Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Tăng cường quản lý thuế đối với các dn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đ...

Tài liệu Tăng cường quản lý thuế đối với các dn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

.DOCX
125
272
93

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Những đóng góp mới của luận văn 5 5. Kết cấu của luận văn 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6 1.1. Cơ sở lý luận về Thuế và quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN 6 1.1.1. Khái quát chung về thuế 6 1.1.2. Quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN 11 1.1.3. Đặc điểm hoạt động của các DN có vốn ĐT TTNN tác động đến quản lý thuế 14 1.1.4 .Vai trò và tác động của quản lý thuế đối các DN có vốn ĐT TTNN với phát triển kinh tế của đất nước 14 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN 15 1.2. Cơ sở thực tiễn 17 1.2.1. Quan điểm của Đảng và cơ chế chính sách của Nhà nước về Thuế và quản lý thuế 17 1.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế cơ bản 18 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN ở Tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh 21 1.2.4. Kinh nghiệm đối với Vĩnh Phúc 25 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Phương pháp định tính 28 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 29 2.2.3. Phương pháp Thống kê mô tả 29 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VĨNH PHÚC 33 3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 33 3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc 33 3.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 35 3.1.3. Thực trạng hoạt động của DN có vốn ĐT TTNN ở Vĩnh Phúc và vấn đề khuyến khích thu hút đầu tư 36 3.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn qua 37 3.2. Thực trạng quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 41 3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế và bộ phận quản lý DN có vốn ĐT TTNN 41 3.2.2. Thực trạng quản lý thuế các DN có vốn ĐT TTNN tại Vĩnh Phúc 42 3.2.3. Kết quả thu NSNN từ năm 2010 đến năm 2013 61 3.3. Phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013 63 3.4. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia 67 3.5. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN tại Vĩnh Phúc 69 3.5.1. Kết quả và nguyên nhân 69 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 72 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VĨNH PHÚC 77 4.1. Các quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN 77 4.1.1. Những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong quản lý thuế đối với DN 77 4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 79 4.1.3. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN 81 4.1.4. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN 83 4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn Vĩnh Phúc 87 4.2.1. Đổi mới triệt để các hoạt động quản lý thuế 87 4.2.2. Mở rộng dịch vụ tư vấn hỗ trợ NNT và giáo dục, tuyên truyền chính sách thuế 89 4.2.3. Tăng cường quản lý NNT, quản lý hoá đơn, chứng từ 93 4.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế 95 4.2.5. Áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thuế 98 4.2.6. Áp dụng các biện pháp chống gian lận thuế qua định giá chuyển giao 101 4.2.7. Giải pháp về củng cố tổ chức bộ máy ngành thuế, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thuế 104 KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC 111   DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính TCT Tổng cục Thuế DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐT TTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTGT Giá trị gia tăng MST Mã số thuế NNT Người nộp thuế TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội NSNN Ngân sách nhà nước TNCs Công ty xuyên quốc gia
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG ĐỨC TUẤN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG ĐỨC TUẤN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN DUY DŨNG THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa hề được sử dụng và công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Đặng Đức Tuấn LỜI CẢM ƠN Sau một gian học tập, nghiên cứu đến nay học viên đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Trong quá trình học tập, nghiên cứu viết luận văn, được sự giúp đỡ của Trường Đại học kinh tế &QTKD - Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức, các đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tạo điều kiện về vật chất, thời gian và cung cấp tài liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy, các cô giáo, các tổ cức, đồng nghiệp và thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Duy Dũng đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Đặng Đức Tuấn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................viii MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4 4. Những đóng góp mới của luận văn........................................................................5 5. Kết cấu của luận văn..............................................................................................5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.......................................................................................................6 1.1. Cơ sở lý luận về Thuế và quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN................6 1.1.1. Khái quát chung về thuế..................................................................................6 1.1.2. Quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN..................................................11 1.1.3. Đặc điểm hoạt động của các DN có vốn ĐT TTNN tác động đến quản lý thuế ................................................................................................................................. 14 1.1.4 .Vai trò và tác động của quản lý thuế đối các DN có vốn ĐT TTNN với phát triển kinh tế của đất nước.................................................................................14 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN................................................................................................................ 15 1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................17 1.2.1. Quan điểm của Đảng và cơ chế chính sách của Nhà nước về Thuế và quản lý thuế.............................................................................................................17 1.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế cơ bản....................................................18 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN ở Tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................21 1.2.4. Kinh nghiệm đối với Vĩnh Phúc....................................................................25 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................28 2.1. Các câu hoi nghiên cứu....................................................................................28 2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28 2.2.1. Phương pháp định tính...................................................................................28 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin....................................................................29 2.2.3. Phương pháp Thống kê mô tả........................................................................29 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VĨNH PHÚC...........................................................................33 3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc............................33 3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc.......................................................33 3.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.....................35 3.1.3. Thực trạng hoạt động của DN có vốn ĐT TTNN ở Vĩnh Phúc và vấn đề khuyến khích thu hút đầu tư....................................................................................36 3.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn qua......................................37 3.2. Thực trạng quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.........................................................................................................41 3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế và bộ phận quản lý DN có vốn ĐT TTNN ................................................................................................................................. 41 3.2.2. Thực trạng quản lý thuế các DN có vốn ĐT TTNN tại Vĩnh Phúc................42 3.2.3. Kết quả thu NSNN từ năm 2010 đến năm 2013.............................................61 3.3. Phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013......................................63 3.4. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia.................................................67 3.5. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN tại Vĩnh Phúc.................................................................69 3.5.1. Kết quả và nguyên nhân.................................................................................69 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.........................................................72 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VĨNH PHÚC........................................................................................77 4.1. Các quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN.........................................................................................................77 4.1.1. Những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong quản lý thuế đối với DN ................................................................................................................................. 77 4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020................................................................................................................. 79 4.1.3. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN...........................................................................81 4.1.4. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN ................................................................................................................................. 83 4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn Vĩnh Phúc............................................................................................87 4.2.1. Đổi mới triệt để các hoạt động quản lý thuế..................................................87 4.2.2. Mở rộng dịch vụ tư vấn hỗ trợ NNT và giáo dục, tuyên truyền chính sách thuế..................................................................................................................89 4.2.3. Tăng cường quản lý NNT, quản lý hoá đơn, chứng từ...................................93 4.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế.......................................................................................................95 4.2.5. Áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thuế.............................................98 4.2.6. Áp dụng các biện pháp chống gian lận thuế qua định giá chuyển giao ............................................................................................................................... 101 4.2.7. Giải pháp về củng cố tổ chức bộ máy ngành thuế, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thuế.................................................................................104 KẾT LUẬN..........................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................109 PHỤ LỤC.............................................................................................................111 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTC TCT DN DNNN ĐT TTNN GTGT MST NNT TNCN TNDN TTĐB UBND WTO GDP NSNN TNCs Bộ Tài chính Tổng cục Thuế Doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước Đầu tư trực tiếp nước ngoài Giá trị gia tăng Mã số thuế Người nộp thuế Thu nhập cá nhân Thu nhập doanh nghiệp Tiêu thụ đặc biệt Ủy ban nhân dân Tổ chức thương mại thế giới Tổng sản phẩm quốc nội Ngân sách nhà nước Công ty xuyên quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tỷ trọng thu thuế của DN có vốn ĐT TTNN trong tổng thu NSNN cả nước................................................................................15 Bảng 3.1: Thống kê NNT theo loại hình Doanh nghiệp..................................35 Bảng 3.2: Thống kê số DN ĐT trực tiếp nước ngoài theo quốc gia................36 Bảng 3.3: Tình hình thực hiện cấp MST cho các DN có vốn ĐT TTNN (từ năm 2010 -2013)........................................................................43 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp nợ thuế....................................................................47 Bảng 3.5. Số nợ thuế của các DN có vốn ĐT TTNN đến 31/12/2013............48 Bảng 3.6. Kết quả hoàn thuế cho các DN có vốn ĐT TTNN..........................49 Bảng 3.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2010 - 2013 của Vĩnh Phúc........................................................................................52 Bảng 3.8. Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2010-2013 đối với các DN có vốn ĐT TTNN.....................................................................53 Bảng 3.9. Tổng hợp công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT giai đoạn 2010 2013.................................................................................................59 Bảng 3.10. Kết quả thực hiện thu NSNN so với kế hoạch giao......................62 Bảng 3.11: Thu NSNN từ DN có vốn ĐT TTNN và của riêng hai Công ty HONDA và TOYOTA................................................................63 Bảng 3.12: Phân tích số thu thuế DN ĐT TTNN giai đoạn 2010-2013..........65 Bảng 3.13. Cơ cấu thu nô ̣i địa giai đoạn 2101 - 2013.....................................65 Bảng 3.14. Cơ cấu thu thuế theo loại hình DN giai đoạn 2010-2013.............66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng thu thuế của DN ĐT TTNN trong tổng thu nô ̣i địa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2013...................................64 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu thuế từng loại hình DN trong 4 năm giai đoạn 2010 - 2013...............................................................................67 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (năm 1986), với chủ trương đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại. Sau đó, tại các Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X, XI tiếp tục khẳng định sự nhất quán của đường lối trên. Nhờ đó, các thành phần kinh tế nói chung và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nói riêng phát triển mạnh cả về quy mô, lĩnh vực trong từng địa phương và cả nước. Thực tế ngày càng khẳng định vai trò to lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đáp ứng yêu cầu về vốn, công nghệ mà còn đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế nước ta. Trong đó số thu về thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số thu ngân sách về thuế, là một trong những biểu hiện rõ rệt về vai trò và ảnh hưởng của khu vực này đối với nền kinh tế. Số thuế nộp ngân sách của các DN có vốn ĐT TTNN tăng dần qua các năm. Quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN ngoài trong những năm qua đã thu được những kết quả nhất định, song trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét. Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu cần phải giải quyết các vấn đề nghiệp vụ trong quản lý thuế mà còn từ sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế để thuế thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, quản lý thuế nói chung, quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN ở các địa phương nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải xem xét giải quyết. Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa bàn đang có nhiều khởi sắc về thu hút ĐT TTNN và có nguồn thu khá từ khu vực này. Mặc dù những năm gần đây, việc quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN ở Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả khá tốt, đặc biệt năm 2013 thu từ DN có vốn ĐT TTNN đạt 13.414 tỷ đồng, chiếm 85,43% số thu nội địa và chiếm 70,6% tổng thu ngân sách trên địa bàn, song trong thực tế còn có nhiều vấn đề đặt ra đòi hoi phải nghiên cứu đầy đủ và nhất là lựa chọn các giải pháp khả thi để tiếp tục hoàn thiện việc quản lý thuế nói chung, quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN nói riêng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm nội dung luận văn. Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN nói riêng là nội dung luôn thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, các DN và của các học giả, các nhà nghiên cứu. Trên thực tế từ khi Việt Nam thực hiện Luật đầu tư nước ngoài đến nay, lĩnh vực thuế luôn được chú ý và đã có nhiều công trình gián tiếp hoặc trực tiếp bàn luận về vấn đề này. Có thể nêu lên một số công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vấn đề: - Về chính sách thuế, về tổ chức bộ máy quản lý thuế: + Đề tài nghiên cứu “ Thuế- Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế” của TS. Quách Đức Pháp- Tổng cục thuế (năm 1996). + Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Tổng cục thuế “Chính sách thuế trong điều kiện mở rộng quan hệ với các khu vực kinh tế thương mại quốc tế ”(năm 2000) + Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện chính sách thuế trong điều kiện hội nhập” được in thành sách của Đỗ Đức Minh- Viện nghiên cứu tài chính (năm 2002). + Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam 2001 đến 2010” của Bộ tài chính (năm 2003). + Đề tài “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010” của Bộ Tài chính (năm 2004). Nội dung các công trình trên tập trung vào việc nghiên cứu một số khía cạnh lý luận cơ bản về thuế, vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường; phân tích mối quan hệ giữa chính sách thuế và biến động của ngân sách quốc gia trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; khảo sát và đánh giá những ưu điểm và tồn tại của hệ thống thuế Việt Nam, nêu các vấn đề phù hợp, chưa phù hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thuế áp dụng đối với các loại hình DN nói chung và DN có vốn ĐT TTNN nói riêng. - Về quản lý thuế: Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ tài chính “Giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” do TS Nguyễn Thị Bất làm chủ nhiệm năm 2004 được đánh giá là có ý nghĩa thực tiễn cao vì đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể cho công tác hoạch định chính sách của ngành thuế Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010. - Đối với việc quản lý thuế ở Vĩnh Phúc: Đề tài “ Các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ”- Đề tài khoa học cấp tỉnh do Cục thuế Vĩnh Phúc thực hiện năm 2008 đã đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp để tăng cường quản lý thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên các nghiên cứu về quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN ở Vĩnh Phúc chưa được đề cập đến trong đề tài này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung làm rõ những điểm phù hợp, chưa phù hợp của chính sách thuế, các nội dung quản lý thuế đối với các DN nói chung và loại hình DN có vốn ĐT TTNN nói riêng. Trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu và quản lý đã đề xuất các giải pháp và các kiến nghị để sửa đổi bổ sung một số nội dung về quản lý thuế cho phù hợp với thực tế. Việc đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với loại hình DN có vốn ĐT TTNN ở các địa phương chủ yếu chỉ mới đề cập trong các báo cáo tổng kết hàng năm của cơ quan thuế các cấp. Trong khi đó để làm rõ nhiều vấn đề đặt ra cần phải có một khảo cứu thực tế toàn diện và đầy đủ hơn. Đặc biệt để có các kiến nghị đề xuất giải pháp có hiệu quả ở Vĩnh Phúc về quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN không thể không trực tiếp khảo sát cụ thể các vấn đề thực tế ở chính địa phương này. Do vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý thuế các DN có vốn ĐT TTNN ở Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý thuế có hiệu quả đối với loại hình DN này. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động lĩnh vực này ở địa phương trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số nội dung lý luận chung về quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế, làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN ở Vĩnh Phúc trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế phù hợp đối với loại hình DN này ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn, chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý thuế do ngành thuế quản lý đối với các DN có vốn ĐT TTNN ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến 2013. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản liên quan đến việc quản lý thuế đối với DN nói chung và quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN nói riêng trên địa bàn tỉnh. - Phân tích kinh nghiệm quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN ở một số địa phương, từ đó rút ra những bài học tham khảo cho tỉnh Vĩnh Phúc. - Làm rõ thực trạng quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2013. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan ở địa phương và trung ương. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 4 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về công tác quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn Vĩnh Phúc Chương 3:Thực trạng công tác quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn Vĩnh Phúc. Chương 4: Các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐT TTNN trên địa bàn Vĩnh Phúc. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Cơ sở lý luận về Thuế và quản lý thuế đối với DN có vốn ĐT TTNN 1.1.1. Khái quát chung về thuế 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế đối với doanh nghiệp Thuế là sản phẩm tất yếu từ sự xuất hiện của bộ máy nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước mà xã hội giao cho. Mặt khác, Nhà nước là người thay mặt xã hội để cung cấp những hàng hoá công cộng thuần tuý, do vậy Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình quy định các sắc thuế bắt buộc các thành viên trong xã hội đóng góp để chi trả cho việc sử dụng hàng hoá công cộng cho người dân. Thuế mang bản chất giai cấp của Nhà nước sinh ra, cùng với việc gia tăng các chức năng của thuế với tư cách là công cụ động viên thu nhập chủ yếu và quan trọng của tài chính nhà nước, hình thức biểu hiện về thuế có thay đổi nhiều. Do đó, khái niệm và nhận thức về thuế có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản quan niệm về thuế sau đây được nhiều người khá đồng tình: Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp theo luật quy định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của nhà nước. 1.1.1.2. Khái quát nội dung cơ bản của chính sách thuế áp dụng đối với DN có vốn ĐT TTNN Nhận thức rõ vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển. Trong lĩnh vực quản lý tài chính bên cạnh việc áp dụng các chính sách tài chính như đối với các nhà đầu tư trong nước thì Việt Nam còn ban hành nhiều chính sách tài chính riêng áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài và được quy định tại Luật đầu tư nước ngoài. Thuế giá trị gia tăng Ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá, thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã chứng minh được vai trò điều tiết tích cực nền kinh tế bằng phương pháp gián tiếp. Với những ưu điểm vượt trội so với thuế doanh thu, thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng rãi, từ 47 quốc gia vào năm 1988 đến nay đã có trên 150 quốc gia áp dụng loại thuế này. Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT được áp dụng ở Việt Nam thay thế cho thuế doanh thu đã khẳng định được kết quả cả về số thu vào NSNN và tác dụng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và đổi mới công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định của Pháp luật thuế. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài ghịu thuế GTGT. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu. (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế các văn bản pháp luật thuế GTGT hướng dẫn cụ thể) Thuế suất thuế GTGT: được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Hiện nay nước ta, các mức thuế suất thuế GTGT gồm có 0%, 5% và 10 %. Thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Các DN có vốn Đ TTNN là đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu trong kỳ tính thuế đầu ra vào được khấu trừ Theo cách tính thuế này, số thuế phải nộp của người nộp thuế phụ thuộc vào thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào, do vậy chỉ có thể áp dụng đối với các DN có đủ căn cứ pháp lý để xác định số thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Với các phân tích nêu trên cho thấy trọng tâm của quản lý thuế GTGT là quản lý hóa đơn, chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ, đối chiếu sự luân chuyển của chứng từ đối với các hoạt động thực tế phát sinh, xác định đúng giá tính thuế của từng hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thuế suất của từng loại. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục do nhà nước quy định. Thuế TTĐB có đặc điểm là thuế suất cao, đặc điểm này thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc sử dụng thuế TTĐB để điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ theo định hướng của Nhà nước. Xét ở khía cạnh phân phối thu nhập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các loại hàng hoá dịch vụ đặc biệt này là những người có thu nhập cao. Vì vậy, thuế TTĐB cần xây dựng mức động viên nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Đối tượng chịu thuế TTĐB là các hàng hóa, dịch vụ sau: - Hàng hóa chịu thuế TTĐB gồm 11 mặt hàng: Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm từ cây thuốc lá; rượu; bia; xe ô tô 24 chỗ ngồi chở xuống; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm 2; tàu bay; du thuyền; xăng các loại, napta (naphtha), chế phẩm tái hợp và chế phẩm khác để pha vào xăng; điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống;bài lá; vàng mã, hàng mã. - Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm 6 nhóm: Kinh doanh vũ trường, mátxa, ka-ra-ô-kê; Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng; kinh doanh đặt cược; kinh doanh gôn; kinh doanh xổ số. Khác với thuế GTGT, thuế TTĐB chỉ đánh vào hàng hóa, dịch vụ ở khâu sản xuất, cung cấp hoặc nhập khẩu, không đánh ở các khâu tiếp theo. Căn cứ tính thuế TTĐB là số lượng hàng hóa (doanh thu đối với dịch vụ), giá tính thuế và thuế suất. Số thuế TTĐB phát sinh được tính theo công thức sau: Thuế TTĐB phát sinh phải nộp Giá tính thuế TTĐB x Số thuế TTĐB phải nộp Thuế TTĐB = = của hàng hóa chịu thuế TTĐB xuất kho tiêu thụ Thuế suất Số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã - trong kỳ trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hóa xuất kho tiêu thụ trong kỳ Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế GTGT; Thuế suất được áp dụng với thuế suất cao từ 10% đến 65% tùy theo từng loại hàng hóa, dịch vụ. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ. Luật thuế TNDN ở Việt Nam ban hành năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2001, năm 2003. Năm 2008 Luật thuế TNDN mới được ban hành thay cho Luật năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan