Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Tổng quan về ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long và công...

Tài liệu Tổng quan về ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long và công tác thẩm định các dự án đầu tư p2

.PDF
62
146
122

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp phí cho cả thời kỳ hoạt động của dự án. Nhược điểm: đây là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ B/C có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn những dự án loại trừ nhau vì những dự án nhỏ có tỷ lệ B/C lớn song tổng lợi nhuận vẫn nhỏ, phương pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu. - Kiểm tra độ nhạy của dự án để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các nhân tố liên quan thay đổi, các nhân tố này có thể là sự thay đổi về nguồn cung về giá bông vải sợi , sự thay đổi về lãi suất vay vốn, thay đổi về vốn đầu tư… Phân tích độ nhạy của dự án cho phép cán bộ thẩm định nhận biết được những nhân tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu ra của dự án, từ đó có những chú ý đặc biệt trong việc tính toán quản lý các yếu tố này về sau. Những dự án được coi là an toàn nếu nó chịu ít ảnh hưởng từ các yếu tố đầu vào. Tức là nếu những nhân tố đầu vào bất định thì kết quả dự án vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được. 3.3. Thẩm định tài sản đảm bảo. Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là đảm bảo tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Nói chung bất kỳ tài sản nào hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên để đảm bảo tiền vay thục sự có hiệu quả đòi hỏi : - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm . - Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu ( phải có giá trị và thị trường tiêu thụ ) - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người vay có quyền xỷ lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Do đó, mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo là đánh giá một cách chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay có thoản mãn các yêu cầu nêu trên hay không . Nếu thỏa mãn thì nguồn vốn vay sẽ được đảm bảo an toàn 3.4. Ước lượng và kiểm soát rủi ro Cán bộ thẩm định cần đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năng xảy ra với dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại của những rủi ro đó. Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng của bản thân mà cán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hoặc báo cáo lên trưởng phòng tín dụng và Ban giám đốc để cùng tìm hướng giải quyết. Các rủi ro xảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là: - Rủi ro về cung cấp: mức độ sẵn có của nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt, giá nguyên liệu, số lượng những nhà cung cấp tiềm năng… - Rủi ro sản xuất: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân, công suất máy được đưa và vận hành. - Rủi ro phân phối: các quy định được đặt ra cho ngành dệt, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế… - Rủi ro thanh toán: Các khoản phải thu không thu hồi được 3.5. Ra quyết định Sau các bước trên, cán bộ thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc Chi nhánh để giám đốc ra quyết định có cho vay hay không và quyết định mức cấp tín dụng cho khách hàng. 4. Thẩm định dự án vay vốn “Đầu tư thiết bị dệt Link tự động điện tử để sản xuất bít tất Links , bít tất Rib chất lượng cao ” của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội 4.1. Thẩm định khách hàng 4.1.1. Giới thiệu chung về khách hàng Tên đầy đủ : Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội Tên tiếng Anh : HANOI KNITTING JSC. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Địa chỉ : Xuân Đỉnh , Từ Liêm , Hà Nội Điện thoại : (084) 04.83860 Fax (084) 04.8362470 : Tài khoản giao dịch số : 0021000002165 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long Hình thức sở hữu : Công ty cổ phần Hoạt động kinh doanh chính : Sản xuất bít tất phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài Đơn vị chủ quản của KH : Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội Người đại diện hợp pháp: Bùi Tấn Anh – Giám đốc công ty 4.1.2. Thẩm định hồ sơ năng lực pháp lý và năng lực tài chính của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội  Hồ sơ pháp lý Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm : - Quyết định thành lập Doanh nghiệp nhà nước công ty dệt kim Hà Nội số 528 QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 13/09/1994. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 101457 ( Đăng ký lần đầu ) do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 25/04/1994 và đăng ký lại ngày 15/03/2005 số 0105002478. - Quyết định số 78/QĐ HĐQT Công ty cổ phần dệt may Hà Nội ngày 16/02/2005 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Hùng là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dệt kim kiêm Giám đốc công ty dệt Minh Khai. - Quyết định số 93 / QĐ HĐQT ngày 15/04/2005 về việc bổ nhiệm ông Bùi Tấn Anh là giám đốc công ty. - Quyết định số 132/ QĐ NSLĐ ngày 05/08/2008 về việc bổ nhiệm bà Phạm Thị Hợp là kế toán trưởng công ty cổ phần dệt kim Hà Nội. - Vốn điều lệ : 24.000.000.000 VNĐ ( thời điểm ngày 17/03/2005 ) - Mô hình tổ chức và chất lượng quản lý điều hành : Mô hình tổ chức gọn nhẹ , phù hợp với quy mô và sự phát triển của công ty . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp - Quản lý và điều hành công ty đều là những cá nhân gắn bó lâu dài với ngành dệt, giàu kinh nghiệm, và có năng lực, có trách nhiệm. Bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: Đội ngũ cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2.5 :Cơ cấu tổ chức và các vị trí lãnh đạo chủ chốt của công ty cổ phần dệt may Hà Nội Số Chức vụ Họ tên Lĩnh vực quản lý Trình độ Thời ổi năm gian bổ công Tu nhiệm tác CT HĐQT Dệt Kim kiêm GĐ công ty dệt Nguyễn Quản lý 56 Quốc Hùng toàn bộ hoạt Minh động Khai sư Kỹ 38 02/05 24 04/05 30 08/08 hóa nhuộn của công ty sư Kỹ Giám Đốc Bùi Tấn Anh Kế trưởng toán Phạm Thị Hợp Điều 49 hành công ty Quản nghệ dệt lý tài chính, kế công Cử nhân 50 tài chính toán Qua hồ sơ pháp lý của công ty cổ phần dệt kim Hà Nội thì cán bộ tín dụng ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long khẳng định công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân. Có đủ tư cách để lập hồ sơ xin vay vốn của ngân hàng. - Trình độ kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh: Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất bít tất. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp - Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Thương hiệu của công ty đã được biết đếm với uy tín cao trong hàng chục năm qua. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ cả ở thị trường trong nước thông qua hệ thống các đại lý trên toàn quốc ( chiếm 30-35% tổng doanh thu ) và thị trường xuất khẩu ( chiếm 60-70% tổng doanh thu bao gồm Nhật Bản, Lào, Mỹ, Canađa …).Mức độ gắn bó trung thành của bên mua sản phẩm tương đối tốt. Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong cùng ngành nhưng công ty vẫn khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất bít tất chất lượng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Triển vọng: Hiện nay triển vọng phát triển của ngành dệt là rất lớn do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng và thị hiếu của khách hàng ngày càng được nâng cao, do vậy công ty có nhiều cơ hội để phát triển .  Năng lực pháp lý của Công ty thể hiện qua tình hình hoạt động, phát triển và quan hệ tín dụng với ngân hàng. - Quá trình hoạt động: Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, tiền thân là Xí nghiệp dệt kim Hà Nội, ngày 13/09/1994 đổi tên thành Doanh nghiệp Nhà nước Công ty dệt kim Hà Nội đồng thời quy định lại nhiệm vụ của công ty là sản xuất kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm dệt, bít tất. Liên doanh và hợp tác với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Làm đại lí, đại diện mở của hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngày 17/03/2005 doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dệt kim Hà Nội được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tổng số vốn điều lệ là 24.000.000.000đ, trong đó vốn nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ (12.240.000.000đ ) và được giao cho Công ty dệt Minh Khai quản lý, sử dụng. Phần vốn của cổ đông trong Công ty chiếm 45,57% vốn điều lệ (10.936.800.000đ ), phần vốn của cổ đông ngoài công ty chiếm 3,43 % vốn điều lệ ( 823.200.000 đ ). Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực dệt kim, với bề dày lịch sử và kinh nghiệm hoạt động, mạng lưới tiêu thụ rộng lớn, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước: Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản, Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Hàn Quốc …Sản phẩm của công ty sản xuất có uy tín trên thị trường trong nước đặc biết là thị trường nước ngoài, tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng. - Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội với năng lực sản suất từ 10-12 triệu sản phẩm trên năm trong đó xuất khẩu 85% sang thị trướng các nước Nhật Bản, Mỹ, EU. Năm 2007 đạt doanh thu 31,9 tỷ đồng và thực hiện mục tiêu tăng trưởng hàng năm 15 – 20%. Diện tích nhà xưởng trên 40.000m2, bao gồm 6 xí nghiệp thành viên ( xí nghiệp dệt, xí nghiệp xử lý hoàn tất, 3xí nghiệp may và xí nghiệp cơ khí sửa chữa).Với tổng số cán bộ Công nhân viên gần 2000 người, trong đó 85% là công nhân kỹ thuật lành nghề, 8% kỹ sư và cử nhân kinh tế, bộ máy điều hành giàu kinh nghiệm và cơ chế quản lý trực tuyến đáp ứng cao các yêu cầu của khách hàng. Với dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh các loại vải từ dệt, xử lý hoàn tất, cắt, may, in thêu đã tạo được các sản phẩm thíc ứng với mọi đối tượng khách hàng trong sinh hoạt hàng ngày, hoạt động thể thao du lịch, công sở, trường học …Bằng các thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Đức, Italia ..sản phẩm của công ty luôn đáp ứng yêu cầu chất lượng cao, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng nhờ những đặc tính vượt trội là mềm mại, siêu trắng, có độ co giãn tốt, thoát mồ hôi, khô nhanh. Công ty đã áp dụng công nghệ sản xuất mới từ khâu dệt đến khâu xử lý hoàn tất để tạo ra các loại vải từ sợi tổng hợp TC, CVC, PE…, các loại sợi tổng hợp biến tính có tính năng ưu việt hơn cả vải 100% cotton: giữ ẩm cho da, sát khuẩn, giữ nhiệt (mát về mùa hè, ấm về mùa đông), chống tia tử ngoại và vải cotton/lycra để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đặc biệt vải cào bông một mặt, hai mặt, vải nỉ có ưu điểm vượt trội: giữ nhiệt, ấm áp phù hợp với mùa thu, đông. Với những đặc điểm riêng như trên có thể tin tưởng rằng công ty dệt kim Hà Nội sẽ là một khách hàng đáng tin cậy của ngân hàng, ngân hàng có thể tin tưởng cho công ty vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất . - Liên tục trong 4 năm liền từ ( 2004 đến 2007 ) sản phẩm bít tất của công ty được cấp chứng chỉ ISO9002 và được người tiêu dùng trong nước bình chọn là hàng Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Việt Nam, chất lượng cao. Điều đó chứng tỏ vị thế của công ty trên thị trường hàng dệt may. - Quan hệ giao dịch với NHNT Thăng Long : + Thời gian giao dịch: Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội là khách hàng truyền thống đã có quan hệ với VCB từ hơn 10 năm nay trong đó quan hệ với VCB Thăng Long từ tháng 03/2003. + Loại hình sản phẩm của ngân hàng mà khách hàng thường sử dụng: cho vay, thanh toán LC miễn ký quỹ, tiền gửi, thanh toán XNK, nhờ thu, chuyển tiền . + Xếp hàng tín dụng đang được phân loại: BB + Giới hạn tín dụng hiện đã xác định cho doanh nghiệp: 16 tỷ VNĐ + Uy tín trong giao dịch với NHNT: Là khách hàng có quan hệ tín dụng và thanh toán thường xuyên với VCB, sử dụng vốn vay đúng mục đích, vay và trả nợ đúng hạn. Liên tục trong 6 năm liên tiếp từ 2003 - 2008 được xếp hạng khách hàng ưu đãi loại I . Triển vọng của công ty trong thời gian tới: Mặc dù công ty còn một số khó khăn tạm thời như quy mô sản suất còn khá khiêm tốn, số lượng và chất lượng máy dệt chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty tương đối tốt. Từ đầu năm 2008, công ty có nhập thêm 20 máy links Booseong. Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm, giá cả và phương thức tiếp thị là các yếu tố để thành công. Vì thế công ty đã tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đối tác để xuất khẩu và mở rộng thị trường thông qua mạng Internet và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Với uy tín về sản phẩm và quyết tâm của công ty có thể thấy triển vọng phát triển trong thời gian tới của công ty là rất khả quan . Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng: Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với NHNT hơn 10 năm qua, công ty có đầy đủ năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân để xin vay vốn tại Vietcombank Thăng Long.  Năng lực tài chính của công ty Với chiến lược phát triển lâu dài và đường lối đúng đắn: nhập khẩu các máy móc, các công nghệ mới nhất của ngành dệt để tăng năng suất, tăng chất lượng sản Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp phẩm, việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển thuận lợi, tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân, lương của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lao động cũng tăng cao.Hoạt động sản xuất các năm đều đem lại lợi nhuận đáng kể. Sau khi tổng hợp số liệu từ Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định tính được bảng chỉ tiêu tài chính như sau: Bảng 2.6 :Phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Qúy II/ CÁC CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Đơn vị : Các chỉ tiêu tuyệt đối Triệu VNĐ Doanh thu thuần 29.672 39.008 23.006 Lợi nhuận sau thuế 1.565 1.557 801 Tổng giá trị tài sản 50.845 56.802 61.370 Vốn chủ sở hữu 25,999 26.323 27.215 Giá trị các khoản phải thu 4.191 5.650 6.926 Giá trị hàng tồn kho 9.702 10.465 10.178 Giá trị các khoản phải trả người bán 3.016 2.273 2.885 38,2% 31,5% 198,1% -0,5% 0,05 0,04 Các chỉ tiêu tương đối Các chỉ số doanh lợi Tốc độ tăng trưởng doanh thu Tốc độ tăng trưởng lơi nhuận ròng Hệ số lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D 0,03 Chuyên đề tốt nghiệp Hệ số lợi nhuận/ Tài sản 0,03 0,03 0,01 Hệ số lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu 0,06 0,06 0,03 Tỷ lệ chi phí quản lý & bán hàng/ 12,6% 11,7% 12,3% Doanh thu thuần Các chỉ số cơ cấu vốn TS, các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính Hệ số vốn tự tài trợ ( NVCSH/NV ) 0,51 0,46 0,44 Hệ số nợ ( NPT / TS ) 0,49 0,54 0,56 Hệ số nợ ngắn hạn/Tổng 0,79 0,66 0,62 0,96 1,16 1,26 0,87 0,85 0,88 0,37 0,31 0,37 0,15 0,02 0,04 73 45 77 29 170 112 nợ(NNH/NPT) Hệ số đòn bẩy ( NPT/ NVCSSH ) Các hệ số thanh toán Hệ số thanh toán hiên tại (TSLĐ / NNH) Hệ số thanh toán nhanh (tiền + phải thu) / NNH Hệ số thanh toán tức thời ( tiền / NNH ) Các hệ số hoạt động Số ngày phải thu (360*gtrị TBKPthu/DDT) Số ngày phải trả (360*gtrị TB KP trả/giá vốn hàng bán ) Số ngày hàng tồn kho (360*gtrị TB hàng tồn kho/giá vốn hàng bán) Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Vòng quay tài sản có 0,58 0,72 1,53 2,29 ( DDT/ gtrị TB tổng tài sản) Vòng quay vốn lưu động ( DDT/g trị TB TSCĐ và ĐTNN ) Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án dệt kim Hà Nội – Phòng Khách hàng,CN Thăng Long Sau khi xem xét và phân tích các chỉ tiêu tài chính trên cán bộ thẩm định đã đưa ra một số đánh giá khái quát sau: Công ty là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vượt qua khó khăn của những năm đầu cổ phần hóa, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dần dần đi vào ổn định, sản xuất kinh doanh tăng trưởng khá tốt. Năm 2006 công ty đạt doanh thu 29,6 tỷ đồng, lợi nhuận 1,56 tỷ đồng. Năm 2007 doanh thu đạt 39,1 tỷ đồng, tăng 31 % so với năm 2006. Các khoản công nợ phải thu và hàng tồn kho tăng trong khi các khoản phải trả giảm do trong năm công ty tập trung đẩy mạnh công tác sản xuất và tiêu thị hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tổng tài sản tăng chủ yếu do tài sản cố định tăng do trong năm công ty đầu tư thêm 30 máy dệt computer nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính của công ty nhìn chung lành mạnh, vốn chủ sở hữu lớn, cơ cầu tài chính khá cân đối. Hệ số đòn bẩy của công ty giảm rõ rệt thể hiện khả năng trả nợ và tự chủ về tài chính của công ty là tương đối cao. So với năm 2006, hệ số lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhìn chung ổn định, các chỉ số này lần lượt là 0,04; 0,03 và 0,06. Vòng quay tài sản có, vòng quay vốn lưu động là 0,72 và 2,29 tăng so với năm 2006 lần lượt là 0,58 và 1,53 chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả hơn . Tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng của công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 trong khi doanh thu của công ty tăng chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty khá tôt mặc dù công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đa dạng hóa các loại bít tất do đó các chi phí về bán hàng, thiết kế, chào mẫu tăng cao. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Hệ số đòn bẩy là 1,16 tăng so với năm 2006 , hệ số thanh toán hiện tại là 0,85 tuy nhiên vẫn đảm bảo ở mức an toàn. Hệ số thanh toán dài hạn là 0,31 do tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động ở mức cao. Tuy nhiên phần lớn hàng tồn kho là sợi do công ty nhập về chờ sản xuất cho các đơn hàng đã ký và thành phẩm chờ xuất bán nên không thuộc hàng chậm luân chuyển . Tính đến 31/07/2008 doanh thu của công ty là 26 tỷ đồng, chiếm 65% kế hoạch doanh thu cả năm 2008, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 64% tổng doanh thu. Đây là con số khả quan vì đặc thù của sản phẩm dệt kim là phần lớn các lô hàng xuất khẩu được thực hiện vào cuối năm, từ đó cho thấy doanh thu của công ty năm 2008 không đáng kể so với năm 2007 trong đó số tồn kho nguyên vật liệu là 5,1 tỷ đồng chủ yếu là sợi do công ty nhập về để đảm bảo cho các lô hàng sản xuất trong các tháng tiếp theo. Các khoản phải thu đến 31/07/2008 là 4,9 tỷ đồng tăng so với đầu năm do công ty đã xuất một sô lô hàng sang Mỹ và đang chờ bạn hàng thanh toán, tuy nhiên so với khoản phải thu tính đến 30/06/2008 thì đã giảm gần 2 tỷ đồng chứng tỏ công ty đã có phương án tốt và hiệu quả để thu nợ từ phía đối tác. Phải trả người bán đến 31/07/2008 là 2,3 tỷ đồng giảm 600 triệu so với thời điểm 30/06/2008. Qua phân tích tài chính Công ty cho thấy Công ty có tình hình tài chính lành mạnh, có quan hệ tín dụng rõ ràng, vay trả sòng phẳng. Khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tương đối thấp do tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn nhỏ, tuy nhiên đặc điểm mày cũng phù hợp với đặc điểm ngành vì nguồn hình thành vốn chủ sở hữu chủ yếu hình thành từ lợi nhuận hàng năm. Qua những phân tích trên, cán bộ thẩm định đã đưa ra nhận xét công ty cổ phần dệt kim Hà Nội là doanh nghiệp có kinh nghiệm, có uy tín trong lĩnh vực dệt may,ban lãnh đạo công ty có năng lực, giàu kinh nghiệm. Công ty đã tạo dựng được thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế và trong nước.Công ty có tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tín dụng rõ ràng. Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt, ổn định và hiệu quả. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Thông qua việc đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện hành của công ty, cán bộ tín dụng ngân hàng ngoại thương Chi nhánh Thăng Long đã chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp như sau: - Chấm điểm tín dụng : 67,9 điểm - Xếp hạng tín dụng : loại BB Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội có đủ tư cách và năng lực để vay vốn của ngân hàng. 4.2. Thẩm định dự án đầu tư 4.2.1. Mô tả dự án Dự án mua 10 máy dệt Links để sản xuất bít tất Link, bít tất Rib chất lượng cao Loại sản phẩm đầu ra : Bít tất links, bít tất Ribs chất lượng cao Công suất thiết kế : 65 đôi tất/ca/máy Suất đầu tư : 35,56% Thị trường tiêu thụ dự kiến : Cho các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu Giá thành dự kiến : 6.450 VNĐ/ đôi tất ( 0,39 USD/đôi tất ) Già bán dự kiến 6.930 VNĐ/đôi tất (0,42 USD/ đôi tất ) 4.2.2. Khái quát chung về dự án - Chủ đầu tư : Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội -Tên dự án : Đầu tư thiết bị dệt Link tự động điện tử để sản xuất bít tất links, bít tất Rib chất lượng cao tại Công ty dệt kim Hà Nội - Địa điểm đầu tư: Tại phân xưởng dệt II, công ty cổ phần dệt kim Hà Nội - Mục đích vay : Đầu tư mua mới 10 máy dệt links để sản xuất bít tất links, bít tất Rib chất lượng cao. - Tổng mức đầu tư là 116.000 USD Phương thúc vay vốn: - Tổng giá trị đề nghị vay : 94.500 USD - Lãi suất : Theo lãi suất trung hạn trong từng thời kỳ của VCB Thăng Long , 06 tháng điều chỉnh một lần . - Thời hạn vay : 53 năm ( trong đó ân hạn 03 tháng ) Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp - Nguồn trả nợ : Nguồn vốn khấu hao TSCĐ và 50% LNST Trong đó : - Vốn tự có tham gia : 21.000 USD chiếm tỷ lệ 18,53 % vốn đầu tư - Vốn vay NHTN dự kiến : 94 .500 USD chiếm tỷ lệ 81,47 % vốn đầu tư Nhu cầu vốn đầu tư 116.000 USD trong đó: - Vốn XDCB: 4.000 (cải tạo nhà xưởng ) - Vốn đầu tư máy móc thiết bị : 105.000 USD - Vốn lưu động : 5.000 USD - Vốn dự phòng : 2000 Kế hoạch thu xếp vốn : - Vốn tự có : 21.500 USD - Vốn vay : 94.500 USD ( vay VCB Thăng Long ) 4.2.3. Thẩm định dự án đầu tư 4.2.3.1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Với ưu thế là nguồn lao động dồi dào, giá nhân công không cao, lao động nữ chiếm đa số thì hướng phát triển hơn nữa của ngành dệt là rất hợp lý. Mục tiêu của ngành công nghiệp dệt trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu, hướng tới các thị trường mới tiềm năng trên thế giới. Hàng dệt may Việt Nam ngay từ khi mới được xuất khẩu đã chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng vòi những ưu thế vượt trội như: giá thành thấp, chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Nhưng từ khi gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cường quốc dệt may khác trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, trước tình hình đó việc cải tạo nâng cao năng lực sản xuất, thay mới hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất là nhu cầu hết sức bức thiết vì hầu hết các mày móc thiết bị mà ngành dệt đang sử dụng đều là những máy móc đã cũ, được sử dụng đã lâu và hầu hết đều sử dụng nhũng công nghệ đã lạc hậu. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Cùng trong tình thế trên, công ty cổ phần dệt kim Hà Nội- một doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt kim cũng đang tích cực huy động mọi nguồn lực để đầu tư mới hệ thống mày móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm mục đích giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Quý III năm 2007, công ty dự kiến sẽ nhập thêm 10 máy dệt hiện đại của Hàn Quốc để đổi mới sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện tại công ty mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Việc đầu tư máy móc mới tạo ra sản phẩm chất lượng cao sẽ giúp công ty đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường, từ đó mở rộng thị phần vầ tăng khả năng tiêu thụ cho sản phẩm. Qua việc thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án, cán bộ tín dụng nhận xét nhu cầu vay vốn đầu tư mua máy móc thiết bị của công ty hoàn toàn xuất phát từ thực tế khách quan, từ nhu cầu chính đáng. 4.2.3.2. Thẩm định các căn cứ pháp lý của dự án Hồ sơ pháp lý của dự án bao gồm các văn bản chính sau 1. Luận chứng đầu tư thiết bị links tự động điện tử để sản xuất bít tất Links tự động điện tử để sản xuất bít tất links, bít tất Rib chất lượng cao . 2. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ ngày 01/11/2008 . 3. Biên bản họp hội đồng quản trị ngày 25/10/2008 về việc thông qua phương án đầu tư nhập khẩu 10 máy dệt Booseong – Hàn Quốc, nâng cao năng lực sản xuất hàng nhập khẩu năm 2008. 4. Quyết định của hội đồng quản trị ngày 26/10/2008 về việc nhập khẩu 10 máy dệt computer của hãng Booseong precision Co Ltd . 5. Hợp đồng nhập khẩu thiết bị số DI-HKJ-102908 ngày 29 tháng 10 năm 2008. 6. Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai ngày 10/11/2008. Như vậy, hồ sơ pháp lý của dự án đã đầy đủ theo theo các quy định hiện hành của pháp luật và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương, đảm bảo tính pháp lý và đồng bộ. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp 4.2.3.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án  Đánh giá tình hình thị trường : - Thị trường đầu ra: Từ năm 2007 doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu nguyên tắc với đối tác Shin Myoung International của Hàn Quốc với thời hạn 03 năm. Shin Myoung sẽ là nhà phân phối độc quyền của công ty Cổ phần dệt kim vào thị trường Mỹ. Công ty Shin Myoung cũng là khách hàng quen thuộc của công ty trong những năm qua. Bên cạnh đó công ty cũng có các hợp đồng thường xuyên từ những khách hàng truyền thống như công ty Masumoto, Centre For, Chori, Bruin, Tiệp, Hoamaixo S.R.O (cộng hòa Séc )…Như vậy thị trường đầu ra cho sản phẩm của công ty là tương đối tốt và có khả năng mở rộng.  Đánh giá các điểm mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm thay thế trên thị trường. Các sản phẩm được dệt từ máy dệt Links có chất lượng cao hơn, ít tiêu hao nguyên liệu so với các sản phẩm dệt từ các loại máy dệt đang sử dụng tại Công ty đồng thời có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.  So sánh chất lượng và giá thành đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Hiện tại đối thủ cạnh tranh khá mạnh với sản phẩm bít tất của Công ty là bít tất Trung Quốc ( với ngoài lợi thế về giá cả thì thua kém sản phẩm của Công ty về cả chất lượng và mẫu mã sản phẩm ). Việc đầu tư máy móc lần này sẽ giúp công ty nâng cao được chất lượng và da dạng chủng loại sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sang thị trường.  Tính hợp lý của nhóm đối tượng khách hàng mà chủ đầu tư định tập trung bán sản phẩm: Công ty nhập 10 máy dệt Links Booseong lần này với mục đích chủ yếu đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ và một số thị trường khác như Nhật Bản, Canada …Mỹ là một thị trường mới,đầy tiềm năng với nhu cầu sản phẩm bít tất lớn và ổn định, lại không đòi hỏi yêu cầu cao về nguyên vật liệu đầu vào và tiêu chuẩn sản phẩm thị trường như thị trường Nhật Bản, EU… Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Các phương án tiêu thụ sản phẩm xấu nhất và khả năng giải quyết của Doanh nghiệp: Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, ngoài thị trường truyền thống là các nước EU , Mỹ , Nhật Bản , đơn vị còn đang xúc tiến và đẩy mạnh việc bán hàng đối với thị trường nội địa thông qua mở rộng các đại lý phân phối hàng trong nước và khuếch trương thương hiệu sản phẩm, điều này thể hiện đơn vị rất chú trọng yếu tố tiêu thụ đầu ra, đảm bảo không xảy ra tình trạng tồn ứ hàng tồn kho trong trường hợp các thị trường truyền thống gặp khó khăn. 4.2.3.4. Thẩm định kỹ thuật của dự án  Thẩm định công nghệ của dự án Dự án mua 10 máy dệt Link Booseong của Hàn Quốc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất sản phẩm. Nhà cung cấp Booseoong của Hàn Quốc là nhà cung cấp uy tín, đã có quan hệ với công ty đã lâu, hiện tại công ty cũng đã đang sử dụng tốt 60 máy dệt Link cùng loại với số máy dệt thuộc dự án này. Máy dệt Link với ưu điểm là tốc độ dệt nhanh, sợi dệt chặt, sít nhưng vẫn có độ thông thoáng cho sản phẩm. Sử dụng công nghệ hiện đại mà các nước tiên tiến đang sử dụng, với đặc tính gọn nhẹ không cồng kềnh phức tạp như những máy dệt mà công ty đã sử dụng trước đây, máy dệt Link hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm về nguyên vật liệu, về lao động và thời tiết của Việt Nam. Công suất thiết kế : 65đôi tất/ca/máy Suất đầu tư : 35,56% Căn cứ vào tình hình thức tế thực tế vận hành máy móc của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định ước tính công suất thực tế trung bình qua các năm của dự án là 100% công suất thiết kế  Thẩm định khả năng đàm phán mua sắm máy móc và vận hành Công ty đã đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà cung cáp máy dệt cho dự án, sau khi công ty mở LC tại ngân hàng, nhà cung cấp sẽ cử kỹ sư sang tận nơi để thực hiện lắp ráp và tiến hành giao máy. Công việc vận hành cũng sẽ được các kỹ sư của nhà cung cấp tiến hành trong thời gian chạy thử, nếu có bất kỳ sự cố kỹ thuât nào bên cung cấp sẽ có trách nhiệm Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp xử lý. Mặt khác, hiện tại công ty dệt kim Hà Nội cũng đang sử dụng tốt 60 máy dệt Link cùng loại với số máy thuộc dự án đầu tư này nên có thể coi khả năng vận hành máy của công ty được đảm bảo.  Thẩm định nguồn cung đầu vào của dự án Nguồn nguyên liệu mà dự án sử dụng được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau: - Nguồn nguyên liệu trong nước : khoảng 10% - Nguồn nguyên liệu nhập khẩu : Chiếm khoảng 90 % còn lại Đánh giá tình hình thị trường đầu vào: Trong những năm qua giá cả nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất bít tất của Công ty Dệt kim Hà Nội biến động không đáng kể, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính gồm các loại sợi do Trung Quốc (Công ty Zhejiang Zhuji new Shuangjin trade Co.Ltd ), Nhật Bản ( Công ty Chori ), Thái Lan ( công ty Rama ) cung cấp vẫn luôn đều đặn, ổn định và rất đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, qua việc kiểm tra và thử nghiệm một cách chặt chẽ các nguyên liệu ở trong nước và được sự chấp nhận của khách hàng, công ty đã chủ động tìm kiếm những loại nguyên vật liệu có chất lượng cao được sản xuất trong nước. Nguồn nguyên liệu chủ yếu của dự án lần này là từ Trung Quốc với các nhà cung ứng như Zhejiang Zhuji New Shuangjin trade Co.Ltd, Media Nylon Company, Huntsman Pte Ltd … có giá thành rẻ, chất lượng đảm bảo và nguồn cung cấp dồi dào.  Thẩm định giải pháp kiến trúc của dựa án Dự án sẽ được triển khai tại phân xưởng III, công ty cổ phần dệt kim Hà Nội. Hệ thống nhà xưởng tại đây sẽ được cải tạo cho phù hợp với mày móc mới . - Giải pháp bố trí tổng mặt bằng: + Phân khu chức năng được tính đến mối liên hệ và công nghệ, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, giao thông và trình tự xây dựng. Phân khu chức năng được cách ly khu sản xuất, khu cung cấp năng lượng, tránh gây ồn ào cho khu hành chính. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp + Đảm bảo tính hợp lý mối liên hệ giữa sản xuất, cung ứng vật tư, nguyên liệu, vận chuyển thành phẩm và bán thành phẩm, các mạng lưới kỹ thuật trong khu vực xí nghiệp. Khu vực nhà xưởng sẽ được tiến hành cải tạo căn cứ theo công nghệ sản xuất, quy mô công trình, điều kiện khí hậu, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện thi công. Hệ thống nhà xưởng sẽ bao gồm nhà bảo vệ, nhà sản xuất chính và các công trình hạng mục phục trợ như khu vực vệ sinh, khu vực ăn uống,nghỉ ngơi…Nhà sản xuất chính sẽ được thiết kế nền lát gạch men bóng, trần cao, có hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát đạt tiêu chuẩn. - Các giải pháp đảm bảo: + Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất được nhập theo sản lượng sản xuất thực tế hàng tháng của lao động. Nguyên vật liệu chính được chuyển trực tiếp tới kho nguyên vật liệu của công ty. + Về phòng chống cháy nổ : Tất cả các khu vực sản xuất đều có hệ thống báo cháy tự động, các bình cứu hỏa và các vòi cứu hỏa được bố trí tại những nơi thuận tiện, dễ thấy. + Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt đề phòng có sự cố xảy ra. - Giải pháp về vệ sinh công nghiệp: Xử lý bụi bằng hệ thống phun nước tự động dưới dạng sương mù. Việc dùng hệ thống xử lý bụi như vậy có ưu điểm là mọi chất bụi lơ lửng trong không khí đều bị kéo rơi xuống nhưng như vạy lại dề gây chập mạch, gây hư hỏng cho các thiệt bị điện tử.Hệ thống xử lý bụi này chỉ áp dụng cho các khu nhà xưởng nơi có các thiết bị may cơ học. Đánh giá về giải pháp kiến trúc: Giải pháp xây dựng và bố trí mặt bằng xây dựng là phù hợp với địa lý của dựa án, thêm vào đó công ty đã có thêm những giải pháp đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường.  Thẩm định khả năng chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm của dự án Hiện tại công ty mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Việc đầu tư máy móc mới tạo ra sản phẩm chất lượng cao sẽ giúp công ty đáp ứng Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp được phần nào nhu cầu của thị trường, từ đó mở rộng thị phần và tăng khả năng tiêu thụ cho sản phẩm 4.2.3.5. Thẩm định tài chính dự án  Doanh thu của dự án : Với mức công suất thực tế như trên, dự án có thể sản xuất 608.400 đôi tất/năm. Vế đơn giá của sản phẩm: tùy theo từng loại hàng mà công ty xác định mức giá cho sản phẩm khác nhau. Đơn giá bình quân để tính toán hiệu quả của dự án là 0.42 USD / đôi ( khoảng 6.930VNĐ ). So sánh với mức giá sản phẩm tương tự trên thị trường thì mức giá như trên là rất cạnh tranh . Với mức công suất thực tế và đơn giá sản phẩm như trên dự án có thể đem lại doanh thu khoảng 255.528 USD/năm( khoảng 4.216.212.000VNĐ/ năm ) Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 2.7: Doanh thu của dự án Đơn vị tính : USD Năm 1 2 3 4 5 6 7 Công suất thực tế (%) 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Đơn giá sản phẩm ( USD ) 0.42 0.42 0.42 0.42 0.42 0.42 0.42 Sản lượng ( đôi ) 608400 608400 608400 608400 608400 608400 608400 Doanh thu 255528 255528 255528 255528 255528 255528 255528 Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan