 1, Trạm phát hành quận 1 và một số nhà hàng, khách sạn của Sở ăn uống và Khách sạn thành phố chuyển giao. Hiện nay, công ty giao dịch với tên gọi sau: - Tên giao dịch trong nước: Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành - Tên giao dịch quốc tế: Ben Thanh Tourist service corporation - Tên viết tắt: BenThanh Tourist - Địa chỉ: 82- 84 Calmette, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. - Website: www.benthanhtourist.com BenThanh Tourist ra đời vào đúng thời điểm đất nước đang thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa. Đây là thời điểm mà ngành du lịch Việt Nam với bao khó khăn từ nhân lực, trang thiết bị cho đến cách thức kinh doanh còn nghèo nàn, lạc hậu. BenThanh Tourist là một trong số những công ty du lịch ra đời đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam. Năm 2005, Công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH MTV với tên gọi Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành. Bên cạnh các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng bạc, đầu tư liên doanh trong và ngoài nước thì dịch vụ du lịch được coi là mảng kinh doanh mũi nhọn của công ty. Ngày 27/10/2014, Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 5288/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành trực thuộc Tổng Công ty Bến Thành -TNHH MTV thành công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành. Ngày 09/12/2014, công ty đã tổ chức thành công phiên 2 đấu giá cổ phần lần đầu công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh với tổng số lượng cổ phần chào bán thành công là 5.932.350 cổ phần . Hiện nay, BenThanh Tourist hoạt động kinh doanh trên 4 lĩnh vực chính, bao gồm: - Kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa và quốc tế ( lữ hành): BenThanh Tourist cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ phong phú về tour du lịch trong và ngoài nước cho du khách với những điểm đến phong phú và hấp dẫn. Đối với du lịch nước ngoài, công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành lựa chọn các điểm đến như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong…. Du lịch trong nước chủ yếu là các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai… - Nhà hàng, khách sạn, bar, karaoke: BenThanh Tourist có hai khách sạn tọa lạc tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là khách sạn Viễn Đông (đạt tiêu chuẩn 3 sao quốc tế) và khách sạn Ngân Hà (đạt tiêu chuẩn 2 sao quốc tế) nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, hội nghị, vé máy bay, … - Kinh doanh thương mại: BenThanh Tourist hiện kinh doanh các sản phẩm rượu bia tại cửa hàng thương mại tổng hợp Tân Mai. - Hoạt động đầu tư: văn phòng cho thuê, đầu tư trong nước và liên doanh đầu tư nước ngoài: Đây là khối dịch vụ bất động sản của công ty, thực hiện kinh doanh cho thuê văn phòng, cho thuê quầy mua bán vàng bạc, đá quý. Hoạt động lữ hành là mảng dịch vu du lịch chính của công ty, do vậy các dịch vụ chính của nó luôn được tổ chức và thực hiện dưới sự điều hành của ban lãnh đạo một cách hoàn hảo nhất. Để thu hút ngày càng nhiều đối tác làm ăn mở rộng thị trường hoạt động cũng như đạt mục tiêu cao nhất về lợi nhuận, BenThanh Tourist đã tạo ra được mạng lưới kinh doanh cung cấp rất nhiều dịch vụ để đáp ứng việc cung cấp sản phẩm nhanh nhất và thuận tiện nhất cũng như đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu chiến lược của công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành 3 1.2.1. Tầm nhìn BenThanh Tourist trở thành doanh nghiệp du lịch thương hiệu hàng đầu khu vực và quốc tế, đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững trong tương lai. 1.2.2. Sứ mệnh Sứ mệnh của BenThanh Tourist là làm cầu nối cho bạn bè quốc tế đến với Việt Nam và người Việt Nam đến với bạn bè năm châu, làm cho thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn. 1.2.3. Giá trị cốt lõi - Bền vững trong cam kết - Minh bạch trong hoạt động - Hiệp lực để gia tăng giá trị - Đổi mới để hội nhập - Đồng hành với sự phát triển 1.2.4. Mục tiêu chiến lược  Các mục tiêu ngắn hạn: - Đẩy mạnh kinh doanh trong toàn công ty, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận do đại hội đồng cổ đông giao. - Tập trung phát triển cho khối lữ hành; khối khách sạn – nhà hàng. - Xúc tiến nhanh, có hiệu quả các dır án đầu tư nội bộ công ty và các dự án đầu tư ra ngoài tại các tỉnh, thành. - Cân đối nguồn vốn, đảm bảo cung cấp đủ vốn để triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư của công ty. Thoái vốn đầu tư tại các dır án hiệu quả không cao, chậm thu hồi vốn.  Chiến lược phát triển trung và dài hạn: - Tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế đơn vị du lịch hàng đầu Việt Nam, không ngừng phát triển thương hiệu BenThanh Tourist, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng cao. 4 - BenThanh Tourist là công ty đa sở hữu, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó kinh doanh dịch vụ là chủ đạo với 03 lĩnh vực chính: du lịch, bất động sản và đầu tư tài chính. Du lịch là nền tảng để phát triển bền vững và gia tăng giá trị thương hiệu. Bất động sản và đầu tư tài chính là đảm bảo cho sự phát triển ổn định hoạt động du lịch của công ty. - Nghiên cứu xây dựng các phương án đầu tư mở rộng các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch. Đa dạng hoá sở hữu, gọi vốn liên kết của các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm trong quản trị điều hành. - Tăng cường công tác giám sát tài chính một cách chặt chẽ, sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính thanh khoản tốt, tái cấu trúc lại các khoản đầu tư tạo sức mạnh về nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh và đầu tư. - Hoàn tất và triển khai thực hiện phương án tái cấu trúc bộ máy và nhân sự toàn hệ thống công ty, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của công ty. 1.3. Thành quả đạt được Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã đạt được những thành tựu sau: - Huân chương lao động hạng nhất, cờ thi đua xuất sắc được trao tặng bởi tổng cục du lịch Việt Nam - Doanh nghiệp lữ hành quốc tế hàng đầu Việt Nam giai đoạn 1999 – 2018 do tổng cục du lịch Việt Nam trao tặng - Doanh nghiệp lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 do tổng cục du lịch Việt Nam trao tặng - Danh hiệu một trong 10 khách sạn 3 sao tiêu biểu nhất Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 dành cho khách sạn Viễn Đông do tổng cục du lịch Việt Nam trao tặng - Giải thưởng The friend of Thailand award do tổng cục du lịch Thái Lan trao tặng vào năm 2008 và năm 2010. 5 - Giải thưởng The Best Outbound to Cambodia of the year được trao tặng bởi bộ du lịch Campuchia. - Giải thưởng đối tác chiến lược do tổng cục du lịch Hàn Quốc trao tặng năm 2016 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI CÔNG TY CỔ DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH 2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô 2.1.1.  Nhóm lực lượng kinh tế Cán cân thương mại Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%. Cũng trong năm này, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%. Theo thống kê, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD (năm 2020 xuất siêu 19,94 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,36 tỷ USD. Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 3,67 tỷ USD, giảm 51,7% so với năm 2020, trong đó dịch vụ du lịch đạt 149 triệu USD (chiếm 4,1% tổng kim ngạch), giảm 95,4%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ trong nước đạt 19,41 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm trước, dịch vụ du lịch đạt 3,63 tỷ USD (chiếm 18,7%), giảm 21,3%. Nhập siêu dịch vụ năm 2021 là 15,73 tỷ USD. 6 Năm 2021, lượng khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 111,1 nghìn lượt người, chiếm 70,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 96,4% so với năm trước; bằng đường bộ đạt 45,6 nghìn lượt người, chiếm 29,0% và giảm 92,5%; bằng đường biển đạt 614 lượt người, chiếm 0,4% và giảm 99,6%.  Đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm 2020, tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước. Nguồn: Tổng cục thống kê Giai đoạn từ năm 2017-2021, nguồn vốn FDI vào nước ta có sự tăng trưởng, cho thấy Việt Nam đang ngày càng phát triển và ngày càng thu hút các đối tác nước ngoài. Những năm gần đây, du lịch nước ta đang được làm mới, các địa điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và tài nguyên của đất nước đa dạng đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư rót vốn vào thị trường trong nước. Theo khảo sát Kinh doanh Quốc gia của Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020, Việt Nam đứng thứ 7 hai trong số các quốc gia mà doanh nghiệp Singapore muốn đầu tư nhất. Thực tế, Singapore là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong 2 năm gần đây. Năm 2021, Singapore đã rót 10,7 tỉ USD - chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19% so với năm 2020. Đáng chú ý, không có sự sụt giảm nào về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện. Từ năm 2019 đến năm 2021, vốn FDI thực hiện là 20 tỉ USD mỗi năm. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký bị ảnh hưởng. Năm 2020, vốn FDI đăng ký giảm xuống còn 29 tỉ USD trước khi tăng lên 31 tỉ USD vào năm 2021. Trong khi đó, Việt Nam đang tích cực tìm cách phục hồi ngành du lịch với kế hoạch mở cửa hoàn toàn trở lại đất nước cho du khách nước ngoài. Việc dỡ bỏ gần như tất cả các hạn chế đi lại từ ngày 15/3 sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực. Theo dữ liệu từ Statista, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế cao nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2019. Theo tờ The Diplomat, trong hai thập kỷ qua, ngành du lịch của Việt Nam đã phát triển nhảy vọt, phù hợp với nền kinh tế năng động. Trước đại dịch, ngành du lịch đạt doanh thu khoảng 32 tỉ USD mỗi năm, chiếm hơn 10% GDP. Do vậy, việc khôi phục du lịch trở thành một vấn đề quan trọng trong kế hoạch rộng lớn hơn của chính phủ để phục hồi nền kinh tế.  Phân phối thu nhập và sức mua Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao đang chi tiêu nhiều hơn, những người có thu nhập trung bình càng thấp càng chi tiêu ít hơn, xét về tổng thể chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng. Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục giảm xuống cho thấy sự tự tin trong tiêu dùng của người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên trong tình trạng dịch bệnh hiện nay, nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều dẫn đến thu nhập của người tiêu dùng cũng bị tác động. Thu nhập của người dân giảm sút nên nhu cầu tiêu dùng cũng dần thay đổi theo, từ đó nhu cầu du lịch của người dân có thể sẽ giảm.  Lạm phát 8 Giá xăng dầu, giá gas trong tháng 12/2021 giảm theo giá nhiên liệu thế giới. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 20212022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành công. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó tạo áp lực cho lạm phát.  Trình độ phát triển kinh tế Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế, 9 trong đó ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, giảm 0,51 điểm phần trăm. Tính chung quý IV/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với quý trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, giảm 45,2% so với năm 2020. Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành năm 2021 giảm mạnh so với năm trước: Quảng Ninh giảm 32,9%; Đà Nẵng giảm 40,6%; Hà Nội giảm 45,6%; Quảng Bình giảm 45,9%; Cần Thơ giảm 52,1%; Tp. Hồ Chí Minh giảm 60,2%; Thanh Hóa giảm 67,8%; Hải Phòng giảm 70,3%. Cũng trong năm này, chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 0,95% so với năm 2020, trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 1,2%. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Năm 2020 Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, biến thể Delta đã gây ra một cú sốc cho Việt Nam, Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.  Cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh, … Nước ta đã có những công trình kiến trúc to lớn, các trung tâm thương mại phát triển đóng góp rất nhiều cho hoạt động du lịch nước nhà. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số còn nhỏ, chưa đồng bộ và chưa tạo được kết nối liên hoàn. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Việc đầu tư cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật, là điều kiện để thu hút và triển khai các dự án kinh doanh du lịch. Kết cấu hạ tầng nói 10 chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng cơ sở vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, trong những năm gần đây, Chính phủ luôn quan tâm ưu tiên tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách để xây dựng một kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Việt Nam có 7 vùng kinh tế lớn, đó là các Vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế cho thấy, vùng nào có cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển thì có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao; còn những vùng chưa có sự quan tâm về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thì tốc độ phát triển chậm hơn, tạo ra sự mất cân đối với các vùng khác. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông sẽ giúp cho nền kinh tế tối ưu hóa được các nguồn lực, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, miền trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Du lịch cũng sẽ phát triển khi Việt Nam có được một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuận tiện và liên kết được các khu vực, vùng miền trong cả nước. Về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, … Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công nhận là di sản Thiên nhiên thế giới bởi những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo. Ngoài ra, nhiều bãi biển và đảo được các hãng thông tin, tạp chí, cẩm nang du lịch uy tín trên thế giới bình chọn với các danh hiệu ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch. Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà RịaVũng Tàu, ... Ngoài ra, hàng chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị đang được bảo quản và trưng bày ở mọi miền đất nước. Đồng thời, các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang 11 phục truyền thống… của cộng đồng 54 dân tộc đều đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.  Đánh giá cơ hội và thách thức đối với BenThanh Tourist:  Cơ hội: - GDP tăng trưởng dương cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung và BenThanh Tourist phát triển. - Giá xăng tăng dẫn đến xu hướng du lịch tự phát đi xuống; công ty có thể thiết kế các tour du lịch nhỏ lẻ, phù hợp với xu hướng thị trường. - (O3): Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày một được cải thiện, nâng cao; cùng với đó là tài nguyên thiên nhiên đa dạng, các khu di tích lịch sử và các nét văn hóa đặc trưng đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước, từ đó BenThanh Tourist có cơ hội tăng doanh thu và bán các sản phẩm nhiều hơn.  Thách thức: - Lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới chi tiêu của người tiêu dùng, nhu cầu đi du lịch của du khách phần nào sẽ giảm xuống, điều này ảnh hưởng lớn tới doanh thu của BenThanh Tourist. - Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng tới giá dịch vụ và việc vận chuyển của công ty, điều này có thể ảnh hướng tới xu hướng mua các tour du lịch ở công ty đi và đòi hỏi BenThanh Tourist cần có sự thống nhất lại về giá cả các dịch vụ trong thời điểm Covid như hiện nay. - Thu nhập của người dân trong thời điểm covid này giảm sút ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu du lịch và việc lựa chọn mua các tour du lịch của khách hàng. 2.1.2.  Nhóm lực lượng chính trị- pháp luật Sự ổn định chính trị 12 Theo nhận định của các chuyên gia nước ngoài, sự ổn định chính trị đã trở thành ưu điểm xuyên suốt quá trình phát triển của Việt Nam, ưu điểm mà không phải quốc gia nào cũng có được. Giáo sư Chuan Petkaew thuộc Đại học Suratthani Rajabhat (Thái Lan) đánh giá Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt trong những năm qua, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong khu vực và trên thế giới. Theo giáo sư, những thành tựu nói trên có được là nhờ ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.  Hệ thống pháp luật và tòa án Tính đến năm 2019, có thể đánh giá, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được thành công tốt đẹp trong suốt chặng đường 10 năm. Tiếp nối sự phát triển mạnh mẽ đó, ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 147/QĐ-TTg, về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 (gọi tắt là Chiến lược). Chiến lược được kỳ vọng tạo ra bước đột phá mới cho sự phát triển du lịch giai đoạn tới. Chiến lược khẳng định 5 quan điểm phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới: 1- Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại; 2Phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh; 3- Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc; 4- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; 5- Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Ngày 7/9/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 3228/KHBVHTTVDL về việc triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ 13 hành. Theo đó, kế hoạch gồm có 6 nội dung: (1) Đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch; (2) Tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch; (3) Phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường; (4) Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch; (6) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu việc triển khai kế hoạch cần bảo đảm mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; kết hợp hài hòa giữa an toàn phòng chống dịch bệnh và hoạt động du lịch, lữ hành. Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả của các chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành. Đồng thời, đề cao trách nhiệm, sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội liên quan trong việc xây dựng, triển khai chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành. Trong năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân cư. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên cho công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh với nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm công tác an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người dân ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm người dân có đủ ăn, đủ mặc. Có thể thấy rằng, Chính phủ đã và đang ban hành các chính sách, nghị quyết nhằm cải thiện du lịch Việt Nam, kích cầu du lịch, mở cửa du lịch để du khách trong và ngoài nước có thể nghỉ dưỡng tại nhiều điểm đến. Tuy dịch bệnh vẫn còn nhưng Nhà nước ta đã đưa ra các phương án tốt nhất để du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong kĩnh vực này nói riêng có sự phát triển và cải thiện đáng kể.  Đánh giá cơ hội và thách thức đối với BenThanh Tourist:  Cơ hội: - Du lịch Việt Nam đã mở cửa trở lại, tạo điều kiện cho các du khách nước ngoài tới du lịch, nghỉ dưỡng, tìm hiểu về văn hoá Việt Nam. Điều này sẽ góp phần tăng doanh thu cho BenThanh Tourist khi thu hút được lượng lớn khách. 14 - (O6): Sự ổn định về chính trị của nước ta góp phần cho BenThanh Tourist yên tâm phát triển trong lĩnh vực du lịch. - Do tình hình chính trị thế giới đang gặp nhiều bất ổn, có rất nhiều du khách đã chọn Việt Nam là điểm đến để tránh căng thẳng đang leo thang tại châu Âu. Điều này sẽ là một thuận lợi lớn cho công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành để thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ các tour du lịch nghỉ dưỡng dài ngày.  Thách thức: Do tình hình chính trị thế giới đang rất căng thẳng, nhiều du khách không có tâm trí để nghĩ đến du lịch ở thời điểm hiện tại, do vậy, lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng, doanh số bán hàng của công ty có thể sẽ đi xuống. 2.1.3. Nhóm lực lượng văn hóa- xã hội  Dân số và tỷ lệ phát triển: Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong tổng dân số, dân số thành thị là 36,57 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn là 61,94 triệu người, chiếm 62,9%. Trong đó, số nam là 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ là 49,41 triệu người, chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Theo Kết quả Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2021, tổng tỷ suất sinh năm 2021 đạt 2,11 con/phụ nữ. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 113,8 bé trai/100 bé gái; tỷ suất sinh thô là 15,7‰; tỷ suất chết thô là 6,4‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống) là 13,6‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống) là 21,6‰. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2021 là 73,7 tuổi, trong đó nam là 71,2 tuổi và nữ là 76,5 tuổi. Theo kết quả tổng hợp nhanh báo cáo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến ngày 15/12/2021, cả nước có khoảng 2,2 triệu người trở về địa phương do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Trong tổng số người di cư, nữ là 839,5 nghìn người, chiếm 37,5% tổng số; người từ 15 tuổi trở lên là gần 1,6 triệu người, chiếm 15 70,9%. Số người về các tỉnh, thành phố từ Hà Nội là 447,1 nghìn người; từ Thành phố Hồ Chí Minh là 524 nghìn người; từ các tỉnh phía Nam là 594 nghìn người và từ các tỉnh, thành phố khác là 676 nghìn người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2021 ước tính đạt 67,7%, giảm 1,9 điểm phần trăm so với năm trước.  Tốc độ đô thị hoá So với thời điểm hết năm 2020, số lượng đô thị toàn quốc hiện tăng 5 đô thị loại V (đô thị Hóa Thượng, Thái Nguyên; xã Thanh Quang, Hải Dương; đô thị Long Đức Đông, Long An; xã Tân Khánh Trung, Đồng Tháp; xã Mỹ An Hưng B, Đồng Tháp). Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc tăng khoảng 0,4%. Đến hết tháng 6/2021, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị so với diện tích đất xây dựng tại các đô thị trên cả nước đạt khoảng 53%; trong đó, 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và 19 đô thị loại I đạt khoảng 80 90%; tại các đô thị loại II, III, IV đạt khoảng 40 - 50%. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng...  Tình hình đại dịch Covid- 19: Mùa du lịch Tết Nguyên đán 2021 mở đầu cho hoạt động du lịch năm 2021 có thời tiết khá thuận lợi để du khách đi tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, tại thời điểm này trên địa bàn một số tỉnh, thành phố xuất hiện các ca lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng làm ảnh hưởng tới nhiều chương trình du lịch của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành nói chung và công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành nói riêng khi du khách yêu cầu hoãn, hủy tour. Cùng với đó, việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, nhiều hoạt động văn hóa-du lịch phục vụ du khách tại các địa phương trong cả nước dừng tổ chức làm lượng khách du lịch nội địa giảm mạnh. Tuy nhiên, tại thời điểm này vẫn ghi nhận sự nỗ lực phục hồi hoạt động du lịch của một số địa phương không nằm trong vùng dịch Covid-19 nhưng có các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh đẹp. Theo các chuyên gia, sau khoảng thời gian thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19, đây là thời điểm nhu cầu đi du lịch trở lại của người dân tăng cao. 16 Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm thông tin về du lịch của khách nội địa tăng mạnh so với thời điểm đầu năm, thậm chí có lúc cao hơn so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, cuối tháng 2, có thời điểm nhu cầu tìm kiếm thông tin về du lịch tăng đến 30% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh nhu cầu tìm kiếm thông tin du lịch của du khách tăng cao, để kích cầu du lịch công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành đã triển khai các hoạt động chăm sóc hình ảnh, thông báo đến khách hàng các chương trình ưu đãi qua Website, Fanpage, group cộng đồng, SMS, Email Marketing như giảm giá sốc 50% giá dịch vụ cho nhóm từ 2 khách hàng trở lên, mua tour tặng quà du lịch như tại khu vực TP.HCM, khách hàng khi đặt mua tour hoặc combo bất kỳ của BenThanh Tourist và thanh toán ngay 100% giá trị dịch vụ sẽ được giảm trực tiếp 10% giá. Năm 2021, tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi cách lựa chọn và quyết định điểm đến, khoảng cách và hình thức chuyến đi của mọi người khi đi du lịch. Theo đó, thay vì đi theo đoàn và đi nhiều ngày như trước đây, du khách có xu hướng đi ngắn ngày, đi nhiều lần, đi nhóm nhỏ và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, sản phẩm combo (máy bay và phòng khách sạn) … Các chuyến đi du lịch không đơn thuần chỉ là vui chơi, chụp ảnh, du khách còn kỳ vọng chuyến đi cho họ những trải nghiệm và sự thư thái gần với thiên nhiên và bảo vệ môi trường hơn. Một xu hướng khác được du khách đặc biệt quan tâm trong năm 2021 là du lịch “xanh”, giúp du khách tìm đến những điểm du lịch hài hòa với thiên nhiên. Xu hướng này hiện đang được các tỉnh Tây Bắc, Quảng Bình, Nghệ An triển khai với mô hình du lịch cộng đồng; Nha Trang với mô hình phát triển du lịch biển đảo; các tỉnh Nam bộ với mô hình phát triển du lịch miệt vườn… Khi tham gia vào các mô hình du lịch “xanh”, du khách sẽ có những trải nghiệm du lịch gần gũi hơn với thiên nhiên, bảo vệ môi trường vì một hành tinh xanh.  Nhu cầu đi du lịch của người tiêu dùng: Công nghiệp hoá hiện đại hoá giúp đời sống của con người ngày được nâng cao, điều này đồng nghĩa với việc con người ngoài muốn thoả mãn những nhu cầu thiết yếu thì chúng ta có thêm những nhu cầu như du lịch, nghỉ dưỡng để giải toả những áp lực, 17 stress trong suốt thời gian làm việc. Bên cạnh đó, giới trẻ ngày càng năng động, thích khám phá. Văn hóa tạo thành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Các sản phẩm du lịch, các hoạt động của Ben Thanh Tourist luôn được thực hiện trên cơ sở vì cộng đồng”, thân thiện với môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động phát triển của công ty. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Riêng đối với ngành du lịch, vấn đề sức khỏe và an toàn được du khách chú trọng và quan tâm hàng đầu khi cân nhắc lựa chọn điểm đến và phương tiện di chuyển. Hiện nay, nhu cầu du lịch của người Việt Nam rất lớn. Theo đó, có tới 76% du khách Việt Nam tham gia khảo sát đang lên kế hoạch du lịch giải trí trong nước vào năm 2022, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 38% số người lập kế hoạch du lịch nước ngoài.  Đánh giá cơ hội và thách thức cho Công ty Cổ Phần Bến Thành Tourist  Cơ hội: - (O1): Mặc dù đại dịch covid đang diễn ra khá phức tạp tuy nhiên hiện nay hầu hết các khách du lịch đã và đang được tiêm vacxin, đồng thời chính phủ đang thực hiện chỉ thị thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh và hướng đến miễn dịch cộng đồng. Sau những ngày tháng giãn cách xã hội, đây là thời gian mà nhu cầu đi du lịch của khách du lịch tăng cao. Điều này đã tạo nên cơ hội cho công ty để không ngừng xúc tiến quảng bá sản phẩm của mình đến với khách du lịch nhằm mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận. - (O5): Tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam ngày càng cao, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, cải thiện tình trạng đói nghèo, đời sống của người dân được cải thiện, tạo cơ hội cho BenThanh Tourist phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai, làm cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh của mình. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan