Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Du lịch cộng đồng ở An Giang...

Tài liệu Tiểu luận Du lịch cộng đồng ở An Giang

.DOCX
39
5545
163

Mô tả:

MỤC LỤC Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG..........1 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG....................................................................1 1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................1 1.1.2. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên..................................................1 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................7 1.1.4. Dân tộc - Tôn giáo...........................................................................................8 1.1.5. Giao thông........................................................................................................8 1.2. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG.........................................................9 1.2.1. Cộng đồng địa phương.....................................................................................9 1.2.2. Du lịch cộng đồng............................................................................................9 1.2.3. Vai trò và đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng....................................10 1.2.4. Điều kiện và nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng....................11 1.3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG............11 1.3.1. Tiềm năng tự nhiên.........................................................................................11 1.3.2. Tiềm năng về nhân văn..................................................................................12 1.3.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của tỉnh An Giang............................15 1.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG.........................................................................................................................15 1.4.1. Thuận lợi........................................................................................................15 1.4.2. Khó khăn........................................................................................................16 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA AN GIANG............................................................................................................................17 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA TỈNH AN GIANG.........................................................................................................................17 2.1.1. Mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh................................................17 2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất..........................................................................18 2.1.3. Lao động trong ngành du lịch........................................................................19 2.2. CÁC ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG.......................................21 2.2.1. Du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hưng.................................................................21 2.2.2. Du lịch cộng đồng ở làng Chăm....................................................................23 1 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DU LỊCH CÔNG ĐỒNG Ở TỈNH AN GIANG......24 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA TINHT AN GIANG...............................................................................................28 3.1. Giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở địa phương.........................................................................................................................28 3.2. Giải pháp về phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương ......................................................................................................................................28 3.3. Giải pháp đào tạo và nâng cao nhận thức của người quản lý du lịch, người dân địa phương...................................................................................................................29 3.4. Giải pháp bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên du lịch.........................................29 3.5. Hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng để phát triển du lịch cộng đồng bền vững........................................................................30 3.6. Giải pháp quảng bá du lịch cộng đồng ở An Giang.............................................30 3.7. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch..............................................31 3.8. Giải pháp về nguồn nhân lực...............................................................................31 3.9. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng đặc thù...................................32 3.9.1. Loại hình du lịch văn hóa..............................................................................32 3.9.2. Sản phẩm du lịch sinh thái.............................................................................32 3.9.3. Sản phẩm du lịch bản địa...............................................................................33 3.9.4. Sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề thủ công........................................33 KẾT LUẬN.....................................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................35 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia......................................................13 Bảng 2. Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang................................................................................14 3 LỜI NÓI ĐẦU An Giang là tỉnh có địa hình rất đặc thù. Là tỉnh biên giới nằm về phía Tây Nam đất nước, thuộc vùng Bắc đồng bằng sông Cửu Long; vị trí ngay chỗ sông Mê Kông bắt đầu đổ vào lãnh thổ nước ta và chia ra hai nhánh: sông Tiền, sông Hậu. Là một vùng đồng bằng phù sa có nước nổi hàng năm, có khu núi nhỏ đầy kỳ tích và huyền thoại dài 39 km rộng 13 km, được gọi là Bảy Núi (Thất Sơn) với núi Sam, nơi hành hương quan trọng hàng năm. Ngoài ra, An Giang còn có nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh. An Giang cũng là tỉnh có sản lượng nuôi cá bè nhiều nhất nước (ở Châu Đốc và Cù lao Ông Hổ, Long Xuyên) hình thành nên làng nhà bè Châu Đốc rất độc đáo thu hút một lượng lớn du khách đến nơi đây. An Giang nổi tiếng với nhiều loại đặc sản miền sông nước như: mắm đồng Châu Đốc, lụa Tân Châu, bánh phồng Phú Tân, đường Thốt Nốt, khô bò Châu Đốc... Đặc biệt An Giang là vùng đất duy nhất của đồng bằng sông Cửu Long có người Chăm sinh sống. Đồng bào dân tộc Chăm có một nền văn hóa lâu đời mang đậm nét bản địa và tôn giáo. Trải qua thời gian dài cư trú từ những năm thập niên 50 của thế kỷ XIX đến nay, thì nền văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm đã có sự giao hòa gắn kết cùng với cộng đồng các dân tộc khác sinh sống tại An Giang trên nhiều lĩnh vực tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa tỉnh An Giang. Văn hóa của người Chăm ở An Giang với một khối lượng lớn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với những giá trị độc đáo riêng của họ là tiềm năng để cho An Giang phát triển loại hình du lịch văn hóa. Trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra cùng với cuộc cách mạng thông tin - tin học viễn thông đã làm thay đổi khung cảnh thiên nhiên, môi trường sinh thái, nền văn hóa bản địa tạo ra sự chuyển động của các luồng dân cư hướng về các khu công nghiệp và các khu đô thị mới với nhịp sống căng thẳng, dồn dập. Chính vì vậy, nhu cầu du lịch dã ngoại trở về với thiên nhiên, với môi trường sinh thái trong lành, trở về với tâm linh cội nguồn, với danh lam thắng cảnh để thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên miệt vườn, cảnh quan sông kênh - rạch vùng đồng bằng đang trở thành nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng lớn của người dân. An Giang còn được nhiều du khách biết đến qua các loại hình du lịch cộng đồng như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng và thủ công mỹ nghệ. 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG 1.1.1. Vị trí địa lý An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, ở phía Tây Nam của Việt Nam, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, chạy dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ thống sông Mê Công, một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong khoảng từ 10o12’ đến 10o57’ vĩ độ Bắc và từ 104o46’ đến 105o35’ kinh độ Đông. Điểm cực Bắc của tỉnh thuộc xã Khánh An (huyện An Phú), điểm cực Nam ở xã Thoại Giang (huyện Thoại Sơn), điểm cực Tây tại xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) và điểm cực Đông thuộc xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới). Phía bắc và tây bắc giáp Campuchia (104km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,6km), phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ (44,7km), phía tây giáp tỉnh Kiên Giang (70km). Diện tích tự nhiên: 3.537 km2, bằng 1,1% diện tích cả nước. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 79%. Tính đến năm 2013, dân số toàn tỉnh là 2.155.300 người, mật độ dân số 609 người/km². Đơn vị hành chính: Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, trong đó bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 16 thị trấn, 21 phường và 119 xã. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên 1.1.2.1. Địa hình Ngoài vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Công bồi đắp, An Giang còn có vùng đồi núi thấp ở phía tây. Địa hình của tỉnh có hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng Địa hình đồng bằng, chiếm 87% diện tích tự nhiên, nơi sinh sống của 89% dân cư toàn tỉnh. Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có hai loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. - Đồng bằng phù sa là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gồm hai khu vực : + Khu vực 1: nằm kẹp giữa hai sông Tiền và sông Hậu thuộc các huyện Tân Châu, An Phú, Phú Tân và Chợ Mới có dạng cù lao ở giữa sông Hậu và dạng lòng 1 chảo cao ở hai gờ sông, thấp dần ở giữa. Độ cao trung bình ở ven hai sông là từ 3m đến 4m, còn ở khu lòng chảo giữa hai sông từ 1,5 đến 3m. Đất ở đây chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, thích hợp với việc trồng lúa, ngô, cây ăn quả. + Khu vực 2: đồng bằng hửu ngạn sông Hậu gồm các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên, có 1 phần nằm trong tứ giác Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, cao từ bờ sông Hậu, thấp dần vào nội đồng đến tận ranh giới với Kiên Giang. Nơi thấp nhất từ 0,7 m đến 1,0 m. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp với việc trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. - Đồng bằng ven núi với hai kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ. Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hoá và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5 đến 10m hẹp, độ dốc nhỏ. Địa hình đồi núi Địa hình đồi núi thấp : là nét đặc sắc, nổi bật của An Giang giữa vùng đồng bằng mênh mông của miền Tây Nam Bộ, với 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh thuộc địa phận của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đồi núi An Giang gốm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua thị xã Châu Đốc, rồi bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, kéo tới xã Vọng Thê và Vọng Đông, cuối cùng dừng lại ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn). Khu vực Bảy Núi (hay còn gọi là Thất Sơn, gồm các núi : Năm Giếng, núi Két, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, nủí Nước và núi Cô tô) đã nối dài dãy Đăng Rếch (Cam-pu-chia) với vùng núi Ba Thô. Núi Sam (thị xã Châu Đốc), núi Sập (Thoại Sơn) nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn tạo nên vẻ đẹp sinh động. Các núi cao của tỉnh là núi Cấm (cao 710 m), núi Cô tô (614 m), núi Dài (554 m) và một loạt núi thấp như Phú Cường (282 m), núi Sam (228 m), Ba Thê (221 m) và núi Sập (110 m). Đất đai của vùng núi chủ yếu là đất xámnghèo dinh dưỡng, thoát nước mạnh, dể bị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp trông chờ vào mùa mưa, hầu hết chỉ trổng được 1 vụ, chủ yếu là trồng cây ãn quả và trồng rừng. 1.1.2.2. Đất đai Trên lãnh thổ toàn tỉnh có 3 nhóm đất chính: - Nhóm đất phù sa ngọt và cồn bãi ven sông chiếm 66% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu và dải đất ven hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đốc tới Long Xuyên. Vùng đất này được bồi tụ phù sa hằng năm, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng canh tác dày, đất trung tính thích hợp với trổng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. 2 - Nhóm đất phèn, chiếm 23% diện tích tự nhiên, phân bố ở những vùng xa sông Hậu và một phần của tứ giác Long Xuyên. Vùng đất này vì ở xa sông nên được bồi tụ ít, nhiễm phèn nhiều, đất nặng, thành phần chủ yếu là sét, cát mịn. - Nhóm đất đồi núi, chiếm 11% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu tại hai huyện Trì Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn. Đất xám chua, nghèo dinh dưỡng thích hợp với trồng cây ăn quả, trồng rừng. -Về cơ cấu sử dụng đất, trong tổng số 340,6 nghìn ha đất tự nhiên cùa toàn tỉnh thì diện tích đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất với 261,5 nghìn ha (chiếm 76,8%). Phần lớn đắt nông nghiệp là đất trồng cây hằng năm (251,2 nghìn ha), trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và màu lương thực (236,4 nghìn ha). Đất chuyên dùng chiếm thứ hai về tỉ trọng trong tổng số đất đang được sử dụng với gần 29 nghìn ha (8,5%) (đất cho giao thông, thuỷ lợi, an ninh quốc phòng…). Tiếp theo là đất ở với 15,0 nghìn ha (0,4%) và đất lâm nghiệp là 12,5 nghìn ha (3,7%). Đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ nhỏ, 21,1 nghìn ha (6,2%), trong đó có trên 4,9 nghìn ha có khả năng phát triển nông- lâm nghiệp. 1.1.2.3. Khí hậu An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình năm là 10000°c. Số giờ nắng binh quân trong năm khoảng 2520 giờ. Tổng số giờ nắng của tháng thấp nhất là 127,6 giờ (tháng 9 năm 2003) và của tháng cao nhất là 246 giờ (tháng 4 năm 2003). Nhiệt độ trung bình năm khá cao và ổn định 27°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,5°C (tháng 4) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24°C (tháng 12). Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Khí hậu của An Giang chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô có gió mùa đông bắc thịnh hành, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, thời tiết trong sáng, ít mưa, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt, việc canh tác gặp nhiều trở ngại. Biện pháp thuỷ lợi để có đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa và màu đông xuân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa tây nam mang khối khí biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm dồi dào, mưa nhiều, chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, tạp trung cao nhất vào các tháng 8,9 và 10. Cũng trong thời gian này, nước sông Mê Công đổ về gây ngập lũ hằng năm, ảnh hưởng đến hoạt đông kinh tế và đời sống xã hội. Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa trung bình, ít thiên tai thời tiết ít thất thường, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông…Tuy nhiên, An Giang cũng như các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải có các giải pháp đối phó với việc thiếu nước vào mùa khô, lũ 3 vào mùa mưa để làm sao vừa tận dụng các nguồn lợi to lớn từ lũ mang lại như bồi đắp phù sa, nguồn lợi thuỷ sản, lại vẫn chung sống được với lũ. 1.1.2.4. Thuỷ văn An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Công (phần Việt Nam), có các sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giao thông, thuỷ lợi khá chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km, thuộc mức cao nhất trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn của hạ lưu sông Mê Công trước khi đổ ra Biển Đông. - Sông Tiền chảy theo hướng tây bắc – đông nam qua Tân Châu, Sa Đéc đến Vĩnh Long, Trà Vinh rồì đổ ra Biển Đông bằng 6 cửa là cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên và Cung Hầu. Đoạn chảy qua An Giang dài 82 km. Lòng sông chỗ rộng nhất tới hơn 2000m ở phía trên sông Vàm Nao. - Sông Hậu chảy song song với sông Tiền qua thị xã Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên, thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng rồi đổ ra Biển Đông bằng 3 cửa là Định An, Tranh Đề và Mỹ Thạnh. Đoạn chảy qua An Giang dài 101 km. Lòng sông chỗ rộng nhất từ 800m đến 2000m. Sông Hậu là tuyến giao thông thuỷ nối liền trung tâm tỉnh (thành phố Long Xuyên) với vùng thượng và hạ lưu, dồng thời là nguồn cung cắp nước và phù sa chủ yếu cho vùng tứ giác Long Xuyên. Lưu lượng trung bình năm của sông Tiền và sông Hậu là gần 14 nghìn m 3/s, trong đó về mùa lũ là 24 nghìn m3/s và mùa cạn là 5 nghìn m3/s; lưu lượng kiệt nhất là vào tháng 3 và tháng 4, ở sông Tiền từ 1000 đến 2000 m 3/s và của sông Hậu là từ 200 đến 350 m3/s. - Sông Vàm Nao nằm gọn trong địa bàn tỉnh An Giang, chảy ven thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Hoà (huyện Phú Tân), xã Kiến An và Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), theo hướng đông bắc – tây nam. Sông Vàm Nao có chiều dài 7 km, nối liền sông Tiền với sông Hậu, chiều rộng lòng sông trung bình 700m, có tác dụng làm cân bằng đòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu. - Ngoài ra, chảy trên địa bàn tỉnh còn có sông Bình Di, dài 10km, chảy từ xã Khánh Bình đến xã Vĩnh Hội Đông rồi hội tụ với sông Tà Keo (Cam-pu-chia) và sông Châu Đốc. Từ ngã ba này, sông Châu Đốc chạy qua các xã Vĩnh Hội Đông, Đa Phước đến thị xã Châu Đốc thì hội lưu với sông Hậu, dài 18 km. Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Công. Hằng năm có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 12,5m, thời gian ngập lũ từ 2,5 đến 4 tháng. Đây là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi phải có hàng loạt các giải pháp đóng bộ để khắc phục. 4 Ngoài các sông lớn, trên bề mặt lãnh thổ An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên, kênh đào và hồ. - Hệ thống rạch tự nhiên phân bố rải rác khắp địa bàn cả tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30 km và khá quanh co uốn khúc. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch về phía hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng tứ giác Long Xuyên. Những rạch tự nhiên lớn là Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), Long Xuyên (thành phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) và rạch Cần Thảo (huyện Châu Phú), trong đó quan trọng nhất là hai rạch Long Xuyên và Ông Chưởng. Rạch Long Xuyên xuất phát từ sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, chảy qua hướng đông bắc – tây nam, nối với kênh Thoại Hà tại xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn), đi qua núi Sập rồi nối với sông Kiên. Rạch Long Xuyên còn được gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên. Rạch Ông Chưởng, dài 20km, lấy nước sông Tiền ngay dầu thị trấn Chợ Mới, chảy theo hướng đông bắc – tây nam, chia huyện thành hai khu vực Đông và Tây, cuối cùng đổ vào sông Hậu ở cù lao Mỹ Hoà Hưng. - An Giang còn có chừng 21 kênh đào như kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà, Vĩnh An,Trà Sư,Thần Nông, Vàm Xáng, Rạch Giá – Hà Tiên, Tám Ngần, Tri Tôn, Ba Thê, Cái sắn, Mặc Cần Dùng, kênh Mới, Chóc Năng Gù. Kênh Thoại Hà do Nguyễn Vản Thoại đào theo giáng chỉ của vua Gia Long vào mùa xuân Mậu Dần (1818), sau hơn một tháng đào xong, vua Gia Long đặt tên kênh là Thoại Hà và ban tên núi Sập là Thoại Sơn để biểu dương công trạng của quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại, Kênh Thoại Hà nối rạch Long Xuyên ở Vĩnh Trạch, kéo dài theo hướng tây nam, qua núi Sập rồi đổ ra Biển Tây. Kênh Vĩnh Tế khởi công vào ngày rằm tháng chạp năm Kỉ Mão (1819) cũng do Nguyễn Văn Thoại chỉ huy. Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam — CamPuChia, bắt đầu từ tả ngạn sông Châu Đốc tới sông Giang Thanh ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Chiều dài kênh là 91 km, rộng 25 m và sâu 3 m. Nói về lợi ích của kênh Vĩnh Tế, Đại Nam nhất thống chí viết “Từ đấy đường sông thông, việc biên phòng và việc buôn bán đều được hưởng mối lợi vô cùng”. - Ở An Giang còn có một số hồ tự nhiên như Búng Bình Thiên lớn, Búng Bình Thiên nhỏ (nằm giữa sông Bình Dì và sông Hậu- ở huyện An Phú), hồ Nguyễn Du ở thành phố Long Xuyên và một số hồ nhân tạo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và góp phần cải tạo mỏi trưòng sinh thái như hồ Soài So, Ổ Tức Sa, Cây Đuốc, An Hảo… 5 Nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm ở An Giang rất dồi dào, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của dân cư. 1.1.2.5. Sinh vật Do khí hậu thuận lợi và đắt đai màu mỡ nên động, thực vật phát triển phong phú, có nhiều loài. Cho đến hết năm 2003, An Giang có 583 ha rừng tự nhiên và 11884 ha rừng trồng. Rừng tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ruộng lúa, hoa màu, cây thực phẩm và cây ản quả được trồng ở khắp nơi trong tỉnh, An Giang còn có rừng tràm và rừng cây xanh nhiệt đới. - Rừng tràm phát triển ở vùng đất ngập nước, bung trũng đất phèn và than bùn, ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Cây tràm ở An Giang thẳng đứng cao từ 15 – 20m, có khi đạt tới 25m. Cách đây gần một thế kỉ, tràm mọc thành rừng, phủ kín cả vùng đồng bằng, song do con người khai thác bừa bãi nên rừng tàm bị thu hẹp dần. - Rừng cây xanh nhiệt đới tập trung ở vùng Bảy Núi với những loài cây quý như gỗ mật,căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch… Do ảnh hưởng của chiến tranh và do con người khai thác quá mức, diện tích rừng cũng giảm đi nhiều. 1.1.2.6. Động vật Trước kia dưới tán rừng tràm và đồng cỏ ở An Giang có nhiều loài thú ăn cỏ như hươu, nai, heo rừng, rắn, rùa, chuột..” trên vùng đồi núi có cả voi và bò rừng, dưới sông có rất nhiều tôm cá, vùng ngập nước có cá sấu và nhiều loài chim (cò, diệc, le le, vịt nước…). Ngày nay do rừng bị thu hẹp làm cho động vật tự nhiên không còn nữa, cá tôm cũng ít hẳn. Để tạo sự cân bằng về sinh thái, điều hoà khí hậu, cải tạo đất, tạo nguồn nước ngọt và hạn chế lũ lụt, tỉnh cần phải khôi phục lại rừng tràm và phủ xanh đồi núi trọc ở Bảy Núi. 1.1.2.7. Khoáng sản An Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, song trữ lượng không nhiều, đáng kể nhất có vật liệu xây dựng, than bùn, nước khoáng, cao lanh và một ít quặng kim loại. - Về vật liệu xây dựng : có đá granít với trữ lượng khoảng 7046 triệu m3 phân bố ở Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn ; sét gạch ngói với trữ lượng 40 triệu m3, cát sỏi với trữ lượng 10 triệu m . - Than bùn : trữ lượng 16,4 triệu tấn phân bố ở khu vực Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và axit humic. - Cao lanh có trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn tập trung tại huyện Tri Tôn. Cao lanh không những dành cho sản xuất sành sứ mà còn làm khung xương gạch men cao cấp, sản xuất bột sơn… 6 - Môlip đen đã được người Nhật khai thác cách đây 40 năm ở núi Sam, ngoài ra còn có ở vùng núi Trà Sư, núi Két. 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.3.1. Kinh tế - An Giang là một trong 4 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. - Cửa ngõ giao thương Đồng Bằng Sông Cửu Long với các nước ASEAN: Campuchia - Lào - Thái Lan - Myanmar - Malaysia… - Nối liền trục kinh tế Đông Tây của vùng - khu vực. - Giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương, 2 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông và 1 cửa khẩu phụ Bắc Đai. 1.1.3.2. Văn hóa – xã hội a. Lĩnh vực văn hóa Ý thức về bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong xã hội ngày càng được nâng lên; một số di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh được trùng tu, tôn tạo, các lễ hội văn hóa được bảo tồn và từng bước nâng chất. Công tác nghiên cứu khoa học, khảo cổ được quan tâm đầu tư; việc xây dựng các thiết chế văn hóa được chú trọng, nhất là trong vùng dân tộc, vùng sâu, vùng biên giới. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu di tích văn hóa Óc Eo được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt; Lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam được công nhận lễ hội văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hệ thống các nhà văn hóa cấp huyện, xã, phường, thị trấn từng bước đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình Xây dựng nông thôn mới và nhiều phong trào khác ngày càng đi vào chiều sâu. b. Xã hội Giáo dục và đào tạo Chất lượng giáo dục đào tạo ngày được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2014 đạt 99,64%. Hiện nay, An Giang có 01 Trường Đại học tổng hợp cấp vùng và Quốc tế, quy mô đào tạo 10.000 sinh viên; 02 Trường Cao Đẳng dạy nghề và Cao đẳng Y tế đào tạo khoảng 7.000 sinh viên theo chương trình chuẩn đẳng cấp Quốc gia và đẳng cấp Quốc tế. Quy mô các ngành học, cấp học không ngừng phát triển, đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương; mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề không ngừng phát triển, đáp ứng yêu 7 cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người dân. Số lượng học sinh, sinh viên tăng hằng năm, chất lượng đào tạo từng bước được củng cố. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp từng bước được tăng cường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất trường học, các cơ sở đào tạo được đẩy mạnh. Chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục từng bước đi vào chiều sâu. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành được đẩy mạnh, có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động chung của toàn ngành. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết tích cực, các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, phát triển; các cơ sở y tế được đầu tư xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị; đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường đào tạo nâng cao năng lực. Hệ thống y tế dự phòng được đầu tư phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị...; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi. 1.1.4. Dân tộc - Tôn giáo An Giang có 16 dân tộc, trong đó có 4 dân tộc có số dân đông là Việt (chiếm 94,7% dân số), Khơme (3,8%), Chăm (0,6%), Hoa (0,5%). Ngoài ra còn một số dân tộc khác với số lượng không đáng kể như Ngái, Tày, Gia-rai, Mường, Nùng, Phù Lá… An Giang có 88,2% dân số theo tôn giáo, trong đó phổ biến nhất là Phật giáo (chiếm 42,1% dân số và 47,7% dân số theo tôn giáo), đạo Hòa Hảo (tương ứng là 38,8% và 46,9%), Cao Đài (3,6% và 4,1%), Công giáo (3,1% và 3,5%) và đạo Hồi (0,6% và 0,7%). Ngoài ra còn một số ít người theo đạo Tin lành. 1.1.5. Giao thông Đường bộ: tổng chiều dài đường bộ của An Giang là 3560 km, trong đó có 356 km đường nhựa, còn lại là đường đá, đường cấp phôi và đường đất. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh bao gồm: - Quốc lộ 91, nối Cần Thơ với Long Xuyên, Châu Đốc với Campuchia, dài 91km. Trên suốt chiều dài quốc lộ có 42 cầu với tổng chiều dài 1854 km. - Hệ thống tỉnh lộ có 14 tuyến (941, 942, 943, 948, 955…) với tổng chiều dài 404 km, 114 cầu. Đường thủy: toàn tỉnh có 541 tuyến đường sông với tổng chiều dài 2504 km, mật độ đường là 0,73 km/km2. Trên địa bàn tỉnh có 8 bến phà (trong đó có 2 bến phà liên tỉnh), 8 bến tàu (2 bến liên tỉnh), 139 bến đò ngang và 1 bến cảng. Đường biển: Cảng biển Mỹ Thới - An Giang tiếp nhận tàu tải trọng 10 ngàn tấn, hàng năm tiếp nhận hàng hóa đến 5 triê êu tấn. Đây là cảng hoạt động có hiệu quả và năng động nhất vùng, khả năng chuyển tải hàng hóa trực tiếp đến các cảng trong khu 8 vực như Campuchia, Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipine, Bắc Á, trung chuyển đến hầu hết các cảng trên thế giới. Hàng không: Sân bay An Giang được Chính phủ đưa vào Quy hoạch hê ê thống cảng hàng không Viê êt Nam. Quy mô sân bay cho phép máy bay ART72/F70 hạ cất cánh. Tương lai phục vụ nhu cầu phát triển thương mại và du lịch, định hình năm 2020 đón khách 110 ngàn - năm 2030 là 300 ngàn lượt hành khách. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.2.1. Cộng đồng địa phương 1.2.1.1. Khái niệm cộng đồng Cộng đồng địa phương là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. 1.2.1.2. Khái niệm về phát triển cộng đồng Phát triển cộng đồng là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ. 1.2.2. Du lịch cộng đồng 1.2.2.1. Khái niệm du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương. 1.2.2.2. Khái niệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa…) Du lịch cộng đồng là một xu hướng trải nghiệm du lịch mới mẻ đầy trách nhiệm và mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn dân bản địa. Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách trải nghiệm về cuôc sống của người dân bản địa. Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu hút được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa bản địa. 1.2.2.3. Các loại hình du lịch cộng đồng Các loai hình du lịch sau đây phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái; Du lịch văn hóa; Du lịch nông nghiệp; Du lich bản địa (homestay); Du lịch làng; Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ. 9 - Du lịch sinh thái: là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. - Du lịch văn hóa: là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. - Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị để phục vụ du khách. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dung cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt à nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu. - Du lịch bản địa: Du lịch bản địa / Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố thu hút khách du lịch. - Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. - Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo cảu họ. 1.2.3. Vai trò và đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng 1.2.3.1. Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng Góp phần bảo vệ vững chắc tài nguyên tự nhiên, môi trường sinh thái. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng. Tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của một vùng, một quốc gia...Góp phần thu hút khách du lịch, tăng trưởng kinh tế, tạo ra nguồn vốn đầu tư trở lại các hạ tầng du lịch. Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần thay đổi kinh tế - xã hội của địa phương. 1.2.3.2. Đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương. Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số 10 lượng. Các sản phẩm mang bản sắc địa phương. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá địa phương, giảm thiểu các tác hại. 1.2.4. Điều kiện và nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 1.2.4.1. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn du lịch đa dạng, phong phú và tính đặc trưng cao. - Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. - Các điều kiện về cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. - Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách. - Nguồn cầu của du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng. 1.2.4.2. Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. - Phù hợp với khả năng của cộng đồng. - Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng. - Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững. 1.3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG 1.3.1. Tiềm năng tự nhiên Địa hình An Giang mang những đặc điểm nổi bật so với địa hình đồng bằng rộng lớn vùng Tây Nam Bộ khi có sự xen kẽ giữa địa hình đồng bằng châu thổ và đồi núi. Đây là một yếu tố có sức hấp dẫn đối với du khách. Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao khác nhau. Núi Cấm là núi lớn nhất có tới 6 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m, liên kết với các núi khác thành một mạch núi liên tục, trải dài 35km và rộng 17km với diện tích gần 600km2, là vùng đất địa linh “Bảy Núi – Thất Sơn” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách tham quan trong 11 toàn vùng và cả nước. Địa hình đồng bằng là đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong. Về hình dạng, đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ: Dạng cồn bãi (Cù lao) có hình dạng như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp dần sang hai bên như cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hòa (Châu Thành), Bình Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) của sông Hậu và cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, Cồn Cỏ (Tân Châu) của sông Tiền. Cảnh quan ở các dạng đồng bằng cù lao sông nước là điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, từ đó làm cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sinh thái sông nước như du lịch miệt vườn, du lịch tham quan cù lao ... An Giang còn có hệ thống sinh vật đa dạng và phong phú với nhiều hệ động thực vật có giá trị khoa học. Các thảm thực vật tiêu biểu bao gồm: Thảm thực vật đất ngập nước bưng trũng; thảm thực vật đồi núi; thảm thực vật ven sông rạch; thảm thực vật nổi. Hệ động thực vật phong phú sẽ tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, trên cơ sở đó hình thành các điểm du lịch sinh thái như rừng Tràm Trà Sư, Núi Cấm... Ngoài ra, An Giang có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề khai thác phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp. An Giang là 1 trong 2 tỉnh có diện tích lúa cao nhất ĐBSCL và cả nước, chiếm 14,9% diện tích và 41,1% sản lượng lúa của toàn vùng ĐBSCL. Diện tích các loại cây ăn quả ngày càng mở rộng, góp phần đa dạng hóa cơ cấu trồng trọt. Bên cạnh lúa, An Giang còn là 1 trong những tỉnh dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, hộ gia đình và trang trại đang được chú trọng phát triển. An Giang là tỉnh có số lượng trang trại đứng đầu cả vùng và cả nước, chiếm 11,8% số lượng trang trại của cả nước và 24,7% của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ cấu trang trại đa dạng, trong đó trang trại trồng cây hang năm và trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng cao hơn. Sự phát triển của loại hình trang trại trong nông nghiệp đã thúc đẩy hiệu quả kinh tế sản xuất, đồng thời tạo ra tiền đề bước đầu cho việc xây dựng các tour du lịch tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giữa nông dân trong vùng và cả nước. 1.3.2. Tiềm năng về nhân văn Về tài nguyên du lịch nhân văn, An Giang là vùng đất có nền văn hoá cổ xưa với di chỉ Ốc Eo tại vùng núi Sập – Ba Thê, làm chúng ta liên tưởng đến một vương quốc Phù Nam hùng mạnh vào những thế kỉ đầu công nguyên nay chỉ còn là phế tích. An Giang còn có nhiều lăng tẩm, đình, chùa, miếu mạo mang đậm dấu ấn khí phách của cha ông thời mờ cõi phương nam như lăng Thoại Ngọc Hầu, đình thần Nguyên Hữu Cảnh, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chùa Tây An. An Giang còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử cách mạng như đồi Tức Dụp, cù lao Ông Hổ và nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng… Đây là những công trình văn hoá độc đáo được xếp hạng quốc gia. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp 12 quốc gia và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có 5 di tích lịch sử - văn hóa chưa được công nhận nhưng có tiềm năng khai thác du lịch: Bảng 1. Các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia ST T Di tích Số lượng 1 Di tích khảo cổ 03 2 Di tích văn hóa – lịch sử 11 3 Di tích kiến trúc 11 4 Di tích thắng cảnh 01 5 Di tích lưu niệm danh nhân 01 Tổng cộng: 27 - Các lễ hội sinh hoạt văn hóa và các đối tượng gắn liền với dân tộc học An Giang là tỉnh có đến 17 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh (94,3%), người Khmer (4,07%), người Chăm (0,65%), người Hoa (1,009%) và nhiều dân tộc khác. Sự gần gũi giữa các dân tộc anh em Khơ-me, Chăm, Hoa cùng hoà quyện với nét văn hoá Nam Bộ của người Kinh với phong cách đặc trưng của người dân miền sông nước đã tạo nên sự đa đạng nhưng rất độc đáo, và rất riêng về văn hoá. Vì vậy An Giang hiện nay là có rất nhiều lễ hội đặc sắc, có quy mô lớn nhất Nam Bộ. Toàn tỉnh có tổng cộng 41 lễ hội, gồm các lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử cách mạng. Trong đó có 1 lễ hội thuộc cấp Bộ quản lí, 6 lễ hội thuộc cấp tỉnh quản lí. Một số lễ hội tiêu biểu là: Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội đền Nguyễn Trung Trực, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ hội Hát Gi, hội đua bò dân tộc Khmer… 13 Bảng 2. Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang ST T Tên lễ hội Thời gian 1 Lễ hội Bà Chúa xứ (Lễ vía Bà) 23/27 tháng 4 âm lịch 2 Lễ hội Chol Chnam Thmay 12 – 15/04 âm lịch 3 Hội đền Nguyễn Trung Trực 18 – 19/10 âm lịch 4 Lễ hội đua bò của người Dân tộc Khmer 09 – 10/10 âm lịch hàng năm 5 Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji) 7 – 10/12 theo Hồi lịch 6 Lễ hội Kỳ An đình Châu Phú 10/5 âm lịch 7 Lễ Ramadan của đồng bào Chăm 1 – 30/9 Hồi lịch - Các làng nghề thủ công: An Giang có 34 làng nghề tiểu thủ công, trong đó có 25 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận với 6300 hộ tham gia, thu hút trên 18.600 lao động. Sản phẩm của làng nghề tập trung vào bốn nhóm: dệt, sản xuất tư liệu lao động, vật dụng sinh hoạt gia đình, mộc và đan lát. Nổi bật là các làng nghề như tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo... Các làng nghề truyền thống là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các tour tham quan kết hợp như tham quan sinh thái với làng nghề . - Các loại hình nghệ thuật: An Giang là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa độc đáo của bốn cộng đồng dân tộc anh em: Kinh, Chăm, Khmer, Hoa. Với nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống khác nhau đã hình thành bức tranh văn hóa nghệ thuật sinh động, nhiều màu sắc. Người Khmer có loại hình nghệ thuật đặc trưng như hát Dù Kê, múa trống, múa Chằng... Người Kinh nổi tiếng với đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể. Người Chăm nổi tiếng với dân ca Chăm và biểu diễn kèn Saranai, Trống Pànà, Paranưng theo phong cách Hồi giáo, người Hoa với nghệ thuật múa dù, quạt, lân sư rồng và hát Hồ Quảng. Đây được xem là lợi thế to lớn để xây dựng nhiều điểm du lịch văn hóa quan trọng của tỉnh. - Văn hóa ẩm thực: An Giang có nhiều món ăn ngon mang đặc trưng ẩm thực vùng Nam Bộ. Cư dân của vùng đất này sáng tạo nhiều món ngon như bún mắm Châu Đốc, bánh xèo rau rừng núi Cấm, cá linh kho mía... Ngoài ra, các món ăn phổ biến của người Việt, các món ăn đặc sản của đồng bào Khmer, Chăm, Hoa cũng góp phần làm giàu thêm cho văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. 1.3.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của tỉnh An Giang An Giang có phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh đã được 14 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng. Với đặc trưng đồng bằng châu thổ, đặc biệt có hệ thống núi non hoà quyện sông nước hữu tình, rừng cây xanh ngát. Đó là dãy thất sơn hùng vĩ, quần thể di tích Núi Sam với Miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng, chùa Hang với sự tích thanh xà bạch xà, Lăng Thoại Ngọc Hầu - vị công thần mở đường khai phá vùng đất phương Nam trù phú, chùa Tây An Cổ tự, nền văn minh Vương quốc Phù Nam – Óc Eo và đặc biệt là Đền thờ và khu lưu niệm cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ở Cù lao Ông Hổ bên bồ sông Hậu. Với hệ thống sông ngòi phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sông nước, khám phá các tập quán, sinh hoạt trên sông của dân bản địa như: du thuyền trên dòng Mê Kông với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang có chiều dài hàng trăm Km và hàng chục cù lao, cồn nổi lớn nhỏ... tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, hình thành các làng nổi trên sông. Các chợ nổi và làng bè là những điểm du lịch gây nhiều hứng thú cho du khách trong cũng như ngoài nước. Ngoài ra, An Giang là tỉnh có 4 dân tộc cùng sinh sống: Kinh – Chăm – Hoa - Khơme, vì vậy mà nơi đây đã hội tụ nền tinh hoa văn hóa độc đáo của 4 dân tộc anh em. Nhìn chung, nhờ có lợi thế mạnh về tự nhiên đã tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng các loại hình du lịch cộng đồng. Trên cơ sở khai thác các thế mạnh về địa hình, sinh vật và nông nghiệp, nhiều sản phẩm du lịch được tạo ra đã có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, các tour tham quan mô hình trang trại, miệt vườn, tham gia sản xuất cùng nông dân, tổ chức chài lưới bắt cá, dịch vụ homestay… được đầu tư phát triển và ngày càng hấp dẫn du khách. Có thể nói, An Giang hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. 1.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG 1.4.1. Thuận lợi Các yếu tố về tự nhiên đa dạng, mang đậm tính chất của đồng bằng điền trũng với hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu ôn hòa, đồng bằng phù sa màu mỡ, cho phép tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây đặc trưng và hệ thống vườn cây ăn quả, từ đó có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái. Hệ thống các giá trị nhân văn phong phú, bao gồm hệ thống các giá trị di tích lịch sử, khảo cổ học, làng nghề và các đối tượng liên quan đến dân tộc học..., kết hợp với các tiềm năng về tự nhiên, tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch nhân văn. An Giang có nhiều thế mạnh nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và thủy sản. Cơ cấu của sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm nông nghiệp được ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra sản lượng và chất lượng cao. Loại hình 15 trang trại ngày càng được mở rộng. An Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của các hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng và cả nước. Họ đến để học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, qua đó góp phần thúc đẩy hình thức du lịch nông nghiệp phát triển. An Giang là tỉnh có sự chung sống của 4 dân tộc anh em. Vì vậy, nơi đây hội tụ đầy đủ các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc. Dựa vào thế mạnh về văn hóa dân tộc, từ đó có thể khai thác loại hình du lịch cộng đồng từ các dân tộc. Ví dụ điển hình là du lịch cộng đồng Chăm tỉnh có thể khai thác các sản phẩm truyền thống đặc trưng nên các sản phẩm xà rông, túi xách, khăn choàng… An ninh xã hội của tỉnh đã được đảm bảo nên cũng hạn chế những trường hợp xấu xảy ra với du khách khi đến đây du lịch. 1.4.2. Khó khăn Nguồn nhân lực dành cho phát triển du lịch cộng đồng nhìn chung còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Người nông dân chưa được đào tạo về du lịch và các kĩ năng cơ bản về kinh doanh tổ chức du lịch. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở lưu trú, tham quan còn yếu. Các hình thức quảng bá còn hạn chế. Việc đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng còn mới ở dạng thử nghiệm. Việc quy hoạch và định hướng tổ chức phát triển du lịch cộng đồng còn chưa được thực hiện để phát huy các thế mạnh sẵn có của du lịch nông nghiệp tại tỉnh. Văn hóa của các dân tộc nơi đây chưa được khai thác đúng mức giá trị của nó và ngày càng có nguy cơ bị mai mọt đi sẽ mất dần theo thời gian. Cụ thể là số lượng các làng nghề truyền thống của người Chăm ngày một giảm dần và số lượng người Chăm tham gia sản xuất trong các làng nghề truyền thống của người Chăm cũng ít hơn. Những dân cư người Chăm họ dần dần chuyển sang làm nghề khác không tiếp tục tham gia vào sản xuất theo nghề truyền thống nữa, từ là những người thợ dệt thì họ chuyển sang buôn bán nhỏ, lẻ hoặc làm nông nghiệp. Tính cộng đồng trong sinh hoạt và tính xã hội trong sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn hạn chế. Chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự làm, tự tiêu. Công tác vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch còn nhiều điều bất cập như vệ sinh lương thực, thực phẩm, vệ sinh sinh hoạt,… Cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng còn kém nhiều tuyến đường nối các điểm, khu du lịch còn hẹp, đường xấu, thường xuyên xảy ra tắt nghẽn giao thông. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan